Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / Di Sản Của Một Người?

Di Sản Của Một Người?

Di sản của một người chính là: TƯ TƯỞNG, NGÔN TỪ và HÀNH ĐỘNG.

Sự ra đi của Nelson Mandela – cựu Tổng thống Nam Phi, biểu tượng của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc – là một sự mất mát vô cùng to lớn không chỉ với nhân dân Nam Phi nói riêng mà còn là một sự thiếu vắng của một biểu tượng đối với toàn thể thế giới.

Cùng Hoithanh.com tìm hiểu sâu hơn về khía cạnh niềm tin của Nelson Mandela. Ông ít khi phát biểu về niềm tin của mình nhưng một cách đơn giản và mạnh mẽ, đức tin Cơ Đốc của ông luôn được thể hiện rõ qua hành động. Một câu nói rất nổi tiếng của Nelson Mandela mang đậm tư tưởng Cơ đốc “Tôi chưa thể nào thay đổi những người khác chừng nào tôi chưa thay đổi chính bản thân mình”. Sự nhấn mạnh ở đây nằm ở việc tái sinh, một nhu cầu cần thiết trước khi một người có thể dẫn dắt người khác đến với sự thay đổi của chính họ. Đó là một trong những điều nhấn mạnh mà Nelson Mandela luôn chia sẻ trong suốt quãng đời của mình. Mặc dù hầu hết mọi người đồng ý rằng ông là một Cơ đốc nhân nhưng khi bàn về đức tin chính xác của ông người ta vẫn đụng phải rất nhiều bàn luận xung quanh vấn đề này. Trong khi một số người cho rằng ông là một người theo Chứng Nhân Giê-hô-va, bởi người vợ đầu, người chị và rất nhiều bà con họ hàng của ông đều theo, hầu hết những người khác thì cho rằng ông theo hệ phái Giám Lý. Ông đã theo học tại một trường học Giám Lý, ông được Báp-tem tại một nhà thờ Giám Lý nhỏ làm bằng đá tại làng Eastern Cape, Qunu. Trong cuốn tự truyện “The Long Walk To Freedom” (tạm dịch “Một Bước Dài Đến Sự Tự Do”), ông có nói về những trải nghiệm của mình với Tin Lành, ca ngợi sự gắn kết của giới Cơ đốc với cộng đồng xung quanh ông: “Các hội thánh cũng rất quan tâm đến thế này: tôi nhận thấy hầu như tất cả các các thành tựu của người Châu Phi có vẻ như đều đến qua những công việc của các nhà truyền giáo tại các hội thánh.”

Do đó, trong khi còn theo học tại Đại Học Fort Hare, một ngôi trường ưu tú nằm tại Alice, Eastern Cape, Mandela đã trở thành thành viên của Hiệp Hội Sinh Viên Cơ Đốc và theo dạy các lớp Kinh Thánh vào Chủ Nhật ở những ngôi làng lân cận. nelson mandela và đức tin mạnh mẽ của ông, tin lành Một bức ảnh tưởng niệm ông và hoa tưởng niệm được đặt tại nhà riêng của ông ở Johannesburg Khi đặt cạnh các yếu tố khác thì chính niềm tin của ông là thứ đã đưa đẩy đến với phong trào đấu tranh giai cấp. Nhờ vào đó, phong trào này dần lan rộng ra khắp Nam Phi trong suốt những năm 1940. Mặc dù kết bạn với Gaur Redebe và Nat Bregman, người Xhosa cũng như nhiều người Do Thái theo chủ nghĩa cộng sản, ông vẫn không thể nào hòa hợp thái độ vô thần với niềm tin của mình được. Ông cũng cảm thấy ý tưởng đấu tranh giai cấp có vẻ là một sự lừa phỉnh, rằng vấn đề của Nam Phi có nguồn gốc từ sự phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên ông lại cảm thấy ấn tượng với cái cách mà các đảng cộng sản địa phương nhìn vào người Châu Âu, Châu Phi, Ấn Độ và tất cả những dân tộc khác đều như nhau, ông tin tưởng chắc chắn rằng còn một con đường khác cho vấn đề này.

Nó giống như rằng đức tin Cơ đốc của Nelson Mandela ảnh hưởng nhiều đến chiến lược của ông trong suốt quá trình đấu tranh chống lại chính phủ, khi ông lập nên nhóm kháng chiến Umkhonto we Sizwe (có nghĩa “Lưỡi Giáo hay Đất Nước”). Các mục tiêu đã được ông lựa chọn ra, và cách mà nhóm kháng chiến này lựa chọn thời điểm của các vụ tấn công rõ ràng là một thông điệp rằng ông chủ định lấy chính phủ lúc bấy giờ làm mục tiêu.

Thay vì đánh bom các khu vực đông dân cư, Mandela lựa chọn tổ chức các đợt tấn công phá hoại, mục tiêu đầu tiên là trạm biến áp. Sau đó, các đợt tấn công nhắm vào các loại cây trồng, phá hoại các văn phòng chính phủ, các nhà máy, máy móc thuộc sở hữu chính phủ, cắt đứt các đường liên lạc điện thoại. Tất cả đều được tiến hành vào ban đêm nhằm tránh gây thương vong cho dân thường. Tuy nhiên ông vẫn cân nhắc đến khả năng cần thiết của việc khủng bố, ông không muốn nhờ cậy đến nó cho đến khi tất cả những cách khác thất bại. Trong suốt quá trình bị giam giữ tại đảo Robben, ông vẫn tiếp tục tham gia vào các buổi nhóm Chủ Nhật, nhưng ông còn góp mặt trong các lớp Hồi Giáo, ông gọi chúng là “Trường Đại Học của Đảo Robben”. Tù nhân sẽ giảng dạy các chủ đề chuyên môn của họ, và Mandela liên tục được nghe ý kiến của các tù nhân về cộng sản, Hồi Giáo và nhiều chủ đề khác. Điều này dẫn đến nhiều cuộc tranh luận, nhưng kết quả là chúng trang bị cho ông một sự hiểu biết sâu rộng hơn.

Ông cũng học nói tiếng Afrikaans với hy vọng rằng ông có thể nói chuyện với lính gác và tìm kiếm cơ hội tranh tụng để thoát ra khỏi nhà tù. Lúc được thả tự do, Mandela một lần nữa nhớ đến tầm quan trọng của sự đổi mới bên trong so với những sự thay đổi bên ngoài. “Khi tôi bước ra khỏi cửa và tiến đến cánh cổng dẫn tôi đến với sự tự do, tôi biết rằng nếu tôi không rời bỏ những đắng cay và căm thù lại phía sau, tôi sẽ vẫn như ở trong tù”. Sau khi được trả tự do, Mandela tham gia vào nhiều sự kiện Cơ đốc. Trong đó có hai Lễ Phục Sinh của Hội thánh Cơ đốc người Do Thái vào những năm 1992 và 1994. Ông có chia sẻ tại đây: “Tin Lành được mang theo bởi Đấng Messiah, Đấng đã không chọn một cuộc đua, không chọn một quốc gia, không chọn một ngôn ngữ, không chọn một bộ lạc, mà là Đấng đã chọn cả nhân loại.” “Mỗi dịp Phục Sinh đánh dấu sự hồi sinh đức tin của chúng ta. Nó đánh dấu chiến thắng của Đấng Cứu Rỗi trước những đau đớn của thập tự và nấm mồ”. “Đấng Messiah, Ngài đến với chúng ta trong hình dáng của một người bình thường, nhưng bởi sự chịu hình và đóng đinh mà trở nên bất tử”. “Sự sống của Ngài minh chứng cho sự thật rằng không có sự xấu hổ nào dành cho việc chịu bắt bớ.

Những người nên cảm thấy xấu hổ nên là những kẻ bắt bớ người khác.” “Sự sống của Ngài công bố một sự thật rằng không có sự xấu hổ nào dành cho việc bị xâm lược. Những người nên cảm thấy xấu hổ nên là những kẻ xâm lược.” “Sự sống của Ngài minh chứng cho sự thật rằng không có sự xấu hổ nào dành cho việc bị tước đoạt. Những người nên cảm thấy xấu hổ nên là những kẻ tước đoạt của người khác.” “Sự sống của Ngài minh chứng cho sự thật rằng không có sự xấu hổ nào dành cho việc bị áp bức. Những người nên cảm thấy xấu hổ nên là những kẻ áp bức người khác.” Trên cương vị Tổng Thống Nam Phi, Mandela viết thư cho Hội Đồng Các Hội Thánh Thế Giới (WCC) lần thứ 8 diễn ra ở Harare, Zimbabwe năm 1998.

Ông đã ca ngợi nỗ lực của các hội thánh tại Nam Phi đã có công trong việc kết thúc chế độ Apartheid, vinh danh các nhà truyền giáo trong việc đem đến nền giáo dục cao hơn cho Châu Phi, một sự phát triển mà ông đã được hưởng lợi từ khi ông còn là một đứa trẻ. “Bạn phải ở trong một nhà tù Apartheid ở Nam Phi để nhận thấy sự biết ơn của mình và thấu hiểu tầm quan trọng của hội thánh”. “Họ cố gắng cô lập chúng tôi hoàn toàn với bên ngoài.

Người thân chỉ có thể đến thăm chúng tôi một lần duy nhất trong 6 tháng trời. Sự kết nối nằm giữa vòng các tổ chức tôn giáo, Cơ đốc nhân, Hồi giáo, Hindu và các thành viên với đức tin Do Thái. Những con người thành tín truyền cảm hứng cho chúng tôi”. “Sự ủng hộ của WCC là một minh chứng cụ thể nhất cho sự đóng góp của tôn giáo đến với việc sự tự do của chúng tôi”. Mặc dù rõ ràng ông có một đức tin nóng cháy, tôn giáo lại là thứ mà ông không nói đến trước công chúng. Ông nhận thấy rằng đề cập đến đức tin của mình một cách sốt sắng và thường xuyên có thể gây ra sự phân chia đảng phái khi mà sự hợp nhất tại Nam Phi là cần thiết hơn bao giờ hết”. Trong tự truyện của mình, ông nói: “Không một ai được sinh ra mà đã căm ghét một người hác bởi vì màu da của họ, hay gia cảnh, hay tôn giáo của họ. Con người phải học để biết sự căm ghét, và họ học cách ghét, họ cũng có thể được dạy cách yêu thương, bởi vì yêu thương đến với trái tim mỗi người một cách tự nhiên hơn điều đối ngược với nó.” Ông có lẽ đã không đưa đức tin của mình nhiều vào những câu nói, nhưng cái ít ấy lại là cách ông đơn giản, khiêm tốn mà không kém phần mạnh mẽ truyền đạt điều mà ông tin tưởng. Một minh chứng không thể nào quên cho thông điệp về sự hòa giải đến vào năm 1995, khi ông bỏ qua sự kỳ thị trắng đen để ủng hộ đội rugby Springbok tại kỳ World Cup Rugby.

Springbok lúc bấy giờ là một biểu tượng của quyền lực da trắng trong suốt nhiều năm chế độ Apartheid tại Nam Phi, chính vì thế mà đội rugby này bị người da đen Nam Phi vô cùng căm ghét, họ sẵn sàng quay sang để ủng hộ cho đối thủ thay vì Springbok. Khi Springbok lọt vào vòng chung kết, gặp đối thủ New Zealand, một khoảng khắc làm ngừng hàng triệu trái tim khi Mandela tiến đến đường pitch, ông mặc một bộ đồ màu xanh và một chiếc mũ xanh – đồng phục của Springbok, sau đó ông bắt tay gần hết đội rugby của những người da trắng. nelson mandela và đức tin mạnh mẽ của ông, tin lành Đội trưởng Francois Pienaar nhận chiếc cúp từ Nelson Mandela khi ông mặc đồng phục của Springbok Cuối cùng, đó là một thắng lợi vang dội cho Nam Phi, ý nghĩa hơn nhiều so với việc giành được chiếc cup. Những rào cản kéo dài trong nhiều thập kỷ tan chảy trong khoảnh khắc những người Nam Phi da đen đang theo dõi trận đấu qua TV nghe thấy tiếng của đám đông người da trắng trong sân vận động hô vang “Nelson”, “Nelson”.

Không ngạc nhiên khi một trong những hình ảnh biểu tượng của Nam Phi cũng như của lịch sử thể thao đó là hình ảnh Mandela đứng trước đội trưởng Springbok Francois Pienaar với chiếc cúp trên tay. Pienaar sau đó kể lại về khoảnh khắc nói chuyện cùng Nelson Mandela: “Ông ấy nói với tôi ‘Cảm ơn vì tất cả những gì anh đã làm cho Nam Phi’. Tôi nói với ông ấy ‘No, Madiba, ông sai rồi. Cảm ơn vì tất cả những gì ông đã làm cho Nam Phi.’ Và tôi chỉ muốn ôm ông ấy ngay vào lòng”. Rõ ràng rằng từ những khoảnh khắc rất “con người” đó mà ông chia sẻ cùng người khác, rằng với Mandela, đức tin là một chữ gắn liền với hành động, với tất cả sự tôn trọng và khát khao để luôn luôn rút ngắn khoảng cách với người khác bằng cả con tim mình.

Vào ngày 10 tháng 5 năm 1994, Mandela kết thúc bài phát biểu nhậm chức Tổng Thống của mình ở Pretoria với câu “God bless Africa!” (“Chúa ban phước cho Châu Phi!”) Trong khi những chữ “God bless” quá thường xuyên được đem ra dùng một cách vô ý, thật là một sự khác biệt khi chúng đến từ một người đàn ông thận trọng với từ ngữ của mình như Mandela, một người có đức tin xác thực và luôn cẩn thận để sống theo những gì mà ông công bố. Cầu Chúa ban phước và đáp lời cầu nguyện của người dân Nam Phi trong khi họ vẫn đang cố tìm cách sống thiếu đi Madiba yêu thương.

Nguồn ChristianToday

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn