Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / Tổng hợp / Nhu Cầu Truyền Bá Đạo Trời Trên Quê Hương Việt Nam

Nhu Cầu Truyền Bá Đạo Trời Trên Quê Hương Việt Nam

“Nhờ anh chị em đọc và giúp chúng tôi hoàn chỉnh tài liệu này.” Mục sư Nguyễn Văn Huệ.

HOI THANH QUE HUONG BAN CHINH NEW

Chúng ta người Việt ai nấy đều biết chữ Why? (Tại sao) nhưng ít người biết chữ How? (Làm thể nào).

Là người tha hương chúng ta yêu quê hương và muốn làm điều gì đó ích lợi cho quê hương. Chúng ta quên mất là chúng ta còn có một quê hương tốt hơn ở trên trời.

Chúng ta chú ý đầu tư cho đời nầy (quê hương dưới đất) và quên đầu tư cho đời sau (quê hương trên trời).

Chúng ta nghĩ việc của Cha không phải là việc của mình, nhưng là việc của người khác.

Trần thế chẳng phải quê hương, chúng ta quên mình là khách du lịch trên đời nầy. Khi về quê với Chúa trên thiên đàng, chúng ta không thể mang theo của cải vật chất đời nầy, nhưng chúng ta có thể mang theo những của cải thiêng liêng là linh hồn của những người được cứu rỗi.

Trách nhiệm của những tín hữu thờ Trời là đi khắp thế gian giảng tin lành về Nước Trời. Chúng ta muốn lập giáo phái Tin lành nhưng ít chú ý đến xây dựng và phát triển Nước Trời. Ta chỉ làm việc phụ và quên làm việc chính.

Là người Việt Nam chúng ta có trách nhiệm giải cứu đồng bào Việt Nam thoát ách tội lỗi, thoát ách Sa-tan, thoát số phận đi hỏa ngục. Chúng ta quên trách nhiệm, “Hãy trả cho Sê-sa những gì của Sê-sa và trả cho Đức Chúa Trời những gì thuộc Đức Chúa Trời.”

Chúng ta cần dự phần và hiệp tác để làm phép lạ lớn nhất là di dời đồng bào chúng ta từ nước tối tăm qua nước sáng láng của Con Trời.

Chúng ta sẽ chọn làm gì?

que-huong

Việt Nam là một nước nghèo đang vươn lên làm giàu, một nước đang theo chủ nghĩa xã hội. Việt Nam nằm gần các nước Lào, Cao Miên, Thái Lan và Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng của các triết lý và phong tục Phật Giáo, Khổng Giáo.

Việt Nam là nước tôn trọng tự do tín ngưỡng. Việt Nam không có quốc giáo. Việt Nam không cấm các thực hành tín ngưỡng dù đó là mê tín, dị đoan, hay tôn giáo du nhập. Việt Nam là một trong số ít nước kiểm soát chặt chẽ mọi sinh hoạt tôn giáo trong nước theo quy chế xin cho. Nhưng không dễ để truyền giáo ở Việt Nam, nhất là đối với những người Việt tha hương và các giáo sĩ ngoại quốc.

Việt Nam có dân số đông, đa số là người trẻ và thiếu nhi. Dân tộc Việt có lòng mộ đạo, chuộng các sinh hoạt cộng đồng, tôn trọng các lãnh vực huyền bí linh thiêng. Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sống theo truyền thống tín ngưỡng với ngôn ngữ và văn hóa riêng. Đa số dân chúng suốt các miền nam, trung, bắc chịu ảnh hưởng văn hóa Á Đông, giữ đạo ông bà để lại, giữ các lễ hội bình dân. Chùa và nhà thờ được xây dựng nhiều. Đình miếu còn lưu giữ. Các ngôi mộ cũng được xây cất kiên cố.

Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam theo Tin lành nhiều hơn so với dân tộc Kinh?

Một câu hỏi khác: Tại sao đa số người Kinh không theo Tin lành?

Tôi nghĩ câu trả lời rõ ràng là do người Kinh chịu ảnh hưởng nhiều bởi giáo lý Phật Giáo và Khổng Giáo. Các thói quen đi chùa, cúng quảy, giữ ngày, giữ tháng không bỏ được. Một số đông người Việt cũng chịu ảnh hưởng của Lão Giáo với các tập tục dị doan (xem bói, xem phong thủy, coi thầy, lên đồng). Người Kinh chịu ảnh hưởng tinh thần của dân tộc Trung Hoa, với các tập tục trở thành văn hóa bình dân, vì thế không dễ để người Kinh thay đổi truyền thống văn hóa. Trong khi đó người các dân tộc theo tín ngưỡng thờ thần linh, có chế độ mẫu hệ, không có tổ chức tôn giáo nào.

Một thực tế ai cũng thấy là:

Do thiếu sót Lời Chúa, phần lớn dân chúng người Việt sống cho đời nầy, ít nghĩ đến tương lai đời sau, chăm về sự thấy được, không quan tâm đến sự không thấy được.

Người Việt còn bị ràng buộc về tình cảm với gia đình và thường giữ theo truyền thống tôn giáo do ông bà để lại. Đa số người Việt nghĩ đến chuyện làm lành, lành dữ là được, ít người nghĩ đến sự tha tội, sự cứu rỗi linh hồn.

Người Việt chỉ lo chứa của dưới đất mà không lo chứa của trên trời.

Người Việt đang mang ách nô lệ của tội lỗi, của Sa-tan, mà không biết.

Người Việt đang đi trên đường dẫn đến hư mất mà không biết.

Người Việt đa số giống như người mù đang được dẫn dắt bởi người mù.

images (3)

VẪN CÒN HY VỌNG, VẪN CÒN THỜI GIAN…

Nhưng Việt Nam có một ưu điểm là từ lâu dân chúng đã có tín ngưỡng thờ Trời.

Các vua chúa xưa đều có các lễ tế Trời, dân chúng từ bắc chí nam đều có phong tục lập Bàn Thờ Thiên ngay trước nhà.

Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Đạo Trời có trước trong lòng người Việt trước khi có các tôn giáo như Khổng Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo truyền đến Việt Nam.

Từ lâu người Việt đã biết cầu Trời nhưng chưa có mối liên hệ với Chúa Trời như cha con, như vợ chồng, như thầy trò.

Dù theo các tổ chức tôn giáo thờ người và không biết thờ Trời, theo triết lý tự cứu và không nhờ ai cứu, tâm hồn người Việt vẫn biết Trời, kính Trời, thờ Trời, cầu Trời, than Trời và lo sợ cho ngày Chầu Trời. Ngay cả người theo Phật cũng không quên nhắn nhủ con cháu “Cầu Trời Khẩn Phật” (trước là cầu Trời, sau là khẩn Phật). Ý niệm mơ hồ ngầm ý nếu nhờ Đấng nầy không được thì nhờ Đấng khác.

Từ trong bản chất, người Việt chứng tỏ lòng tin nơi Ông Trời là Đấng tạo thiên lập địa, Đấng có liên hệ mật thiết với người nông dân luôn cần mưa thuận gió hòa… Kho tàng ca dao tục ngữ, thi phú, văn chương, về ước mong sống đẹp lòng Trời vẫn được lưu trữ rất phong phú trải qua các đời.

Bàn Thờ Thiên được biệt riêng để thờ Trời trước sân nhà, trong từng gia đình, theo khái niệm Thờ Trời với tế lễ đơn sơ, không cần thầy tư tế. Người Việt tin Trời, kính Trời nhưng chưa biết giải thích lý do thờ Trời, chưa có Kinh sách, chưa có hệ thống thờ Trời. Vì vậy khôi phục tín ngưỡng thờ Trời “nói có sách, mách có chứng,” cùng với kết quả Thờ Trời thấy được của thế giới, của người thờ Trời ở giữa cộng đồng các dân tộc người Việt, là nhu cầu cấp bách và khả thi.

Đa số các giáo phái Cơ-đốc truyền đến Việt Nam đều bắt đầu với Chúa Giê-su Christ. Ngay từ đầu danh Chúa Jesus Christ đã tỏ ra xa lạ, và khó hiểu, có tính ngọai lai. Trong thời các vua chúa, giới lãnh đạo chọn theo Khổng hay theo Phật giáo đã chống lại việc thờ Trời theo truyền thống Tây Phương. Từ lối truyền giáo của các tổ chức tôn giáo khác nhau, người Việt thấy các giáo nghi, các lệ luật, các qui định, các kỹ luật, các cảnh cáo, các ràng buộc mà ít người thấy mình có thể thi hành được. Rồi các tín hữu nhất là các tín hữu Tin lành đã vội vả thúc giục người ngoại đạo nhanh chóng bắt chước theo đạo giống y như mình. Đó là lý do dân chúng Việt khước từ theo Chúa với lý do, “Tôi có đạo rồi!” hay “Đạo nào cũng tốt!” Một số người cho rằng mình có nhân đạo là đủ rồi. Một số người khác sợ mang tiếng phản bội truyền thống tôn giáo ông bà và gia đình truyền lại từ nhỏ. Một số người sợ ông bà quá cố hoặc trời đất xử phạt, sợ bà con xa lánh, sợ mất quyền lợi kinh tế…

Đa số những người đi nhà thờ và không đi được nữa đã bị bỏ rơi như Kinh Thánh có chép tiếng than, “không ai hỏi han linh hồn tôi”.

Những áp lực vô hình nhưng vững chắc đã lập hàng rào không vượt qua được khiến phần đông người Việt không thờ Trời, không dám nhờ Trời giống như dân chúng các nước tự do Âu Mỹ dễ dàng theo Chúa xưa nay.

Tôi nghĩ lý do chính yếu nhất là do người Việt đang thiếu thông tin khách quan, thiếu hiểu biết về Đạo Trời. Đọc Kinh Thánh, chưa nói đến học Kinh Thánh là truyền thống còn xa lạ và né tránh của nhiều người. Khả năng đọc sách của người Việt rất kém. Thói quen học để thi đậu, học để đủ có bằng, đủ để đi làm, đủ tri thức bình dân vừa đủ sống trở thành chuyện bình thường.  Ít người phân biệt được sự khác nhau giữa triết lý và chân lý. Do ý thức tự cứu theo chủ trương các triết lý Á Đông nên người Việt không chấp nhận phương cách thờ Trời đòi hỏi sự biến đổi, nhờ ơn Trời, chỉ nhờ Trời cứu. Người Việt càng chưa hiểu con đường duy nhất phục hòa mối liên hệ với Trời là duy nhờ Con Trời, Đấng Cứu Thế Giê-su.

images (4)

Tín lý được cứu nhờ ân điển của Trời bởi đức tin nơi Con Trời với tinh thần nhập thế của Đạo Trời khác hẳn chủ trương của các tôn giáo Á Đông chọn xuất gia, tu hành, cậy công đức, thờ hình tượng, thích nghi thức huyền bí, cần được chú ý phổ biến, nhấn mạnh. Nhu cầu lớn nhất của người Việt hiện nay là hiểu biết Chân lý về Đạo Trời. Khôi phục truyền thống thờ Trời là nhu cầu nhứt định và cần thiết trước tiên. Trở lại thờ Trời là nền tảng của công tác truyền giáo. Giúp đồng bào tiếp cận đọc và học Kinh Thánh, chỉ dẫn Con Trời là Đấng Trung Bảo duy nhất khôi phục mối liên hệ giữa người với Trời. Giúp đồng bào hiểu Kinh Thánh là Luật Trời, Ý Trời, Lệnh Trời. Người Việt cần xây dựng thói quen và kỹ luật đọc và làm theo sự chỉ dẫn của Kinh Thánh. Mọi người phải thấy giá trị của việc đọc và học Kinh Thánh. Kinh Thánh phải là lời sống và linh nghiệm của những người thờ Trời.

Hãy tập cho con em đọc Kinh Thánh ngay từ nhỏ. Chương trình dạy đạo và truyền đạo phải đi từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều, từ nền tảng đến nâng cao. Mọi người (dù khác tôn giáo) cũng đều được mời gọi tham gia cùng nhau xây dựng truyền thống thờ Trời một cách đơn giản, thống nhất cho cả dân tộc Việt. Dành tự do cho mọi người lựa chọn cách thờ Trời theo đúng ý Trời phù hợp với Kinh Thánh.

Dạn dĩ tìm ra những sinh hoạt đặc thù cho người Việt thờ Trời. Chẳng hạn:

Chúng Tôi Thờ Trời,

Chúng Tôi Cầu Trời,

Chúng tôi ham đọc sách Trời,

Chúng tôi yêu Trời, vì Trời yêu chúng tôi trước.

Vì yêu Trời, chúng tôi yêu người.

Chúng tôi thích làm việc từ thiện tình nguyện,

Chúng tôi yêu quả đất và có thói quen giữ gìn môi trường.

Chúng tôi hiếu kính cha mẹ, nhớ ơn tổ tiên.

Chúng tôi quý mến và bảo vệ gia đình, chúng tôi thích giúp đỡ đùm bọc thân nhân.

Người thờ Trời thường lập gia đình lễ bái, gọi là lễ cầu an, giống như tái lập Bàn Thờ Thiên là nét đặc trưng của gia đình thờ Trời. Người thờ Trời có thói quen gần gũi và hay giúp đỡ bà con nội ngoại. Không ngại tham gia các tụ họp của bà con dòng họ, trước hết là cầu Trời, sau là tưởng nhớ tổ tiên, thông công ăn uống vui vẻ thật thà với bà con dòng họ. Nên tận dụng tổ chức lễ mừng sinh nhựt cho mỗi người liên hệ mỗi khi có dịp. Nên giới thiệu chương trình Lễ Sinh Nhật, Lễ Báo Hiếu Cha Mẹ, Lễ Kính Lão Đắc Thọ, Lễ Cầu An, Lễ Cưới Hỏi, Lễ An Táng vui vẻ, nghiêm trang, ý nghĩa.

Tôi nghĩ đến những lớp học tình thương, những mái ấm tình thương, những miếng bánh tình thương. Người Việt hải ngoại nên giúp mở thêm nhiều các lớp học Anh Văn cho học sinh nghèo. Người học Anh Văn dễ học Kinh Thánh.

BANG-CHUNG-TOI-THO-TROI-2-1

(Còn nữa)

Đồng tác giả: Nguyễn Xuân Đức, Đoàn Hưng Linh, Nguyễn Văn Huệ, Lữ Thành Kiến, Trần Lưu Chuyên.

Trích từ “PHỤC HỒI TÍN NGƯỠNGTHỜ TRỜI”   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn