Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / Tiếp Nhận Hay Khước Từ Kinh Thánh?

Tiếp Nhận Hay Khước Từ Kinh Thánh?

Câu hỏi về bản chất của Kinh Thánh và liệu nó có đúng hay không cuối cùng sẽ phụ thuộc vào chính lời chứng của Kinh Thánh bên trong chúng ta. Nhưng cách Đức Thánh Linh đã dẫn dắt dân sự của Ngài lắng nghe và vâng theo lời đó trong sự công bố của họ là rất quan trọng.  W. Robert Godfrey đã tuyên bố rõ ràng, “Phê bình Kinh Thánh tạo thành tâm điểm của chiến tuyến cho những người đấu tranh bảo vệ tính vô ngộ của Kinh Thánh. Sức mạnh của tâm điểm đó cuối cùng sẽ quyết định kết quả của cuộc chiến đấu để nhận biết bản chất của Kinh Thánh. Tuy nhiên, trong cuộc xung đột này, lịch sử về thái độ của hội thánh đối với Kinh Thánh đã trở nên thành lũy quan trọng của chiến tuyến.”

Một số người cố gắng làm cho sự vô ngộ của Kinh Thánh trở thành là một học thuyết mới được những người theo chủ nghĩa chính thống tạo ra. Các học giả theo chủ nghĩa tự do cũng thừa nhận tính trung thực của Kinh Thánh. Kirsopp Lake, một học giả Kinh Thánh của Đại học Harvard vào đầu thế kỷ 20, không đồng tình với tính chính xác của Kinh Thánh. Tuy nhiên, ông đã viết như sau:

Có bao nhiêu người trong các hội thánh Cơ Đốc giáo vào thế kỷ thứ 18 nghi ngờ sự soi dẫn không thể sai lầm của toàn bộ Kinh Thánh? Có lẽ là một số ít, rất ít. Không có người nào theo chủ nghĩa chính thống có thể sai. Nhưng chính chúng ta là những người đã rời xa truyền thống, chứ không phải ai khác, và tôi lấy làm tiếc cho số phận của bất kỳ ai cố gắng dựa vào quyền lực để tranh luận với người theo chủ nghĩa chính thống. Kinh Thánh và căn bản thần học của hội thánh thì đứng về phía chính thống.

Các giáo phụ đã để lại cho chúng ta một niềm tin trung thành và can đảm về bản chất của Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời được soi dẫn cách siêu nhiên. Các ghi chép về thái độ và sự thực hành của họ liên quan đến Kinh Thánh cũng chứa đựng nhiều điều để các tín nhân ngày nay noi theo. Họ nhìn vào Kinh Thánh một cách đúng đắn để nhận thấy Đấng Christ, rồi nhận ra rằng chính Ngài và sự cứu rỗi của Ngài là trọng tâm của Kinh Thánh.

Các bậc tiền bối cũng dạy về sự cần thiết tuyệt đối của công việc Thánh Linh để Kinh Thánh trở thành lời ban sự sống cho chúng ta. Không có điều gì có thể làm mất hiệu lực của tín lý  này. Lời sinh ra quyền năng ban sự sống chỉ khi nó được tiếp nhận thông qua tác động của Đức Thánh Linh. Tương tự, sự bảo đảm cuối cùng về tính chân thật của Lời không dựa vào lý trí của con người mà dựa vào lời chứng của Đức Thánh Linh ở trong lòng mỗi tín nhân.

Những người tin Chúa ngày nay chú ý đến những gì mà các bậc tiền bối của chúng ta đã tin về bản chất Kinh Thánh là lời vô ngộ của Đức Chúa Trời. Như lời chứng sau đây của Billy Graham minh họa: “Sức mạnh và hiệu quả của hội thánh trên thế giới phụ thuộc vào thái độ của chúng ta đối với Kinh Thánh. Vào tháng 8 năm 1949, tôi ngập tràn nghi ngờ về mọi thứ đến nỗi khi tôi đang đứng giảng và phát biểu, thì tôi tự hỏi rằng: Tôi tự hỏi liệu đó có phải là sự thật không. Tôi tự hỏi liệu mình có thể thực sự nói điều đó một cách chân thành hay không. Sau đó, tôi đem theo Kinh Thánh lên vùng núi cao ở Sierra Nevada của California để suy ngẫm. Tôi mở nó ra và quỳ xuống: Thưa Cha, Con không thể hiểu nhiều điều trong cuốn sách này. Con không thể hiểu mọi vấn đề trên phương diện lý trí được; nhưng con chấp nhận nó bởi đức tin. Đây là Lời có thẩm quyền, được soi dẫn bởi Đức Chúa Trời hằng sống. Một tháng sau ở Los Angeles, tôi nhận ra rằng cuốn sách này đã trở thành thanh gươm trong tay tôi. Nơi mà lý luận của con người thất bại, thì Lời Đức Chúa Trời đã thực hiện công việc đó.”
Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, (được Chúa hà hơi vào). Nguyên bổn: Cả Kinh-thánh đều chịu Đức Chúa Trời hà hơi vào, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.
2 Ti-mô-thê 3:16-17
Bạn có nhớ lần đầu tiên bước ra ngoài trời vào mùa Đông và ngạc nhiên nhìn thấy hơi thở của mình? Có thể bạn sẽ đứng gần cửa sổ kiếng và nhìn thấy hơi ẩm xuất hiện khi bạn thở lên trên đó. Khí oxygen chúng ta hít vào trở thành carbon dioxide trong phổi. Những khí này là vô hình, nhưng khi chúng ta thở ra, carbon dioxide trộn với hơi nước, và bởi vì không khí lạnh có ít hơi nước hơn không khí ấm từ phổi của chúng ta, nó tạo ra một lớp sương mù.
Nhưng điều gì xảy ra khi Đức Chúa Trời hà hơi/thổi hơi (bản Kinh Thánh Tiếng Việt dịch là soi dẫn) vào một đối tượng? Lời Đức Chúa Trời được chính Ngài hà hơi vào theo sách 2 Ti-mô-thê là từ Hy lạp “theopneustos” và nó cho chúng ta một ý nghĩa. “Theo” nghĩa là Đức Chúa Trời. “Pneustos” nghĩa là Linh hay Hơi thở. Lần đầu tiên chúng ta thấy Đức Chúa Trời hà hơi trong Sáng thế ký, khi Ngài hà sinh khí vào A-đam, khiến ông trở nên một “loài sanh linh.” Trong 2 Ti-mô-thê, một lần nữa chúng ta nhìn thấy “cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời hà hơi vào,” nhưng thay vì tạo thành sương mù, Thần linh hay Hơi thở của Chúa trở thành Lời trên đầu bút của các trước giả viết Kinh Thánh. Những lời này mang đến sự sống cho những ai chuyên tâm nghiên cứu.
Trong sự nghiên cứu sâu hơn, chúng ta sẽ nhìn thấy hơi thở của Đức Chúa Trời trong một ngày lạnh giá. Hãy nhớ rằng Chúa hà hơi trên Lời, sáng tạo ra Lời để chúng ta có thể sống bởi Lời ấy. Chúng ta gọi Lời quyền năng đó là Kinh Thánh.
TÔI TIN RẰNG KINH THÁNH LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ UY QUYỀN TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TÔI.

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn