Thứ Ba , 21 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / Đối Diện Lương Tâm Của Bạn

Đối Diện Lương Tâm Của Bạn

Nguyên tác: Meet Your Conscience
Tác giả: Warren W. Wiersbe

“ im 3

 

ĐỐI DIỆN VỚI LƯƠNG TÂM

Tác giả Warren W. Wiersbe
Translated by Hoa Da Quy

Một ấn phẩm của chương trình “Trở lại với Thánh Kinh”Lincoln, NE. 68501

 

Xuất bản năm 1983 bản quyền thuộc Hiệp Hội Phát Thanh Tin Lành.

Tất cả các đoạn trích trong Kinh Thánh là từ bản The New Scofield Reference Bible. 

 

“Lương tâm” trong Tân Ước

Giăng 8:9

Công Vụ 23:1; 24:16

Rô-ma 2:15; 9:1; 13:5

I Cô-rinh-tô 8:7,10,12; 10:25, 27, 28, 29

II Cô-rinh-tô 1:12; 4:2; 5:11

I Ti-mô-thê 1:5,19; 3:9; 4:2

II Ti-mô-thê 1:3

Tít 1:15

Hê-bơ-rơ 9:9,14; 10:2,22; 13:18

I Phi-e-rơ 2:19; 3:16, 21

 

Chương 1: “Một nguyên lý bên trong.”

 

“Tôi cần một nguyên lý bên trong  /  vì sự kinh sợ thánh khiết và cảnh giác.”

 

Khi Charles Wesley viết những lời này, ông đã bày tỏ một lẽ thật: lo lắng về lương tâm của mình. Nhà triết học người Đức Immanuel Kant đã viết: “Có hai điều làm trí não tôi càng suy nghĩ nhiều càng choáng ngợp hơn trong sự ngưỡng mộ và kinh hãi không ngừng: Bầu trời đầy sao phía trên tôi, và định luật luân lý bên trong tôi.

Một cái gì đó trong thâm tâm của mỗi người đồng tình khi chúng ta làm đúng và cáo trách khi chúng ta làm sai, và đó chính là lương tâm.

Từ “lương tâm” được tìm thấy 32 lần trong Tân Ước (Bản King James) và được dùng tới 21 lần bởi thánh đồ Phao-lô. Nếu chúng ta muốn thành công trong đời sống Cơ Đốc Nhân, chúng ta phải hiểu được lương tâm là gì và nó có việc làm gì.

Tôi muốn thảo luận 2 chủ đề liên quan tới lương tâm. Đầu tiên, là định nghĩa: Lương tâm là gì? Thứ hai, lương tâm được mô tả như thế nào? Lương tâm được mô tả trong lời Chúa ra sao? Nếu chúng ta hiểu được lương tâm là gì và việc làm của nó, lương tâm sẽ làm thay đổi đời sống chúng ta.

Bạn không thể chạy trốn khỏi lương tâm. Bạn phải sống với lương tâm của mình. Bạn có thể tranh cãi với lương tâm của bạn. Bạn có thể làm ô uế lương tâm của mình. Bạn có thể làm chai sạn lương tâm mình. Nhưng bạn sẽ không bao giờ loại bỏ được nó. Nó có thể làm sai việc làm của nó vì bị bạn bắt buộc nhưng nó vẫn luôn ở đó. Một đời sống buồn bã là do lương tâm không làm việc theo cách mà Đức Chúa Trời muốn nó hoạt động!

Lương tâm là gì? Từ “conscience”(lương tâm) trong ngôn ngữ Tiếng Anh của chúng ta bắt nguồn từ hai từ La-tinh. Con nghĩa là “với” hay là “cùng nhau” và scio nghĩa là “Tôi biết” Bắt nguồn từ tiếng La-tinh, từ Tiếng Anh của chúng ta “conscience” nghĩa là “biết với” hay là “biết cùng nhau.” Biết với cái gì? Biết với chính chúng ta và biết bên trong thâm tâm chúng ta. Lương tâm chính là sự hiểu biết sâu thẳm giúp tôi biết rõ mình.

Từ Hy Lạp được sử dụng trong Tân Ước, suneidesis (tấm lòng) có ý nghĩa chính xác giống với từ lương tâm. Từ này được tạo thành bởi hai từ Hy Lạp, “sun” và “oida” có nghĩa là “biết với.”

Trong thời Tân Ước từ “lương tâm” không phải là một từ xa lạ. Nó được sử dụng bởi người Hy Lạp trong đối thoại hàng ngày. Nó nghĩa là “nỗi đau bạn cảm thấy khi bạn làm sai.” Đó là một định nghĩa hay phải không?

Một Cơ Đốc Nhân người Mỹ gốc Ấn nói rằng “Trong tim tôi có một đầu mũi tên ba cạnh. Nếu tôi làm sai, đầu mũi tên sẽ quay và những cạnh đó sẽ cắt vào tôi. Nếu tôi làm sai quá nhiều, nếu tôi làm mài mòn các cạnh thì nó sẽ không làm tôi đau nhiều nữa.” Nhưng khi nỗi đau không còn nữa thì hãy coi chừng!

Lương tâm là khả năng đặc biệt sâu kín biểu lộ cho chúng ta liệu rằng những hành động của chúng ta là đúng hay sai, theo tiêu chuẩn bên trong thâm tâm chúng ta. Oswald Chambers đã đưa ra một định nghĩa đúng về lương tâm: “Lương tâm là khả năng bẩm sinh đặc biệt trong tâm hồn mỗi người gắn liền chính nó với điều mà người đó biết rõ nhất” Lương tâm không phải là luật pháp; lương tâm cung cấp bằng chứng cho luật pháp. Lương tâm không phải là tiêu chuẩn đạo đức, lương tâm cung cấp bằng chứng cho tiêu chuẩn đạo đức. Ở những vùng khác nhau trên thế giới tiêu chuẩn đạo đức cũng khác nhau.

Để tôi minh họa cho điều này. Khi người Anh chiếm Ấn Độ thành thuộc địa của họ, họ phát hiện ra một vài tục lệ cần phải được bãi bỏ. Một trong những tục lệ như thế là hỏa thiêu vợ góa của người đã khuất trên giàn thiêu. Người Anh ban hành một luật để bãi bỏ tục lệ này.

Một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo của người Ấn Độ đã đến nói với lãnh đạo Anh rằng “Lương tâm của chúng tôi nói với chúng tôi rằng góa phụ đó phải bị hỏa thiêu.” Và người Anh trả lời “Và lương tâm của chúng tôi mách bảo chúng tôi rằng nếu ông làm điều đó, chúng tôi sẽ treo cổ ông!” Đó chính là sự khác biệt phải không?

Lương tâm có thể hướng dẫn chúng ta đúng nếu chúng ta có một tiêu chuẩn đạo đức đúng đắn. Mọi người đã kinh nghiệm điều này. Nếu bạn gian lận trong kỳ thi, nói dối hay làm gì đó đơn giản là không nên làm, lương tâm của bạn sẽ phiền trách bạn. Có gì đó bên trong nhắc nhở không ngừng rằng bạn không nên làm thế. Đó chính là lương tâm. Dĩ nhiên, vài người đối xử tồi tệ với lương tâm mình tới mức nó chẳng còn phiền trách họ thêm nữa; đối với những người này chúng ta chỉ có thể cảm thấy tiếc cho họ.

Khi A-đam và Ê-va phạm tội chống nghịch Đức Chúa Trời, họ trốn đi. Bạn có biết tại sao không? Lương tâm họ đang cáo trách họ đấy. Họ sợ hãi.

Khi Đa-vít cắt vạt áo của Sau-lơ trong khi Sau-lơ say ngủ, tim của Đa-vít đập thình thịch (xem trong I Sa-mu-ên 24:1-6). Đó chính là lương tâm. Ông biết rằng ông không nên làm thế đối với vua của Y-sơ-ra-ên. Mặc dù Sau-lơ không phải là một người thánh khiết nhưng ông vẫn là vua. Đa-vít không thể nể trọng Sau-lơ nhưng ông phải nể trọng chức vụ của Sau-lơ. Lương tâm của ông phiền trách ông khi ông đối xử với một vị vua như vậy.

Châm Ngôn 28:1 nói rằng “Kẻ ác chạy trốn dầu không ai đuổi theo.” Đó chính là lương tâm. Chúng ta đọc về vua Hê-rốt, khi ông nghe tin về những điều kỳ diệu Chúa Jê-sus đang làm, rằng Giăng Báp-tít đã sống lại. Lương tâm của ông ta phiền trách ông. “Nhưng Hê-rốt nghe vậy, thì nói rằng: Ấy là Giăng mà ta đã truyền chém, người đã sống lại.” (Mác 6:16). Đó là lương tâm.

Hai sự mô tả về lương tâm

Hãy xem hai mô tả tuyệt vời về lương tâm trong Kinh Thánh. Thánh đồ Phao-lô đã tặng cho chúng ta một lần trong sách Rô-ma 2:14,15 và Đức Chúa Jê-sus ban cho chúng ta một lần nữa trong sách Ma-thi-ơ 6:22,23. Phao-lô so sánh lương tâm với một nhân chứng bên trong, một quan án bên trong.

Mô tả của Phao-lô

“Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: Chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình.” (Rô-ma 2:14,15).

Dân ngoại không được ban luật pháp. Luật pháp được ban cho người Do Thái. Nhưng dân ngoại có việc làm bởi luật pháp được viết trong lòng họ. Hãy nhớ rằng Phao-lô không nói rằng họ có luật pháp được viết trong lòng họ. Chỉ khi nào bạn được cứu thì điều này mới xảy ra. Khi bạn được cứu thì Đức Thánh Linh mới bắt đầu viết luật pháp của Đức Chúa Trời trong lòng bạn và bạn biết điều đúng điều sai. Nhưng cả những người chưa được cứu cũng có thể biết điều đúng điều sai bởi vì lương tâm của họ chính là nhân chứng.

Sâu thẳm bên trong con người là một tòa án. Một vị quan án ngồi trên ghế, vị quan án đó vừa là nhân chứng vừa là bồi thẩm đoàn! Toàn bộ “nhóm người” này trong toà án được coi là lương tâm. Quan án không làm ra luật pháp, ông ta chỉ áp dụng luật pháp. Khi bạn và tôi làm điều gì đó đúng, thì lương tâm của chúng ta nói rằng, “Điều đó tốt! Điều đó tốt!” Nó không cáo trách mà nó tán thành. Khi chúng ta làm gì sai, quan án bên trong này, cũng là nhân chứng bên trong nói với chúng ta rằng “Ngươi đã sai! Ngươi đã sai!”. Và điều đó làm chúng ta bị dằn vặt.

Lương tâm, như bạn thấy nó có tính phán xét. Lương tâm không vượt qua luật pháp. Lương tâm cũng không làm nên luật pháp. Lương tâm cung cấp chứng cứ cho luật pháp.

Bạn và tôi có thể nhớ khi chúng ta còn thơ ấu, thậm chí trước khi chúng ta hiểu được những điều liên quan đến đạo đức và luân lý thì khi chúng ta làm điều gì sai, điều đó sẽ luôn quấy rầy chúng ta sâu bên trong. Đó là lương tâm. Phao-lô nói với chúng ta rằng lương tâm là một nhân chứng bên trong cho chúng ta biết chúng ta đã làm đúng hay sai. “còn ý tưởng mình khi thì cáo trách mình, khi thì binh vực mình.” (Rô-ma 2:15). Phao-lô nói với chúng ta rằng mọi người đều có khả năng đặc biệt này. Đây là không phải là thứ mà chúng ta có thể phát triển. Nó ở đó vì Chúa đã ban cho mỗi người có một lương tâm.

Hãy để cho tôi nhắc nhở bạn một lần nữa rằng, lương tâm không phải là luật pháp. Việc làm của lương tâm là tuân theo luật pháp mà chúng ta có. Nếu chúng ta đưa ra một tiêu chuẩn và tiêu chuẩn đó không đúng, thì lương tâm vẫn vận hành theo tiêu chuẩn đó. Điều quan trọng là chúng ta phải có một tiêu chuẩn đúng thì lương tâm chúng ta mới có thể vận hành theo cách mà Đức Chúa Trời muốn nó vận hành.

Mô tả của Chúa Jê-sus

            Điều này dẫn chúng ta tới điều mà Chúa Jê-sus của chúng ta đã phán trong Ma-thi-ơ 6:22,23: “Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng; nhưng nếu mắt ngươi xấu, thì cả thân thể sẽ tối tăm. Vậy, nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao!”

Phao-lô so sánh lương tâm với một nhân chứng; Chúa Jê-sus lại so sánh lương tâm với một cửa sổ. Cửa sổ không sinh ra ánh sáng –mà cửa sổ để ánh sáng chiếu qua. Bạn và tôi đều có cửa sổ bên trong này và Đức Chúa Trời muốn chiếu ánh sáng của Ngài qua cửa sổ đó. Nếu cánh cửa sổ đó trở nên dơ bẩn, ánh sáng chiếu qua sẽ mờ đi. Hãy tưởng tượng quan án ngồi trong phòng xử án tại bàn mình. Trên bàn này là luật pháp của Đức Chúa Trời. Ánh sáng chiếu qua cửa sổ và ánh sáng đó chiếu sáng luật pháp. Bây giờ cánh cửa sổ đó càng dơ bẩn thì càng ít ánh sáng chiếu sáng luật pháp và vì thế luật pháp trở nên khó đọc hơn. Nếu như cửa sổ bị bao phủ hoàn toàn bởi bụi bẩn thì không thể nào đọc được luật pháp. Đây chính là cách mà lương tâm vận hành. Đó là lý do tại sao chúng ta nói lương tâm làm chứng cho tiêu chuẩn đạo đức cao nhất mà chúng ta có. Dĩ nhiên, tiêu chuẩn đạo đức cao nhất chính là lời của Đức Chúa Trời.

Chúa Jê-sus nói lương tâm giống như con mắt của bạn. Con mắt không sinh ra ánh sáng –mà con mắt để ánh sáng chiếu qua. Khi ánh sáng đến với cuộc sống của chúng ta, nó sẽ hướng dẫn chúng ta. Nhưng giả sử rằng mỗi khi chúng ta làm gì sai trật, cửa sổ sẽ trở nên dơ bẩn hơn cho tới cuối cùng chúng ta phạm lỗi nhiều đến mức cửa sổ hoàn toàn bị bao phủ bởi bụi bẩn. Thì ánh sáng không thể chiếu qua và chúng ta ở trong bóng tối!

Thật là một điều khủng khiếp khi ánh sáng trở thành bóng tối. Chúa chúng ta không nói rằng ánh sáng biến mất nhưng ánh sáng trở thành bóng tối! Lương tâm lẽ ra dẫn chúng ta đi theo con đường đúng đắn thì lại dẫn chúng ta đi theo con đường sai trật. Kinh Thánh gọi đó là lương tâm xấu.

Một vài người, nếu họ làm điều tốt thì lại buồn phiền về điều đó nhưng nếu họ làm điều xấu thì họ lại vui mừng. Đó chính là lương tâm xấu. Đó chính là những người coi điều xấu là tốt và coi điều tốt là xấu. Đó chính là lương tâm xấu. Lương tâm bạn như một cửa sổ và cửa sổ đó để ánh sáng chiếu qua. Đừng để ánh sáng trở thành bóng tối.

Khi một người trở thành Cơ Đốc Nhân, Đức Chúa Trời làm tinh sạch lương tâm của họ. Dù chúng ta đã làm gì, dù chúng ta tội lỗi ra sao, Đức Chúa Trời cũng sẽ thanh tẩy lương tâm của bạn. Và khi lương tâm được thanh tẩy thì ánh sáng của lời Chúa mới có thể đi vào bên trong mỗi chúng ta. Khi chúng ta đọc lời của Chúa, chúng ta phát hiện ra rằng Đức Chúa Trời có những tiêu chuẩn đạo đức chắc chắn. Điều gì đúng và điều gì sai. Chúng ta không cần phải làm hay nói hay để ý đến những điều đó. Khi chúng ta tuân giữ lời Chúa, thì cánh cửa sổ trở nên càng trong trẻo hơn  và càng nhiều ánh sáng chiếu qua.

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tại sao một vài Cơ Đốc Nhân lại có nhận thức đúng sai tốt hơn người khác không? Bạn đã bao giờ muốn biết tại sao một vài thánh đồ của Đức Chúa Trời dường như luôn biết rõ họ được yêu cầu đi đâu và họ được yêu cầu phải làm gì? Họ dường có một kim chỉ nam trong sâu thẳm của tâm hồn dẫn lối cho họ. Đó chính là lương tâm. Đức Thánh Linh muốn cộng tác với lương tâm của bạn để điều hướng bạn và giúp bạn lớn lên trong đời sống Cơ Đốc. Lý do tại sao lương tâm lại là một ơn phước tuyệt vời như vậy là vì một lương tâm tốt lành giúp bạn sống một đời sống Cơ Đốc Nhân tốt lành.

Chúng ta sẽ nhận ra rằng có nhiều loại lương tâm khác nhau. Một vài người có lương tâm yếu đuối. Một vài người khác có lương tâm mạnh mẽ. Một vài người có lương tâm lương tâm dơ dáy. Một vài người khác lại có lương tâm xấu xa. Bạn có thể đang nói rằng, “Lương tâm tôi thực sự đang có vấn đề. Nó không còn cáo trách tôi nữa. Ngày nay tôi đang làm những điều mà nếu như trước đó một năm thì lương tâm tôi sẽ cáo trách tôi cả đêm! Nhưng tôi không còn lo phiền gì nữa.” Điều này không tốt, nhưng Chúa có thể thanh tẩy lương tâm của bạn.

Giả sử mỗi lúc bạn phạm tội , bạn sẽ giảm thị lực một chút. Bạn đã phạm tội bao nhiêu lần? Bạn sẽ nói rằng “Ôi, tôi chẳng nên phạm tội nhiều như vậy! Tôi không muốn mất thị lực đâu.” Điều đó đúng. Nhưng chúng ta luôn làm vậy với lương tâm mình.

Lương tâm của bạn là một đầy tớ kỳ diệu. Nó được tạo dựng để làm việc cho bạn và làm việc cùng bạn. Khi một người làm việc theo lương tâm tốt lành, anh ấy chính là một Cơ Đốc Nhân tốt, là nhân chứng tốt cho Chúa Jê-sus Christ và tận hưởng những ơn phước tốt lành Chúa ban. Anh ấy sẽ không bao giờ do dự giữa điều này với điều kia mà hỏi rằng: “Tôi đi phía này? Tôi đi phía đó? Chúa muốn tôi làm gì?” Đó là một trải nghiệm tuyệt vời khi có một lương tâm lành mạnh.

Nếu có gì đó sai trật với lương tâm của bạn hãy ăn năn tội mình với Chúa. Hãy sửa cho đúng trước Ngài. Đừng bắt đầu một ngày hay bắt đầu làm mọi thứ với một lương tâm dơ dáy. Đức Chúa Jê-sus Christ có thể tha thứ bạn, làm bạn tinh sạch, và ban cho bạn một lương tâm lành mạnh. Khi đó bạn có thể học cách sử dụng lương tâm mình và sống đem lại vinh hiển cho Đức Chúa Trời.

Chương 2

Món quà Chúa ban

            Lương tâm của bạn rất quan trọng, và bạn phải thật cẩn thận với những gì bạn làm với nó và làm cùng nó. Hãy để tôi cho bạn tám lý do tại sao lương tâm bạn lại quan trọng.

 

Lương tâm là món quà Chúa ban

Lương tâm của bạn quan trọng vì nó là món quà Chúa ban cho bạn. Bạn được dựng nên “theo hình của Ngài” (Sáng Thế Ký 1:27). Được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời nghĩa là chúng ta có trí óc để suy nghĩ, một tâm hồn để cảm nhận và một ý chí để quyết định. Bản chất của chúng ta là một linh hồn. Một con người không chỉ có phần thân thể; về bản chất người đó là một linh hồn. Thánh Augustine đã nói “Chúa dựng nên chúng con cho chính Ngài; tâm hồn của chúng con sẽ không yên nghỉ cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa.” Một minh chứng khác về hình ảnh của Đức Chúa Trời trong con người là khả năng phân biệt đúng sai. Rô-ma 2:14,15 nói với chúng ta rằng con người có lương tâm. Đó là món quà Chúa ban cho con người.

Các nhà khoa học đang cố gắng khám phá lương tâm đến từ đâu. Một số những quan điểm sai trật về nguồn gốc của lương tâm đã được phát triển. Một vài người nói rằng lương tâm có từ sau khi con người xuất hiện –đó là một phần của sự tiến hóa. Khi con người tiến hóa qua nhiều thế kỷ, lương tâm cũng tiến hóa cùng với con người. Và Darwin trong cuốn sách Nguồn Gốc Loài Người đã nói thế này: “Điểm khác biệt nhất giữa con người và các động vật cấp thấp khác là ý thức đạo đức hay còn gọi là lương tâm chính là điều quan trọng nhất.” Thậm chí cả Darwin cũng không thể giải thích lương tâm đến từ đâu.

Lương tâm không phải là một sản phẩm phụ của tiến hóa; nó cũng không có sau khi chúng ta xuất hiện. Lương tâm cũng chẳng có nguồn gốc từ xã hội quanh ta. Tôi nghe mọi người nói rằng lương tâm đơn thuần chỉ là tổng hợp tất cả các chuẩn mực đạo đức của xã hội quanh ta.

Triết gia Schopenhauer đã nói rằng lương tâm bao gồm “Một phần năm là sự sợ hãi của con người, một phần năm là sự mê tín, một phần năm là định kiến, một phần năm là phù phiếm và một phần năm là phong tục.” Nói cách khác, lương tâm của bạn là một kiểu “sa-lát trộn” bạn trộn mọi thứ trong xã hội của bạn lẫn nhau.

Xã hội giúp chúng ta có những tiêu chuẩn đạo đức, nhưng xã hội không cho chúng ta lương tâm. Chúng ta học được rằng lương tâm là một khả năng đặc biệt nó đáp ứng những tiêu chuẩn đạo đức mà ta có. Lương tâm không sản sinh ra tiêu chuẩn đạo đức và tiêu chuẩn đạo đức không sản sinh ra lương tâm. Lương tâm là một cửa sổ cho ánh sáng chiếu vào –nó không sản sinh ra ánh sáng. Trong khi con người có nhiều tập quán khác nhau và tiêu chuẩn đạo đức khác nhau ở mỗi vùng trên thế giới, lương tâm vẫn có cùng việc làm đó cho dù bạn có đi đâu chăng nữa.

Lương tâm không có từ sau khi chúng ta ra đời và lương tâm cũng không đến từ những thứ ở quanh ta. Lương tâm cũng chẳng đến từ sâu thẳm bên trong mỗi chúng ta. Nhiều nhà tâm thần học muốn chúng ta tin rằng chúng ta có thể tạo ra lương tâm của chúng ta –nó là phụ phẩm của cách mẹ chúng ta nuôi nấng chúng ta và cách cha chúng ta dạy dỗ chúng ta. Tôi không đồng tình với tất cả các cách giải thích này. Tôi nghĩ rằng lương tâm là món quà của Chúa. Theo lời của Ngài, lương tâm đến từ Đấng Tối cao. Lương tâm là một hiện tượng phổ biến. Bạn có thể tìm thấy lương tâm ở mọi nơi trên thế giới; vì thế, nó phải có một khởi nguồn chung và khởi nguồn chung đó chính là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã đặt để trong tâm hồn của mỗi người một khả năng đặc biệt phi thường mà chúng ta gọi nó là lương tâm. Vì thế bạn phải cẩn trọng với cách mà bạn đối xử với lương tâm mình bởi lương tâm là món quà Chúa ban cho bạn.

 

Lương Tâm Dẫn Lối Cho Hạnh Kiểm Của Chúng Ta

 

Lý do thứ hai giải thích tại sao lương tâm lại quan trọng là: Lương tâm dẫn lối cho hạnh kiểm của chúng ta. Tôi nghe mọi người nói rằng: “Hãy để lương tâm dẫn lối cho bạn.” và dưới một góc độ nào đó thì đây là một lời khuyên tốt. Nó quan trọng đấy tuy nhiên để lương tâm dẫn chúng ta làm đúng thì phải có một chuẩn mực đạo đức đúng đắn để lương tâm theo sau.

Trong sách Công Vụ 24:16 chúng ta đọc được những lời của sứ đồ Phao-lô: “Cũng vì cớ ấy, nên tôi vẫn gắng sức cho có lương tâm không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người.” Phao-lô thừa nhận rằng lương tâm của ông cần được tôi luyện. Nếu lương tâm không được tôi luyện, chức năng của nó sẽ hoạt động sai trật. Nó không bao giờ có thể là “không bị trách móc trước mặt Chúa và trước mặt loài người.” Nhưng khi lương tâm hoạt động đúng việc làm của nó, nó có thể dẫn dắt chúng ta.

Đức Thánh Linh muốn sử dụng lương tâm của bạn. Trong Rô-ma 9:1 Phao-lô đã viết rằng lương tâm ông làm chứng cho ông bởi Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh dùng lời Chúa để cho chúng ta biết ý muốn của Đức Chúa Trời và lương tâm của chúng ta liên quan đến quá trình này. Nếu lương tâm của bạn hoạt động theo mục đích nó được tạo ra thì nó sẽ là la bàn để dẫn lối cho bạn, là ánh sáng hướng dẫn bạn và là quy luật mang lại cho bạn sự khôn ngoan trong đời sống Cơ Đốc Nhân.

Lương Tâm Khuyến Khích Sự Phục Vụ

 

Lương tâm là quan trọng vì nó là món quà Chúa ban và bởi vì nó có thể dẫn lối cho hạnh kiểm của bạn. Lý do thứ hai giải thích tại sao lương tâm lại quan trọng là vì nó khuyến khích bạn trong sự phục vụ của Cơ Đốc Nhân.

Chúng ta đọc trong I Ti-mô-thê 1:5: “Mục đích của sự răn bảo, ấy là sự yêu thương, bởi lòng tinh sạch, lương tâm tốt và đức tin thật mà sanh ra.” Mục đích của lời Chúa là làm cho tôi có tình yêu thương từ một lòng tinh sạch, nhờ đó tôi có một lương tâm tốt và nhờ lương tâm tốt này tôi mới có thể có một đức tin thành thật không dối trá.

Trong I Ti-mô-thê 1:19 nói rằng: “Cầm giữ đức tin và lương tâm tốt. Mấy kẻ đã chối bỏ lương tâm đó, thì đức tin họ bị chìm đắm.” Khi bạn bắt đầu đùa giỡn với lương tâm mình thì bạn chuẩn bị bị chìm đấy. Lương tâm là kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta. Khi bạn không theo kim chỉ nam đó hay bạn cố gắng thay đổi nó thì kết cục của bạn là bị chìm đắm.

Trong I Ti-mô-thê 3:9 Phao-lô đã viết rằng các chấp sự nên giữ “Nhưng phải lấy lương tâm thanh sạch giữ lẽ mầu nhiệm của đức tin.” Vậy nên lương tâm được kết nối rất hoàn hảo với chức vụ của chúng ta và sự phục vụ của Cơ Đốc Nhân.

Trong II Cô-rinh-tô 4:2 Phao-lô đã viết: “Nhưng chúng tôi từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín. Chúng tôi chẳng theo sự dối gạt, và chẳng giả mạo lời Đức Chúa Trời, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời chúng tôi tỏ bày lẽ thật, khiến lương tâm mọi người cho chúng tôi là đáng chuộng.”

Trong II Cô-rinh-tô 5:11 nói rằng: “Vậy chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta đều tin; Đức Chúa Trời biết chúng tôi, và tôi mong anh em cũng biết chúng tôi trong lương tâm mình.”

Trong chức vụ của mình, Phao-lô đã rất cẩn trọng để có một lương tâm tinh sạch và chăm lo cho người khác. Lương tâm rất quan trọng bởi nó khuyến khích chúng ta trong sự phục vụ của Cơ Đốc Nhân. Khi lương tâm bạn tinh sạch bạn có thể đối mặt với bất cứ kẻ thù nào.

 

Lương Tâm Làm Mạnh Mẽ Tình Anh Em Trong Chúa

Lương tâm làm mạnh mẽ tình anh em trong Chúa của Cơ Đốc Nhân. Chúng ta sẽ khám phá trong Rô-ma 14 và 15 và từ I Cô-rinh-tô 8, 9,10 một số người có một lương tâm mạnh mẽ và một số người có lương tâm yếu ớt. Những người có lương tâm yếu ớt thường xuyên gây ra những vấn đề trong mối quan hệ với anh em trong Chúa. Thỉnh thoảng những người có lương tâm mạnh mẽ cũng tạo ra những chuyện như vậy nhưng thông thường là ngược lại với những người có lương tâm yếu ớt.

            Một vài người có lương tâm yếu ớt trong sách Rô-ma hợp lại và họ không ăn thịt. Một vài người trong Hội Thánh Cô-rinh-tô có lương tâm mạnh mẽ thì họ không những ăn thịt mà còn ăn thịt tại các đền thờ thần tượng và tham gia vào các lễ hội tôn giáo khác. Phao-lô viết cho những người đó và giải thích lương tâm yếu ớt là như thế nào và lương tâm mạnh mẽ là như thế nào.

Bạn muốn trở thành một Cơ Đốc Nhân có lương tâm mạnh mẽ. Một lương tâm mạnh mẽ không cho phép bạn đặc quyền được phạm tội! Người có lương tâm mạnh mẽ phải công bố đặc ân và sự tự do mà chúng ta có trong lời của Chúa, tận hưởng những đặc ân và sự tự do đó nhưng không bao giờ sử dụng chúng để làm tổn thương người khác. Chúng ta sẽ giải quyết nhiều vấn đề lớn trong Hội Thánh của chúng ta nếu chúng ta muốn học làm thế nào để có một lương tâm mạnh mẽ. Con người thường bị chia rẽ dưới ánh mặt trời. Chúng ta là các Cơ Đốc Nhân không có đủ đức tin để chấp nhận sự thật trong lời Chúa và làm theo. Đôi khi những Cơ Đốc Nhân có lương tâm mạnh mẽ không biết làm sao để chấp nhận những Cơ Đốc Nhân có lương tâm yếu ớt và giúp họ trưởng thành trong Chúa. Lương tâm sẽ làm mạnh mẽ tình anh em trong Chúa của chúng ta.

 

Lương Tâm Khuyến Khích Chúng Ta Làm Chứng Về Chúa

            Lý do thứ năm tại sao lương tâm lại quan trọng. Lương tâm khuyến khích sự ra đi làm chứng cho Chúa. Khi bạn có một lương tâm mạnh mẽ, một lương tâm tốt bạn sẽ không sợ hãi khi phải đối diện với những vấn đề, những sự khó khăn của cuộc sống. Bạn sẽ thấy những khó khăn đó chính là những cơ hội để làm chứng.

I Phi-e-rơ 2:19 nói rằng “Vì nhân cớ lương tâm đối với Đức Chúa Trời, mà chịu khốn nạn trong khi bị oan ức, ấy là một ơn phước.” Bất kỳ ai cũng phải chịu khổ sở khi anh ta làm gì đó sai –thì điều này không phải là một ơn phước. Nhưng khi bạn làm một vài điều đúng và bạn phải chịu khổ thì chuyện này lại khác. Điều gì đã làm bạn vượt qua được sự khốn khổ đó. Chính là nhờ một lương tâm tốt. Khi lương tâm đứng về phía bạn và Đức Chúa Trời, nó sẽ tạo ra những khác biệt nhỏ về những gì mà mọi người nói về bạn hay đối xử với bạn.

I Phi-e-rơ 3:15,16 nói rằng, “Nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em,song phải hiền hòa và kính sợ, phải có lương tâm tốt, hầu cho những kẻ gièm chê cách ăn ở lành của anh em trong Đấng Christ biết mình xấu hổ trong sự mà anh em đã bị nói hành.”

Một lương tâm tốt khuyến khích bạn làm chứng. Không gì có thể làm bạn ngậm miệng giống như khi lương tâm lên án bạn. Khi chúng ta biết chúng ta đã làm điều gì đó sai, khi đó sẽ có gì đó ngăn trở giữa chúng ta với Chúa, và chúng ta sẽ không thể nào là những chứng nhân giỏi phải không?

Lương Tâm Giúp Ta Trong Sự Cầu Nguyện

Lý do thứ sáu giải thích tại sao chúng ta phải có một lương tâm tốt. Lương tâm tốt giúp ta trong sự cầu nguyện. I Giăng 3:19-22 nói “Bởi đó, chúng ta biết mình là thuộc về lẽ thật, và giục lòng vững chắc ở trước mặt Ngài. Vì nếu lòng mình cáo trách mình,thì Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa, và biết cả mọi sự. Hỡi kẻ rất yêu dấu, ví bằng lòng mình không cáo trách, thì chúng ta có lòng rất dạn dĩ, đặng đến gần Đức Chúa Trời: và chúng ta xin điều gì mặc dầu, thì nhận được điều ấy, bởi chúng ta vâng giữ các điều răn của Ngài và làm những điều đẹp ý Ngài.”

Nếu tôi quỳ gối cầu nguyện mà lương tâm lên án tôi, tôi sẽ phải ăn năn tội của mình thì mới có thể nói chuyện với Đức Chúa Trời. Nếu tôi đến với Chúa bằng lời cầu nguyện mà có gì đó trong đời sống tôi sai trật thì lương tâm tôi sẽ nói với tôi về điều đó. Thật tuyệt vời nếu có thể cầu nguyện trong ý muốn của Chúa mà không bị buộc tội bởi lương tâm của chúng ta.

Tác giả Thi Thiên nói rằng, “Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi.” (Thi Thiên 66:18). Lương tâm nâng đỡ chúng ta trong sự cầu nguyện. Khi chúng ta đối mặt với Chúa, nếu chúng ta có một lương tâm tốt, một lương tâm không làm ai buồn lòng mà hướng về Đức Chúa Trời và người khác thì chúng ta có thể cầu nguyện một cách có hiệu quả.

Đức Chúa Jesus đã nói về điều này trong Bài giảng trên núi. Ngài phán rằng: “Ấy vậy, nếu khi nào ngươi đem dâng của lễ nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ.” (Ma-thi-ơ 5:23-24)

 

Lương Tâm Tác Động Đến Quyền Làm Công Dân

Lý do thứ bảy giải thích tại sao chúng ta phải chú ý đến lương tâm của mình và phải cẩn thận như thế nào khi xử sự với nó: Lương tâm tác động đến quyền được làm công dân.

Có những thời điểm nào đó mà các Cơ Đốc Nhân không tuân lệnh chính phủ? Trong Rô-ma 13 chúng ta được dạy rằng mọi người phải vâng phục bậc cầm quyền bởi vì họ được ban cho quyền chức bởi Đức Chúa Trời. Vì thế chúng ta nên tuân giữ luật pháp bởi vì Đức Chúa Trời lập ra chính phủ. Nếu như chúng ta không tuân giữ luật pháp thì chúng ta sẽ bị hình phạt.

Nhưng trong Rô-ma 13:5 Phao-lô nói rằng, “Vậy nên cần phải vâng phục, chẳng những vì sợ hình phạt thôi, nhưng cũng vì cớ lương tâm.” Vậy người từ chối nhập ngũ vì nghĩ rằng điều đó trái với lương tâm thì sao? Có chỗ nào trong lời của Chúa nói về kháng cự thụ động không (phản đối mà không dùng bạo lực)? Nếu như lương tâm của bạn hoạt động đúng theo cách mà nó được tạo ra thì nó sẽ chỉ cho bạn biết rằng khi nào phải tuân theo luật và khi nào thì không tuân theo luật.

Giả sử rằng bạn không được phép làm chứng. Giả sử rằng như Đa-ni-ên, bạn không được phép cầu nguyện. Giả sử rằng giống như những bà mụ người Hê-bơ-rơ bạn phải giết trẻ em. Bạn sẽ làm gì? Lương tâm sẽ giúp chúng ta để có quyền công dân. Nó sẽ giúp chúng ta trở thành những công dân tốt và sử dụng quyền công dân của mình để vinh hiển danh Đức Chúa Trời.

 

Lương Tâm Giúp Tạo Dựng Tính Cách

Lý do thứ tám giải thích tại sao chúng ta phải quan tâm tới lương tâm của mình chính là điều này: Lương tâm giúp tạo dựng tính cách. Hê-bơ-rơ 5:13,14 nói rằng, “Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu. Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhân, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ.” Tác giả đang nói về sự tăng trưởng tâm linh và trưởng thành trong đời sống theo Chúa. Nếu như bạn không sử dụng khả năng đặc biệt của mình (lương tâm) thì chúng sẽ trở nên vô dụng. Nếu một người buộc tay phải của họ vào thân thể họ và không dùng đến nó, nó sẽ bị teo lại.

Ý nghĩa thuộc linh về việc làm của lương tâm cũng giống như vậy. Nếu như chúng ta không rèn luyện các giác quan thuộc linh của mình thì chúng ta sẽ không thể nào học được cách phân biệt giữa tốt và xấu, và vì thế chúng ta không trưởng thành trong Chúa. Vì thế việc tạo dựng lương tâm của chúng ta rất quan trọng đối với chúng ta –để có một lương tâm tốt, một lương tâm trong sạch, một lương tâm không trách móc –bởi những điều này giúp chúng ta tạo dựng nhân cách của một Cơ Đốc Nhân.

Tôi tin là tôi đã thuyết phục được bạn bằng tám lý do trên rằng: Lương tâm là quan trọng. Chúng ta không thể đùa cợt, giỡn chơi với lương tâm. Lương tâm là món quà Chúa ban. Nó có thể dẫn lối cho hạnh kiểm của bạn, khuyến khích sự phục vụ, làm mạnh mẽ tình anh em trong Chúa của Cơ Đốc Nhân, khích lệ bạn ra đi làm chứng, giúp bạn khi cầu nguyện, hướng dẫn bạn quan tâm đến quyền công dân, và cuối cùng là giúp bạn xây dựng nhân cách. Đó là lý do tại sao Charles Wesley viết trong bài thánh ca: “I want a principle within/ Of watchful, godly fear” (Tôi cần một nguyên lý bên trong/  vì sự kinh sợ thánh khiết và cảnh giác.) Nguyên lý đó chính là lương tâm.

Nếu như bạn nhận biết Chúa Jesus cách cá nhân, tin Ngài là Đấng Cứu Thế của bạn, Ngài sẽ thanh tẩy lương tâm của bạn và điều đó sẽ giúp bạn tạo dựng một cuộc sống để vinh hiển danh Đức Chúa Trời.

Chương 3:

Một Lương Tâm Tốt

Lương tâm là một trong những đầy tớ mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta để giúp chúng ta trong đời sống theo Chúa. Thánh Kinh Tân Ước đã nói có nhiều loại lương tâm: lương tâm trong sạch, lương tâm dơ dáy, lương tâm tốt và lương tâm xấu, một lương tâm mạnh mẽ và lương tâm yếu đuối.

Chúng ta phải tập trung vào các đặc điểm của lương tâm tốt. Sứ đồ Phao-lô đã nói trong Công Vụ 24:16, “Cũng vì cớ ấy, nên tôi vẫn gắng sức cho có lương tâm không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người.” Vậy đặc điểm của lương tâm tốt là gì? Nó có ít nhất 3 đặc điểm.

Lương Tâm Tốt Phải Hiệu Quả

Đầu tiên lương tâm tốt phải hiệu quả. Lương tâm phải làm việc. Nếu bạn có một cái ô tô không chạy được, thì bạn không nên gọi nó là một chiếc ô tô tốt. Bạn chỉ nên gọi nó là một cái ô tô dởm. Nếu như bạn có lương tâm hoạt động không hiệu quả thì bạn không thể gọi nó là lương tâm tốt. Lương tâm tốt là lương tâm hoạt động thực sự trong đời sống chúng ta.

 

Giữ Chúng Ta Đi Đúng Hướng

            Lương tâm tốt hoạt động hiệu quả giúp chúng ta đi đúng hướng. “Ta nay nhắc lại mạng lịnh mà ta đã truyền cho con, khi ta đi sang xứ Ma-xê-đoan, con phải ở lại Ê-phê-sô, để răn bảo những người kia đừng truyền dạy một đạo giáo khác, đừng nghe phù ngôn và gia phổ vô cùng, là những điều gây nên sự cãi lẫy, chớ chẳng bổ sự mở mang công việc của Đức Chúa Trời, là công việc được trọn bởi đức tin. Mục đích của sự răn bảo, ấy là sự yêu thương, bởi lòng tinh sạch, lương tâm tốt và đức tin thật mà sanh ra. Có vài kẻ xây bỏ mục đích đó, đi tìm những lời vô ích.” (I Ti-mô-thê 1:3-6).

Phao-lô cảnh báo Ti-mô-thê đừng liên quan tới các tà thuyết về lời Chúa. Điều đó giúp chúng ta tỏ rõ lương tâm tốt, và một lương tâm tốt giữ chúng ta đi đúng hướng.

Câu 6 sử dụng cụm từ “xây bỏ mục đích”. Cụm từ này nghĩa là họ đã nhắm trượt mục tiêu, họ bị chệch hướng, họ bị lạc hướng. Bạn thấy đấy, Đức Chúa Trời có một hướng đi cho mỗi chúng ta và tốt hơn hết là chúng ta nên theo đúng hướng đó. Nếu chúng ta không đi theo hướng đó, chúng ta sẽ không đạt được mục đích mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho chúng ta. Một lương tâm tốt sẽ giữ chúng ta không bị lạc vào những chuyện bịa đặt và những lý lẽ ngu ngốc.

Hơn 30 năm nay trong chức vụ của mình tôi đã thấy nhiều người đi sai hướng trong bước đường theo Chúa. Họ chỉ đơn giản là không nhắm đúng mục tiêu. Họ lạc sang những con đường vòng, những thứ tầm thường. Không may là một vài người trong số họ sa vào tội lỗi và bất tín. Lương tâm tốt sẽ bảo vệ bạn tránh khỏi những điều này.

Giúp Chúng Ta Đắc Thắng

            Điều thứ hai là một lương tâm tốt sẽ giúp bạn đắc thắng. I Ti-mô-thê 1:18,19 nói rằng, “Hỡi Ti-mô-thê, con ta, sự răn bảo mà ta truyền cho con, theo các lời tiên tri đã chỉ về con, tức là, phải nhờ những lời đó mà đánh trận tốt lành, cầm giữ đức tin và lương tâm tốt. Mấy kẻ đã chối bỏ lương tâm đó, thì đức tin họ bị chìm đắm.”

Đầu tiên là bạn lạc đường sau đó bạn sẽ bị chìm đắm. Chúng ta đang trong trận chiến. Chúng ta phải đánh một trận tốt lành. Một vài trận chiến thì tồi tệ nhưng đây là một trận chiến tốt lành, một trận chiến chống lại thế gian, xác thịt và ma quỷ. Những ai có đức tin và lương tâm tốt mới có thể đánh trận và đắc thắng. Chẳng có gì làm cho bạn can đảm hơn khi bạn phải đối diện với những trận chiến ngoài một lương tâm tốt, một lương tâm hoạt động đúng việc làm trong đời sống của bạn.

Ti-mô-thê đã có một vài trận đánh trong Ê-phê-sô nơi ông trở thành mục sư. Đó chẳng phải là một nơi dễ dàng trở thành mục sư. Các giáo sĩ thường viết cho tôi hoặc gọi điện cho tôi và nói rằng: “Người anh em Wiersbe, tôi đang ở một nơi dữ dội.” Đó không phải là những nơi thoải mái. Bất cứ khi nào bạn giương ngọn cờ  của Jesus Christ thì ma quỷ sẽ đến và chiến đấu với bạn, nó sẽ sử dụng những thành viên trong Hội Thánh để làm điều đó! Nếu như bạn cầm giữ đức tin và lương tâm tốt thì bạn sẽ đánh trận tốt lành.

 

Giúp Chúng Ta Thành Thật

Một lương tâm tốt không những giữ chúng ta theo đúng hướng mà còn giúp chúng ta đắc thắng mà một lương tâm tốt còn giúp chúng ta thành thật. Hê-bơ-rơ 13:18 nói, “Hãy cầu nguyện cho chúng tôi, vì chúng tôi biết mình chắc có lương tâm tốt, muốn ăn ở trọn lành trong mọi sự.” Từ được dịch là “honestly”(thành thật) có nghĩa là “tuyệt vời, có vẻ, thích hợp” Đời sống theo Chúa là một đời sống tuyệt vời. Cơ Đốc Nhân không phải để tạo ra các vấn đề -họ là để giải quyết vấn đề. Thông thương một Cơ Đốc Nhân không tạo ra các vấn đề, mà anh ta tiết lộ vấn đề. Những vấn đề đã có ở đó từ trước. Nhưng nếu bạn có một lương tâm tốt, bạn có thể sống một đời sống chân thật, một đời sống tuyệt vời. Mọi người sẽ nhìn bạn và nói rằng “Có gì đó quanh người này và người này thật đáng yêu.”

Thật không may khi các Cơ Đốc Nhân không trả tiền hóa đơn, thật không may khi các Cơ Đốc Nhân có những tai tiếng trong cộng đồng kinh doanh. Nếu một người có lương tâm tốt, họ sẽ sống trung thực, trả hóa đơn và giữ những lời mình hứa. Anh ấy sẽ giữ đúng hợp đồng vì lương tâm anh ấy sẽ giúp anh sống chân thật.

 

Giúp Chúng Ta Tiếp Tục Làm Chứng

 

Trong I Phi-e-rơ 3:14-17 chúng ta khám phá ra rằng một lương tâm tốt rất hiệu quả trong việc giúp chúng ta tiếp tục làm chứng. “Nếu anh em phải vì sự công bình mà chịu khổ, ấy thật là có phước. Chớ sợ điều họ sợ và đừng rối trí; nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ, phải có lương tâm tốt, hầu cho những kẻ gièm chê cách ăn ở lành của anh em trong Đấng Christ biết mình xấu hổ trong sự mà anh em đã bị nói hành; vì nếu ý muốn Đức Chúa Trời dường ấy, thì thà làm điều thiện mà chịu khổ, còn hơn làm điều ác mà chịu khổ vậy.”

Phi-e-rơ đã viết cho mọi người những người đang bị buộc tội cách sai trái. Đó là một trải nghiệm thật khó khăn. Họ bị buộc tội vì nói những điều họ không nói, những việc họ làm mà họ không hề làm. Vậy làm thế nào họ có thể chứng minh được rằng những lời cáo buộc đó là sai? Liệu họ có phải đến tòa án không? Liệu họ có phải dự phiên kháng cáo? Không, ông nói đơn giản, “Hãy sẵn sàng để chứng kiến.”

Những trở ngại có thể trở thành cơ hội. Khi mọi người đang tạo ra lo phiền cho bạn, đó chính là cơ hội để chứng kiến xem liệu bạn có lương tâm tốt hay không. Nếu bạn làm điều dữ, lương tâm sẽ quở trách bạn, và buộc tội bạn, nhưng nếu bạn làm điều lành, lương tâm sẽ khích lệ bạn. Chẳng có gì hơn một lương tâm tốt có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn trong khi mọi người đang nói dối về bạn.

Một lương tâm tốt là một lương tâm hiệu quả. Nó giữ cho chúng ta đi đúng hướng, đem lại sự đắc thắng, giữ sự thành thật và chúng ta tiếp tục chứng kiến mỗi khi gặp những tình huống khó khăn. Ai từ bỏ lương tâm tốt, họ sẽ bắt đầu đi sai hướng và hướng tới bờ vực của sự sống, và sớm thôi họ sẽ bị chìm đắm.

Điều này đã xảy ra với vua Sau-lơ. Vua Sau-lơ bắt đầu đùa giỡn với lương tâm mình, và ngay sau đó ông đã đi chệch hướng. Sau đó ông mất đi chiến thắng, bắt đầu nói dối và xin lỗi. Ngay sau đó ông đã chết. Quan trọng là phải có một lương tâm tốt. Một lương tâm tốt thì mới hiệu quả.

 

Lương Tâm Tốt Phải Được Khai Sáng

            Đặc điểm thứ hai của một lương tâm tốt là: Một lương tâm tốt là được khai sáng. Một lương tâm tốt phải được dạy dỗ bởi lời Chúa và được dắt dẫn bởi Đức Thánh Linh.

Đức Chúa Jesus so sánh lương tâm với một cửa sổ để ánh sáng chiếu qua. Ma-thi-ơ 6:22,23 nói rằng, “Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng; nhưng nếu mắt ngươi xấu, thì cả thân thể sẽ tối tăm. Vậy, nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao!”

Lương tâm là một cánh cửa sổ để ánh sáng chiếu qua đó, và khi bạn nhận được càng nhiều ánh sáng từ lời Chúa thì lương tâm bạn càng vận hành đúng chức năng của nó hơn. Lương tâm kết nối chính nó với tiêu chuẩn đạo đức cao nhất mà con người biết. Khi chúng ta trưởng thành trong đời sống của Cơ Đốc Nhân, tiêu chuẩn của chúng ta càng ngày càng cao hơn. Khi chúng ta gặp Chúa lần đầu chúng ta có nhiều thứ phải học. Khi ánh sáng bắt đầu rọi vào tâm hồn chúng ta, chúng ta sẽ thấy nhiều mạng nhện và bụi đất, chúng ta bắt đầu dọn sạch mọi thứ. Bạn càng biết Chúa bạn càng biết về ân điển của Đức Chúa Trời vì thế lương tâm bạn càng vận hành đúng chức năng của nó. Đây chính là lý do tại sao chúng ta phải đọc lời Chúa, động viên lẫn nhau và tìm kiếm ánh sáng từ Đức Thánh Linh.

Trong I Cô-rinh-tô 8 Phao-lô đã làm rõ rằng sự hiểu biết và lương tâm đi cùng với nhau. Lương tâm của một ai đó không phiền trách họ là bởi vì họ không có sự hiểu biết để soi sáng lương tâm của họ. Một vài người không có chút ánh sáng nào cả; họ là bóng tối –bóng tối của sự mê tín và ngu dốt.

Khi John Knox đang giảng về Phúc Âm ở Scotland và tìm cách thành lập Hội Thánh, nữ hoàng Mary, là người có sự khác biệt về niềm tin đã phản đối ông. Một ngày kia bà ấy nói với ông, “Lương tâm của tôi không giống thế.” John Knox đã trả lời nữ hoàng Mary rằng, “Thưa nữ hoàng, lương tâm yêu cầu sự hiểu biết và tôi e rằng sự hiểu biết này bà không có đâu.”

 

Một Lương Tâm Tốt Cần Được Rèn Luyện 

            Một lương tâm tốt là phải hiệu quả. Một lương tâm tốt phải được soi sáng. Và điều thứ ba, một lương tâm tốt cần được rèn luyện.

Phao-lô nói với Phê-lít, “Cũng vì cớ ấy, nên tôi vẫn gắng sức cho có lương tâm không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người.” Lương tâm của chúng ta như những cơ bắp, chúng cần phải được rèn luyện. Nếu lương tâm của chúng ta nằm im không hoạt động và cũng không được rèn luyện thì nó sẽ trở thành lương tâm xấu.

Hê-bơ-rơ 5:13,14 miêu tả điều này: “Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu. Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhân, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ.”

Mỗi giác quan vật lý của chúng ta đều có thể được rèn luyện để đạt đến độ thành thạo tuyệt vời. Con người có thể được dạy để nghe tốt hơn, hay nhìn rõ hơn. Một vài người có giác quan đặc biệt về xúc giác. Thậm chí cả khứu giác cũng có thể tập luyện được để đạt đến độ thành thạo tuyệt vời. Cùng một cách đó các giác quan tinh thần – thị giác thuộc linh, thính giác thuộc linh, khứu giác thuộc linh –phải được rèn luyện nếu chúng ta muốn thấu hiểu và điều này liên quan đến lương tâm.

Lương tâm phải được rèn luyện, nói cách khác thì nó không thể nào là một lương tâm tốt. Và bạn rèn luyện lương tâm bạn khi bạn tuân giữ lời Chúa, khi bạn làm những điều Đức Chúa Trời bảo bạn làm. Giống như một nhạc sĩ chỉ phát triển tài năng của mình chỉ khi nào ông ấy tập với âm nhạc của mình, như một đầu bếp phát triển tài nấu ăn của mình khi ông liên tục chuẩn bị các bữa ăn hay giống như một họa sĩ phát triển tài năng của mình khi ông vẽ càng nhiều –vậy nên Cơ Đốc Nhân phát triển cảm giác nhạy bén, tinh tế về điều đúng điều sai chỉ khi nào người đó tuân giữ lời Chúa. Một lương tâm tốt là lương tâm phải được rèn luyện.

Từ Hy Lạp (apeiros) được dịch là “không khéo tay, không có kỹ năng” trong Hê-bơ-rơ 5:13 nghĩa là “Không có kinh nghiệm.” Từ Hy Lạp (gumnazo) được dịch là “rèn luyện” trong câu 14 cho chúng ta từ tiếng Anh “Gymnasium” (Phòng tập thể dục, tập gym.) Người Hy Lạp là những tín hữu giỏi về tập luyện thể dục. Tác giả Hê-bơ-rơ đã nói, “Khi bạn tập luyện giác quan vật lý và các cơ bắp thì bạn cũng rèn luyện các giác quan thuộc linh và lương tâm của mình, để có một lương tâm tốt thì lương tâm đó phải được rèn luyện.”

Bạn có lương tâm tốt không? Lương tâm bạn có hiệu quả không? Nó có làm việc không? Khi bạn làm gì đó sai lương tâm có quấy rầy bạn không? Khi bạn làm gì đó đúng và có người chống lại bạn, thì lương tâm có khích lệ bạn không?

Tôi tin rằng lương tâm bạn là lương tâm được soi sáng và bạn đang trưởng thành trong sự thông biết lời Chúa. Tôi tin rằng bạn không sống bởi phong tục hay truyền thống mà sống bởi chân lý của lời Chúa.

Thật xúc động khi bạn không chỉ bước đi trong ánh sáng của lời Chúa mà còn mang theo ánh sáng của lời Chúa tới bất cứ nơi nào bạn đi.

Bạn có một lương tâm được rèn luyện không? Hay bạn nói rằng, “Ồ nó có tạo ra sự khác biệt nào đâu?” Cách duy nhất để lớn lên như một Cơ Đốc Nhân, cách duy nhất để đứng vững như một Cơ Đốc Nhân, cách duy nhất để sống có ích như một Cơ Đốc Nhân là rèn luyện lương tâm bạn để lớn lên trưởng thành trong Chúa. Có một lương tâm tốt là một điều tuyệt vời. Hãy làm mọi thứ có thể để giữ lương tâm bạn trong tình trạng tốt. Một khi lương tâm tốt bắt đầu thất bại bạn sẽ bị chìm đắm.

Xin Chúa giúp chúng ta có một lương tâm tốt.

 

Chương 4

Một Lương Tâm Yếu Ớt

            Sứ đồ Phao-lô dành gần 5 đoạn trong 2 thư tín của ông viết về những vấn đề gây ra bởi những người có lương tâm yếu đuối: I Cô-rinh-tô 8,9 và 10 và Rô-ma 14 và 15. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phát triển một lương tâm mạnh mẽ bởi những Cơ Đốc Nhân có lương tâm yếu đuối có thể tạo ra những vấn đề cho chính họ và cho những tín hữu khác. Thực tế thì tôi bị thuyết phục rằng nhiều sự chia rẽ và bất đồng trong Hội Thánh ngày nay và Tin Lành thế giới được tạo ra bởi những người có lương tâm yếu ớt.

Hãy xem xét vấn đề của một lương tâm yếu đuối bằng cách xem xét 3 đề mục quan trọng sau.

Đặc Điểm Của Một Lương Tâm Yếu Đuối

            Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét những đặc điểm của một lương tâm yếu ớt. Làm sao tôi có thể nói với bạn rằng liệu lương tâm tôi có yếu hay không? Có ít nhất 8 đặc điểm của một người có lương tâm yếu đuối.

 

Được cứu và ở trong Hội Thánh

Điều đầu tiên là người đó được cứu. Chúng ta hãy làm rõ vấn đề này. Anh ta được cứu, và điều thứ hai là anh ta ở trong Hội Thánh. Trong Rô-ma 14:1 Phao-lô đã nói: “Hãy bằng lòng tiếp lấy kẻ kém đức tin, chớ cãi lẫy về sự nghi ngờ.” Nói cách khác người này là một Cơ Đốc Nhân, và anh ta ở trong Hội Thánh. Anh ta lẽ ra không thuộc về Hội Thánh bởi vì có lương tâm yếu ớt.

Thiếu sự hiểu biết

            Điều thứ ba, người đó thiếu sự hiểu biết. Trong I Cô-rinh-tô 8:7 chúng ta đọc thấy những lời này: “Nhưng chẳng phải mọi người đều có sự hay biết đó. Một đôi người vì nghĩ thường có thần tượng, nên khi ăn của cúng tế đó cho là của cúng tế thần tượng; thì lương tâm yếu đuối của họ bởi đó ra ô uế.”

Vấn đề ở Hội Thánh Cô-rinh-tô là “Liệu một Cơ Đốc Nhân có được ăn thịt đã được cúng trên bàn thờ của các thần tượng không?” Nơi bán thịt rẻ nhất ở Cô-rinh-tô là từ các cửa hàng thịt ở đền thờ. Những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ nói rằng, “Thần tượng chả là gì, và thịt được cúng cho thần tượng chẳng hề ô uế; vậy nên tôi sẽ mua thịt đó.” Những Cơ Đốc Nhân yếu đuối thì nói rằng “Ôi không! Chúng ta được cứu khỏi việc thờ lạy thần tượng và thịt đó đã bị ô uế!” Và như vậy thì các Cơ Đốc Nhân yếu đuối không có đủ nhận thức để hiểu được những điều tâm linh. Họ vẫn đang sống đó nhưng vẫn là con đỏ và họ không nhận ra rằng đồ ăn tự nó không tốt cũng không xấu trong sự liên quan tới đời sống thuộc linh.

Dễ Bị Tổn Thương Và Dễ Bị Công Kích

Đặc điểm thứ 4 của người có lương tâm yếu đuối là dễ bị tổn thương và dễ bị công kích. I Cô-rinh-tô 8:12 nói, “Khi nào mình phạm tội cùng anh em như vậy, làm cho lương tâm yếu đuối của họ bị thương, thì là phạm tội cùng Đấng Christ.” Rô-ma 14:15 nói rằng, “Vả, nếu vì một thức ăn, ngươi làm cho anh em mình lo buồn, thì ngươi chẳng còn cư xử theo đức yêu thương nữa. Chớ nhân thức ăn làm hư mất người mà Đấng Christ đã chịu chết cho.”

 

Không Kiên Định

Người có lương tâm yếu đuối thì rất dễ bị tổn thương, rất dễ bị tấn công, và anh ấy buồn bực vì những người có lương tâm mạnh mẽ tự do rèn luyện. Vì thế điều này dẫn đến đặc điểm thứ 5: Anh ấy không kiên định, dễ vấp ngã. Rô-ma 14:13 nói, “Vậy chúng ta chớ xét đoán nhau; nhưng thà nhứt định đừng để hòn đá vấp chân trước mặt anh em mình, và đừng làm dịp cho người sa ngã.”

Những đứa trẻ nhỏ chưa đủ lớn dễ vấp ngã bởi những thứ nhỏ nhất. Nhưng người trưởng thành những người đã biết đi biết cách giữ thăng bằng, sẽ không phải lo lắng về những thứ như vậy.

 

Chỉ Trích Người Khác

            Đặc điểm thứ 6 của một người có lương tâm yếu đuối là: Người đó rất hay chỉ trích người khác. Ro-ma 14:3,4 nói rằng: “Người ăn chớ khinh dể kẻ không ăn; và người không ăn chớ xét đoán kẻ ăn, vì Đức Chúa Trời đã tiếp lấy người. Ngươi là ai mà dám xét đoán tôi tớ của kẻ khác? Nó đứng hay ngã, ấy là việc chủ nó;  song nó sẽ đứng, vì Chúa có quyền cho nó đứng vững vàng.”

Nan đề trong Hội Thánh Rô-ma là bạn nên ăn gì và bạn nên tôn kính Chúa ngày nào. Họ gặp vấn đề về việc kiêng ăn và những ngày được biệt riêng để tôn kính Chúa. Những Cơ Đốc Nhân yếu đuối nói rằng: “Ồ chúng ta không thể ăn thịt này! Chúng ta không thể ăn những thứ này!” Những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ nói rằng, “Anh có thể ăn bất cứ thứ gì.” Những Cơ Đốc Nhân yếu đuối nói rằng, “Có những ngày rất đặc biệt, và chúng ta phải kỷ niệm những ngày này.” Những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ nói rằng “Mỗi ngày là một ngày tốt lành nếu anh bước đi cùng với Chúa.” Kết quả là một Hội Thánh bị chia rẽ bởi những người Cơ Đốc Nhân yếu đuối chỉ trích những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ.

Tuân Giữ Luật Pháp Một Cách Tuyệt Đối

            Các Cơ Đốc Nhân có lương tâm yếu đuối thì tuân giữ luật pháp cách tuyệt đối. Người đó sống bởi luật lệ và qui định bởi vì anh ta sợ sự tự do. Anh ta giống như một đứa trẻ. Một đứa trẻ thích được bao bọc ôm ấp bởi tình yêu của người Mẹ -nó thích được bảo vệ. Vì thế một ngày nọ Mẹ nói rằng, “Được rồi, con phải đến trường.” Đứa trẻ nói rằng, “Con không muốn đến trường.” Vậy nên nó trốn từ trường về nhà, trốn mỗi khi phải đi học. Tại sao? Nó sợ sự tự do. Thật nguy hiểm khi băng qua đường. Thật nguy hiểm khi bị quẳng vào đám đông toàn những người xa lạ. Những người lớn trưởng thành không lo lắng về điều đó. Thực tế là khi chúng ta trưởng thành trong Chúa chúng ta vui mừng khi có những kinh nghiệm mới, gặp gỡ những người mới, đối mặt với những thách thức mới.

Người có lương tâm yếu đuối tuân giữ luật pháp cách tuyệt đối. Anh ta theo nhiều luật lệ và qui tắc. Xin hãy hiểu rằng, tôi không chống lại các tiêu chuẩn. Người lớn trưởng thành phải có những tiêu chuẩn. Có những thứ tốt hơn hết là chúng ta không nên làm. Nhưng đó không phải là cách mà chúng ta tạo dựng cuộc sống của mình. Chúng ta có những tiêu chuẩn đạo đức vì chúng ta yêu Chúa, bởi vì chúng ta yêu người khác, bởi vì chúng ta đã học được cách đánh giá đúng như thế nào là tốt, như thế nào là đúng, và như thế nào là thánh khiết. Nhưng những người lương tâm yếu đuối thì rất nguyên tắc. Anh ta đánh giá mọi người bằng luật lệ của mình và anh ta dễ công kích người khác nếu bạn làm gì đó khác với cách mà anh ta làm.

 

Bị Lộn Xộn Về Quyền Ưu Tiên

            Cuối cùng, người có lương tâm yếu đuối bị lộn xộn về quyền ưu tiên. Họ tập trung vào những vấn đề bên ngoài chứ không phải những vấn đề bên trong và cuộc sống đời đời. Rô-ma 14:17 nói rằng, “Vì nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh vậy.” Những sứ đồ yếu đuối có một danh sách những luật lệ, và quy tắc liên quan đến việc ăn gì và không được ăn gì, đi đâu và không được đi đâu. Nhưng Phao-lô nói rằng những thứ bề ngoài đó không phải là những điều quan trọng. Chúng là sản phẩm phụ của những gì Chúa đã làm trong tâm hồn của bạn. Vì thế đừng để quyền ưu tiên bị lộn xộn.

Một vài người có ý kiến rằng những người theo những luật lệ cứng nhắc và quy tắc mới là những người có lương tâm mạnh mẽ, và người nào yêu thích sự tự do trong Chúa là những người có lương tâm yếu đuối. Nhưng trái lại là đằng khác! Những người có lương tâm mạnh mẽ thường có lòng khoan dung với những khác biệt mà anh ấy nhìn thấy ở người khác. Người có lương tâm mạnh mẽ thường không dễ bị vấp phạm, hay dễ bị công kích bởi những gì người khác nói và làm. Người có lương tâm yếu đuối là người khi thấy một điều gì đó trong tạp chí mà anh ta không thích là liền hủy lệnh đặt mua tạp chí. Cơ Đốc Nhân có lương tâm yếu đuối là loại người mà khi họ nghe thấy một đoạn nhạc họ không thích là bỏ nhà thờ đi về hoặc ngừng ủng hộ cho chương trình phát thanh về mục vụ. Người có lương tâm yếu đuối là người  nghe một diễn giả sử dụng cách diễn giải khác với cách mà anh ta ưa thích là sẽ bỏ nhóm. Người như vậy chẳng có gì gọi là tâm linh cả; anh ta cần phải làm nhiều việc để trưởng thành.

Nguyên Nhân Của Một Tâm Linh Yếu Đuối

           

Đây là đề mục thứ hai của chúng ta: Nguyên nhân gây ra một lương tâm yếu đuối là gì? Tại sao mọi người trong các Hội Thánh lại dễ dàng bị khiêu khích, chỉ trích, không kiên định và giữ luật pháp cách tuyệt đối? Cái gì gây ra điều này? Tôi nghĩ rằng điều cơ bản là họ chưa trưởng thành. Tôi nghĩ rằng những người này sợ sự tự do. Có lẽ họ đã được nuôi lớn theo cách này. Một vài người được nuôi dưỡng trong những ngôi nhà đầy rẫy những nguyên tắc và họ không có sự tự tin của Chúa trong đời sống mình. Một vài người cần được hỗ trợ ngay lập tức. Họ phải được nâng đỡ để giữ vững đức tin. Nói thẳng ra họ chỉ là những đứa trẻ.

Người có lương tâm yếu đuối có vẻ ngây thơ như trẻ con nhưng thực ra họ cư xử như trẻ con. Thật tuyệt vời khi một đứa trẻ bám lấy mẹ nó. Nhưng thật là kinh khủng khi một người 40 tuổi bám lấy một đống những luật lệ, quy tắc. Nói một cách tóm gọn là thiếu sự hiểu biết về thuộc linh.

Trong I Cô-rinh-tô 8 Phao-lô nói rất rõ rằng sự hiểu biết, tình yêu thương và lương tâm phải gắn liền với nhau. Chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết thì chúng ta cũng rèn luyện tình yêu thương, chúng ta trưởng thành trong Chúa và phát triển một lương tâm mạnh mẽ.

Hê-bơ-rơ 5:12-14 đã tóm tắt khá tốt tình huống này: “Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc. Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu. Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhân, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ.” Nói cách khác, khi con cái của Chúa được nuôi dưỡng bằng lời Chúa (thức ăn) và tuân theo lời Ngài (rèn luyện) thì người đó sẽ trưởng thành. Lương tâm sẽ trưởng thành khi nó được rèn luyện.

Bạn cản trở lương tâm trưởng thành như thế nào? Theo những gì mà người khác nói bạn phải nói gì, làm gì. Có một danh sách những luật lệ và quy tắc, một vài tiêu chuẩn bên ngoài (khác với tiêu chuẩn của Kinh Thánh) sẽ hướng dẫn bạn để đưa ra quyết định.

Chúng tôi vui mừng là được nuôi dưỡng bốn đứa con. Khi chúng còn nhỏ, chúng tôi cũng có những luật lệ và quy tắc. Chúng tôi phải nói rằng: “Con không được ra đường lớn. Đừng mở cửa hậu, em con có thể bị té xuống cầu thang. Con không được để dao trên bàn. Em con có thể cầm dao và bị thương.” Nhưng khi những đứa trẻ đã lớn, gia đình chúng tôi phải linh hoạt hơn, và chúng tôi bắt đầu quản trị gia đình mình bằng tình yêu thương và những nguyên tắc đạo đức chứ không phải là những luật lệ và quy tắc.

Chúng tôi sống bằng những nguyên tắc đạo đức. Chúng tôi muốn con của mình khôn lớn. Chúng tôi muốn chúng có thể rèn luyện nhận thức của chúng. Chúng ta không thể bắt chúng quyết định ngay. Thật kinh khủng nếu Chúa giao cho chúng ta một cuốn sách luật trong đó viết chúng ta phải xem gì trên TV, phải đọc gì trên báo chí và phải làm cái này, phải làm cái kia. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể trưởng thành. Chúng ta không bao giờ có thể tập luyện các cơ bắp của mình.

Nguyên nhân tạo nên một lương tâm yếu đuối là do thiếu sự hiểu biết (cửa sổ không để ánh sáng đi qua), thiếu sự rèn luyện và sợ hãi sự tự do. Một vài giáo sĩ giữ những người yếu đuối để họ có thể thao túng những người này làm những gì họ muốn. Nhiệm vụ của tôi là một giáo sĩ Cơ Đốc là phải giúp bạn trưởng thành, điều đó dẫn chúng ta tới đề mục thứ 3.

 

Cách Chữa Trị Cho Một Lương Tâm Yếu Đuối

Có cách gì để chữa lành cho một lương tâm yếu đuối không? Tôi sẽ nói với bạn rằng không phải chữa lành là xong. Không phải la mắng chửi rủa, cũng không phải là gõ vào đầu những người yếu đuối!

Nếu như đứa con nhỏ của bạn đang nằm trên giường và nói “Cha ơi có một con gấu nằm dưới giường,” bạn biết rõ rằng không có con gấu dưới giường. Nhưng la hét không giải quyết vấn đề. Bạn sẽ làm gì? Bạn vào trong phòng, mở đèn lên, ôm lấy con. Bạn đảm bảo với con rằng bố và mẹ ở đó. Sau đó con bạn sẽ cười và nói, “Ôi con đoán là chẳng có gấu dưới gầm giường.”

Những “trẻ nhỏ” ở trong Hội Thánh có lương tâm yếu đuối cần sự yêu thương, tin tưởng và rèn luyện.

Ê-phê-sô 4:15 cho chúng ta công thức: “Nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật.” Tình yêu thương mà không chân thật là giả dối nhưng chân thật mà không có tình yêu thương thì đó là bạo lực. Chúng ta chẳng muốn cả hai điều này. Nếu bạn có sự hiểu biết mà không có tình yêu thương thì đó là sự chuyên quyền. Nếu tôi biết gì đó mà bạn không biết, tôi có thể đe dọa bạn với điều mà tôi biết. Nhưng tình yêu thương không có sự hiểu biết sẽ gây ra sự vô tổ chức –cho phép bạn làm bất cứ điều gì bạn muốn. Sự hiểu biết và tình yêu thương phải cân bằng.

Trong I Cô-rinh-tô 8 Phao-lô đã nói rất rõ rằng chúng ta phải thật thận trong khi công kích lương tâm của một người nào đó. Lương tâm gắn chặt với những tiêu chuẩn cao nhất mà người đó biết. Chúng ta đừng đổ lỗi người đó hiểu biết ít; chúng ta phải giúp những người đó hiểu biết nhiều hơn. Chúng ta mở lời của Chúa ra và dạy dỗ họ.

Rô-ma 14 và 15 cho chúng ta 3 chỉ dẫn dành để giúp những người có lương tâm yếu đuối. Đầu tiên, hãy nhận lấy họ. “Hãy bằng lòng tiếp lấy kẻ kém đức tin, chớ cãi lẫy về sự nghi ngờ.” (14:1) Đừng tranh cãi với họ, hãy chấp nhận họ. Đừng tranh cãi về âm nhạc, giải nghĩa Kinh Thánh, hay là những điều thuộc thế gian, chỉ chấp nhận họ là được. Và nhận họ bằng tình yêu thương! Đừng đoán xét người khác. Đừng kết tội người khác. Hãy học để tha thứ cho nhau. Một người trưởng thành có thể hiểu rằng những người khác có thể có những điều khác biệt. Khác biệt với người khác không có nghĩa là xấu hay tốt hơn, nó chỉ có nghĩa là khác với mọi người. Vậy nên hãy chấp nhận họ.

Điều thứ hai, hãy soi sáng cho họ. Phao-lô đã nói với chúng ta rất rõ trong Rô-ma 14:13-23 hãy soi sáng cho họ, nâng đỡ họ, và giúp họ trưởng thành.

Và điều thứ ba, Rô-ma đoạn 15 nói rằng chúng ta nên làm đẹp lòng họ. “Vậy chúng ta là kẻ mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình.” (câu 1). Một đứa trẻ nhỏ thì cần phải cung cấp thức ăn cho nó. Đứa trẻ sẽ vui lòng (không làm hư, không nuông chiều nó), và cha mẹ phải nhượng bộ nó. Tại sao? Vì đứa trẻ thiếu sự hiểu biết và cần một thời kỳ chuyển tiếp, một cơ hội để trưởng thành.

Tại sao chúng ta lại phải chấp nhận người có lương tâm yếu đuối? Đó là vì chúng ta có thể mở mang trí óc cho anh ấy. Tại sao chúng ta lại phải làm đẹp lòng anh ta? Đó là vì chúng ta có thể mở mang trí óc cho anh ấy. Tại sao chúng ta chia sẻ sự chân thật trong tình yêu thương? Bằng cách đó chúng ta có thể giúp anh ấy trưởng thành từ một người có lương tâm yếu đuối trở thành người có lương tâm mạnh mẽ.

Tôi nghĩ những sai lầm mà chúng ta đang tạo ra trong các Hội Thánh ngày nay là chúng ta chấp nhận những người có lương tâm yếu đuối nhưng lại cứ để họ yếu đuối như vậy! Điều đó không đúng với Kinh Thánh! Chúng ta phải giúp đỡ họ trưởng thành. Rô-ma 14 đã nói rõ rằng nhiệm vụ của chúng ta là phải yêu thương họ, làm đẹp lòng họ và chấp nhận họ- để làm được điều đó chúng ta không thể tranh cãi với họ và kết án họ nhưng phải giúp họ trưởng thành khi đó họ sẽ giúp những Cơ Đốc Nhân khác trưởng thành.

Tôi nghĩ rằng có nhiều nan đề trong các Hội Thánh ngày nay là do những người có lương tâm yếu đuối gây ra. Họ chỉ trích, hay gây gổ, không kiên định, thiếu sự hiểu biết. Thật là bi kịch nếu những người này đứng vào vị trí lãnh đạo bởi vì họ sẽ kìm hãm những người khác trì trệ như những con đỏ.

Trong một gia đình, những đứa trẻ lớn hơn giúp những đứa bé hơn trưởng thành. Khi chúng ta có trong Hội Thánh một Cơ Đốc Nhân có lương tâm yếu đuối thì nhiệm vụ của chúng ta là giúp đỡ người đó trưởng thành. Thật là tuyệt diệu khi chúng ta hòa lẫn những người mạnh mẽ và những người yếu đuối trong Hội Thánh bởi vì những người có lương tâm yếu đuối sẽ luôn nhắc nhở những người có lương tâm mạnh mẽ không được kiêu ngạo, và tự đắc mà phải mềm mại, yêu thương và kiên nhẫn. Những người có lương tâm mạnh mẽ là phải giúp những người có lương tâm yếu đuối lớn lên.

Xin Chúa giúp chúng ta đừng có một lương tâm yếu đuối mà phải lớn lên trong Ngài, để có một lương tâm mạnh mẽ và giúp đỡ người khác trưởng thành và mạnh mẽ trong Chúa.

 

Chương 5

Một Lương Tâm Mạnh Mẽ

Chúng ta đã xem qua những người có lương tâm yếu đuối, và bây giờ chúng ta sẽ nghĩ về một lương tâm mạnh mẽ. Trong Rô-ma 14 và 15 Phao-lô đã giải quyết sự xung đột giữa mọi người trong Hội Thánh –những người có lương tâm yếu đuối và những người có lương tâm mạnh mẽ.

Phao-lô bắt đầu bằng việc nói rằng: “Hãy bằng lòng tiếp lấy kẻ kém đức tin, chớ cãi lẫy về sự nghi ngờ.” Điều này nghĩa là “Chớ cãi lẫy về sự nghi ngờ.”

Đời sống của một Cơ Đốc Nhân luôn có những chỗ nghi ngờ rằng những con người tốt lành và thánh khiết đã bất hòa trong suốt nhiều thế kỷ qua. Những chi tiết đặc trưng có thể đã thay đổi từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhưng vấn đề cơ bản thì vẫn y nguyên như vậy. Một Cơ Đốc Nhân nên làm gì? Một Cơ Đốc Nhân có thể đi xa tới đâu?

Trong sách Rô-ma tập hợp những nan đề tập trung vào đồ ăn và sự kỷ niệm những ngày đặc biệt. Những Cơ Đốc Nhân yếu đuối chỉ ăn rau, trong khi những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ thì ăn tất cả các loại đồ ăn. Những Cơ Đốc Nhân yếu đuối thì tưởng niệm những ngày cố định như những ngày rất đặc biệt với họ trong khi những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ thì nhận ra rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt với Chúa. Thật không may rằng những Cơ Đốc Nhân yếu đuối xét đoán những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ còn những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ thì xem thường những Cơ Đốc Nhân yếu đuối.

Trong Rô-ma 15:1 Phao-lô nói rằng: “Vậy chúng ta là kẻ mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình.” Ông đang nói về việc hãy mạnh mẽ về lương tâm. Ông không nói về sự mạnh mẽ của thân thể mà nói về sự mạnh mẽ thuộc linh sẽ đến khi chúng ta có một lương tâm mạnh mẽ.

Vậy nên lương tâm mạnh mẽ sẽ nghịch lại với lương tâm yếu đuối. Chú ý rằng một người có thể nói rằng anh ta có một lương tâm mạnh mẽ. Phao-lô dùng từ “chúng ta” thay vì từ “họ”: “Vậy chúng ta là kẻ mạnh.” Nếu bạn hỏi sứ đồ Phao-lô, “Phao-lô, ông là người có lương tâm mạnh mẽ?” ông ấy sẽ trả lời rằng “Vâng.” Một vài người có lẽ sẽ nói rằng “Sao ông lại tự cao như vậy?” Không điều này chẳng phải là tự cao đâu. Nếu bạn biết rằng bạn có một lương tâm mạnh mẽ, chẳng có lý do gì bạn phải giấu nó. Nếu bạn có một lương tâm mạnh mẽ, bạn sẽ có những trọng trách.

 

Các Đặc Điểm Của Một Lương Tâm Mạnh Mẽ

Vậy những đặc điểm của một người có lương tâm mạnh mẽ là gì?

 

Sự Hiểu Biết Thuộc Linh

            Trước hết anh ấy là một người có hiểu biết thuộc linh. Anh ấy biết lời của Chúa và những gì lời Chúa dạy về những vấn đề trong đời sống của Cơ Đốc Nhân.

Ví dụ, những loại đồ ăn khác nhau là một nan đề trong hội đồng ở Rô-ma. Những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ biết rằng Chúa Jesus tuyên bố tất cả các thức ăn đều tinh sạch. Phao-lô biết rằng Đức Chúa Trời đã sáng tạo mọi thứ đều tốt lành. Phi-e-rơ đã khám phá ra sự thật giống như vậy trên nhà cao khi ông đợi để ăn bữa tối (xem sách Công Vụ 10:9-16). Ông được Chúa dạy rằng mọi đồ ăn là tinh sạch. Vậy nên những Cơ Đốc Nhân có lương tâm mạnh mẽ thì cũng hiểu biết về thuộc linh. Anh ta không sống theo sự mê tín dị đoan, tập quán phong tục, hay là luật thời Cựu Ước. Anh ta sống bởi lẽ thật trong Tân Ước. Anh ta hiểu lẽ thật trong lời Chúa.

 

Hiểu Thấu Đáo

Điều thứ hai, người có lương tâm mạnh mẽ có sự hiểu biết thấu đáo. Anh ấy đã rèn luyện lương tâm mình, các giác quan, và năng lực thuộc linh. Anh ấy biết điều gì đúng điều gì sai và vì thế có thể đưa ra các quyết định đúng. Anh ấy rèn luyện lương tâm mình. Anh ấy không sợ khi phải tuân giữ lời Chúa.

Chúa Jesus nói trong Giăng 7:17 “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là ta nói theo ý ta.” Kết quả của sự tuân giữ lời Chúa là sự hiểu biết thuộc linh. Người có lương tâm mạnh mẽ sẽ hiểu thấu đáo bởi vì anh ấy rèn luyện năng lực tâm linh của mình. Anh ấy bước đi bởi đức tin và tin theo, tuân giữ lời Chúa.

 

Yêu Thích Sự Tự Do Trong Chúa.

Điều này dẫn chúng ta tới đặc điểm thứ 3: Anh ấy yêu thích sự tự do trong Chúa. Anh ấy biết rằng trong Chúa Jesus Christ anh ấy được tự do, và mọi thứ anh ấy có là của anh ấy và do Chúa ban cho chúng ta “Mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng.” (I Ti-mô-thê 6:17). Anh ấy nhận ra rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời đầy ân điển dư dật, rằng mọi món quà tốt lành nhất, hoàn hảo nhất đến từ Chúa. (xem Gia-cơ 1:17). Vì thế, Cơ Đốc Nhân có lương tâm mạnh mẽ phù hợp với lẽ thật của đức tin và vì thế anh ấy yêu thích sự tự do.

Nếu bạn đến gặp một vài thành viên của Hội Đồng Rô-ma, bạn sẽ  được nhìn thấy sự đối nghịch giữa tự do và lệ thuộc. Những Cơ Đốc Nhân yếu đuối thì sống lệ thuộc. Họ đang sống bởi luật của Cựu Ước và những qui tắc và hậu quả tất nhiên là họ không yêu thích sự tự do trong Đấng Christ. Những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ, trưởng thành thì ưa thích sự tự do trong Chúa bởi vì họ phù hợp với nó và thực hành những chân lý trong Kinh Thánh.

 

Khoan Dung Sự Khác Biệt Của Người Khác

            Những người có lương tâm mạnh mẽ không chỉ có sự hiểu biết thuộc linh và hiểu trọn vẹn, họ không chỉ yêu thích sự tự do trong Chúa, mà họ còn khoan dung sự khác biệt của người khác. Đây là một điều quan trọng. Một người có lương tâm mạnh mẽ không dễ bị khiêu khích.

Chúng ta chú ý rằng người có lương tâm yếu ớt thì dễ bị tổn thương. Nếu như ai đó làm điều gì anh ấy không thích, anh ấy sẽ bị tổn thương sâu sắc và xúc phạm lại người đó. Đó là một dấu hiệu nhận biết rằng anh ấy có lương tâm yếu đuối. Khi một người có lương tâm mạnh mẽ, anh ấy nhận ra rằng những người tốt lành, thánh khiết cũng có bất đồng về nhiều thứ trong thực tiễn và anh ấy sẽ không cảm thấy bị xúc phạm.

Một vài năm trước một người bạn của tôi đang làm giáo sĩ ở Scandanavia. Anh ấy và người thông dịch đang đi bộ xuống phố, và bạn tôi bắt đầu huýt sáo. Người thông dịch hỏi anh ấy rằng, “Ai sẽ giảng tối nay?” Và bạn tôi trả lời, “Tôi sẽ giảng tối nay.” Người thông dịch nói rằng, “Ôi không, ông không thể giảng tối nay. Không được vì ông vừa làm buồn lòng Chúa bằng cách huýt sáo.” Nhiều Cơ Đốc Nhân trong vùng này của thế giới cho rằng con người không nên huýt sáo. Cơ Đốc Nhân không bao giờ huýt sáo nơi công cộng.

Tại một buổi hội thảo cách đây vài năm một người bạn khác của tôi đang nói chuyện với một mục sư. Vị mục sư này đến từ một đất nước mà nơi đó không tán thành việc hút thuốc lá. Vị mục sư đó phàn nàn bạn tôi vì  có nhiều người trẻ tuổi đang ngồi tại bãi biển, ông ấy nói rằng, “Tôi cho rằng anh không nên hút thuốc ở đây.” Bạn tôi vươn tay và lấy ra vài điếu thuốc khỏi túi và nói. “Ông chăm sóc tín đồ ở đây còn chúng tôi chăm sóc tín đồ ở chỗ khác!”

Ông mục sư đã nói gì với bạn tôi? Ông ấy nói rằng, “Người anh em, có một điều như là phong tục của Cơ Đốc Nhân tùy địa phương. Ở một vài nơi trên thế giới có những điều không được phép thì có thể được đồng tình ở nơi khác.”

Bạn có thể nói rằng, “Nhưng đó không phải là mâu thuẫn sao?” Không, không phải đâu. Cơ Đốc Nhân có lương tâm mạnh mẽ  sẽ nhận ra rằng những người tốt lành và thánh khiết có thể không đồng tình khi áp dụng lời Chúa. Chúng ta không nói về giáo lý. Những nguyên tắc cơ bản về đức tin là đúng và không liên quan cho dù bạn ở nơi nào Châu Á, Châu Phi, Châu Úc hay Châu Mỹ. Nhưng áp dụng lời Chúa phải có sự thay đổi với văn hóa mỗi vùng. Chúng ta đang nói về một lãnh vực mà nó còn nhiều vấn đề tranh cãi. Một Cơ Đốc Nhân có lương tâm mạnh mẽ thì khoan dung những sự khác biệt của người khác. Anh ta nhận ra rằng sự khác biệt đó không quan trọng tới mức làm cho một người tốt hơn hay xấu hơn người khác. Bạn sẽ nhận ra những sự thay đổi khi bạn đi từ nơi này tới nơi khác từ nền văn hóa này tới nền văn hóa khác. Một người có lương tâm mạnh mẽ  thì không dễ bị xúc phạm. Một tín hữu mạnh mẽ không dễ bị vấp phạm và bị tổn thương. Anh ấy sẽ không ngồi và chăm sóc vết thương của mình. Anh ấy sẽ không bị chỉ trích. Những Cơ Đốc Nhân có lương tâm mạnh mẽ thì yêu thích sự tự do và muốn trao tặng sự tự do đó cho người khác.

 

Trách Nhiệm Của Những Cơ Đốc Nhân Mạnh Mẽ

Là một Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ còn có những trách nhiệm. Rô-ma 14 và 15 đã được viết chủ yếu là dành cho những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ và những đoạn này trình bày về trách nhiệm của chúng ta nếu chúng ta tuyên bố rằng chúng ta có một lương tâm mạnh mẽ.

 

Chấp Nhận Những Kẻ Yếu

            Trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là chấp nhận những người yếu đuối. “Hãy bằng lòng tiếp lấy kẻ kém đức tin, chớ cãi lẫy về sự nghi ngờ.” (Rô-ma 14:1). Chúng ta không được đẩy mọi người ra khỏi Hội Thánh chỉ vì họ chưa trưởng thành. Sự chăm sóc của Hội Thánh Chúa để giúp những em bé trưởng thành. Chúng ta phải có trách nhiệm nhận những Cơ Đốc Nhân có lương tâm yếu đuối.

 

Đừng Cãi Lẫy

Trách nhiệm thứ hai, chúng ta có trách nhiệm không được cãi lẫy với anh ta. Tôi khuyên bạn tuyệt đối không được tranh cãi với họ về những lãnh vực mà bạn không đồng tình. Chúng ta có thể thảo luận những nguyên lý, chúng ta có thể thảo luận giáo lý trong Kinh Thánh; nhưng trong những lãnh vực về sở thích và phong tục, thì không đơn giản để đạt được sự đồng thuận.

 

Đừng Coi Thường Người Yếu

Trách nhiệm thứ 3, những người mạnh mẽ không được coi thường người yếu. Rô-ma 14:3 nói, “Người ăn chớ khinh dể kẻ không ăn; và người không ăn chớ xét đoán kẻ ăn, vì Đức Chúa Trời đã tiếp lấy người.” Nói cách khác, những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ không được coi thường những Cơ Đốc Nhân yếu đuối, và những Cơ Đốc Nhân yếu đuối cũng không được kết án những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ vì anh ấy yêu thích sự tự do.

 

Đừng Làm Cho Người Yếu Vấp Phạm

            Trách nhiệm thứ 4, và điều này rất quan trọng, những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ không được làm cho những Cơ Đốc Nhân yếu đuối vấp phạm. Rô-ma 14:13 nói, “Vậy chúng ta chớ xét đoán nhau; nhưng thà nhứt định đừng để hòn đá vấp chân trước mặt anh em mình, và đừng làm dịp cho người sa ngã.”

Câu này gợi chúng ta nhớ đến điều mà Phao-lô đã viết trong I Cô-rinh-tô 8, 9, và 10. Nan đề tại Hội Thánh Cô-rinh-tô là “Nếu bạn được mời tham dự một lễ hội tại một đền thờ địa phương , bạn có đi hay không?” Cho dù đó là một đền thờ thần tượng, và đồ ăn đó đã được cúng cho thần tượng. Phao-lô nói nó có thể không làm hại gì đến bạn nhưng sẽ gây tổn thương những người anh em yếu đuối của bạn. Nếu anh em thấy bạn trong đền thờ đó, anh ấy có thể bị cám dỗ chống lại lương tâm mình và bạn sẽ làm anh ấy vấp phạm. Tôi có thể làm nhiều thứ không tổn hại đến tôi nhưng có thể gây tổn hại cho một ai đó.

Chúng ta không được làm cho người có lương tâm yếu đuối vấp phạm. Chúng ta không được làm buồn lòng những anh em yếu đuối bởi sự tự do của chúng ta. Rô-ma 14:15 nói rằng, “Vả, nếu vì một thức ăn, ngươi làm cho anh em mình lo buồn, thì ngươi chẳng còn cư xử theo đức yêu thương nữa.” Chúng ta nên cư xử làm vui lòng anh em yếu đuối của mình, chứ không phải làm vui lòng mình. “Mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân cận mình, đặng làm điều ích và nên gương tốt.” (Rô-ma 15:2).

Bạn có thể nói rằng, “Tại sao tôi lại phải từ bỏ sự tự do của mình vì anh em trong Chúa?” Bởi vì đó là tình yêu thương của Cơ Đốc Nhân. Tại sao bạn lại sử dụng sự tự do của mình để gây vấp phạm cho người khác? Chúng ta phải rất cẩn thận để giải quyết những vấn đề như vậy. Chúng ta phải bước đi trong sự yêu thương.

Làm Hòa Thuận Với Người Khác

Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ phải chịu một trách nhiệm khác. Anh ấy phải làm hòa với người khác. “Vậy chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa thuận và làm gương sáng cho nhau.” (Rô-ma 14:19). Một vài Cơ Đốc Nhân tuyên chiến mãi mãi! Họ luôn coi thường những người mà họ cảm thấy thấp kém hơn họ. Phao-lô nói rằng, “Đừng làm vậy. Hãy làm những việc đem lại sự hòa thuận. Có gì khác biệt giữa việc anh em ăn đồ cúng hay không ăn đồ cúng ư? Điều quan trọng là anh em bạn và bạn không hòa thuận với nhau. Một thế gian chưa được cứu đang dõi theo chúng ta. Đừng để bị bắt gặp vì tranh cãi với một người khác.”

Không chỉ chúng ta nên làm hòa mà chúng ta còn nâng đỡ những người anh em yếu đuối khác. Chúng ta nên làm những điều mà chúng giúp làm gương sáng cho người khác. Lý do chúng ta nhận những người anh em yếu đuối và tìm cách làm vui lòng họ là vì chúng ta có thể giúp họ trưởng thành.

Bạn không thể ép buộc người khác phải có đức tin như bạn. “Ngươi có đức tin chừng nào, hãy vì chính mình ngươi mà giữ lấy trước mặt Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 14:22). Bạn không thể đổ lẽ thật vào cổ họng ai đó và bắt họ phải nuốt lấy! Chúng ta phải nói về lẽ thật trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 4:15). Chúng ta phải chứng minh sự kiên nhẫn, tình yêu thương và lòng tốt nếu chúng ta muốn giúp những người này lớn lên.

Điều quan trọng cho những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ là không lạm dụng sự tự do của họ. Trong Rô-ma 15 Phao-lô sử dụng Chúa Jesus Christ như một tấm gương cho chúng ta: “Vì Đấng Christ cũng không làm cho đẹp lòng mình.” (Rô-ma 14:3) Hãy nghĩ về sự tự do mà Chúa Jesus đã từ bỏ để Ngài có thể giúp đỡ người khác! Ngài là đứa Con toàn hảo của Đức Chúa Trời, Đấng biết mọi điều và Ngài còn tự hạ mình, Ngài cố ý giới hạn chính mình nên Ngài mới có thể dạy dỗ cho chúng ta. Và dĩ nhiên kết quả cuối cùng là đem lại vinh hiển cho Đức Chúa Trời.

“Vậy thì, anh em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp anh em, để Đức Chúa Trời được vinh hiển.” (Rô-ma 15:7). Như vậy sẽ giải quyết ngay mọi vấn đề. Cơ Đốc Nhân yếu đuối không được phá vỡ tình anh em trong Chúa với Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ vì những điều như giải trí, thức ăn, diễn giải Kinh Thánh, những loại nhạc khác nhau hay phương pháp giảng dạy. Những Cơ Đốc Nhân yếu đuối rất dễ cảm thấy bị đe dọa và chuyển vào thế phòng thủ và nói, “Tôi không thể làm anh em của mọi người ở đây nữa. Những người này đã làm quá nhiều điều sai.” Anh ấy sẽ không bao giờ trưởng thành  nếu anh ấy có thái độ đó. Tuy nhiên, nếu một Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ tỏ thái độ tự cao thì đó chính là sự khó chịu trong Hội Thánh.

Trong I Cô-rinh-tô 8:9 Phao-lô cảnh báo, “Nhưng hãy giữ lấy, kẻo sự tự do mình làm dịp cho kẻ yếu đuối vấp phạm.” Tôi có quyền tận hưởng sự tự do của mình, nhưng tôi cũng có tự do để bỏ những quyền đó. Đó chính là một phần nhỏ của sự tự do trong Chúa của tôi. Tôi có quyền tận hưởng mọi thứ mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng. Nhưng nếu sử dụng sự tự do đó, tôi sẽ cướp đi ơn phước của bạn hoặc làm bạn tổn thương, thì đó chẳng phải là tự do gì cả. Nó trở thành sự bó buộc. Ai là những người mạnh mẽ trong Chúa phải rất cẩn thận đừng coi thường người chưa trưởng thành. Tuy nhiên, những người vẫn chưa trưởng thành trong Chúa hãy bắt đầu lớn lên. Phải có một bầu không khí yêu thương, thông hiểu và chấp nhận lẫn nhau trong Hội Thánh thì các Cơ Đốc Nhân yếu đuối mới có thể tiếp nhận lời Chúa và lớn lên.

Tôi cho rằng bạn có thể tóm tắt lại bằng cách nói rằng chúng ta phụ thuộc vào nhau, chúng ta ảnh hưởng lẫn nhau và chúng ta cần nhau. Những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ cần những Cơ Đốc Nhân yếu đuối, và những Cơ Đốc Nhân yếu đuối cần những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ. Tất cả chúng ta cần Chúa. Nếu chúng ta sống để làm vui lòng chính mình và khoe khoang về sự hiểu biết và tự do của mình thì chúng ta sẽ gây ra sự chia rẽ, bất đồng và hủy diệt trong Hội Thánh. Nhưng nếu chúng ta sống để làm đẹp lòng Chúa Jesus và làm vui lòng lẫn nhau, nếu chúng ta bày tỏ sự yêu thương hơn với những người yếu hơn, thì chúng ta có thể giúp họ trưởng thành. Cùng lúc đó chúng ta cũng sẽ trưởng thành, và vì thế sẽ có một bầu không khí tuyệt đẹp đầy tình yêu thương trong Hội Thánh. Những em bé thuộc linh sẽ trưởng thành và giúp đỡ những em bé khác lớn lên. Công việc Chúa sẽ tiến triển và danh Đức Chúa Jesus Christ sẽ được vinh hiển.

Chương 6:

Một Lương Tâm Xấu

            Có bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào mà người ta có thể làm những điều tội lỗi mà không cảm thấy áy náy về chúng không? Một số người có thể lừa dối mà chưa bao giờ mất ngủ. Họ có thể trộm cắp và làm mọi điều xấu xa khác, và nó dường như chưa bao giờ khiến họ bối rối hay bất an. Nhưng bạn và tôi sẽ bị cáo trách thậm chí là những việc rất nhỏ mãi cho đến khi chúng ta đến với Chúa và từ bỏ nó. Vậy làm sao một số người có thể làm những điều tội lỗi đó mà lương tâm họ không bị cắn rứt? Câu trả lời có thể chính là họ đã có một lương tâm xấu.

“Nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa.” (Hê-bơ-rơ 10:22). Tác giả đã sử dụng cách diễn đạt tượng trưng của Cựu Ước để chuyển tải lẽ thật của Tân Ước. Khi thầy tế lễ dâng của lễ tại đền tạm, ông phải rửa tay và chân ở trong chậu để không làm ô uế đền tạm. Bạn và tôi, khi chúng ta tương giao với Chúa, chúng ta chắc chắn phải được rửa sạch. “Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, Và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng.” (Thi-Thiên 51:10). “Nầy, Chúa muốn sự chân thật nơi bề trong” (Thi-Thiên 51:6).

Một Lương Tâm Xấu Là Gì?

Chúng ta hãy thử tìm hiểu khái niệm của một lương tâm xấu bằng cách trả lời một số câu hỏi sau. Trước hết, một lương tâm xấu là gì? Giải thích dễ hiểu nhất tôi nghĩ đến đó là điều đơn giản này: một lương tâm xấu thì trái nghịch với một lương tâm tốt. Một lương tâm tốt đem đến những tác động – nó cáo trách chúng ta khi chúng ta làm điều sai, và khuyến khích khi chúng ta làm điều đúng. Nhưng một lương tâm xấu sẽ khích lệ người ta khi họ làm điều sai và khiến họ bất an khi làm điều đúng!

Tôi nghĩ đến Ê-sai 5:20 nói về những người có một lương tâm xấu: “Khốn thay cho kẻ gọi dữ là lành, gọi lành là dữ; lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối; vậtchi cay trở cho là ngọt, vật chi ngọt trở cho là cay!”

Nói cách khác, họ kiêu hãnh với những việc mà đáng ra họ phải hổ thẹn. Phao-lô viết về họ trong Phi-líp 3:19: “và lấy sự xấu hổ của mình làm vinh hiển, chỉ tư tưởng về các việc thế gian mà thôi.” Những việc mà lý ra họ phải xấu hổ, thì họ lại lấy làm vinh hiển! Khi làm điều tốt, họ cảm thấy bất an. Tại sao? Bởi vì họ không muốn làm điều tốt, họ muốn làm những điều tội lỗi. Khi làm tổn thương một người nào đó, nó không làm họ áy náy bởi vì sự sáng bên trong họ đã trở nên sự tối tăm.

Điều này đưa ta trở lại với Ma-thi-ơ 6, phân đoạn mà Chúa Jêsus đã so sánh lương tâm với con mắt tựa như một chiếc cửa sổ tâm hồn để ánh sáng chiếu vào: “Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng; nhưng nếu mắt ngươi xấu, thì cả thân thể sẽ tối tăm. Vậy, nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao!” (Ma-thi-ơ 6:22,23). Hãy lưu ý lời bày tỏ quan trọng này: “Vậy, nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao!” (Ma-thi-ơ 6:23).

Lương tâm như là chiếc cửa sổ để ánh sáng chiếu vào. Khi chúng ta phạm tội chống nghịch lại Chúa, chiếc cửa sổ đó trở nên mờ đục dần. Cuối cùng, sự sáng không còn nữa, sự sáng trở nên sự tối tăm!Điều này đưa chúng ta vào lẽ thật hơn là sai lầm. Thật tuyệt vời. Chúa Jêsus đã không nói rằng, khi chúng ta tiếp tục phạm tội, thì sự sáng biến mất. Không, Ngài nói đến một tương lai tồi tệ xa hơn sẽ đến với chúng ta: Sự sáng sẽ trở nên sự tối tăm! Và điều đó là phước hạnh với chúng ta hơn là sự rủa xả. Nó giúp chúng ta hơn là làm đau chúng ta.

Vì vậy một lương tâm xấu là một lương tâm kêu gọi chúng ta đến sự xấu, tốt và tốt, xấu. Nó đặt sự tối tăm thay cho sự sáng và sự sáng thay cho tối tăm. Một lương tâm xấu sẽ không cáo trách khi chúng ta làm điều sai. Chúng ta sẽ dần quen với tội lỗi, và lương tâm chúng ta sẽ không còn cáo trách chúng ta nữa.

Nguyên Nhân Tạo Nên Một Lương Tâm Xấu Là Gì?

            Điều gì đã tạo nên một lương tâm xấu? Tôi nghĩ câu trả lời đơn giản chính là đây: đánh mất đi sự đề phòng với tội lỗi. Thật nguy hiểm khi xem nhẹ tội lỗi. Nếu ngày hôm nay tôi có thể không cảm thấy hổ thẹn khi làm một việc mà trước đó sáu tháng chính điều đó đã cáo trách tôi, thì tôi có thể đã bắt đầu có một lương tâm xấu. Khi bạn bắt đầu xem thường tội lỗi, bạn đang hành động sai trật – từ sự sáng đến sự tối tăm.

Tôi nghĩ đến một lý do tại sao nhiều người ngày hôm nay lại quá xem nhẹ tội lỗi đó là vì họ đã quá xem thường Đức Chúa Trời. Khi chúng ta không kính sợ Đức Chúa Trời, chúng ta cũng sẽ không lưu tâm đến sự thánh khiết hay sự phán xét của Đức Chúa Trời.

Trong I Giăng 1, Giăng đã nói về những người cố gắng che đậy tội lỗi họ. Ông chỉ ra rằng họ che đậy tội lỗi bằng lời nói của họ. “Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật.” (I Giăng 1:6). Họ bắt đầu lừa dối người khác. Họ nói, “ Ồ, phải, tôi là người tin theo Đức Chúa Trời.” Họ hát những bài hát và làm chứng, nhưng họ đang đi trong sự tối tăm.

Trong I Giăng 1:8 chúng ta thấy họ bắt đầu lừa dối mình: “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta.” Họ có thể dối gạt như vậy thường xuyên đến nỗi họ bắt đầu thật sự tin như vậy! Đầu tiên I Giăng 1:10 nói, “Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta.” Sau đó họ lừa dối Đức Chúa Trời! Họ có thể cầu nguyện rất hình thức, nhưng họ không thật sự cầu nguyện. Tất cả đó đều là sự giả dối.

Một lương tâm tốt sẽ thực hiện chức năng của nó một cách đúng đắn. Nhưng nếu chúng ta phạm tội trái với lương tâm tốt, chúng ta đang phát triển một lương tâm nhơ bẩn. “Mọi sự là tinh sạch cho những người tinh sạch, nhưng, cho những kẻ dơ dáy và chẳng tin, thì không sự gì là tinh sạch cả; trái lại, tâm thần và lương tâm họ là dơ dáy nữa.” (Tít 1:15). Một lương tâm tốt trở nên nhơ bẩn bởi vì chiếc cửa sổ đã bắt đầu bị vẩn đục. Chúng ta càng phạm tội chống nghịch lại Chúa bao nhiêu, thì chiếc cửa sổ đó sẽ trở nên càng dơ bẩn bấy nhiêu.

Điều này có thể dẫn đến một lương tâm chai lì. “Bị lầm lạc bởi sự giả hình của giáo sư dối, là kẻ có lương tâm đã lì” (I Ti-mô-thê 4:2). Hình ảnh này không khó để hiểu. Khi da bạn bị bỏng, nó hình thành nên một mô sẹo bị chai, và khu vực đó mất đi sự nhạy cảm. Cũng vậy, lương tâm bạn có thể sẽ bị chai lì như vậy.

Trước tiên, một lương tâm tốt trở nên một lương tâm bị nhơ bẩn, và sau đó một lương tâm nhơ bẩn sẽ trở thành một lương tâm chai lì. Nó có thể sẽ đưa cuộc đời chúng ta đến chỗ thấp đó là tội lỗi không còn làm cho chúng ta bất an nữa. Chúng ta có thể lừa dối mà không ngượng ngùng, và nó không khiến chúng ta áy náy chút nào. Tất nhiên, nó sẽ dẫn chúng ta đến một lương tâm xấu.

Dấu Hiệu Của Một Lương Tâm Xấu Là Gì?

            Một số người có thể hỏi, “Làm sao tôi biết được nếu tôi có một lương tâm xấu?” Hãy để tôi đưa ra cho bạn một số dấu hiệu của một lương tâm xấu.

Đùa Giỡn Với Tội Lỗi

Dấu hiệu đầu tiên đó là đùa giỡn với tội lỗi. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu đùa giỡn với tội lỗi, bạn đang xem thường nó. Những ai có một lương tâm xấu sẽ có thể đùa giỡn với tội lỗi và không cảm thấy lo lắng về nó.

Xưng Tội Và Ăn Năn Cách Hời Hợt

Một dấu hiệu khác đó là xưng tội và ăn năn cách hời hợt. Bất cứ khi nào tôi biện luận thay vì xưng tội lỗi tôi lên cho Đức Chúa Trời, tôi nhận biết sự sai trật ở trong lòng mình. Những ai có một lương tâm xấu có thể xưng tội cách rất hời hợt và ăn năn rất vội vàng mà không phải là ăn năn thật sự – anh ta chỉ đang bào chữa cho mình mà thôi.

Đo Lường Tội Lỗi

Tôi nghĩ đến một dấu hiệu khác của một lương tâm xấu đó là chúng ta bắt đầu đo lường tội lỗi. Chúng ta cố gắng làm cho bản thân tin rằng có những tội lỗi lớn và những tội lỗi nhỏ. Trong cái nhìn của Đức Chúa Trời thì tội lỗi là tội lỗi, và chúng ta càng hiểu điều này bao nhiêu, thì chúng ta càng nhận ra rằng những điều mà chúng ta đã nghĩ rằng đó là những tội lỗi nhỏ cũng tồi tệ như những tội lỗi mà chúng ta xem là nặng nề trong cuộc đời chúng ta đó. Một số người có thể nói, “À, tôi chưa từng giết ai cả. Đó là một tội rất lớn. Tôi cũng chưa phạm tội ngoại tình. Vì vậy, tôi có thể tránh được những tội nhỏ hơn thế này”

Một giáo viên dạy Thánh Kinh người Anh, Tiến sĩ G.Campbell Morgan, đã từng nói về “tội lỗi có một chỗ đứng rất vững”. Tôi e rằng trong Hội Thánh chúng ta ngày nay tội lỗi cũng có một chỗ đứng rất vững. Chúng ta dứt phép thông công một thành viên phạm tội tà dâm hoặc say rượu hay giết người, nhưng còn những người phạm tội nói hành thì sao? Rồi tội nói dối? Cả tội kiêu ngạo nữa? Những ai có một lương tâm xấu sẽ đo lường tội lỗi – họ phân loại những tội nặng và những tội nhẹ hơn.

Quan Tâm Đến Danh Tiếng

Những người có một lương tâm xấu sẽ quan tâm nhiều đến danh tiếng hơn là nhân cách. Nếu bạn có một lương tâm xấu, tất cả những điều bạn lo lắng đó là mình không bị bắt quả tang. Và thậm chí nếu bị bắt quả tang, bạn có thể bào chữa cho những hành động của mình! Những ai càng chú ý đến danh tiếng hơn là nhân cách sẽ làm bất cứ điều gì một cách bí mật nếu họ không bị bắt quả tang hay là bị cộng đồng nhìn thấy. Đây thật là một thái độ nguy hiểm bởi vì lương tâm của bạn đã bắt đầu bị mục nát và trở nên xấu xa.

Tranh Cãi Với Lẽ Thật

Tôi nghĩ dấu hiệu khác của một lương tâm xấu nữa đó là chúng ta bắt đầu tranh cãi với lẽ thật. Khi bạn gặp một Cơ Đốc Nhân quá nhạy cảm về một số vấn đề nào đó, hãy cẩn thận! Bạn không thể nói với người ấy về vấn đề đó bởi vì họ đã quyết định rồi. Họ có thể tranh cãi với lẽ thật. Họ có thể giải thích những điều họ đang làm. Tôi thậm chí còn biết có những Cơ Đốc Nhân đã dùng Kinh Thánh để ủng hộ cho những tội lỗi của họ.

Ai Có Thể Có Một Lương Tâm Xấu?

Chúng ta đã đặt những câu hỏi, Một lương tâm xấu là gì, nguyên nhân tạo nên một lương tâm xấu và những dấu hiệu là gì? Còn đây là một câu hỏi khác: Nó có thể xảy ra với những ai? Vâng, nó có thể xảy ra với bạn, và nó cũng có thể xảy ra với tôi.

Nó đã xảy đến với vị vua Sau-lơ. Tôi nghĩ rằng một trong những nhân vật có tiểu sử bi thảm nhất trong Kinh Thánh đó chính là Vua Sau-lơ. Ông đã có một khởi đầu rất phước hạnh –được xức dầu bởi Đức Thánh Linh, và xung quanh ông là một nhóm người sẵn sàng cùng làm việc. Ông đã có nhiều cơ hội lớn. Ông cũng có một người bạn rất tuyệt vời, Sa-mu-ên, là người đã cầu nguyện cho ông. Nhưng Sau-lơ đã mất kiên nhẫn, và ông bắt đầu nói dối. Ông chỉ lo nghĩ đến việc làm hài lòng người khác. Ông đã nói với Sa-mu-ên: “Xin hãy tôn trọng tôi trước mặt các trưởng lão của dân sự tôi, và trước mặt Y-sơ-ra-ên” (I Sa-mu-ên 15:30). Ông trở nên đố kỵ với Đa-vít. Và đi đến chỗ ở trong sự tối tăm tại nhà của một người đàn bà biết cầu vong bởi vì Đức Chúa Trời đã lìa khỏi ông (I Sa-mu-ên 28:7-25). Cuối cùng ông đến chiến trường và tự kết liễu đời mình tại đó (I Sa-mu-ên 31:1-6).

Mọi sự đã bắt đầu khi Sau-lơ lừa dối chính lương tâm mình và đùa giỡn với tội lỗi. Vua Sau-lơ đã đi xuống đến sự tối tăm bởi vì ông đã có một lương tâm xấu. Những người đã là bạn tốt nhất của ông, ông đối với họ như kẻ thù. Còn những ai thật sự là kẻ thù, ông lại đối với họ như những người bạn.

Nhưng tôi cũng nhắc cho bạn nhớ rằng điều này cũng đã xa đến với Đa-vít. Trong I Sa-mu-ên 24 chúng ta đọc thấy rằng Đa-vít đã cắt vạt áo tơi của Vua Sau-lơ khi vua vào trong một hang đá đặng đi tiện. Và điều này đã khiến ông bất an. Kinh Thánh nói, “Đoạn, lòng người tự trách về điều mình đã cắt vạt áo tơi của vua.” (I Sa-mu-ên 24:6). Vào thời điểm này lương tâm của Đa-vít rất nhạy cảm mà chỉ một hành động nhỏ thôi cũng làm ông khó chịu. Trong I Sa-mu-ên 26 ông đã lấy cây giáo và bình nước từ nơi Sau-lơ, nhưng chúng ta không đọc thấy rằng lòng của ông tự trách mình khi ông làm điều đó nữa. Một vài năm sau đó Đa-vít đã lấy Bát-sê-ba và giết chồng của bà, và ông đã che dấu tội lỗi của mình trong suốt một năm đó! Có phải nó đã có thể cho một người ca hát rất tử tế và đáng yêu của Y-sơ-ra-ên để có một lương tâm xấu? Phải! Nó đã xảy ra với Đa-vít và Sau-lơ, và nó cũng có thể xảy ra với cả bạn và tôi nữa!

Một Lương Tâm Xấu Có Thể Nào Được Chữa Lành?

Điều này mang chúng ta đến với câu hỏi cuối cùng: Một lương tâm xấu có thể nào được chữa lành? Câu trả lời là có. Chúng ta có thể đến với Chúa và để cho lòng mình được rửa sạch khỏi lương tâm xấu. Trước hết, chúng ta phải xưng tội mình cách thành khẩn trước mặt Đức Chúa Trời và bày tỏ một thái độ ăn năn thật lòng. Đa-vít, trong Thi-Thiên 51, đã cho ta một minh họa rất đẹp về một tấm lòng tan vỡ trước Đức Chúa Trời là thể nào. Chúng ta cần được rửa sạch và được thanh tẩy bởi dòng huyết của Đức Chúa Jêsus Christ.

“Huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì tích cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào!” (Hê-bơ-rơ 9:14). Chúng ta phải thật lòng ăn ăn tội lỗi chúng ta và xưng ra những điều mình đã phạm với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải đền bù lại những thiệt hại mà chúng ta có thể bằng việc bồi thường hay xin lỗi. Chúng ta phải được rửa sạch và được thanh tẩy khỏi những tội lỗi của chúng ta. Chúng ta cũng phải đến gần với Đức Chúa Trời. “Nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa.” (Hê-bơ-rơ 10:22). Tác giả của bức thơ gửi cho người Hê-bơ-rơ đã đang nói đến việc được rửa sạch bởi dòng huyết của Đức Chúa Jêsus Christ.

Nếu ai đó nói một cách thành thật rằng, “Tôi đang có một lương tâm xấu,” Tôi sẽ cảnh báo với anh ấy rằng: Không chỉ sự sáng của anh sẽ đổi ra sự tối tăm đâu, mà anh còn khiến người khác sống trong sự tối tăm nữa. Bi kịch của việc chất chứa một lương tâm xấu đó là làm tổn hại những người khác. Một người chồng có một lương tâm xấu sẽ làm tổn thương vợ và gia đình của anh ta. Một thiếu niên có một lương tâm xấu sẽ làm tổn thương cha mẹ và những người bạn quanh mình. Hãy suy ngẫm đến những tổn hại mà Sau-lơ và Đa-vít đã gây nên.

Có điều gì trong cuộc sống chúng ta ngày hôm nay mà chúng ta sợ rằng sẽ bị phát hiện không? Chúng ta có đang nuôi dưỡng một lương tâm xấu, có lưu tâm đến danh tiếng hơn là nhân cách không? Chúng ta có quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về chúng ta hơn là Đức Chúa Trời biết thật sự về chúng ta không?

Tôi sẽ nói cho các bạn điều cảnh báo này: Nếu bạn sống với một lương tâm xấu, thì cuối cùng rồi nó cũng sẽ phá hủy bạn. Nó có thể không tiêu diệt bạn theo cách mà nó đã làm với Sau-lơ, nhưng nó có thể hủy phá niềm vui của bạn, năng lực của bạn, mối tương giao của bạn với Đức Chúa Trời, và nhân cách của bạn. Nó sẽ hủy diệt sự bình an trong bạn. Nó sẽ phá hủy mối quan hệ của bạn với những người yêu thương bạn. Nhưng tôi có thể nói với bạn dựa trên thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời, dầu cho lương tâm của bạn tối tăm thế nào đi nữa, nếu bạn đến với Chúa Jêsus Christ và xưng ra tội lỗi mình với một thái độ ăn năn thành khẩn, Ngài sẽ phục hồi bạn. Ngài sẽ thanh tẩy bạn. Ngài sẽ rửa sạch cửa sổ tâm hồn bạn, và sự sáng sẽ bắt đầu chiếu soi trở lại. Rồi bạn sẽ muốn hết sức cẩn thận để giữ gìn một lương tâm nhạy cảm và trong sạch, và sẵn sàng vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời.

Nguyện xin Chúa giúp mỗi chúng ta giữ vững một lương tâm tốt, để chúng ta không nuôi dưỡng một lương tâm nhơ bẩn và rồi sau đó trở thành một lương tâm xấu xa!

Chương 7:

Lương Tâm Và Chức Vụ

Lương tâm rất quan trọng cho cuộc sống Cơ Đốc Nhân. Nó cũng quan trọng cho công tác phục vụ của Cơ Đốc Nhân nữa. Điều mà Phao-lô đã viết cho Ti-mô-thê trong I Ti-mô-thê 1:19 cũng phải được áp dụng cho tất cả chúng ta là những người hầu việc Chúa Jêsus Christ: “Cầm giữ đức tin và lương tâm tốt.” Cầm giữ đức tin, là một Cơ Đốc Nhân và theo chính thống trong thần học dễ hơn là có một lương tâm tốt. Đáng buồn thay một số hành động xấu xa thỉnh thoảng được bộc lộ ở những người Cơ Đốc mà có đức tin thật nhưng đã không có lương tâm tốt. Và kết quả là họ phải gặt lấy những nan đề và muộn phiền.

Lương tâm là rất quan trọng để chúng ta có thể đem lại nhiều kết quả trong chức vụ. Chúng ta hãy xem xét năm lĩnh vực quan trọng trong chức vụ, là chỗ mà lương tâm có một tầm quan trọng hết sức sống còn .

Chinh Phục Tội Nhân Hư Mất

            Điều trước hết, đó là lương tâm rất quan trọng trong lĩnh vực chinh phục tội nhân. Và rốt cuộc, thì đó là lý do vì sao chúng ta có ở trong thế gian này – ấy là để chinh phục những tội nhân cho Chúa Jêsus Christ.

Rô-ma 9:1-3 chép rằng, “Tôi nói thật trong Đấng Christ, tôi không nói dối, lương tâm tôi làm chứng cho tôi bởi Đức Thánh Linh: Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác”.

Sứ đồ Phao-lô đã mang một gánh nặng rất lớn với những người quanh ông, tức là dân Y-sơ-ra-ên. Mặc dù Phao-lô được kêu gọi để trở nên một người truyền giáo đến với những dân ngoại, nhưng ông luôn nặng gánh với dân tộc Do Thái. Gánh nặng của Phao-lô là một gánh nặng thật sự, không phải là một gánh nặng giả tạo.

Tôi tin rằng tôi sẽ không bị hiểu sai khi tôi nói ra điều này, nhưng tôi e rằng đôi khi việc chinh phục những linh hồn, hay sự làm chứng, trở nên một đam mê lạ kỳ. Một số thầy dạy đạo và giáo viên biến việc chinh phục những linh hồn như là một “sở thích Tin Lành”. Họ luôn luôn đếm xem bao nhiêu người họ đã làm chứng hay bao nhiêu người họ đã chinh phục được cho Đấng Christ. Và tôi nghĩ điều này thật là sai lầm. Tôi nghĩ là rất tốt để tường trình lại những thống kê. Ông Spurgeon đã từng nói rằng những ai phê bình về những thống kê thì sẽ không tường trình. Tôi thấy không có gì sai khi chúng ta ngợi khen Chúa về những người đã tin Chúa. Nhưng chỉ có Đức Chúa Trời biết có bao nhiêu người trong số họ là những người tin thật sự. Điều quan trọng không phải là thuật lại; mà quan trọng chính là động cơ thúc đẩy trong bạn.

Gánh nặng của Phao-lô là thật, không phải là giả tạo. Ông đã nói, “Lương tâm tôi làm chứng cho tôi bởi Đức Thánh Linh” (Rô-ma 9:1). Đức Thánh Linh đã làm chứng rằng Phao-lô đã có một tình yêu chân thành đối với những linh hồn hư mất. Ngày hôm nay chúng ta cũng cần phải có một tình yêu như vậy.

Rất dễ để một người giảng dạy như tôi chia xẻ những điều trong Kinh Thánh mà không thật sự cảm nhận nó bằng tấm lòng mình, và điều đó thật là nguy hiểm. Rất có thể những giáo viên Trường Chúa Nhật dạy những bài học cho các học viên mà những bài học đó chẳng có ý nghĩa gì cho chính bản thân họ. Có thể thậm chí khi chúng ta làm chứng cho người khác mà không bởi tấm lòng biết ơn và không bởi sự quan tâm thật hay yêu thương họ.

Phi-e-rơ đã nói về điều này trong I Phi-e-rơ 3:15,16: “Vì anh em làm điều lành để ngăn miệng những kẻ ngu muội dại dột, ấy là ý muốn của Đức Chúa Trời. Hãy ăn ở như người tự do, nhưng chớ dùng tự do làm cái màn che sự hung ác, song phải coi mình là tôi mọi Đức Chúa Trời.”

Chúng ta phải có một lương tâm tốt khi chúng ta đi ra làm chứng. Nếu không có một lương tâm tốt, chúng ta sẽ không có năng quyền trong sự làm chứng. Nếu, khi tôi chia xẻ Tin Lành với người khác, tôi biết rằng trong lòng của tôi còn có điều gì đó tội lỗi, thì Đức Chúa Trời sẽ không thể chúc phước.

Lập Kế Hoạch Cho Công Tác Phục Vụ

Lĩnh vực thứ hai mà chúng cần phải có một lương tâm tốt nếu chúng ta muốn có một chức vụ hiệu quả đó là trong việc lập kế hoạch trong công tác phục vụ. Chúng ta đọc trong II Cô-rinh-tô 1:12: “Còn như cái điều làm vẻ vang cho chúng tôi, ấy là lương tâm chúng tôi làm chứng rằng mình lấy sự thánh sạch và thật thà đến bởi Đức Chúa Trời mà ăn ở trong thế gian nầy, nhứt là đối với anh em, không cậy sự khôn ngoan theo tánh xác thịt, nhưng cậy ơn của Đức Chúa Trời.”

Để tôi cho bạn biết một ít về bối cảnh lúc bấy giờ. Phao-lô đã hứa sẽ đến Cô-rinh-tô và thậm chí có thể ở với họ trọn cả mùa đông. Ông sẽ mở một cuộc quyên góp cho người Giu-đa nghèo ở Giê-ru-sa-lem. Phao-lô đã lập kế hoạch và chia xẻ với người Cô-rinh-tô, nhưng sau đó ông phải thay đổi kế hoạch của mình. Hội Thánh đã kết tội Phao-lô rằng ông đã không thành thật và những điều ông nói không thật sự có ý nghĩa như vậy. Họ nói, “Khi Phao-lô nói có, nghĩa là không, và khi Phao-lô nói không, ý ông nghĩa là có.” Phao-lô đã viết nhiều chương trong II Cô-rinh-tô để tháo gỡ những bất đồng và hiểu lầm này.

Tôi cũng đã phải hủy bỏ một số cuộc gặp gỡ. Tôi đã nhận những bức thư từ những người nổi giận với tôi bởi vì hoàn cảnh đã buộc tôi phải thay đổi kế hoạch. Tôi nhớ lại, khi mẹ tôi bị đột quỵ và tôi đã phải thay đổi tất cả kế hoạch của mình, một số người nơi tôi làm diễn giả tại những cuộc hội nghị đã rất không hài lòng bởi vì tôi đã sắp xếp lại kế hoạch của mình.

Đôi khi tôi đã nói với mọi người rằng, “Tôi rất vui được đến đây và chia xẻ”, sau đó Đức Chúa Trời đã thay đổi kế hoạch của tôi. Nhưng điều quan trọng đó là bạn có một lương tâm tốt.

Chúng ta lập kế hoạch và nói, “Nếu Chúa muốn, chúng tôi sẽ làm như vậy.” Chúng ta không thể chắc chắn rằng đây là điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm. Chúng ta không thể luôn luôn biết những chi tiết trong ý định của Đức Chúa cho chức vụ của chúng ta. Điều quan trọng là không phải là chúng ta lập kê hoạch và lừa dối nhưng chúng ta sẵn sằng mở rộng để đón nhận và thành thật. Phao-lô đã nói, “Lương tâm chúng tôi làm chứng rằng mình lấy sự thánh sạch và thật thà đến bởi Đức Chúa Trời mà ăn ở trong thế gian nầy, nhứt là đối với anh em, không cậy sự khôn ngoan theo tánh xác thịt, nhưng cậy ơn của Đức Chúa Trời.”

Có ai đó đã nói rằng đức tin nghĩa là sống không cần kế hoạch. Nếu bạn bắt đầu lập kế hoạch trong chức vụ của bạn, hãy cẩn thật! Bạn đang sống không bởi đức tin.

Chia Sẻ Lời Đức Chúa Trời

Lĩnh vực thứ ba của chức vụ mà lương tâm có vị trí rất quan trọng nữa đó là trong lĩnh vực chia xẻ Lời Đức Chúa Trời. II Cô-rinh-tô 4:2 nói rằng, “Nhưng chúng tôi từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín. Chúng tôi chẳng theo sự dối gạt, và chẳng giả mạo lời Đức Chúa Trời, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời chúng tôi tỏ bày lẽ thật, khiến lương tâm mọi người cho chúng tôi là đáng chuộng.”

II Cô-rinh-tô 5:11 chép, “Vậy chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta đều tin; Đức Chúa Trời biết chúng tôi, và tôi mong anh em cũng biết chúng tôi trong lương tâm mình.”

Phao-lô đang nói đến hai vấn đề ở đây: Khi chúng ta chia xẻ Lời Đức Chúa Trời, lương tâm chúng ta mở rộng trước Đức Chúa Trời. Lương tâm chúng ta cũng mở rộng trước mọi người. Đôi lúc khi tôi nghe một cá nhân chia xẻ Lời Đức Chúa Trời, lương tâm tôi bắt đầu khiến tôi khó chịu bởi vì họ đã không luận giải Lời Đức Chúa Trời một cách chính xác. Phao-lô đã nói với chúng ta rằng, khi chúng ta chia xẻ Lời Đức Chúa Trời, chúng ta phải có một lương tâm trong sạch trước Đức Chúa Trời và trước mọi người.

Một số người bóp méo Lời Đức Chúa Trời cách có chủ đích; họ đã sử dụng sự xảo trá và giả dối. Một số khác lại có mưu đồ mà nhờ đó họ có thể chứng minh mọi điều trong Thánh Kinh. Nhưng khi nào bạn dùng Lời Đức Chúa Trời cách chân thật, khi bạn dùng Lời Đức Chúa Trời với một lương tâm trong sạch, thì khi đó Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho bạn.

Nếu khi tôi đang chia xẻ Lời Đức Chúa Trời và lương tâm tôi mở rộng trước các bạn và trước Đức Chúa Trời, thì khi đó Đức Thánh Linh có thể dùng Lời và chúc phước cho đời sống của các bạn. Nhưng nếu tôi đang lừa dối và xảo trá, nếu tôi luận giải Lời Đức Chúa Trời một cách không ngay thẳng, thì Đức Chúa Trời không thể ban phước được. Đáng buồn thay, nhiều người không nhận ra sự khác biệt – họ lắng nghe vị diễn giả và không biết rằng ông có dùng Lời Đức Chúa Trời một cách chính xác hay không. Nếu lương tâm bạn hành động cách đúng đắn, Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn sự thông biết.

Chúng ta không chỉ thành thật trong chức vụ chia xẻ Lời Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta cũng nên thực hành điều chúng ta rao giảng. Rao giảng thì dễ hơn là thực hành. Trong I Ti-mô-thê 3:9,10, Phao-lô đã viết cho các chấp sự: “Nhưng phải lấy lương tâm thanh sạch giữ lẽ mầu nhiệm của đức tin. Những người đó cũng phải chịu thử thách trước đã, nếu không chỗ trách được thì mới được làm chấp sự.” Vậy thì chịu thử thách bằng cách nào? Hãy để họ chứng tỏ bằng cách thực hành điều mà họ tin. “Nhưng phải lấy lương tâm thanh sạch giữ lẽ mầu nhiệm của đức tin.” Nói cách khác, chúng ta không nên chỉ giữ vững niềm tin mà còn trong cả cách cư xử của mình nữa. Khi chúng ta chia xẻ Lời Đức Chúa Trời thì có một lương tâm tốt là điều rất quan trọng, không bóp méo Lời Đức Chúa Trời, không giải thích Lời Đức Chúa Trời trái với lẽ thật. Diễn giả hay giáo viên Trường Chúa Nhật không nên chuẩn bị một bài giảng hay một bài học nào đó trước rồi sau đó cố gắng tìm một phân đoạn Kinh Thánh phù hợp với nó. Hãy đến với Lời Đức Chúa Trời trước và tìm kiếm điều mà Chúa muốn dạy chúng ta. Và sau đó mới chuẩn bị sứ điệp hay bài học Trường Chúa Nhật.

Đối Diện Với Sự Chỉ Trích

Lương tâm rất quan trọng trong chức vụ chúng ta, không chỉ trong lĩnh vực chinh phục tội nhân, lập kế hoạch trong công tác phục vụ và trong chia xẻ Lời Đức Chúa Trời mà còn cả trong lĩnh vực đối diện với sự chỉ trích.

I Cô-rinh-rô 4:1-5 chép, “Vậy, ai nấy hãy coi chúng tôi như đầy tớ của Đấng Christ, và kẻ quản trị những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Vả lại, cái điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải trung thành. Về phần tôi, hoặc bị anh em xử đoán, hoặc bị tòa án nào của loài người xử đoán, tôi cũng chẳng lấy làm quan hệ gì. Chính tôi chẳng tự xử đoán mình nữa; vì tôi chẳng thấy mình có điều gì đáng tội, nhưng tôi cũng không nhờ sự đó mà được xưng là công bình: Đấng xử đoán tôi, ấy là Chúa. Vậy, chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến; chính Chúa sẽ bày tỏ những sự giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong lòng người; bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Đức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng lãnh.”

Phao-lô đã bị các tín hữu ở Hội Thánh Cô-rinh-tô chỉ trích rất nặng nề. Họ so sánh ông với Phi-e-rơ và A-bô-lô. Họ nói rằng Phao-lô là một người viết thơ rất sống động nhưng lại là một người giảng dạy rất nhàm chán. Họ đã phê bình rất nhiều để chống lại Phao-lô và chức vụ của ông. Phao-lô đã đáp trả rất ấn tượng, “Về phần tôi, hoặc bị anh em xử đoán, hoặc bị tòa án nào của loài người xử đoán, tôi cũng chẳng lấy làm quan hệ gì. Chính tôi chẳng tự xử đoán mình nữa.” Chữ được dịch là “thấy” mà ông đã dùng trong phân đoạn này “Vì tôi chẳng thấy mình có điều gì đáng tội” có cùng một gốc từ với từ “lương tâm”trong chữ Hy-lạp. Ông đã nói: “Vì tôi chẳng thấy mình có điều gì đáng tội.” Sau đó ông nói thêm, “Nhưng tôi cũng không nhờ sự đó mà được xưng là công bình.” Nói cách khác, có thể có một lương tâm trong sạch và vẫn phạm những điều sai trái. Nhưng Phao-lô đã nói, “Khi anh em đối diện với sự chỉ trích và anh em thấy mình đúng, lương tâm anh em sẽ làm mình mạnh dạn, và anh em có thể thắng được”

Cách đây vài năm Tiến sĩ A.W.Tozer đã dạy một bài học rất hay. Ông nói, “Đừng bao giờ sợ sự phê bình chân thành bởi vì nó có thể giúp một ai đó. Nếu người phê bình bạn sai, bạn có thể giúp họ. Nếu người ấy đúng, họ có thể giúp bạn” Một lời phê bình chân thành sẽ đem lại ích lợi. Nhưng đôi khi trong chức vụ sẽ có rất nhiều lời chỉ trích ác ý và không chân thành cũng như có rất nhiều sự than phiền. Phao-lô đã nói rất ấn tượng “Nếu lương tâm anh em trong sạch, anh em cứ tiếp tục mạnh dạn bởi vì Chúa sẽ ở bên anh em.”

Chống Lại Tà Giáo

Một lĩnh vực cuối cùng mà chúng phải sử dụng lương tâm một cách khôn ngoan khi thi hành chức vụ đó là trong việc chống lại tà giáo.

I Ti-mô-thê 1:18,19 nói rằng: “Hỡi Ti-mô-thê, con ta, sự răn bảo mà ta truyền cho con, theo các lời tiên tri đã chỉ về con, tức là, phải nhờ những lời đó mà đánh trận tốt lành, cầm giữ đức tin và lương tâm tốt. Mấy kẻ đã chối bỏ lương tâm đó, thì đức tin họ bị chìm đắm.”

Vậy làm cách nào bạn chiến đấu để chống lại tà giáo? Với đức tin và một lương tâm tốt, với Lời Đức Chúa Trời và một lương tâm tốt. Chúng ta phải nắm vững thần học chính thống, và chúng ta cũng phải giữ vững trong cách sống của chúng ta. Một số người nghĩ rằng họ có thể chống lại những lời dối trá của Ma quỷ thậm chí dù cho họ đang có một lương tâm xấu. Tôi muốn bạn biết rằng khi Ma quỷ tìm thấy một lương tâm nhơ bẩn, hắn sẽ lấy đó làm vị trí đổ bộ. Không có gì Sa-tan thích hơn là tìm thấy một Cơ Đốc Nhân không làm theo điều mà người ấy chia xẻ. Sa-tan sẽ khiến cho người ấy không ngừng giảng dạy lẽ thật, chỉ miễn sao họ không sống với lẽ thật ấy. Đó chính là điều đã xảy ra với Vua Sau-lơ. Ông đã dần dần đi xa khỏi lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời, và cuối cùng ông kết thúc trong sự thất bại và đầy ô nhục.

Ma quỷ có thể sử dụng một diễn giả chính thống để đẩy mạnh mục tiêu của hắn bằng việc sửa đổi những lời làm chứng của diễn giả đó. Và không có gì nguy hiểm hơn việc một người tốt bị sa ngã vào một lối sống bất khiết.

Lương tâm là một thứ vũ khí cực kỳ mạnh để chống lại tà giáo và đánh trận của Chúa.

Mới đây tôi có đọc tiểu sử của Martin Luther, một nhà cải cách vĩ đại, và ông đã nói điều này khi ông đang ở trong sự thử thách: “Bởi vậy nếu tôi không tin chắc vào lời chứng của Thánh Kinh, hay vào những lý luận trong sạch nhất – nếu tôi không bị thuyết phục bởi ý nghĩa của những phân đoạn tôi đã trích dẫn – và nếu chúng không làm cho lương tâm tôi hướng về Lời Đức Chúa Trời, tôi không thể và sẽ không lùi bước, bởi vì nó thật nguy hiểm để một Cơ Đốc Nhân nói ra những điều trái nghịch với lương tâm mình. Nhưng tôi đã đứng đây, và tôi không thể làm điều gì khác hơn; Nguyện xin Đức Chúa Trời sẽ vùa giúp tôi! Amen!”

Làm sao con người này có thể đứng lên chống lại các quốc gia cùng những lãnh đạo tôn giáo và đã có sự dũng cảm dường ấy? Bởi vì ông đã có một lương tâm trong sạch. Khi lương tâm của bạn hướng về Lời Đức Chúa Trời, khi đó bạn có thể dũng cảm để đương đầu chống lại những thuyết giáo sai lầm.

Chúng ta đã bàn đến năm lĩnh vực trong chức vụ mà lương tâm đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu chúng ta đi chinh phục những linh hồn hư mất, lương tâm chúng ta phải làm chứng rằng chúng ta đang nặng gánh về những con người này một cách chân thành. Chúng ta không phải ra đi để khiến cho một người thay đổi tôn giáo và rồi đếm số người mà mình đã chinh phục được. Nếu chúng ta lập kế hoạch cho chức vụ mình, lương tâm chúng ta phải làm chứng rằng chúng ta không có bất kỳ một mưu đồ nào hay cố gắng để đẩy mạnh mục đích ích kỷ của cá nhân chúng ta. Khi chúng ta chia xẻ Lời Đức Chúa Trời, lương tâm chúng ta phải làm chứng rằng chúng ta không bóp méo Lời Đức Chúa Trời hay luận giải nó cách dối trá. Khi đối diện với những chỉ trích (và tất cả chúng ta đều phải gặp), chúng ta phải chắc rằng lương tâm chúng ta trong sạch. Nếu người chỉ trích đúng, họ có thể giúp chúng ta. Nếu người ấy sai, họ sẽ không thể làm tổn thương chúng ta. Và lương tâm chúng ta phải làm bằng chứng rằng chúng ta đang hầu việc Chúa. Cuối cùng, khi chúng ta đánh trận và chống lại những tà giáo, thì lương tâm chính là một vũ khí vô cùng mạnh để giúp cho chúng ta chiến thắng.

Tình trạng lương tâm của bạn ngày hôm nay thế nào? Có phải nó không tốt cho tất cả chúng ta sao khi chúng ta đi trước mặt Chúa và khám phá từ nơi Ngài nếu chúng ta có một lương tâm tốt, một lương tâm thánh khiết, và một lương tâm trong sạch? Nếu chúng ta có một lương tâm tốt, chúng ta có thể thi hành chức vụ của mình một cách hiệu quả cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Chương 8:

Lương Tâm và Bậc Cầm Quyền

Là một Cơ Đốc Nhân, quyền công dân của chúng ta ở trên Thiên Đàng, nhưng chúng ta cũng là công dân của thế gian này. Chúng ta là những người khách bộ hành và là khách lạ đang đi qua thế gian này, nhưng chúng ta vẫn phải có mối liên hệ với những người quanh và với các nhà lãnh đạo thế gian này.

Chương kinh điển trong Tân Ước viết về Cơ Đốc Nhân và những bậc cầm quyền đó là Rô-ma 13: “Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định.” (Rô-ma 13:1). Phao-lô đã nói rõ ở đây rằng những nhà cầm quyền là bởi sự chỉ định của Đức Chúa Trời. Và ông đã tiếp tục nói trong chương này rằng có bốn lý do tại sao Cơ Đốc Nhân phải vâng phục các bậc cầm quyền: đó là để tránh khỏi sự thạnh nộ hay sự phán xét (Rô-ma 13:1-4); vì cớ lương tâm (Rô-ma 13:5-7); vì động cơ là tình yêu bởi vì sự yêu thương làm trọn luật pháp (Rô-ma 13:8-10); và vì mục đích là Chúa Jêsus bởi vì ngày Chúa đã hầu gần (Rô-ma 13:11-14).

Tôi muốn tập trung vào câu 5 là câu ông nói rằng chúng ta nên vì cớ lương tâm. Có bao giờ là đúng khi một Cơ Đốc Nhân, vì cớ lương tâm mình mà không vâng phục bậc cầm quyền? Câu trả lời là có, nhưng chúng ta phải rất thận trọng về cách chúng ta làm. Khi Cơ Đốc Nhân chống lại luật pháp, chúng ta phải rất cẩn trọng vì là Cơ Đốc Nhân, chúng ta phải ý thức được trách nhiệm tại nơi mình sinh sống.

Những Gương Mẫu Trong Kinh Thánh

            Chúng ta hãy bắt đầu trước hết với một vài gương mẫu trong Kinh Thánh là những người đã không tuân theo giới lãnh đạo mặc dầu họ vẫn bày tỏ sự tôn trọng đối với nhà cầm quyền.

Các Bà Mụ Của Dân Hê-bơ-rơ, Cha Mẹ Của Môi-se

Theo Xuất Ê-Díp-Tô Ký 1, các bà mụ của dân Hê-bơ-rơ đã được ra lệnh bởi Pha-ra-ôn rằng phải giết tất cả em bé trai nào được sinh ra bởi người đàn bà Hê-bơ-rơ. Họ đã khước từ làm điều đó, vì vậy họ phải chịu trách nhiệm cho hành động đó của mình. Họ đã chống lại luật pháp. Họ vẫn tôn trọng bậc cầm quyền dù rằng không vâng phục điều luật mà họ nghĩ rằng đó là sai trái. Cha mẹ của Môi-se vậy, họ cũng đã khước từ việc vâng theo chiếu mạng đó (Hê-bơ-rơ 11:23).

Đa-ni-ên và Những Người Bạn

Đa-ni-ên, tất nhiên, cũng đã đến trong suy nghĩ của tôi. Theo Đa-ni-ên 1, Đa-ni-ên đã khước từ ăn những vật thực được đem đến cho ông. Tôi nhận thấy Đa-ni-ên đã lưu tâm đến vấn đề này một cách rất lịch sự. Ông đã không tỏ ra khó chịu. Ông đã không cố hăm dọa người làm đầu hoạn quan. Hơn nữa, ông đã cố hết sức có thể để sống hòa thuận với mọi người. Ông từ chối ăn đồ ăn đã được dâng lên các tượng thần, là thức ăn mà không người Giu-đa nào đã biệt riêng cho Chúa lại có thể ăn. Ông đã không tuân theo luật pháp dù ông vẫn bày tỏ lòng tôn trọng đối với nhà cầm quyền.

Trong Đa-ni-ên 6, chúng ta đọc thấy rằng một chỉ dụ đã được ban hành nghiêm cấm mọi người cầu xin thần nào hay một người nào ngoài vua. Đa-ni-ên, dĩ nhiên đã vi phạm luật đó. Ông vẫn mỗi ngày đều đặn cầu nguyện, và ông đã bị bắt vì điều đó và bị ném xuống hang sư tử. Bạn có nhớ rằng, tất nhiên, Đức Chúa Trời đã giải thoát ông từ trong hang sư tử và làm vinh hiển danh Ngài qua Đa-ni-ên. Đa-ni-ên đã tôn trọng bậc cầm quyền, nhưng ông đã không vâng theo luật pháp.

Ba người trai trẻ Hê-bơ-rơ đã từ chối việc sấp mình trước pho tượng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng, và kết quả là họ đã bị ném vào trong lò lửa (Đa-ni-ên 3). Họ đã chống lại luật pháp. Họ vẫn tôn trọng bậc cầm quyền, nhưng họ đã không tuân theo điều mà họ biết rằng sai trái.

Giê-rê-mi

Khi bạn đọc sách Giê-rê-mi, bạn sẽ khám phá ra rằng tiên tri Giê-rê-mi đã thường xuyên bất tuân bậc cầm quyền. Ví dụ, ông khuyên Giu-đa nên hàng phục người Ba-by-lôn. Mọi người nói ông là kẻ phản bội với quốc gia Giu-đa. Hãy tưởng tượng đi, hàng phục người Ba-by-lôn! Nhưng đây chính là sứ điệp Đức Chúa Trời đã phán cho Giê-rê-mi. Giê-rê-mi đã từ chối việc tham gia vào các hoạt động chính trị vào thời của ông. Ông khước từ việc xúc tiến liên minh mà vị vua bất tín đã làm cũng như ông đã mệt mỏi khi giải quyết vấn đề chính trị của vị vua này. Giê-rê-mi đã bị xem như là một kẻ phản bội. Ông đã bị bắt vào trong một hầm tối, nhưng dù thế nào đi nữa Giê-rê-mi vẫn đứng vững trong Lời Đức Chúa Trời.

Phi-e-rơ và Các Môn Đồ Khác

Tôi nghĩ rằng gương mẫu đẹp nhất trong Tân Ước đó chính là Phi-e-rơ và các môn đồ khác. Trong Công vụ 4, họ đã bị bắt giữ, và họ phải đứng trước tòa công luận để làm chứng. “Nhưng Phi-e-rơ và Giăng trả lời rằng: Chính các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe.” (Công vụ 4:19,20). “Phi-e-rơ và các sứ đồ trả lời rằng: Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta.” (Công vụ 5:29). Họ đã bày tỏ sự tôn trọng đối với giới lãnh đạo , nhưng họ đã không tuân theo luật pháp.

Đây là những gương mẫu từ trong Kinh Thánh về những con người đã thi hành điều mà ngày hôm nay gọi là chống lại luật pháp. Tiêu đề này đến từ một bài luận được viết bởi Henry David Thoreau, nhà tự nhiên học người Mỹ. Ông đã từ chối đóng thuế bầu cử bởi vì ông không ủng hộ Chiến tranh Mê-xi-cô, và vì thế ông đã trải quả một đêm tại nhà tù Concord, Massachusetts. Ông đã mở đầu bài luận này gọi là “chống  lại luật pháp”. Gandhi đã đọc bài luận này, và nó đã giúp ông trong cuộc chiến dành tự do tại Ấn Độ. Và nhiều lãnh đạo quyền công dân hiện đại đã theo nguyên tắc của Thoreau trong việc chống lại luật pháp.

Những Nguyên Tắc Để Noi Theo

Chúng ta hãy tóm lại một số nguyên tắc từ những gương mẫu trên đây để chúng ta noi theo. Việc nắm vững những nguyên tắc là rất quan trọng.

Sự kiểm soát hoàn toàn

Nếu bạn sắp chống lại luật lệ, hãy chắc chắn rằng lương tâm của bạn điều khiển toàn bộ đời sống của bạn chứ không phải chỉ một lĩnh vực nào đó.

Tôi đã từng đọc biết về những sinh viên trường Đại học đã từ chối việc nhập ngũ vì lương tâm của họ. Nhưng lương tâm họ lại không cáo trách họ khi họ say xỉn. Lương tâm họ đã không cáo trách họ khi họ phá hủy một chiếc xe ô tô ở tốc độ cao. Lương tâm họ cũng đã không cáo trách họ khi họ gian lận trong các kỳ thi. Và tôi thật khó tin vào một con người có lương tâm về chiến tranh nhưng người ấy lại chẳng có lương tâm về những điều khác.

Chính vì vậy nguyên tắc đầu tiên đó là: Lương tâm phải điều khiển tất cả đời sống của chúng ta nếu chúng ta không vâng phục pháp luật. Nếu tôi thấy một ai đó có một lương tâm tốt, một ai đó đồng đi với Đức Chúa Trời, hoặc một ai đó có lương tâm hướng dẫn họ mỗi ngày, và người đó khước từ tham gia vào chiến trận, thì tôi sẽ thừa nhận điều đó. Tôi tin rằng người ấy thật sự có lương tâm khi chống đối lại việc phục vụ trong quân ngũ và họ thật sự muốn như vậy.

Nếu lương tâm bạn điều khiển tất cả đời sống của bạn và bạn luôn mong muốn tìm kiếm sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, thì khi đó bạn có thể chống lại pháp luật.

Lẽ Thật Nơi Thánh Kinh

Nguyên tắc thứ hai, đó là bạn phải đặt sự không vâng phục của bạn dựa trên lẽ thật của Kinh Thánh. Nói cách khác, bạn không vâng phục luật pháp của loài người bởi vì bạn vâng theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Những bà mụ đã biết rằng không nên giết những bé trai. Chính vì vậy, họ vâng lời Đức Chúa Trời, chứ không phải loài người. Đa-ni-ên biết rằng ông không thể ăn thức ăn bị cấm đối với người Giu-đa. Đa-ni-ên cũng đã biết rằng ông không thể cầu xin loài người thay vì cầu xin Đức Chúa Trời. Vì Lời Đức Chúa Trời rất rõ ràng thờ phượng thần tượng là sai. Ba người trai trẻ Hê-bơ-rơ cũng đã bị ném xuống lò lửa vì biết rằng sấp mình xuống thờ lạy thần tượng là sai. Họ đã xác định rõ lẽ thật nơi Kinh Thánh.

Các môn đồ đã được ban mạng lệnh rao giảng lẽ thật, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem. Và họ đã xác định rõ nhà cầm quyền thuộc linh ở phía sau niềm tin của họ.

Có nhiều lĩnh vực trong chính trị và chính quyền nhà nước mà những người tốt và yêu mến Chúa phản đối. Nhưng đừng khiến những lĩnh vực đó trở thành một phép thử của niềm tin hay thuộc linh đối với người khác. Nếu bạn có một niềm tin chắc nơi Kinh Thánh về một vấn đề nào đó, điều đó rất tốt – hãy giữ vững nó – nhưng đừng ép buộc niềm tin của bạn trên người khác. Những con người tốt và yêu mến Chúa không tán thành ở một số lĩnh vực. Nhưng trên phương diện rộng hơn của cuộc sống, Lời Đức Chúa Trời rất rõ ràng. Giết người là sai, trộm cắp là sai, và sấp mình trước thần tượng là sai.

Lịch Sự, Nhã Nhặn

Phải thật dũng cảm để bạn có thể bất tuân mệnh lệnh, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn làm điều này cách nhã nhặn với sự dũng cảm của bạn. Tôi rất ấn tượng với sự thật rằng những nhân vật trong Kinh Thánh bất tuân mạng lệnh đều hành xử rất nhã nhặn, tử tế và đầy yêu thương. Họ đã không chống phá một cách kịch liệt. Họ cũng không chiến đấu một cách khiêu khích đối phương. Họ chỉ đơn giản làm điều khác biệt. Họ đã cố gắng để giải quyết những vấn đề này trong cách tôn trọng nhà lãnh đạo nhất. Có thể tôn trọng bậc cầm quyền mà vẫn không tuân theo mạng lệnh. Có thể vâng phục Đức Chúa Trời và vẫn không tuân theo loài người.

Đa-ni-ên có thể kêu gọi vệ binh của mình vào trong tình trạng khó khăn này. Nhưng thay vì vậy, Đa-ni-ên đã nói: “Tôi xin ông hãy thử những kẻ tôi tớ ông trong mười ngày, cho chúng tôi chỉ ăn rau uống nước. Sau đó, sẽ nhìn nét mặt những kẻ trai trẻ ăn đồ ăn ngon của vua; rồi ông sẽ làm cho những kẻ tôi tớ ông theo như điều ông đã thấy.” Đa-ni-ên đã không có quyền dùng những cận vệ của mình trong tình trạng khó khăn này. Bạn cũng không có quyền đặt một ai đó ở trong tình trạng khó khăn bởi vì niềm tin của bạn. Chúng ta cũng phải tôn trọng niềm tin của người khác.

Tôi nghĩ đây là lý do tại sao Phao-lô thúc giục chúng ta cầu nguyện cho các bậc cầm quyền. “Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn.” (I Ti-mô-thê 2:1,2).

Cơ Hội Để Làm Chứng

Nếu bạn chuẩn bị chống lại luật pháp, hãy chắc rằng đó là cơ hội để bạn có thể làm chứng. Đây là điều quan trọng. Chúng ta chỉ phản đối một số luật sai, và chúng ta đang tìm kiếm sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Mọi điều chúng ta làm với tư cách là một Cơ Đốc Nhân sẽ ảnh hưởng đến cách mà người ta nhìn nhận về Kinh Thánh. Nó ảnh hưởng đến những điều mà mọi người nghĩ về Cơ Đốc Nhân. Và nó cũng ảnh hưởng đến thái độ của họ đến Tin Lành. Và tôi phải tự hỏi bản thân mình rằng, “Khi trải qua mọi sự chống đối này, liệu có dễ dàng để chúng ta có thể chinh phục những tội nhân cho Đấng Christ không? Nó có dễ dàng để chúng ta có thể làm chứng cho họ không? Và liệu Đức Chúa Trời có được vinh hiển hay không?”

Tít 3:1,2 chép rằng, “Hãy nhắc lại cho các tín đồ phải vâng phục những bậc cầm quyền chấp chánh, phải vâng lời các bậc ấy, sẵn sàng làm mọi việc lành, chớ nói xấu ai, chớ tranh cạnh, hãy dung thứ, đối với mọi người tỏ ra một cách mềm mại trọn vẹn.” Đó là điều rất dễ hiểu nhưng thật khó để làm. Khi ai đó xác nhận rằng mình chống lại luật pháp mà cải cọ ầm ỹ và đánh nhau với một ác tâm và sự hèn hạ, thì tôi khó mà tin điều đó đến từ một lương tâm thánh sạch. Điều chúng ta nên làm đó là tìm kiếm cơ hội để làm chứng.

Những bà mụ Hê-bơ-rơ đã dâng sự vinh hiển lên cho Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên cũng đã mang lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Các môn đồ cũng đã đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, và nhiều người đã được cứu bởi cách cư xử của họ. Tôi e rằng một số sự việc chống lại pháp luật chỉ đơn giản là sự hèn hạ từ tấm lòng con người. Họ chỉ là không thích nhà cầm quyền, và vì thế họ dùng lương tâm để che đậy ác tâm của họ.

Gương Mẫu Của Chúa Jêsus Christ

Hãy bước theo gương mẫu của Chúa Jêsus Christ. I Phi-e-rơ 2:13-25 nói rất rõ rằng Chúa Jêsus đã rất nhu mì và khiêm nhường, Ngài đã phó chính  mình Ngài cho những kẻ xỉ vả Ngài và Ngài cũng đã rất kiên nhẫn vì cớ lương tâm mình. Phi-e-rơ đã viết: “Vì cớ Chúa, hãy phục theo mọi phép tắc loài người lập lên, hoặc vua, như đấng rất cao, hoặc các quan,….Vì anh em làm điều lành để ngăn miệng những kẻ ngu muội dại dột, ấy là ý muốn của Đức Chúa Trời.” (I Phi-e-rơ 1:13-15). Chúng ta không phải được tạo ra với một cái miệng to nhưng bàn tay thì lại siết chặt – chúng ta được tạo dựng để noi theo gương của Đấng Christ.

Chúa Jêsus đã mất hết tất cả quyền công dân của Ngài. Vua Hê-rốt đã không giúp đỡ Ngài, Phi-lát cũng không cứu giúp Ngài, những thấy tế lễ Giu-đa cũng không cứu Ngài. Chúa Jêsus đã ở dưới ba quyền lực pháp lý khác nhau – Hê-rốt, Phi-lát và cả tòa công luận. Ngài đã bị mất đi quyền công dân của Ngài, nhưng Ngài cũng vẫn rất nhu mì và đầu phục Cha Ngài. Và chúng ta nên học theo gương mẫu của Đấng Christ.

Lòng Biết Ơn Và Sự Hòa Thuận

Hãy để tôi chia xẻ hai điều lưu ý cuối cùng này: Trước hết, chúng ta phải trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa (Ma-thi-ơ 22:15-22). Chúng ta chắc chắn phải có một tấm lòng biết ơn. Tôi rất cảm kích sự bảo vệ của lực lượng cảnh sát và lực lượng phóng cháy chữa cháy. Tôi cũng rất cảm kích vì những con đường tôi đã lái xe qua. Và cả những lãnh đạo của thành phố. Chính vì vậy tôi nên cùng gánh vác trách nhiệm chung. Chúng ta nên trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời. Và nếu giữa chúng có sự mâu thuẫn, chúng ta phải hầu việc Đức Chúa Trời trước hết, những hãy chắc chắn rằng chúng ta đang thi hành theo cách mà Đức Chúa Trời muốn dựa trên Lời Ngài.

Điều thứ hai, trong Rô-ma 12:18 có chép rằng, “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.” Đôi khi điều đó là không thể, nhưng nếu có thể được, chúng ta phải là người làm nên sự hòa thuận. Tôi nghĩ rằng điều mà Phao-lô muốn nói đến trong Rô-ma 12:18 đó là, trước khi đối đầu, thì bạn nên cố gắng hết sức giải quyết trong sự hòa thuận. Đó là điều mà Đa-ni-ên đã làm. Đó cũng chính là điều mà các sứ đồ đã làm. Nhưng nếu những người khác muốn tuyên bố chiến tranh, thì chúng ta không còn cách nào khác. Chúng ta phải vâng phục Đức Chúa Trời hơn là vâng lời loài người, nhưng hãy lưu ý rằng khi chúng ta vâng phục Đức Chúa Trời chúng ta cũng phải làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Khi chúng ta chống lại luật pháp loài người với tư cách là một Cơ Đốc Nhân chân thật, Đức Chúa Trời sẽ được vinh hiển.

The end

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn