Câu hỏi: Sắt mài nhọn sắt nghĩa là gì?
Trả lời: Cụm từ “sắt mài nhọn sắt” được tìm thấy trong Châm ngôn 27:17: “Giống như sắt mài nhọn sắt. Cũng vậy, con người mài giũa diện mạo bạn mình”. Có hai lợi ích chung trong việc cọ xát hai lưỡi sắt với nhau khiến cho các cạnh trở nên sắc hơn, làm cho con dao cắt và thái lát mỏng hiệu quả hơn. Tương tự như vậy, Lời của Đức Chúa Trời là một “thanh gươm hai lưỡi” (Hê-bơ-rơ 4:12), và với thanh gươm này chúng ta mài sắt cho nhau trong thời gian gặp gỡ, thông công, hoặc tương tác khác.
Châm ngôn cũng chỉ ra sự cần thiết trong việc thông công với nhau. Con người không được tạo dựng để ở một mình, không phải Đức Chúa Trời đã phán như vậy ngay trước khi Sự sa ngã xảy ra sao (Sáng thế ký 2:18)? Vậy sau Sự sa ngã của con người, chúng ta cần phải đến với anh chị em của chúng ta trong Đấng Christ thêm bao lâu trong những đợt thông công và cầu nguyện? Rõ ràng, điều này đã được các thánh của Hội thánh ban đầu công nhận (Công vụ 2:42-47), những người “dâng mình” cho việc giảng dạy, thông công, hiệp thông và cầu nguyện – tất cả các hoạt động tập thể đã tạo nên cơ hội để mài sắt lẫn nhau. Kết quả là họ được “đầy dẫy sự kính sợ” và khi họ gặp nhau họ ngợi khen Đức Chúa Trời vì ơn mà họ tìm ra với nhau.
Có hai quan điểm được đưa ra trong câu Châm ngôn trên. Thứ nhất, cuộc gặp gỡ của hai người trong danh Chúa sẽ luôn luôn đảm bảo phước hạnh. Đó là một phương tiện của ân sủng mà chính Chúa đã hứa rằng nơi nào có hai người hoặc hơn nhóm lại trong danh Ngài thì Ngài ở giữa họ (Ma-thi-ơ 18:20). Ngoài ra, chúng ta thấy một ý nghĩa tương tự trong Ma-la-chi dành cho những người kính sợ Chúa nói chuyện với nhau, và Chúa để ý lắng nghe (Malachi 3:16). Khi chúng ta mài sắt nhau trong mối thông công Cơ Đốc, từ thiên đàng Chúa lắng nghe và vui lòng. Không một lời nào về Ngài mà đem lại vinh hiển cho Ngài ngoài sự chú ý của Ngài.
Mùi thơm của “sự đoàn kết” thiêng liêng được cảm nhận rõ nhất trong mối quan hệ giữa Đa-vít và Giô-na-than, con của Sau-lơ. Khi Đa-vít bị truy đuổi bởi Sau-lơ, Giô-na-than đã tìm Đa-vít để “giúp ông vững lòng tin cậy Đức Chúa Trời” (I Sa-mu-ên 23:16), là điều dẫn chúng ta đến quan điểm thứ hai. Sắt mài nhọn sắt là một cơ hội để hoàn thành Luật pháp của Đấng Christ. Sứ đồ Phao-lô nói rằng chúng ta phải mang lấy và chia sẻ những gánh nặng mà chúng ta phải đối diện hàng ngày, khóc than về tội lỗi cá nhân, khuyên làm cách nào tốt nhất để ăn năn, và vui mừng khi chinh phục được nó. Đây cũng là “luật lệ hoàng gia” đã đề cập trong Gia-cơ 2:8, nơi chúng ta được khuyến khích yêu thương lẫn nhau.
Quay trở lại với phép loại suy, nếu một con dao bị cùn thì nó vẫn tiếp tục là một con dao, mặc dù nó kém hiệu quả và hữu dụng. Do đó, chúng ta được khuyến khích dành nhiều thời gian với nhau, khích lệ, động viên, cầu nguyện, khuyên bảo, chia sẻ Lời Chúa, cầu nguyện bằng Lời Chúa và những nhu cầu của Hội Thánh địa phương của chúng ta, để chúng ta trở nên sắt hơn trong chức vụ mà Chúa đã giao cho mỗi người chúng ta. Thông thường, mối thông công diễn ra trong Hội Thánh hiện đại được tập trung vào thức ăn và vui chơi chứ không phải là mài sắt lẫn nhau bằng Lời Chúa (Rô-ma 12:10, 16; 14:13; 15:5, 7, 14; 1 Cô rinh tô 11:33; 12:25; 2 Cô rinh tô 13:11; Ga la ti 5:13)
Cuối cùng, một con dao đã được mài sắt cũng sẽ sáng bóng hơn bởi vì tất cả sự mờ đục đã được cọ xát khỏi bề mặt của nó. Tương tự như vậy, chúng ta sẽ tỏa sáng tốt hơn cho Chúa của chúng ta nếu chúng ta làm những điều được đề cập ở trên một cách kiên định, là những điều mà kết chúng ta trong sự hòa hợp. “Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau. Thật tốt đẹp biết bao” (Thi thiên 133:1). Vì vậy, như tác giả của sách Hê-bơ-rơ nói, “Chúng ta hãy quan tâm khích lệ nhau về lòng yêu thương và các việc lành. Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, nếu anh em thấy ngày của Chúa càng gần chừng nào thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê-bơ-rơ 10:24-25).
https://www.gotquestions.org/Viet/sat-mai-nhon-sat.html