Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Thời Gian Biểu Của Chúa

Thời Gian Biểu Của Chúa

Bài trước:
https://huongdionline.com/2019/08/05/le-ve-buoc-di-boi-duc-tin/ 

NGÀY HAI

Hy vọng số 4 – Thời gian biểu của Chúa đối kháng với thời gian biểu của bạn

 

Hy vọng không thực tế: Khi tôi bắt đầu bước đi của đức tin, Chúa sẽ đáp ứng thời gian biểu của tôi cho những thay đổi mà tôi muốn trải nghiệm.

 

Lẽ thật (Hy vọng thực tế): Chúa có một thời gian biểu hoàn hảo để ý chí của Ngài được hoàn thành trong cuộc sống của bạn (và Ngài không nói cho bạn biết thời gian biểu đó là gì).

 

Tôi không biết nhiều về bạn, nhưng tôi không mong đợi phải chờ đợi lâu cho bất cứ điều gì. Khi tôi đặt chìa khóa vào bộ phận khởi động ô-tô và vặn nó, tôi hy vọng chiếc xe sẽ khởi động ngay lập tức. Khi tôi kéo cần số vào vị trí Drive và đệm nhẹ bàn đạp ga xuống, tôi hy vọng chiếc ô tô sẽ từ từ di chuyển.

Còn bạn thì sao? Thật không may, đối với hầu hết các tiến trình đức tin, ở đây (hành động khởi động xe ô tô và cho xe chạy) không phải là cách nó hoạt động. Khi bạn bước xuống con đường đức tin này, mong muốn của bạn sẽ được Chúa ban cho bạn sự tự do, chiến thắng và chữa lành vết thương của bạn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn sẽ sớm phát hiện ra rằng thời gian biểu (thời điểm) của Chúa và thời gian biểu của bạn có thể không giống nhau.

 

Hãy cho rằng bạn tiếp tục tìm kiếm Chúa trong một thời gian để biến đổi bạn trong một số lĩnh vực, nhưng không có gì thay đổi. Bạn cảm thấy rằng bạn đã đăng nhập đủ thời gian bởi niềm tin rằng bạn sẽ trải qua một số thay đổi. Khi Chúa không đáp ứng thời gian biểu của bạn, bạn có thể bị cám dỗ từ bỏ bước đi đức tin hoặc thất vọng với Ngài. Không có lựa chọn nào trong những lựa chọn này sẽ mang lại sự thay đổi mà bạn mong muốn nhanh hơn. Chìa khóa là tiếp tục thực hiện các bước đức tin đủ lâu để bạn trải nghiệm sự thay đổi mà bạn mong muốn. Điều quan trọng cần nhớ khi bạn không hài lòng với thời gian biểu của Đức Chúa Trời là:

 

Mặc dù Chúa có thể không làm việc theo tốc độ nhanh như bạn mong muốn, nhưng Ngài đang làm việc!

“Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định.” Truyền đạo 3:1

Một trong những câu hỏi mà chúng ta có xu hướng hỏi Chúa là tại sao phải mất quá nhiều thời gian để trải nghiệm sự thay đổi? Chúng ta cần hiểu rằng trong một số lĩnh vực của cuộc sống, chúng ta sẽ được thay đổi nhanh chóng hơn những người khác, trong khi những lĩnh vực khác có thể thay đổi chậm hơn. Tại sao? Sau đây là một số lý do tại sao sự thay đổi của bạn có thể đến chậm hơn trong một số lĩnh vực so với những người khác:

 

  • Niềm tin sai lạc của bạn cố thủ, vì nhiều năm tin vào những điều sai lạc đó.
  • Các đồn lũy, sự nghiện ngập của bạn đã kẹp chặt bạn mạnh mẽ vì thời gian chúng giam giữ bạn trong xiềng xích quá lâu.
  • Độ sâu của vết thương và thời gian bạn sống với vết thương quá lâu, dẫn đến quá trình được chữa lành vết thương chậm hơn.
  • Một số khu vực của con người xác thịt bạn quá mạnh và có khả năng chống lại công việc của Chúa hơn những khu vực khác.
  • Sự không tin, nghi ngờ và sợ hãi của bạn có thể khiến bạn chống lại và trì hoãn công việc của Chúa trong đời sống bạn.

Tôi tin khi nói đến niềm tin thì câu hỏi chính là đây:

 

“Bạn có thể tiếp tục tin tưởng Chúa bao lâu mặc dù không trải qua những thay đổi trong cuộc sống của bạn? 

 

Câu hỏi: Một số điều nào bạn sẽ bị cám dỗ để làm nếu Chúa không đáp ứng cho thời gian biểu của bạn?

_____________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________

Kết ước với Chúa: Nếu bạn đã bước đi trong đức tin một thời gian với một vấn đề và bạn chưa trải qua bất kỳ thay đổi nào, hãy cầu xin Chúa là (trở thành) sự kiên nhẫn của bạn cho đến khi bạn trải nghiệm sự thay đổi.

                                                                                      Ghi nhớ:

Đức tin là tin rằng Chúa đang làm việc mặc dù không có bằng chứng hay kinh nghiệm rõ ràng về công việc đó trong cuộc sống của chúng ta. Đức tin là điều cốt yếu mà Chúa đang dạy bạn khi bạn chờ đợi Ngài. 

Hy vọng số 5 – Sẽ không có đau đớn hay đau khổ.

 

Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi thể nào, thì sự yên ủi của chúng tôi bởi Đấng Christ mà chứa chan cũng thể ấy

2 Côr. 1:5

Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. 

Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót.

1 Phi-e-rơ 4:12-13

 

Hy vọng không thực tế: Nếu tôi thực hiện phần của mình trong việc bước đi bằng đức tin, Chúa sẽ ngăn chặn nỗi đau, các khổ nạn và xung đột trong cuộc sống của tôi.

 

Sự thật (Hy vọng thực tế): Sẽ có đau đớn, đau khổ hoặc xung đột, NHƯNG Chúa sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn khi những điều đó xuất hiện trong cuộc sống của bạn và sẽ bày tỏ cho bạn về thời điểm của Ngài ban sự tốt lành cho bạn xuyên qua sự khổ nạn.

 

Tôi không thích (tôi cũng không bao giờ thích) đau đớn, đau khổ hay xung đột. Tôi biết rằng bạn cũng cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, Chúa không bao giờ hứa rằng bước đi đức tin của chúng ta sẽ không có đau đớn hay đau khổ. Tại sao? Chúng ta sống trong một thế giới sa ngã, và trong thế giới sa ngã này sẽ luôn có những đau khổ ở một mức độ nào đó.

Có ba loại người: những người đã chịu đựng khổ nạn, những người đang khổ nạn và những người sẽ phải chịu đựng khổ nạn. Sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ tương ứng với ba loại trên. Tuy nhiên, đối với tín hữu đang bước đi đức tin trong đau khổ, Chúa hứa sẽ đáp ứng cho nhu cầu của họ (Phi-líp 4:19), để thực hiện mục đích tốt đẹp thiêng liêng thông qua nó (Rô-ma 8:28) và sử dụng nó để lôi kéo bạn vào một sự phụ thuộc sâu sắc hơn vào Ngài (Giăng 15: 5).

Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Rô-ma 8:28

 

Những gì tôi thấy là đúng trong bước đi đức tin cá nhân của tôi là:

 

Thời kỳ chuyển đổi TUYỆT VỜI nhất của tôi đã xảy ra khi tôi trải qua sự đau khổ.

  • Một lần nữa, xin lưu ý rằng không có nghĩa là tôi mời đau đớn và khổ nạn bước vào cuộc sống. Tuy nhiên, khi tôi nhìn lại công việc của Chúa trong cuộc đời mình, thì “những điều tốt đẹp thần thượng” đã đến trong cuộc sống của tôi do hậu quả của sự đau đớn hay đau khổ. Hãy để tôi chia sẻ một câu chuyện cá nhân minh họa điều này.

 

Tôi có một căn bệnh mãn tính khó chịu kéo dài rất lâu có thể không bao giờ biến mất. Ngay từ khi tôi gặp phải tình trạng này, tôi đã cầu xin Chúa hãy mang chiếc gai (dằm xóc) này ra đi. Khi tôi bắt đầu thực sự bước đi bằng đức tin, tôi đã lý luận rằng Chúa sẽ loại bỏ cái gai này. Tuy nhiên, khi viết bài này tôi vẫn phải chịu đựng nó. Sự khác biệt là tôi đã nhận ra những điều tốt đẹp thiêng liêng có được từ cái gai của tôi. Chúa đang dùng sự đau khổ của tôi để dạy cho tôi về sự phụ thuộc vào Ngài, lòng trắc ẩn, sự kiên trì, và những bài học khác. Tôi không còn cầu xin Chúa gỡ bỏ cái gai. Ngược lại, bây giờ tôi ôm lấy chiếc gai của mình bởi vì qua đó tôi đang trải qua một sự phụ thuộc lớn hơn vào Chúa và một sự biến đổi, như Phao-lô nói, “Đức Chúa Trời, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng.” (Ê-phê-sô 3:20)

 

  • Ở giữa đau khổ, rất dễ dàng để cố gắng chạy trốn khỏi nó, gây mê nó hoặc cố gắng từ chối nó. Sự thật là không có nơi nào để chạy ngoài Chúa. Ngài là người duy nhất ban cho bạn trải nghiệm sự thoải mái, sức chịu đựng và hy vọng giữa những đau khổ. Tôi ước rằng tôi có thể hứa với bạn không còn đau đớn khi bạn bước đi bởi đức tin, nhưng tôi không thể thực hiện lời hứa đó. Tuy nhiên, tôi có thể nói trong đức tin gắn kết với Chúa Giê-su rằng đau khổ do bước đi đức tin của bạn sẽ luôn có một mục đích tốt đẹp thiêng liêng.

“SỰ TỐT ĐẸP THẦN THƯỢNG”

Chúa sẽ dùng từng chút đau đớn và khổ nạn của bạn để lôi kéo bạn vào một SỰ PHỤ THUỘCTUYỆT VỜI với Ngài, để CHUYỂN ĐỔI cuộc sống của bạn, và khai phóng cho bạn ân sủng và lòng thương xót trong kỳ hạn đau khổ của bạn. 

 

Lưu ý quan trọng: Nếu bạn chọn bước đi trong xác thịt của mình, Chúa sẽ sử dụng đau khổ như một cách để kỷ luật bạn và đưa bạn trở lại sự lệ thuộc vào Ngài.

 

Kết ước với Chúa: Trong những lĩnh vực nào trong cuộc sống của bạn, bạn đang trải qua một số xung đột hoặc đau khổ dường như không có hồi kết? Hãy cầu xin Chúa lôi kéo bạn vào một sự phụ thuộc sâu nhiệm hơn vào Ngài về sự đau khổ này. Hãy cầu xin Ngài tiết lộ cho bạn biết những gì tốt đẹp thiên thượng đang được thực hiện. Nếu nỗi đau không biến mất, hãy cầu xin Ngài biến đổi thái độ của bạn giữa cơn khổ nạn.

(Còn nữa)
Bill Loveless

Translated by Vinh Tuong

 

 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn