Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / Đọc Sách

Đọc Sách

sp

Thật ra không phải chỉ đến mùa Xuân mới đọc sách, sách để đọc bốn mùa. Đọc sách không chỉ là một nhu cầu, còn là một niềm vui, nên dùng mùa Xuân để bắt đầu thế thôi. Khi đã bắt đầu, thì sẽ có tiếp tục, và sự đọc sách sẽ là qua hết các mùa còn lại của năm.

Tôi thường nhìn thấy người Mỹ đọc sách khắp nơi, trong quán cà phê, trên máy bay, họ đọc trên Ipad, trên phone, hoặc cầm một quyển sách trong tay, không chỉ người lớn tuổi, cả những người trẻ tuổi. Tôi biết lý do khiến nước Mỹ trở nên cường thịnh như ngày hôm nay. Nói gì thì nói, Hoa Kỳ là một đất nước của trí tuệ và đọc sách là một nhu cầu quan trọng không kém thực phẩm. Mặc dù sách điện tử dễ dàng, tiện lợi, nhưng sách giấy vẫn phổ biến, các tiệm sách lớn của Mỹ như Barnes and Noble, City Lights Book… vẫn tồn tại, người ta vẫn thích cầm một quyển sách. Sách là một thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Một người đọc sách mà tôi kính phục là Mục sư Chủ nhiệm báo Hướng Đi, ông đã đọc rất nhiều sách, dịch rất nhiều sách và tận tụy giới thiệu sách cho mọi người cách không mệt mỏi.

Mục sư Lữ Thành Kiến

🙂

jew

Nhưng Hoa Kỳ không phải là một quốc gia đọc sách nhiều nhất trên thế giới. Quốc gia đọc sách nhiều nhất trên thế giới là Do Thái. Nhắc đến người Do Thái, chúng ta thường nghĩ ngay đến một dân tộc thông minh, giàu có và kiệt xuất trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những điều tạo nên thành công của những người Do Thái đó chính là cách họ được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ trong gia đình. Và một trong những khác biệt lớn nhất của họ là dạy con về cách đọc sách. 

  • Tỉ lệ đọc sách của người Do Thái đứng đầu thế giới. Sách mang đến cho họ những kiến thức, trí tuệ, những giá trị tâm hồn, từ đó rèn giũa sự thông minh và phát huy tính sáng tạo của họ. “Đọc 101 lần sẽ tốt hơn đọc 100 lần”

    Người Do Thái cho rằng: Với một cuốn sách, đọc lần đầu qua loa để hiểu toàn bộ linh hồn của cuốn sách. Đến lần thứ hai, phải đọc kỹ

    từng phần để rút ra ý chính của nó. Lần thứ ba, sau khi hiểu rồi người ta đọc lại để hiểu thấu, hiểu rõ xem các ý là gì. Lần thứ tư, đọc để rút ra những giá trị tinh túy nhất ứng dụng cho bản thân.

    Sau đó, lặp đi lặp lại mỗi tháng một lần. Họ cho rằng với mỗi lần đọc lại, chắc chắn chúng ta sẽ phát hiện ra được một điều gì mới mẻ của cuốn sách. Do vậy, đọc nhiều lần không bao giờ là thừa.

    Tài sản để lại cho con là sách, và sách có mặt ở khắp mọi nơi.

    Tại quê hương của những người Do Thái, Isarel chỉ có hơn 8 triệu dân nhưng họ có hơn 1.000 thư viện công cộng và cứ hơn 4.500 người lại có một thư viện. Trong tất cả các gia đình của người Do Thái đều có một tủ sách. Và cha mẹ Do Thái luôn luôn đặt tủ sách ở đầu giường cho con. 

    Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.

    Tài sản người Do Thái để lại cho con mình là một tủ sách và ít nhất trên kệ đều có 10 cuốn sách của mọi thời đại. Họ coi đây chính là di sản để lại cho con của mình.

    Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết.

    “Khi cháy nhà chúng ta nên mang theo gì?”

    Với câu hỏi này, chắc chắn ở Việt Nam bố mẹ sẽ căn dặn con mình mang theo những tài sản quý giá nhất trong nhà. Nhưng bạn sẽ phải bất ngờ với câu trả lời của người Do Thái. Họ nói với con rằng hãy mang theo sách bởi với họ, sách chính là tài sản vô giá.

    Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc lâu đời trên thế giới. Dân số ở nước này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên tổng dân số thế 

    giới nhưng lại kiên cường sinh tồn, đồng thời nuôi dưỡng ra rất nhiều nhân tài kiệt xuất. Điều này có nguyên nhân rất lớn từ văn hóa đọc sách và truyền thống giáo dục gia đình.

    Dân tộc Do Thái, ngay từ khi con cái còn rất nhỏ tuổi, cha mẹ đã bắt đầu truyền cảm hứng cho trẻ để giúp chúng theo đuổi tri thức, tôn trọng trí tuệ, bồi dưỡng tính cách độc lập tự chủ, tinh thần tiên phong và sáng tạo của trẻ. Họ cũng để trẻ nhận biết tiền của, bồi dưỡng tác phong và cách sống cần kiệm cũng như năng lực giao tiếp xã hội, xử thế. Giáo dục chúng đối xử tốt với người khác, ứng xử hài hòa với người khác, tăng cường khả năng tự kiểm soát và dũng khí đối mặt với nghịch cảnh. 

  • Nghi thức hôn lên cuốn Thánh Kinh

    Trong các gia đình người Do Thái, ngay từ khi con còn nhỏ, người mẹ sẽ mở cuốn Thánh Kinh ra và nhỏ lên đó những giọt mật (mật ong). Sau đó người mẹ sẽ hướng dẫn con hôn lên chỗ mật được nhỏ trên cuốn Thánh kinh ấy. Dụng ý của nghi thức này là muốn nói với con rằng “sách vốn là mật ngọt”. Như thế sẽ giúp trẻ lưu lại một ấn tượng vô cùng tốt đẹp ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc với sách. Điều đó cũng giúp trẻ cả đời vui vẻ với việc học và đọc sách.Gia đình người Do Thái còn có một thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là đặt sách phải đặt ở phía đầu giường. Nếu đặt ở phía cuối giường thì bị cho là bất kính. Những thói quen này đã khiến Do Thái trở thành một dân tộc yêu sách nhất trên thế giới.

    Câu hỏi truyền thống trong gia đình Do Thái

    Trẻ em ở các gia đình Do Thái hầu như đều phải trả lời một câu hỏi: “Nếu có một ngày nhà của con bị cháy, hoặc tài sản của con bị cướp, con sẽ mang thứ gì theo khi chạy trốn?”

    Nếu trẻ trả lời là sẽ mang theo tiền bạc hay của cải thì người mẹ sẽ tiến thêm một bước mà hỏi câu: “Có một thứ không có hình dạng, không có màu sắc, không có mùi vị nhưng quan trọng hơn cả. Con có biết là thứ gì không?”Nếu trẻ không trả lời được, người mẹ sẽ nói: “Con à! Thứ mà con phải mang theo không phải là tiền bạc cũng không phải là của cải, mà là trí tuệ. Bởi vì, trí tuệ là thứ mà bất kể kẻ nào cướp cũng không được. Con chỉ cần sống thì trí tuệ sẽ vĩnh viễn đi theo con.”

    Học thuộc lòng Thánh Kinh

    Trong các gia đình Do Thái, trẻ ngay từ lúc còn nhỏ đã bắt đầu đọc thuộc lòng Thánh Kinh, đây đã trở thành định luật không thể thay đổi. Làm như vậy, mục đích của người lớn không phải là để trẻ lý giải được ý nghĩa của Thánh Kinh, mà là để tạo cho trẻ thói quen học thuộc lòng.

    Người Do Thái nhận ra rằng, học thuộc lòng là con đường tốt để bồi dưỡng trí nhớ của trẻ. Nếu như không thể bồi dưỡng cho trẻ 

    có một khả năng nhớ tốt, thì sau này việc gia tăng học tập những thứ khác sẽ rất khó.

    Trẻ Do Thái sẽ đọc thuộc các cuốn “Ngũ kinh Moses”, “Kinh Thánh Cựu Ước”, “Tháp mộc đức kinh”, đây là những cuốn bắt buộc người Do Thái phải đọc trong đời.

    Coi trọng sự sáng tạo

    Người Do Thái có một câu ngạn ngữ lưu truyền nhiều đời là: “Không là con lừa cõng trên lưng nhiều sách”. Họ không chỉ phi thường coi trọng tri thức mà càng coi trọng tài năng. Họ ví những người có chút tri thức mà không có tài năng là “Con lừa cõng trên lưng nhiều sách”.

    Họ cho rằng, học tập bình thường chỉ là một loại bắt chước mà không có bất luận sự sáng tạo nào. Học tập phải lấy suy nghĩ, tự hỏi, suy xét làm cơ sở. Suy nghĩ, tự hỏi là do hoài nghi và trả lời cấu thành.

    Hoài nghi là cánh cửa lớn của trí tuệ. Hiểu biết càng nhiều thì sẽ hoài nghi càng nhiều, mà câu hỏi cũng thuận theo đó mà gia tăng. Cho nên, thường xuyên hỏi sẽ khiến con người tiến bước. Người Do Thái đặc biệt chú trọng đến việc giao lưu chia sẻ suy nghĩ với trẻ trong gia đình. Trẻ luôn luôn nhận được lời dạy bảo và chỉ dẫn của người lớn.

    Trẻ cũng có thể cùng với người lớn trao đổi, đàm luận về các vấn đề. Đôi khi người lớn sẽ hỏi vặn, tranh luận với trẻ mãi cũng là để giúp trẻ đi sâu vào nghiên cứu và học tập. Chính vì thế, người Do Thái nổi tiếng là có tài ăn nói, hùng biện và điểm số cao ở các cuộc thi. 

    Đọc sách trong ngày nghỉ để tẩy rửa tâm linh

    Thời cổ đại, chỉ có người Do Thái là dành ra một ngày trong tuần để nghỉ ngơi. Đối với những quốc gia khác thì đây là một điều vô cùng kỳ lạ. Hơn nữa, người Do Thái cũng không tận dụng ngày nghỉ để đi du ngoạn, bởi vì khi trở về đã toàn thân mệt mỏi. Họ cho rằng ngày nghỉ ngơi phải đạt được mục đích nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần và thân thể, tẩy rửa tâm linh, khôi phục lại trạng thái làm việc tốt nhất.

    Trong ngày nghỉ, họ thậm chí còn đóng cửa hết thảy các hoạt động buôn bán: 8 giờ sáng họ bắt đầu đi làm lễ, mãi cho đến giữa trưa họ dùng tiếng Hebrew để đọc kinh cầu nguyện, lắng nghe những lời dạy trong “Thánh kinh”, giúp cho tâm trí của mình được khai sáng hơn. Sau đó họ trở về nhà và ăn nhanh bữa trưa rồi nghỉ ngơi. Đến khoảng 4 giờ chiều, họ sẽ ở nhà hoặc đến giáo đường để giao lưu chia sẻ, học tập “Tháp Mộc Đức Kinh” và “Thánh Kinh” cùng với bạn bè và giáo sĩ. Ngủ trưa và việc học hỏi, trao đổi này không nhất thiết phải theo thứ tự như

    vậy, nhưng việc học tâp và trao đổi này là quy định bắt buộc phải thực hiện.

    Họ cho rằng, nếu như trong ngày nghỉ mà không điều chỉnh được trạng thái của mình thì sẽ rất khó để cải thiện được những suy nghĩ trong tâm linh. Họ muốn trong ngày nghỉ phải giải phóng bản thân khỏi công việc trong thế tục, hoàn toàn đắm mình vào trong một thế giới khác. Ở trong loại thế giới ấy, họ có thể đạt được cội nguồn của suy nghĩ và linh cảm.

    Linh cảm và sáng tạo đều là sản vật của trí tuệ. Mà chúng được sinh ra ở trong trạng thái đại não người được buông lỏng. Cho dù là người có bộ não thông minh bao nhiêu đi nữa, nhưng căng thẳng, suy nghĩ liên tục trong một thời gian dài thì đều sẽ bắt đầu bị tê liệt. Cho nên, 

    não bộ là cần phải được nghỉ ngơi đầy đủ thì mới sản sinh ra trí tuệ. Đây chính là đạo lý đơn giản của người Do Thái nhưng lại thường không được mọi người chú ý.            An Hòa (sưu tầm)

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn