Chủ Nhật , 24 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / ĐỨC CHA ĐANG LÀM GÌ?

ĐỨC CHA ĐANG LÀM GÌ?

Sự Bình Đẳng Của Ba Ngôi Một Thể

“Phi-líp thưa rằng: Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi.” (Giăng 14:8)
Trong Cựu Ước và Tân Ước dân sự gọi Đức Chúa Trời là Cha. Trong Ê-sai 63:16, “Thật Ngài là Cha chúng tôi, dầu Áp-ra-ham chẳng biết chúng tôi, Y-sơ-ra-ên cũng chẳng nhận chúng tôi; hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là Cha chúng tôi, danh Ngài là Đấng Cứu chuộc chúng tôi từ trước đời đời.”

isa
Còn trong Ê-phê-sô 3:14-15, “Ấy là vì cớ đó mà tôi quì gối trước mặt Cha, bởi Cha mà cả nhà trên trời và dưới đất đều được đặt tên.” Tiếng Hy-lạp trong câu này dịch chữ “nhà” là patria. Từ phái sinh của nó là pater được dịch là Cha.
Phao-lô viết, “Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha!” (Ga-la-ti 4:6). A-ba là tiếng A-ram cổ, nó là ngôn ngữ thông thường được tuyển dân sử dụng trong thời Tân ước. A-ba là một từ quen thuộc để gọi Cha. Nó gần giống với từ Dad trong Tiếng Anh hôm nay. A-ba là từ mà các con trẻ sử dụng khi gọi cha của nó.
Trong chương này chúng ta sẽ xem từ Cha là chỉ về Đức Chúa Trời. Ngài đang làm gì trong kế hoạch thần thượng của sự cứu chuộc?

Đức Cha yêu thế gian.
Giăng 3:16 là câu Kinh Thánh nhiều người biết. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Trong câu này Đức Chúa Trời là Cha, thế gian là “thế giới và mọi vật trong đó” (Công vụ 17:24; Rô-ma 1:20) đặc biệt là trái đất (Ma-thi-ơ 4:8; Giăng 1:9) và con người sống ở đó (Giăng 4:42). Thế gian cũng còn có nghĩa là hệ thống tội ác chống lại Đức Chúa Trời. “Chúng ta biết mình thuộc về Đức Chúa Trời, còn cả thế gian đều phục dưới quyền ma quỉ.” (1 Giăng 5:19). Tuy nhiên trong Giăng 3:16, thế gian có nghĩa là những người sống trên đất.
Khi TRỜI tạo ra thế giới vật lý, Ngài thấy mọi điều đó là tốt lành (Sáng. 1:31). Cõi sáng tạo ban đầu vốn không có tội ác, nhưng hệ thống thế giới hiện tại sau A-đam không tuân phục uy quyền của Đức Chúa Trời, không vâng giữ các mạng lệnh Ngài.
“Đức Chúa Trời yêu thương thế gian”. Trong ngôn ngữ Hy-lạp có một số từ mang nghĩa yêu thương: tình yêu thương dành cho gia đình, tình yêu dành cho bạn hữu, tình yêu vật chất. Còn khi nói đến tình yêu của Đức Chúa Trời, từ Hy-lạp được dùng là agape. Đây là tình yêu mặc dầu, không vị kỷ. Mặc dầu con người ghét Đức Chúa Trời, Ngài vẫn yêu thương. “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào! Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!” (Rô-ma 5:8-10)

Đức Cha chuẩn bị đầy đủ cho cõi sáng tạo.
Cha thiên thượng dự phòng, cung ứng đầy đủ các nhu cầu cho cõi sáng tạo, từ những điều nhỏ nhất đến những cái lớn nhất. Ngài chăm sóc từng ngọn cỏ ngoài đồng và mặc đẹp cho những bông hoa. Thậm chí áo của vua Sa-lô-môn cũng không đẹp bằng những bông hoa tự nhiên. Một con chim sẻ trên bầu trời cũng đang được TRỜI kiểm soát.
Chúa Jesus giảng về những lẽ thật này, “…Vậy, các ngươi đừng như họ; vì Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài….. Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: Đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: Chẳng có gieo, gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao?…. Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi!…” (Ma-thi-ơ 6: 8, 25, 26, 30)
Trong sách Công vụ kể lại câu chuyện Phao-lô cầu nguyện chữa lành cho một người què từ lúc sinh ra tại thành Lít-trơ. Cư dân của thành phố này nhìn thấy phép lạ Phao-lô đã làm bèn chuẩn bị của lễ dâng cho ông và Ba-na-ba, vì họ nghĩ rằng hai sứ đồ này là thần linh lấy hình con người hiện xuống. Phao-lô ngăn cản họ và giải thích: “Hỡi các bạn, sao làm điều đó? Chúng ta chỉ là loài người, giống như các ngươi; chúng ta giảng Tin lành cho các ngươi, hầu cho xây bỏ các thần hư không kia, mà trở về cùng Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật trong đó.” (Công. 14:15)
Khi Phao-lô đã nhận được những tặng phẩm từ Hội thánh Phi-líp, ông cảm ơn họ và viết, “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ.” (Phi-líp 4:19). Lời này vẫn còn ý nghĩa cho chúng ta hôm nay.

Đức Cha sai phái Đức Con
Kinh Thánh chép, “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống.” (1 Giăng 4:9). Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian để bày tỏ cho thế gian biết về Ngài trong thân xác con người, “rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian; Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao.” (Hêb. 1:2-3)
Xa hơn nữa, chúng ta đọc, “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp.” (Ga-la-ti 4:4). “Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta, và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh.” (Rô-ma 8:3-4). Đức Cha đã sai Con Ngài đến làm Cứu Chúa của thế gian (1 Giăng 4:14; Giăng 3:17)

jo
Đức Chúa Jesus đã giới thiệu tỏ tường là Cha đã sai Ngài đến (Giăng 17:23). Cha đã sai Con được xác nhận trong sứ mệnh của Con (Giăng 8:18). Chúa Jesus xác nhận, “Bởi ta chẳng nói theo ý riêng ta; nhưng Cha sai ta đến, đã truyền lịnh cho ta phải nói điều chi và phải nói thể nào.” (Giăng 12:49; Đọc thêm Giăng 8:28)

Cha làm vinh hiển Con.
Trong lời cầu nguyện được ghi ở Giăng 17, Chúa Jesus thưa với Cha: “Cha ôi, Con muốn Con ở đâu thì những kẻ Cha đã giao cho Con cũng ở đó với Con, để họ ngắm xem sự vinh hiển của Con, là vinh hiển Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu Con trước khi sáng thế.” (câu 24). Còn trước đó trong Giăng 13, sau khi Giu-đã đi ra khỏi phòng chuẩn bị phản bội Thầy mình, Chúa Jesus đã phán với các môn đồ, “Khi Giu-đa đã ra rồi, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hiện bây giờ Con Người được vinh hiển, và Đức Chúa Trời được vinh hiển nơi Con Người. Đức Chúa Trời cũng sẽ làm cho Con Người vinh hiển nơi chính mình Ngài, và Ngài sẽ kíp làm cho vinh hiển.” (câu 31-32). Sau đó Chúa Jesus đã bị bắt, bị đóng đinh trên cây thập tự.
Tại sao trong câu Kinh Thánh trên Chúa Jesus nói rằng Đức Chúa Trời sẽ kíp (ngay lập tức) làm cho Con được vinh hiển? Tại sao Cha được vinh hiển nơi Con? Những câu trả lời sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Con được vinh hiển qua sự chết của Ngài bởi vì:
– Ngài cứu chuộc dòng giống loài người sa ngã (1 Phi-e-rơ 1:18-19; Khải. 1:5-6; 5:9)
– Ngài hủy diệt quyền lực của kẻ ác (Hêb. 2:14)
– Ngài mở ra một cánh cổng chắc chắn để vào thiên đàng (Hêb. 9:12; 10:19-22)
Cha được vinh hiển qua sự chết của Con bởi vì:
– Qua sự chết, Chúa Jesus đánh bại tất cả quyền lực của kẻ ác (2 Côr. 3:14)
– Công lý của Cha được thực thi khi Cha không tiếc chính Con Một của Ngài hy sinh vì tội lỗi chúng ta (Rô-ma 8:32; 1 Phi-e-rơ 3:18)
– Tình yêu của Cha được tôn vinh khi Ngài ban Con Một của Ngài chịu chết vì tội lỗi nhân loại (Rô-ma 5:8; 1 Giăng 4:9-10; Ga-la-ti 6:14)

Đức Cha phán xét tội lỗi tại thập tự giá
Khi Đấng vô tội mang lấy tất cả tội lỗi nhân loại trên thập tự giá, Ngài cam chịu sự phán xét của Cha. “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” (2 Côr. 5:21)
Phao-lô cũng nói điều tương tự trong Ga-la-ti 3:13, “Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta, vì có lời chép: Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ.”
Từ rủa sả trong câu trên là katara, có nghĩa Cha công bố sự nguyền rủa trong sự phán xét công nghĩa của Ngài.1
Đức Chúa Trời phán xét cách công bình theo luật pháp của Ngài trên tội lỗi. Bởi lòng nhơn từ Ngài cung ứng một của lễ hoàn hảo cho tội lỗi chúng ta. Đó là Đấng Christ vô tội phải bị chết trên thập tự giá. Khi Chúa Jesus chết trên thập giá, Ngài bị tách biệt khỏi Cha và nhận án phạt vì tội lỗi của toàn thể nhân loại (Mác 15:33-34). Đức Con đã cứu loài người sa ngã thoát khỏi sự rủa sả của luật pháp (Ga-la-ti 3:13; 4:5).
Cũng vậy, chúng ta sẽ để cho tội lỗi bị phán xét tại thập tự giá hay là chúng ta sẽ phải đối mặt với sự phán xét của Đức Chúa Trời (Khải. 20:11-15). “Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 14:12)

(Còn nữa)

james

JAMES SEMPLE

Trích từ: BIBLE TRUTHS ABOUT GOD

Translated by Tuong Vi    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn