Thứ Tư , 4 Tháng Mười Hai 2024
Home / THẦY ƠI / THA THỨ CHO NGƯỜI ĐÃ LÀM TÔI TỔN THƯƠNG?

THA THỨ CHO NGƯỜI ĐÃ LÀM TÔI TỔN THƯƠNG?

TÔI CÓ THỂ ĐÁNH MẤT SỰ CỨU RỖI?

TÔI CÓ THỂ THA THỨ CHO NGƯỜI ĐÃ LÀM TÔI TỔN THƯƠNG TRẦM TRỌNG?

Không có một người nào đang sống mà không bị người khác gây cho tổn thương. Nhiều mối quan hệ giữa người với ngưởi bị đổ vỡ vì những thương tích cho một bên hoặc cả hai bên. Trong nhiều năm thi hành các mục vụ tôi đã gặp không ít những người mà hầu như họ không thể tha thứ cho người khác vì đã làm tổn thương họ trầm trọng.

Tha thứ cho người khác là một điều vô cùng khó. Nhưng tha thứ là một mệnh lệnh từ Kinh Thánh mà hiệu quả của nó là đem lại sự chữa lành cho tấm lòng và linh hồn của người quyết định tha thứ. Phao-lô viết, “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.” (Ê-phê-sô 4:32)

eph

Sự thật là không ai có thể tha thứ cho người khác bằng khả năng riêng của mình. Nếu bạn có dự tính tha thứ cho một ai đó, bạn phải trải nghiệm sự tha thứ của Đức Chúa Trời cho cá nhân bạn xuyên qua sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ (Ê-phê-sô 1:7; Cô-lô-se 1:14). Tha thứ không phải là một hành động tự nhiên đến từ năng lực của con người, nó là một hành động siêu nhiên đến từ Christ đang hành động bên trong bạn. Sự tha thứ không thể xảy ra cho đến khi bạn kinh nghiệm sự tha thứ của Đức Chúa Trời dành cho chính mình. Kinh Thánh dạy, “Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.” (Cô-lô-se 3:13). Động cơ của chúng ta không phải là tìm kiếm sự trả thù, nhưng vâng phục mạng lệnh của Đức Chúa Trời: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.  Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng.” (Rô-ma 12:18-19)

Chúa Giê-su giảng dạy về sự tha thứ trong bài giảng trên núi: “Ấy vậy, nếu khi nào ngươi đem dâng của lễ nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình,  thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ.” (Ma-thi-ơ 5:23-24). Chú ý cụm từ mà Chúa Giê-su sử dụng ở đây: “giảng hòa với anh em trước đã”. Theo lời dạy của Chúa Giê-su, điều này rất quan trọng. Sự phục hòa, giảng hòa hay hòa thuận giữa hai cá nhân phải được thực hiện trước, rồi sau đó mới nói đến hành động thờ phượng Đức Chúa Trời sau.

Một chỗ khác Chúa Giê-su cũng dạy, “hãy tha thứ, người sẽ tha thứ mình.” (Lu-ca 6:37). Từ tha thứ trong tiếng Hy-lạp là apolyo có nghĩa trả tự do hay giải phóng cho một ai đó (không giam cầm họ trong sự oán hận). Khi bạn tha thứ cho một ai đó đồng nghĩa với việc bạn cam kết trả cho họ sự tự do mà bạn giam cầm họ trong thù hận trước đây, mặc dù họ đã làm điều sai. Phao-lô dạy cho Hội thánh Cô-rin-tô, “… thà nay anh em tha thứ yên ủi, hầu cho người khỏi bị sa ngã vì sự buồn rầu quá lớn.  Vậy tôi xin anh em hãy bày tỏ lòng yêu thương đối với người đó.  Bởi chưng tôi viết thơ cho anh em, cốt để thử anh em xem có vâng lời trong cả mọi sự cùng chăng.  Nhưng anh em tha thứ ai, thì tôi cũng tha thứ. Vả, nếu tôi đã tha, là vì anh em mà tha, ở trước mặt Đấng Christ.” (2 Côr. 2:7-10). Khi quyết định tha thứ cho một ai, có nghĩa bạn sẵn sàng gặp người đó mặt đối mặt để giải quyết các mâu thuẫn trong tình yêu của Christ. Thực ra sự tha thứ còn có nghĩa bạn quyết định tha thứ cho người đó dù họ đã làm sai nhưng không hề xin lỗi bạn hoặc yêu cầu bạn tha thứ.

Sứ đồ Phi-e-rơ đã hỏi Chúa Giê-su; “Phi-e-rơ bèn đến gần Đức Chúa Jêsus mà hỏi rẳng: Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng?” (Ma-thi ơ 7:21). Chúa chúng ta đáp rằng: Ta không nói cùng ngươi rằng đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy. Có nghĩa là tha thứ dồi dào, không giới hạn. Và sau đó Chúa Giê-su tiếp tục dạy: “Vậy nên, nước thiên đàng giống như vua kia, muốn tính sổ với các đầy tớ mình.  Khi vua khởi soát sổ, thì có người đem nộp một tên kia mắc nợ vua một vạn ta-lâng. Bởi vì người chẳng có gì mà trả, thì chủ dạy bán người, vợ con và gia tài người, đặng trả nợ.  Kẻ đầy tớ nầy bèn sấp mình xuống nơi chân chủ mà xin rằng: Thưa chủ, xin giãn cho tôi, thì tôi sẽ trả hết!  Chủ bèn động lòng thương xót, thả người về, và tha nợ cho.  Nhưng khi đầy tớ đó ra về, gặp một người trong bạn làm việc, có thiếu mình một trăm đơ-ni-ê, thì nắm bóp cổ bạn mà nói rằng: Hãy trả nợ cho ta!  Người bạn sấp mình xuống mà nài xin rằng: Xin giãn cho tôi, thì tôi sẽ trả cho anh.  Song người chẳng khứng, cứ việc bắt bỏ tù cho đến khi trả hết nợ.  Các bạn thấy vậy, buồn lắm, đến thuật lại cùng chủ mình mọi điều đã xảy ra.  Chủ bèn đòi đầy tớ ấy đến mà nói rằng: Hỡi đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi cầu xin ta; ngươi há lại chẳng nên thương xót bạn làm việc ngươi như ta đã thương xót ngươi sao?  Chủ nổi giận, phú nó cho kẻ giữ ngục cho đến khi nào trả xong hết nợ.  Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy.” (Ma-thi-ơ 18:23-35).

Lẽ thật ở đây là: Nếu chúng ta không hết lòng tha thứ cho người khác, Cha trên trời cũng sẽ không tha thứ cho chúng ta. “Khi các ngươi đứng cầu nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai, thì hãy tha thứ, để Cha các ngươi ở trên trời cũng tha lỗi cho các ngươi. (Có mấy bản thêm câu 26 rằng: Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi.Có mấy bản thêm câu 26 rằ

” (Mác 11:25-26).

Vì vậy nếu chúng ta là môn đồ của Christ, tình yêu thương của chúng ta phải được phản ánh qua cách chúng ta tha thứ cho người khác (1 Côr. 13:5; 1 Giăng 3:1-17)

ÁP DỤNG

  1. Xưng nhận tội lỗi của bạn mỗi ngày với Chúa (1 Giăng 1:9)
  2. Thừa nhận bất cứ hành động nào bạn đã làm sai với người khác (Gia-cơ 5:16)
  3. Sống đời sống mới trong Christ vì đã được Chúa tha thứ và giải phóng ra khỏi tội lỗi (Thi. 32; Rô-ma 3:24-25)
  4. Không tiếp tục làm điều sai, bơi lội trong tội lỗi (1 Côr. 13:5; Phi-líp 4:8)
  5. Tìm kiếm sự tha thứ và phục hồi các mối quan hệ bị đổ vỡ (Ma-thi-ơ 6:14-15; 18:21-35)

KINH THÁNH THAM KHẢO

Ma-thi-ơ 5:23-24; 6:14-15; mác 11:25-26; Lu-ca 6:27; Ê-phê-sô 4:32; Cô-lô-se 3:13

Hướng Đi biên soạn

Sách tham khảo:

The Bible’s Answers To 100 of Life’s Biggest Questions, by Norman L. Geisler & Jason Jimenez

Huongdionline.com cần sự ủng hộ của bạn đọc để duy trì và phát triển các mục vụ. Mọi sự dâng hiến cho Hướng Đi Ministries xin gởi về:

VIETNAMESE MISSIONARY INSTITUTE

BBVA compass BANK

3111 North Galloway Ave.

Mesquite, TX 75150, USA

Routing# 113010547

Account# 6702149116

 

 

Chân thành cảm ơn.

hue

Mục sư Nguyễn Văn Huệ.   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn