Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / Tầm Quan Trọng Của Biện Giáo

Tầm Quan Trọng Của Biện Giáo

Câu hỏi: Biện giáo Cơ Đốc là gì?

Trả lời: Từ “biện giáo” nguồn gốc từ một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “bào chữa, bảo vệ”. Vậy, biện giáo Cơ Đốc là ngành khoa học biện luận bảo vệ niềm tin của Cơ Đốc nhân. Có rất nhiều người hoài nghi không tin vào sự tồn tại của Chúa, thậm chí phản bác những giáo lí trong Kinh Thánh về Đức Chúa Trời. Có nhiều nhà phê bình chống đối Kinh Thánh, cho rằng Kinh Thánh có lỗi sai và không được Đức Chúa Trời mặc khải. Cũng có những giáo sư giả ủng hộ giáo lí sai lạc và phủ nhận các lẽ thật quan trọng trong niềm tin Cơ Đốc. Nhiệm vụ của biện giáo Cơ Đốc là phản biện lại những phong trào, tư tưởng đó và ủng hộ Đức Chúa Trời cùng lẽ thật của Ngài.

Có lẽ câu gốc của biện giáo Cơ Đốc là 1 Phi-e-rơ 3:15, “nhưng hãy tôn cao Đấng Christ là thánh, là Chúa trong lòng anh em. Luôn sẵn sàng để trả lời những kẻ chất vấn về niềm hi vọng trong anh em, nhưng phải ôn tồn và trân trọng….” Một Cơ Đốc nhân không thể nào nói rằng mình không có khả năng bảo vệ niềm tin Cơ Đốc. Ai cũng phải trình bày cách thỏa đáng về niềm tin của mình nơi Đấng Cứu Thế. Tất nhiên, không phải Cơ Đốc nhân nào cũng phải trở thành chuyên gia biện giáo. Nhưng chúng ta cần phải biết rõ mình tin điều gì, tại sao mình tin, làm thế nào để chia sẻ niềm tin đó với người khác và cách bảo vệ niềm tin khi bị chống đối.

Nhưng 1 Phi-e-rơ 3:15 cũng bàn đến một khía cạnh khác trong biện giáo Cơ Đốc mà chúng ta hay bỏ quên, “nhưng phải ôn tồn và trân trọng…” Khi bảo vệ niềm tin của mình chúng ta không được thô lỗ, cáu giận và thiếu tôn trọng. Khi thực hành biện giáo, chúng ta cần cứng rắn trong lập luận của mình nhưng cũng nên nhớ thể hiện sự khiêm nhường và nhu mì của Chúa Giê-xu. Nếu như ta thắng một cuộc tranh luận nhưng kết cục người kia lại xa cách Chúa hơn vì thái độ của chúng ta, biện giáo Cơ Đốc sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

Có hai phương pháp biện giáo chính. Thứ nhất là biện giáo cổ điển: đưa ra những bằng chứng để khẳng định niềm tin Cơ Đốc là đúng. Thứ hai biện giáo giả định trước: phản bác lại những ý tưởng, giả định đã được sắp đặt trước của người chống đối Chúa. Những nhà biện giáo thuộc hai trường phái này thường tranh luận với nhau xem phương pháp nào hiệu quả hơn. Nhưng có lẽ nếu kết hợp cả hai phương pháp là hiệu quả nhất, tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh.

Biện giáo Cơ Đốc đơn giản là bảo về niềm tin Cơ Đốc đối với những người phản đối. Biện giáo Cơ Đốc là một phần cần thiết trong đời sống mỗi Cơ Đốc nhân. Lời Chúa yêu cầu chúng ta phải sẵn sàng để rao giảng Phúc Âm và bảo vệ niềm tin của mình (Ma-thi-ơ 28:18-20), và đó cũng chính là cốt lõi của biện giáo Cơ Đốc.

https://www.gotquestions.org/Viet

Tại sao chúng ta cần biện giáo?

 

  1. Những người chưa tin Chúa thường có những câu hỏi hay
  2. Chúng ta có câu trả lời tốt cho những câu hỏi hay
  3. Trách nhiệm của chúng ta là chuẩn bị sẵn sàng để biện giáo
  4. Có những cơ hội tốt để truyền giáo
  5. Làm việc là nơi quan trọng cho việc biện giáo

 

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu từng điểm một:

 

  1. Những người chưa tin Chúa thường có những câu hỏi hay:

Chúng ta phải thừa nhận rằng có nhiều người đưa ra những câu hỏi hợp lý. Ví dụ như: Câu chuyện về cuộc đời Chúa Giê-su có phải chỉ là một câu chuyện huyền thoại như “Chiến tranh các vì sao” của Luke Skywalker hay “Chúa tể của những chiếc nhẫn” của Frodo không? Câu chuyện về cuộc đời Chúa Giê-su có phải là sự thật quyết định số phận đời đời của chúng ta không? Đây là những câu hỏi hay và quan trọng.

Đức Chúa Trời đã tạo nên con người với khả năng để nhận biết. Đây là một trong những điều khác biệt với “loài vật không có nhận thức” (Giu-đe 10). Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta dùng lý trí của mình (Ê-sai 1:18) Để nhận biết thần chân lý và thần linh sai lầm (I Giăng 4:6) và phân biệt điều thiện, ác (Hê-bơ-rơ 5:14). Một nguyên tắc căn bản của nhận thức là chúng ta cần có nền tảng vững vàng về những gì chúng ta tin. Một niềm tin mù quáng thì nó sẽ là một sự mê tín. Nhà triết học Socrates nói: “Cuộc sống mà không được trải nghiệm thì là một cuộc đời vô giá trị.’. Cũng giống như vậy, niềm tin mà không được kiểm chứng thì là niềm tin không có giá trị.

Nhiều người đã từ chối tin vào điều gì không có bằng chứng, họ làm như vậy là đúng đắn. Vì Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên chúng ta có lý trí, Ngài không muốn chúng ta sống không có lý trí. Ngài muốn chúng ta nhìn trước khi chúng ta nhảy. Điều này không có nghĩa là không có chỗ đứng cho niềm tin. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta nhảy trong bóng tối, mà Ngài muốn chúng ta hãy bước bằng đức tin trong sự sáng.

Chúng ta cần có những bằng chứng về điều gì đó là đúng  trước khi chúng ta đặt đức tin của chúng ta vào nó. Ví dụ: Một người không dám bước vào thang máy trừ khi anh ta nhận thức và tin  rằng nó sẽ đưa anh ta lên an toàn. Cũng như vậy một người có lý trí sẽ không bước lên chiếc máy bay đã bị gẫy cánh và khói bốc ra từ đuôi của máy bay. Vì vậy, một người có lý trí cần phải có một số bằng chứng rằng Đức Chúa Trời thực sự hiện hữu trước khi anh ta đặt niềm tin nơi Chúa. Cũng vậy, những người chưa tin Chúa có nhận thức sẽ cần những chứng cớ để công bố rằng Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời trước khi họ đặt niềm trông cậy của họ nơi Chúa. Vì thế câu hỏi của họ cần phải được giải đáp thỏa đáng.

Có những điều người chưa tin Chúa đưa ra không phải là để thử thách, mà họ thường muốn đào sâu trọng tâm của niềm tin Cơ Đốc và tìm hiểu những nền tảng quan trọng. Ví dụ: Nếu phép lạ không có, thì tại sao chúng ta lại tin Đấng Christ là Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không thể kiểm soát được điều ác thì Ngài có đáng để chúng ta thờ phượng không? Khi đối mặt với những trường hợp như vậy nếu chúng ta không biết trả lời thì không khác gì chúng ta đang tin vào những câu chuyện huyền thoại. Đó là những câu hỏi hay cần có những câu trả lời thật thỏa đáng.

2. Chúng ta có câu trả lời tốt cho những câu hỏi hay

Hầu hết những người nhút nhát chỉ mới nghe những câu hỏi đã tin rằng không có câu trả lời. Nhưng trên thực tế chúng ta có những câu trả lời tuyệt vời cho những câu hỏi của họ. Cơ Đốc Giáo là đúng đắn, điều đó có nghĩa là sự thực sẽ luôn ở bên cạnh ta, khi chúng ta cần tìm những chứng cớ phù hợp để trả lời bất cứ câu hỏi nào được hỏi.

3. Trách nhiệm của chúng ta là chuẩn bị sẵn sàng để biện giáo.

Nhiều Cơ Đốc Nhân không thích nghiên cứu về niềm tin của mình và tìm hiểu về biện giáo. Họ đã có khái niệm sai lầm về biện giáo. Judy Salisbury người sáng lập ra “Logos Presentations” (Trình bày về Ngôi Lời) là tác giả của “A Time to Speak” (Thời điểm để nói) và “A Christian Women’s Guide to Reasons for Faith” (Hướng dẫn phụ nữ Cơ Đốc nhận thức về niềm tin) đưa ra năm khái niệm sai lầm về biện giáo.

4. Biện giáo sẽ dẫn đến tranh luận, tranh luận là chia rẽ.

Có hai điều người nhân viên không nên đề cập tới ở chỗ làm đó là tôn giáo và chính trị. Cả hai điều này đều có thể dẫn đến trở ngại, khó khăn và đẩy họ tới chỗ ra rìa. Vì thế điều tốt nhất là giữ mồm giữ miệng và để cho người khác nói hoặc nghĩ những gì họ muốn. Nếu làm như vậy có nghĩa là chúng ta chỉ biết bảo vệ lợi ích cho chính mình, mà không nghĩ đến lợi ích của kẻ khác (không quan tâm đến linh hồn họ). Chẳng khác gì khi chúng ta đang ở trong khách sạn bị cháy, chúng ta tìm cách thoát ra mà không rung chuông báo động cứu hỏa để người khác biết thoát ra.

5. Biện giáo quá khó để đạt được.

Một số người đã không hiểu rõ và cảm thấy lúng túng về từ biện giáo. Họ đã không chịu đầu tư thời gian để tìm hiểu niềm tin của mình. Mặc dù có nhiều điều được biện giáo với nhiều sách vở những họ quá bận rộn cho những công việc khác. Vì thế là một Cơ Đốc Nhân chúng ta cần đầu tư thời gian một cách khôn ngoan hơn.

6.  Biện giáo chỉ dành cho những người trí thức.

Ai có thể hiểu và giải quyết được tất cả những vấn đề biện giáo? Làm thế nào chúng ta có thể tranh luận những vấn đề như thuyết tiến hóa đến sự sáng tạo hoặc Chúa Giê-su đến Môhamad. Một số người nghĩ rằng chỉ có những học giả được trang bị mới giải quyết được những vấn đề tranh luận sâu sắc như vậy. Chúng ta tin rằng mọi Cơ Đốc Nhân nếu được trang bị huấn luyện về biện giáo đều có thể gặt hái được những kết quả đáng ngạc nhiên. Là Cơ Đốc Nhân chúng ta cần thích ứng với những ngôn ngữ và những khái niệm theo cách mọi người có thể nắm bắt và sử dụng.

7. Biện giáo không thích ứng trong đời sống hàng ngày.

Một số người nghĩ rằng ở Hội Thánh không ai sẽ hỏi những câu hỏi biện giáo, nhưng chúng ta cần nhớ rằng trong Hội Thánh không ai hỏi những câu hỏi như thế, nhưng những người ở nơi chúng ta làm việc sẽ hỏi chúng ta những câu hỏi đó.

8.  Biện giáo chỉ là đạt tới cái đầu:

Có một số Cơ Đốc Nhân có những câu trả lời đúng nhưng lại không có một tấm lòng đúng, họ kiêu ngạo, luôn tìm kiếm một ai đó để tranh luận. Sứ đồ Phê-rơ cho chúng ta biết nên trả lời những người hỏi chúng ta với ‘sự nhu mì và kính trọng’ (1 Phê-rơ 3:15).

Biện giáo là gì? Trong I Phê-rơ 3:15 cho chúng ta biết rõ về biện giáo: “Nhưng trong lòng anh chị em hãy biệt riêng Chúa Cứu Thế làm Chúa. Luôn luôn sẵn sàng để trả lời cho bất cứ ai hỏi anh chị em lý do nào anh chị em có hy vọng đó. Phải làm điều này với sự nhu mì và kính trọng.” Bên cạnh đó biện giáo còn được tìm thấy trong nhiều phân đoạn khác trong Tân Ước như: Công-vụ 22:1; 24:10; 25:8, 16; 26:1,2, 24; 1 Cô-rinh-tô 9:3; 2 Cô-rinh-tô 7:11, Phi-líp 1:7, 16; 2 Ti-mô-thê 4:16.

Apologia là một thuật ngữ Hy-lạp có nghĩa là một lời giải đáp, sự biện minh bằng lời nói , và sự hồi đáp hoặc chứng minh. Đối với chúng ta mục tiêu biện giáo là Chúa Giê-su Christ và Cơ Đốc Giáo.

Trong Kinh Thánh biện giáo không có nghĩa là một lý do hoặc biện hộ cho những gì bạn tin mà biện giáo là đưa ra những bằng chứng và tranh luận logic hoặc lý do tại sao một người nên tin Chúa Giê-su Christ.

Trong chương trước chúng ta hiểu rằng “ánh sáng” là hướng dẫn mọi người đến con đường chính đạo và bày tỏ những khó khăn, cản trở trên con đường họ. Đối với chúng ta là ánh sáng có nghĩa là chúng ta chia sẻ ánh sáng Phúc Âm cho thế giới (Giăng 8:12). Chúng ta là ánh sáng có nghĩa là chúng ta trả lời cho mọi người những câu hỏi và những điều  về Cơ Đốc Giáo cũng như bày tỏ những điều sai trái trong lối sống và thế giới quan của họ. Đó chính là biện giáo.

9. Tại sao chúng ta cần tham gia vào công tác biện giáo:

  • Mạng lệnh của Chúa cho mỗi chúng ta là cần biện giáo: I Phê-rơ 3:15 cho chúng ta biết 3 điều chúng ta phải làm:

+ Thứ nhất: chúng ta phải sẵn sàng trả lời những câu hỏi lẽ về niềm tin của chúng ta.

+ Thứ hai: chúng ta giúp cho những người hỏi câu hỏi có được sự nhận thức đúng đắn.

+ Thứ ba: Chúng ta cần đưa ra những câu trả lời để  giúp cho mọi người chuẩn bị tấm lòng của họ cho sự cứu rỗi.

Phao-lô cũng nói cho chúng ta trong Cô-lô-se 4:6 rằng chúng ta nên biết làm thế nào để trả lời những người chưa tin Chúa.

  • Biện giáo để bày tỏ những bế tắc trong cái nhìn của người chưa tin Chúa: Ánh sáng sẽ cho thấy những hố sâu ở nơi tối tăm. Chúng ta sống trong thế giới với nhiều người chưa tin Chúa sống theo thế gian (như chủ nghĩa tiền hiện đại và thuyết tương đối), với lý tưởng và triết học ngoại giáo (như chủ nghĩa vô thần). Là những Cơ Đốc Nhân chúng ta phải chỉ cho họ thấy cái mà họ đang tin cậy và theo đuổi là không đúng, không thể giúp họ và cứu họ được.
  • Biện giáo để hướng những người chưa tin Chúa đến với Chúa: Vai trò của ánh sáng là giúp cho những người sống trong bóng tối tìm thấy con đường duy nhất dẫn đến sự cứu chuộc. Biện giáo đưa ra những bằng chứng và nhận thức đúng đắn tại sao chúng ta lại công bố về Đấng Christ. Biện giáo cũng giúp phân tích cho những người chưa tin Chúa biết những gì Cơ Đốc Giáo tin và không tin, dạy và không dạy. Cơ Đốc Giáo đôi khi bị hiểu lầm ( bởi cả bạn và thù), đôi khi một Cơ Đốc Nhân cần phải giải quyết những hiểu sai về Cơ Đốc Giáo trước khi người đó hướng tới chân lý.
  • 10. Điều gì xảy ra nếu một người từ chối tham gia vào biện giáo?

Vừa qua, tôi có nghe nói về một phụ nữ đã đi nghỉ và khi trở về một thảm họa đã xảy ra tại nhà cô ta. Trước khi cô ta đi nghỉ cô ta đã sử dụng nhà vệ sinh, nhưng cô ta đã không biết rằng buồng cầu sau khi cô ta xả nước bắt đầu có một vết rò rỉ. Mười ngày sau, khi cô ta trở về nhà cô ta đã trả mất mười sáu ngàn đô la để sửa lại tường nhà và quần áo, đồ đạc toàn mùi hôi thối. Đôi khi chỉ một vết rò rỉ rất nhỏ thôi cũng dẫn đến những thảm họa lớn. Nếu chúng ta không tìm hiểu về biện giáo thì vết rõ rỉ đó sẽ xẩy ra.

  • Mất cơ hội: Có những cơ rất tốt để truyền giảng. Nếu chúng không được chuẩn bị và sẵn sàng để trả lời những câu hỏi biện giáo thì chúng sẽ mất những cơ hội quý giá để làm chứng về Chúa.
  • Dần dần mất đức tin: Nếu chúng ta không trả lời những thắc mắc, nghi ngờ trong niềm tin chúng ta thì sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Giống như khi chúng ta bị đánh mà chúng ta lại không tự bảo về mình. Sau một thời gian chúng sẽ bị đau đớn và nguy hiểm. Đôi khi chúng ta bắt đầu nghi ngờ liệu Cơ Đốc Giáo có đáng tin cậy hay không? Nếu chúng ta không biết câu trả lời hoặc không quan tâm tìm hiểu thì Sa-tan sẽ dùng những sơ hở này làm cơ hội để gieo rắc vào tâm trí chúng ta sự nghi ngờ, giống như nó đã cám dỗ Ê-va tại ngôi vườn. (Sáng-thế 3:1).
  • Người chống đối chúng ta sẽ nắm cơ hội: Nếu chúng ta không thể trả lời thì hai điều tiêu cực sẽ xẩy ra. Thứ nhất, những người chống đối chúng ta sẽ nghĩ rằng những cái nhìn sai lầm của họ là đúng và họ tiếp tục hiểu sai. Thứ hai, cả những người nghe và người phản đối chúng ta sẽ nghĩ rằng sự chống đối là đúng.
  • Những người trẻ sẽ đánh mất niềm tin: Tại sao có nhiều người trẻ Cơ Đốc đánh mất niềm tin của họ khi họ đi học các trường học ngoài (thế tục)? Bởi vì khi trẻ em đến tuổi vị thành niên chúng thường tự nhiên bắt đầu có những câu hỏi về những điều xung quanh, về niềm tin của chúng. Nếu câu trả lời cho chúng là “tôi không biết” hay “Đó chỉ là cách mà chúng tôi tin” thì nó sẽ không thể đáp ứng được những tò mò của chúng về Đức Chúa Trời. Chúng ta nhớ điểm thứ nhất là những người chưa tin thường có câu hỏi hay, nhưng đừng quên điểm thứ hai là chúng ta có những câu trả lời tốt. Nếu cha mẹ không biết tại sao họ lại tin vào những điều họ tin thì con cái của họ, khi chúng đi học đại học tất nhiên chúng sẽ đi tìm những ai có thể bảo vệ cho niềm tin của họ và theo người đó.
  • 11. Có những có hội tốt để truyền giảng.

Phê-rơ có lý do khi nhắc nhở chúng ta “phải luôn sẵn sàng”. Những cơ hội để truyền giảng thường đến trong đời sống của chúng ta hằng ngày nếu chúng ta tìm kiếm chúng. Bộ phim “Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su” đã đưa ra nhiều cơ hội về chủ đề khổ nạn của Chúa Giê-su vì sau khi bộ phim phát hành nó đã được đề cập và bàn luận khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới. Sau sự kiện ngày 11/9/2001 một câu hỏi đặt ra trong tâm trí mỗi người đó là “Đức Chúa Trời ở đâu trong ngày 11/9? Làm sao Đức Chúa Trời tốt lành lại cho phép điều ác xẩy ra?

Chúng ta phải cảnh báo mọi người qua những cơ hội như vậy, nó có thể xẩy đến với chúng ta theo quy mô lớn, công khai như là một bộ phim hay thảm họa. Có nhiều trường hợp xẩy đến trong đời sống cá nhân, như kinh nghiệm của người cùng cơ quan, đôi khi những nỗi đau thường đem đến hy vọng cho họ qua Phúc Âm.

12. Có ba điều quan trọng khi cơ hội xuất hiện: 

  • Cơ hội để cầu nguyện: Phao-lô cầu nguyện trong Cô-lô-se 4 khi ông nói, “Xin cũng cầu nguyện cho chúng tôi để Đức Chúa Trời mở cửa cho chúng tôi truyền giảng sứ điệp về sự huyền nhiệm của Chúa Cứu Thế, chính vì thế mà tôi bị xiềng xích. Xin cầu nguyện để tôi có thể công bố sứ điệp ấy rõ ràng như tôi phải nói.” (câu 3-4). Phao-lô đã cầu xin để mở của cho việc chia sẻ Phúc Âm cho người khác và có sự khôn sáng để kết quả cho Chúa. Đức Chúa Trời rất đẹp lòng và sẽ nhậm lời cầu nguyện của chúng ta khi chúng ta cầu nguyện cho những cơ hội để làm chứng.
  • Mở mắt bạn: Phao-lô nói: “Hãy đối xử khôn khéo với người ngoài và tận dụng thì giờ. Lời nói của anh chị em phải có ân hậu và nêm thêm muối, ngõ hầu anh chị em biết cách đối đáp với mọi người.”(Cô-lô-se 4:5-6). Phao-lô cho chúng ta biết cần sử dụng sự khôn ngoan nắm bắt cơ hội để làm chứng cho người ngoại và tìm kiếm Chúa. Hãy quan sát những gì xảy ra xung quanh như những sự kiện tin tức, phim ảnh, thậm chí ngay cả những vấn đề xảy ra trong công ty cuả bạn (như khủng khoảng tài chính, hoặc phá sản). Hãy quan sát những điều xẩy ra trong đời sống của những đồng nghiệp của bạn. Liệu họ có đang gặp vấn đề trong hôn nhân, tài chính hay bệnh tật của một người nào đó trong gia đình của họ không? Hãy lắng nghe những gì đồng nghiệp của bạn chia sẻ và chuẩn bị trả lời cho những câu hỏi của họ. Hãy lắng nghe và nhạy bén với những vấn đề họ đang gặp phải.
  • Bước theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh: Trong Công vụ 8:30, chúng ta thấy Đức Thánh Linh đã dẫn dắt Phi-líp đi cùng xe ngựa với Thái Giám Ê-thi-ô-bi (Khi ông ta đang đọc Ê-sai 53). Phi-líp hỏi: “Ông có hiểu những điều ông đang đọc đó không?”. Thái Giám đáp: “Nếu không ai hướng dẫn làm sao tôi hiểu được?”. Đức Thánh Linh hướng dẫn những Cơ Đốc Nhân cầu nguyện cho những người cần giúp đỡ để hiểu về chân lý thuộc linh. Xin Đức Thánh Linh “mở cửa để truyền giảng sứ điệp” (Cô-lô-se 4:3). Chúng ta phải đi bộ qua và công bố sứ điệp một cách rõ ràng” (Cô-lô-se 4:4).
  • 13.  Làm việc là nơi quan trọng để biện giáo

Có 4 nơi quan trọng để biện giáo:

  1. Các trường học: trường học thế tục là nơi tranh chiến về niềm tin, đó là lý do tại sao nhiều sinh viên đánh mất đức tin của mình:
  • Những Cơ Đốc Nhân trẻ không biết lý do về sự quyền tể trị của Đức Chúa Trời.
  • Họ nghĩ rằng đức tin và tri thức đối nghịch nhau
  • Họ tin rằng Chúa Giê-Su cấm phán xét về đạo đức
  • Họ không nhận thấy rằng họ có sự cam kết trong niềm tin của họ

Trường học: là nơi qui tụ những sinh viên tìm kiếm tri thức và những giáo sư giỏi, vì thế một người có niềm tin sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức ở trong lớp học cũng như ký túc xá. Họ sẽ gặp nhiều sự tấn công từ bên ngoài vì thế họ cần được chuẩn bị để biện hộ cho niềm tin của mình.

b.Quan hệ với những bà con chưa được cứu: Nếu bạn có những người thân chưa được cứu, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những cuộc bàn luận (nếu không phải là một cuộc tranh luận) về niềm tin của bạn. Trong 1Phê-rơ 3: 15 hướng dẫn chúng ta biết làm thế nào để biện minh cho niềm tin của mình với lòng nhu mì và kính trọng.

  1. Hội Thánh: Như đã đề cập ở trên, nhiều thanh niên lớn lên trong Hội Thánh, sau đó đã rời bỏ Hội Thánh khi đi học đại học hoặc đi làm, vì họ chưa bao giờ được dạy về niềm tin Cơ Đốc Giáo là đáng tin cậy và không có câu trả lời khi người chưa tin Chúa hỏi. Vì thế những người lãnh đạo Hội Thánh cần phải huấn luyện về biện giáo trong Hội Thánh giúp họ biết làm thế nào để giảng, dạy và thờ phượng để giúp Cơ Đốc Nhân phát triển đời sống biện giáo.
  2. Nơi làm việc: Đây là nơi có những yếu tố sau:

Đa dạng: Ngay nay không khó khăn để tìm ra những môi trường làm việc gồm cả nam và nữ là những người Công Giáo, Tin Lành, Hồi giáo, vô thần…

– Thời gian: Chúng ta sử dụng trung bình từ 60 đến 70 % thời gian ở nơi làm việc với những người đồng nghiệp. Chúng ta có thể không gặp phiền phức với những người thân, nhưng chúng ta lại đối mặt với nhiều người ngoại ở xung quanh chúng ta.

– Cơ hội: Thay vì thấy có nhiều thời gian với những đồng nghiệp là một điều tiêu cực, thì chúng ta cần phải thấy đây là điều tích cực. Thay vì cho phép điều xấu ảnh hưởng chúng ta thì đây là cơ hội để chúng ta dùng sự công bình của chúng ta để ảnh hưởng  đến người khác. Bóng tối sẽ biến mất khi ánh sáng xuất hiện. Khi chúng ta chiếu ánh sáng của chúng ta mạnh mẽ và cản đảm thì bóng tối sẽ tan biến.

Sự đa dạng, thời gian và cơ hội cho chúng ta thấy tại sao nơi làm việc là cần thiết cho việc biện giáo và tại sao cuốn sách này lại quan trọng. Ở Antioch, Phao-lô đã nắm bắt những chiến lược làm chứng không chỉ ở trong nhà hội mà còn ở cả nơi chợ búa (Công-vụ17:17-18). Kết quả là mọi người bắt đầu lắng nghe và Phao-lô đã có cơ hội để làm chứng trên đồi Mars (câu 22). Chúng ta tin rằng có nhiều cơ hội  “Mars Hill” đang chờ đợi khi những Cơ Đốc Nhân biết nắm bắt cơ hội để làm chứng về Chúa ở những nơi làm việc.

 

——————————-

 

Vai Trò Của Con Cái Chúa.

  • Muối của đất.

“Các con là muối của đất” (Ma-thi-ơ 5:13)

 

Muối có tác dụng để bảo quản

Trong thời kỳ Chúa Giê-su sống trên đất, muối đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ có tác dụng để nêm cho các đồ ăn hằng ngày mà nó còn có một chức năng quan trọng nữa đó là để bảo quản. Khi những người nông dân,  người ngư phủ và những người nội chợ nghe những lời giảng dạy của Chúa Giê-su thì họ đều hiểu được tác dụng của muối là để bảo quản và giữ cho thịt cá khỏi bị ươn. Trong thời đó, muối là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất để giữ cho cá, thịt khỏi bị ươn, bởi vì  lúc đó chưa có hệ thống ướp lạnh như ngày nay, thịt và cá được đóng gói và ướp trong muối để giữ cho chúng không bị ươn hay thối rữa. Haddon Ronbinson, một giáo sư Kinh Thánh viết: “Sau khi đánh bắt cá ở biển hồ Ga-li-lê, những người ngư phủ đem bán chúng ở thủ đô Giê-ru-sa-lem cách đó nhiều dặm về phía Nam. Phương tiện vận chuyển mất nhiều thời gian và không có ướp lạnh nên họ phải ướp muối ngay sau khi đánh bắt. Khi người nông dân giết một con bò, thì anh ta cũng phải ướp thịt với muối bởi vì đó là phương pháp bảo quản duy nhất thời đó.”

 

Muối mà  không còn tác dụng bảo quản được thì sẽ trở nên vô dụng.

Các con là muối của đất, nhưng nếu muối mất chất mặn đi, thì lấy gì làm cho mặn lại? Muối ấy thành vô vị, chỉ còn bỏ đi và bị người ta giẫm dưới chân.” (Ma-thi-ơ 5:13)

Trong thời kỳ Chúa Giê-su sống trên đất nhiều người chưa biết cách để tinh chế ra muối, nguồn muối chủ yếu là ở Biển Chết và rất khó để phân biệt sự khác nhau giữa muối và cát trên bờ biển. Có một số chất người ta gọi là muối đôi khi pha trộn nhiều cát ở trong đó hơn là muối, khi lượng cát nhiều hơn muối thì nó đã mất đi vị mặn và trở thành vô dụng. Người ta sẽ lấy chúng để làm phân bón trên đồng ruộng hoặc đổ chúng ra trước cửa để làm đường đi.

 

Giống như muối, Chúa Giê-su đến để bảo quản thế giới khỏi bị hư hoại.

Chúa Giê-su là muối mặn để bảo quản thế giới hư hoại về đạo đức. Chúa Giê-su đã sống một đời sống thánh khiết, thanh liêm và đem lại sự ảnh hưởng tốt đến những người xung quanh Ngài. Sự thanh liêm của Chúa Giê-su đã làm nên một loại muối thật tinh khiết và Ngài đã dùng muối này để chữa lành những vết thương cho những người Ngài gặp. Trong Phúc Âm Giăng 4 nói về cuộc nói chuyện giữa Chúa Giê-su và người thiếu phụ Sa-ma-ri ở bên giếng nước. Mọi điều trở nên tốt đẹp khi Ngài bảo: “Chị về gọi chồng ra đây!” (Giăng 4:16). Thiếu phụ thưa: “Tôi không có chồng!” . Ngài nói: “Bảo là không chồng thì cũng đúng, vì chị đã có năm đời chồng và người chị hiện có cũng chẳng phải là chồng! Chị đã nói thật đó!” (câu 17-18). Đến đây chúng ta có thể muốn nói với Chúa Giê-su: “Không! Chúa ơi! Ngài không nên nói thế. Ngài đã làm cho cô ấy khó chịu. Hãy cứu cô ấy trước đã rồi hãy chỉ ra những tình trạng tội lỗi của cô ấy”. Nhưng Chúa Giê-su biết Ngài phải chỉ ra tội lỗi trên đời sống của cô ấy. Cô ta đã đáp lại như thế nào? Thiếu phụ nói: “Thưa ông, tôi nhận thấy rằng ông là một tiên tri của Đức Chúa Trời” (câu 19).

Trong Giăng 8 khi Chúa Giê-su phải giải quyết vấn đề với người đàn bà bị bắt về tội tà dâm, Ngài hỏi: ‘Này, mấy người kia đâu cả rồi? Không ai kết tội chị sao?’. Người đàn bà trả lời: “Thưa ông, không ai cả!” Đức Giê-su bảo: ‘Ta đây cũng không kết tội chị đâu, về đi, từ nay đừng phạm tội nữa!” (câu 11). Chúa Giê-su không chỉ để lại cho cô gái một cảm giác dễ chịu ấm áp về sự tha thứ, mà Ngài còn giải quyết được vấn đề tội lỗi của cô ta. Ngài đã dùng vị mặn của Ngài để hàn gắn vết thương tội lỗi của cô ta. Thực tế, Ngài đã yêu cầu cô ta từ bỏ lối sống tội lỗi.

Hơn thế nữa, Chúa Giê-su còn là muối mặn cho những người Pha-ri-si-là những người lãnh đạo tôn giáo thời đó. Chúa Giê-su đã thấy sự suy đồi về đạo đức của  họ, không phải là sự vô đạo đức nhưng là quan niệm sai lầm về đạo đức của họ. Họ đầy dẫy sự kiêu ngạo và xét đoán, họ đang hướng mọi người xa cách Chúa và không hướng về Ngài. Vì thế Chúa Giê-su đã đối diện với họ. Nhưng điều đáng chú ý là Ngài đã làm điều này trong tình yêu thương. Ngài cảnh báo cho họ biết về hậu quả của việc làm của họ và ban cho họ cơ hội để ăn năn. Chúa Giê-su đã đem vị mặn của Ngài để chữa lành vết thương của sự kiêu ngạo.

Chúa Giê-su là muối để phục hồi, bảo quản chống lại sự suy đồi đạo đức mà Ngài thấy trên thế giới. Ngài là muối bằng một đời sống thánh khiết, chống lại tội lỗi và đem lại ảnh hưởng đến những người Ngài gặp.

Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ thấy làm thế nào để chúng ta có thể trở thành muối trong thế gian.

 

Ánh Sáng Của Thế Gian.

“Các con là ánh sáng của thế gian” (Ma-thi-ơ 5:14).

 

Ánh sáng cần được chiếu sáng.

Khi các con tôi còn nhỏ, một hôm bỗng dưng bị cắt điện. Tôi đã phải cố gằng mò mẫm đi ra khỏi phòng và đã giẫm vào rất nhiều đồ chơi để dưới đất, sau đó phải dò dẫm đường đi xuống dưới cầu thang để tìm đến chỗ hộp cầu chì. Khi tôi bật cầu chì lên thì cả nhà lại tràn ngập ánh sáng. Chỉ khi điện sáng tôi mới biết được những vật trở ngại khi tôi đi qua. Về mặt thuộc linh cũng thế, chức năng của ánh sáng cũng tương tự như vậy. Phao-lô viết trong sách Ê-phê-sô: “8 Vì trước kia anh chị em tối tăm, nhưng hiện nay anh chị em là ánh sáng trong Chúa, hãy sống như con cái ánh sáng, 9 vì bông trái của ánh sáng là tất cả những điều tốt đẹp, công chính và chân thật. 10 Hãy thử nghiệm cho biết điều gì đẹp lòng Chúa. 11 Đừng tham dự vào những việc vô ích tối tăm, nhưng hãy vạch trần chúng ra thì hơn.” (Ê-phê-sô 5: 8-11).

Điều chú ý ở đây là khi có ánh sáng chúng ta không thể làm ngơ hay bắt chước những việc làm của bóng tối, nhưng chúng ta cần bày tỏ chúng ra. Ánh sáng sẽ bày tỏ sự thật về hoàn cảnh mỗi người. Ánh sáng có thể bộc lộ cho thấy rằng con đường một người đang đi đầy dẫy những nguy hiểm và cuối cùng sẽ chấm dứt trong đau đớn.

 

Ánh sáng để dẫn đường.

Trong thời Chúa Giê-su sống trên đất, khi người ta đi ra ngoài vào buổi tối, họ thường mang theo chiếc đèn để biết đường đi. Ngày nay chúng ta dùng đèn pin để biết chúng ta sẽ đi đâu. Chúa Giê-su phán rằng bất cứ ai không có ánh sáng của Ngài đều bước đi trong bóng tối (Giăng 8:12). Điều Chúa muốn nói ở đây là thế gian đang ở trong bóng tối và mọi người cần ánh sáng của Ngài để dẫn đường cho họ (Giăng 1:5, 3:19, 12:46).

“Khi nói đến muối, Chúa Giê-su muốn đề cập đến văn hóa đang bị suy đồi về đạo đức. Khi nói đến ánh sáng Chúa Giê-su ngụ ý muốn nói đến thế giới đang bị bao trùm bởi sự đen tối về thuộc linh và đạo đức. Chỉ có một cách duy nhất giúp mọi người hiểu rõ về những nan đề đó là mỗi chúng ta cần trở thành ánh sáng.” Ánh sáng sẽ chỉ cho người ta bước đi trên con đường chân chính, không bị vấp ngã bởi bóng tối nữa.

 

Ánh sáng không thể bị che khuất.

 

14 Các con là ánh sáng của thế gian. Một thành xây trên ngọn đồi sẽ không bị che khuất. 15 Không ai thắp đèn rồi đặt trong  thùng nhưng đặt trên chân đèn để soi sáng mọi người trong nhà. (Ma-thi-ơ 5: 14-15)

 

Những thành phố ở trên đồi trong vùng Đất Thánh  rực sáng từ xa vào buổi tối bởi ánh sáng của mỗi nhà. Bên trong mỗi nhà người ta thường đặt một chiếc đèn trên bàn để mọi người có thể thấy. Ngày nay chúng ta chỉ cần đơn giản bật điện lên khi vào một phòng tối. Chúng ta không nghĩ rằng có thể che được ánh sáng trong nhà chúng ta trừ khi chúng ta cố gắng để che dấu những người xung quanh.

Khi chúng ta là ánh sáng của thế gian, mọi người sẽ biết nó. Mọi người sẽ thấy sự khác biệt không chỉ trong thái độ của chúng ta mà còn trong lối sống của chúng ta. Chúng ta không nên che khuất ánh sáng của Đấng Christ (đặt trong thùng) bằng việc sống một đời sống  như những người thế gian, a dua theo những ham muốn của thế gian. Phao-lô cảnh báo cho chúng ta về việc cố gắng để che khuất ánh ánh sáng của chúng ta: “Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 12:2).

Khi chúng ta che khuất ánh sáng của chúng ta có nghĩa là chúng ta đang cố gắng che dấu thực tế rằng chúng ta là tín đồ của Đấng Christ.

 

Chúa Giê-su là ánh sáng của thế gian.

Chúa Giê-su phán: “Chính Ta là ánh sáng của thế giới, người nào theo Ta sẽ không còn đi trong tối tăm nhưng có ánh sáng của sự sống.” (Giăng 8:12). Là ánh sáng Chúa Giê-su không chỉ  vạch ra tình trạng tội lỗi của con người chúng ta đã thấy được qua câu chuyện người thiếu phụ bên giếng nước và người Pha-ri-si mà Ngài còn hướng dẫn họ sống tốt hơn. Chúa Giê-su hướng dẫn người thiếu phụ bên giếng nước để biết Ngài là Đấng mà cô ấy phải thờ phượng. Ngài cũng chỉ dẫn cho người đàn bà tà dâm trong Giăng 8 sống một đời sống mới bằng cách nói với cô ta: “Về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa” (câu 11). Ngài chỉ cho những người Pha-ri-si rất nhiều lần về còn đường họ cần phải theo. Đôi khi có người cũng nghe lời Ngài như Ni-cô-đem (Giăng 3), nhưng đa phần đã khước từ ánh sáng và đường lối của Ngài. (Giăng 7:32, 11: 57).

Là ánh sáng, Chúa Giê-su không bao giờ bị che khuất. Khi thầy tế lễ, những quân lính và những người Pha-ri-si đến để bắt giữ Chúa Giê-su ở vườn Ghết-se-ma-nê. Ngài nói: “Thường ngày Ta ở trong đền thờ với các ông, sao các ông không tra tay bắt Ta? Nhưng đây là giờ của các ông và của quyền lực tối tăm.’ (Lu-ca 22:53). Chúng ta thấy dầu trong hoàn cảnh nào thì ánh sáng của Ngài vẫn luôn chiếu rọi và không bao giờ bị che khuất.

Không Thể Lựa Chọn

Là muối của đất và ánh sáng cho thế gian là trách nhiệm của chúng ta.

Bạn có thể nghĩ, tôi không cần trở nên muối và ánh sáng ở nơi làm việc. Nó rất nguy hiểm! Vâng, nó có thể sẽ nguy hiểm, nhưng nó sẽ nguy hiểm hơn nếu trở thành muối mất mặn và ánh sáng bị che khuất. Nếu bạn khước từ là muối và ánh sáng thì những nơi bạn ở, nơi bạn làm việc sẽ càng trở nên tối hơn và thối nát hơn.

Trong nguyên bản tiếng Hy-Lạp sách Ma-thi-ơ 5:13-14, từ “Các con” (“You”) được nhấn mạnh. Chúa Giê-su nói rằng: “Các con là muối duy nhất của đất” và “Các con là ánh sáng duy nhất của thế gian.” Nếu chúng ta không hầu việc như muối và ánh sáng thì không còn ai có thể là muối và ánh sáng. Thế gian hư hoại sẽ không thuyên giảm và bóng tối sẽ không bị tan biến trừ khi những con cái Đức Chúa Trời là muối và ánh sáng. Trong tiếng Hy-Lạp, từ “You” là số nhiều, nhấn mạnh rằng toàn bộ thân thể của Đấng Christ phải có trách nhiệm đem lại ảnh hưởng đến thế giới như muối và ánh sáng chứ không phải chỉ là những người làm  công tác mục vụ. Mỗi một tín hữu – ở nơi bục giảng, ở ga-ra, ở trường học, bệnh viện, quân đội hay bất cứ nơi nào đều cần phải là muối và ánh sáng cho thế gian mờ tối này.

 

Trách Nhiệm Này Nói Đến Tầm Quan Trọng Của Chúng Ta.

Khi Chúa Giê-su phán: “Các con là muối…các con là ánh sáng.” Ngài muốn nhấn mạnh “being” (là) hơn là “doing” (làm). Chúa Giê-su muốn đề cập đến một thực tế, chứ không phải một mạng lệnh hay yêu cầu. Muối và ánh sáng bày tỏ những gì Cơ Đốc Nhân cần là. Câu hỏi duy nhất khi Chúa Giê-su tiếp tục nói đến đó là chúng ta đã là muối đem lại vị mặn cho đời và ánh sáng được chiếu tỏa cho mọi người xung quanh chưa?

 

Làm Thế Nào Để Trở Thành Muối và Ánh Sáng Ở Nơi Làm Việc.

“Vậy, hãy chiếu ánh sáng của các con trước mặt thiên hạ như thế, để họ thấy các công việc tốt đẹp của các con mà tôn vinh Cha các con ở trên trời.”

(Ma-thi-ơ 5:16)

 

Là muối có nghĩa là chúng ta cần phải bảo quản thế giới của chúng ta.

Là Cơ-Đốc-Nhân trở thành muối có nghĩa là chúng ta cần giữ cho thế gian khỏi hư hoại và ngày càng suy đồi về đạo đức. Để làm được điều này chúng ta phải sống một đời sống liêm khiết trước người khác. Để trở thành muối ở nơi làm việc chúng ta cần phải dùng muối này để hàn gắn những rạn nứt về đạo đức khi chúng ta gặp ở nơi làm việc.

Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải từ chối không tham gia với những kẻ chộm cắp, nói dối, lừa đảo. Có nghĩa là chúng ta phải đứng lên và đối diện với những người đang hướng người khác đến chỗ hư nát. Có nghĩa là chúng ta phải giải quyết những khó khăn và vấn đề tiến thoái lưỡng nan về đạo đức theo tiêu chuẩn của Kinh Thánh. Đúng vậy! Kinh Thánh sẽ là kim chỉ nam cho chúng ta biết làm thế nào để đưa ra những quyết định đúng với đạo đức, nhất là ở những nơi làm việc.

Điều cuối cùng đó là muối phải liêm khiết – làm điều công chính trong mọi lúc, mọi nơi cho dù như thế nào đi chăng nữa. Hãy đưa ra những quyết định và lựa chọn đúng đắn cho bất cứ ai đến với chúng ta. Hãy đứng vững để chống lại điều ác, kể cả khi chúng ta có ít người. Nếu như muối của chúng ta không đem lại vị mặn cho đời, bị rửa trôi và mất mặn bởi đời sống không tốt, thiếu liêm khiết, không nỗ lực trong công việc thì chúng ta sẽ trở thành muối mất mặn.

 

Muối Là Đạo Đức Trong Hành Động.

Để sống một đời sống là muối ở nơi làm việc không có nghĩa là chúng ta trở thành những người Pha-ri-si hay phán xét, nên án người khác, mà có nghĩa là chúng ta sống một đời sống liêm khiết giữa mọi người. Muối là đạo đức trong hành động cho dù có bị thiệt hại hay nguy hiểm. Muối là hướng dẫn những người cùng làm việc với chúng ta để họ được thay đổi và trở nên tốt hơn. Khi một người sống một đời sống như vậy ở nơi làm việc thì mọi người sẽ chú ý và người đó sẽ đem lại ảnh hưởng và ích lợi cho người khác.

Chúng ta cần là ánh sáng cho thế giới chúng ta.

Là Cơ-Đốc-Nhân trở thành ánh sáng nghĩa là chúng ta cần bày tỏ cho những người bạn đang bước đi trong tăm tối, hướng dẫn họ đi theo con đường sự sáng của Chúa Giê-su. Ánh sáng của chúng ta không bao giờ bị che khuất, nhưng phải chiếu sáng khắp mọi nơi ngay cả nơi làm việc. Thực tế, chúng ta đã ‘được mua bằng một giá rất cao’ bởi Chúa Giê-su Christ (1 Cô-rinh-tô 6:20, 7:23) và mong đợi để chiếu sáng trong mọi lúc. Vì thế là ánh sáng có nghĩa là chúng ta chỉ cho người chưa tin Chúa rằng lối sống của họ, thế giới quan của họ, hay tôn giáo của họ là con đường đầy dẫy những rào cản và khó khăn, cuối cùng sẽ hướng họ đến sự hư mất. Nó có nghĩa là chúng ta phải lắng nghe người khác và trả lời những câu hỏi thắc mắc của họ về Cơ-Đốc-Giáo. Điều này gọi là biện giáo – là ánh sáng trong hành động.

Là ánh sáng có nghĩa là chúng ta hướng dẫn những người bạn đi theo con đường của Chúa Giê-su Christ và tất cả những gì Ngài đã chỉ dạy, có nghĩa là chúng ta chia sẻ phúc âm của Đấng Christ với thái độ đúng đắn và thu hút. Chúng ta không nên che dấu ánh sáng của chúng ta, nếu chúng ta làm như vậy chúng ta sẽ đem sự hư mất đến cho mọi người.

Ánh Sáng là Phúc Âm được chia sẻ và giải đáp.

“Luôn luôn sẵn sàng để trả lời cho bất cứ ai hỏi anh chị em lý do nào anh chị em có hy vọng đó.” (1 Phê-rơ 3: 15)

Chúng ta nhớ rằng ánh sáng là hướng dẫn mọi người vào con đường chân chính và bày tỏ cho họ những trở ngại mà họ gặp. Khi ánh sáng của chúng ta chiếu sáng thì chúng ta cần bày tỏ và trả lời cho mọi người những câu hỏi và thắc mắc của họ về Cơ-Đốc-Giáo cũng như bày tỏ cho họ sự hư mất của lối sống và thế gian mà họ đang theo đuổi.

Khi chúng ta sống một đời sống giống Đấng Christ (là muối) ở nơi làm việc thì đồng nghiệp của chúng ta sẽ thấy chúng ta khác với mọi người. Họ sẽ đến với chúng ta và bắt đầu hỏi những câu hỏi tại sao chúng ta lại có một lối sống tốt, luôn có thái độ tích cực và tràn đầy hy vọng như vậy. Chúng ta sẽ có cơ hội để chia sẻ niềm tin với họ. Vì thế là ánh sáng ở nơi làm việc là chia sẻ Phúc Âm và trả lời câu hỏi mà họ đưa ra.

Hầu hết mọi người đều có một số câu hỏi căn bản về Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su Christ, Kinh Thánh và Cơ-Đốc-Giáo. Điều này không có nghĩa là họ là kẻ ác, mà họ chỉ bối rối chưa hiểu rõ. Nếu chúng ta không thể trả lời những câu hỏi của họ, họ có thể sẽ nghĩ rằng Cơ-Đốc-Giáo là không đúng hoặc chỉ là thuộc lĩnh vực tâm lý.

Chúng ta phải biết làm thế nào để trả lời những câu hỏi của họ! Biện giáo là trả lời những câu hỏi mọi người thắc mắc về Cơ-Đốc-Giáo. Cơ-Đốc-Giáo là tôn giáo đáng tin cậy và sẵn sàng trả lời mọi người những câu hỏi và thắc mắc.

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn