Thứ Sáu , 15 Tháng Mười Một 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / CHÚNG TÔI TIN – chương 30

CHÚNG TÔI TIN – chương 30

Flag-of-Israel-4-Zachi-Evenor

Từ năm 1933 -1945, Đức quốc xã dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler đã tiến hành khủng bố và tàn sát người Do Thái khắp Châu Âu. Mục tiêu của A. Hitler là xóa sổ người Do thái khỏi địa cầu. Hơn sáu triệu người Do thái đã bị giết trong cuộc đại tàn sát của A. Hitler.
Lúc bấy giờ có một nhóm nhỏ sinh viên học sinh Cơ đốc người Hà lan tìm cách cứu sống những người Do thái. Trong giai đoạn từ 1940-1945, nhóm này đã cứu được khoảng 800 người Do thái. Một số thành viên của nhóm đã bị sát hại vì nỗ lực cứu người Do thái.

Một Ra-bi (thầy dạy luật pháp) của người Do thái được cứu thoát khỏi chết trong cuộc tàn sát Holocaust hỏi một thiếu niên trong nhóm học sinh Hà Lan: “Em biết là em có thể bị sát hại khi tham gia bảo vệ người Do Thái chúng tôi. Động cơ nào thúc đẩy em làm việc đó?” Em học sinh trả lời: “Tôi muốn theo gương Chúa Jesus, là người sẵn sàng chết cho những người xa lạ và những kẻ ghét Ngài.” Vị Ra-bi nói: “Tôn giáo của em thực sự có ý nghĩa.” Em học sinh trả lời: “Cơ đốc giáo không phải là một tôn giáo, nhưng nó là một phong trào cách mạng thuộc linh chống lại quyền lực của sự tối tăm.”
Điều gì đã truyền cảm hứng cho những thanh niên trẻ tuổi kia sẵn sàng hy sinh chính bản thân vì sự sống của người Do Thái?


 

Đây là loạt bài học dành cho những người THỜ TRỜI gồm tất cả 30 chương. 

Đây là chương cuối cùng của sách CHÚNG TÔI TIN.

Trên huongdionline đã có đủ 30 chương này.

Nếu muốn tìm chương 1, quí vị vào Google và gõ: chúng tôi tin chương 1 huongdionline

Hoặc nhấp chuột vào đây:  https://huongdionline.com/2017/06/06/chung-toi-tin/

 

CHÚNG TÔI TIN – chương 29

Chương 30.  KHIÊM NHƯỜNG 
CÂU HỎI CHÌA KHÓA
“Coi người khác như tôn trọng hơn mình” có ý nghĩa gì?

Ý TƯỞNG CHÌA KHÓA
Tôi chọn lựa quí trọng người khác hơn chính bản thân mình.

CÂU CHÌA KHÓA
3 Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. 4 Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.
Phi-líp 2:3-4

Ghi chú: Từ “humility” trong Tiếng Anh dịch sang Tiếng Việt là “sự khiêm nhường” có nghĩa: không nghĩ/không xem là mình giỏi hơn/tốt hơn người khác.

philippians.2.3-4.scripturePhoto_lg

HƯỚNG ĐI CỦA CHƯƠNG
Khiêm nhường là một đức tính tuyệt vời. Nó là một quyết định hay chọn lựa tôn trọng người khác hơn chính bản thân. Đối nghịch với khiêm nhường là tính tự cao. Người kiêu ngạo hay tự cao cho rằng họ hơn những người khác về tài năng và những lĩnh vực khác. Họ cố gắng để thể hiện chính mình cách hợm hĩnh và khoe khoang. Người khiêm nhường thì khác, họ xem người khác đáng được tôn trọng. Họ nhìn và quí mến người khác qua lăng kính của Đấng Christ. Người khiêm nhường tiếp nhận tình yêu vô điều kiện từ Đức Chúa Trời, và biết cách để chia sẻ nó. Họ có đức tin vào những lời dạy của Chúa Giê-su và tôn trọng người khác giống như Thầy của mình.
Bạn có muốn sở hữu đức tính này? Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các phần Kinh Thánh liên quan đến các đề mục:
– Đấng Christ là gương mẫu của chúng ta.
– Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho người khiêm nhường.
– Nghịch lý của sự khiêm nhường.

ĐẤNG CHRIST LÀ GƯƠNG MẪU CỦA CHÚNG TA
Chúa Giê-su là gương mẫu tốt nhất cho chúng ta học về sự khiêm nhường. Lẽ ra Ngài là Vua của hoàn vũ phải ngự đến thế giới một cách đầy trang trọng, uy nghiêm. Tuy nhiên những chi tiết trong sự giáng sinh của Chúa bày tỏ sự khiêm nhường của Ngài. Chúa đến trong chuồng chiên máng cỏ, ở giữa một gia đình bình thường đến không ngờ.
1 Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ. 2 Việc lập sổ dân nầy là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-u làm quan tổng đốc xứ Sy-ri. 3 Ai nấy đều đến thành mình khai tên vào sổ.
4 Vì Giô-sép là dòng dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê, lên thành Đa-vít, gọi là Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, 5 để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình, đương có thai. 6 Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Ma-ri đã đến. 7 Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở.
8 Vả, cũng trong miền đó, có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh giữ bầy chiên. 9 Một thiên sứ của Chúa đến gần họ, và sự vinh hiển của Chúa chói lòa xung quanh, họ rất sợ hãi. 10 Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân; 11 ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu-thế, là Christ, là Chúa. 12 Nầy là dấu cho các ngươi nhìn nhận Ngài: Các ngươi sẽ gặp một con trẻ bọc bằng khăn, nằm trong máng cỏ. 13 Bỗng chúc có muôn vàn thiên binh với thiên sứ đó ngợi khen Đức Chúa Trời rằng:
14 Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao,
Bình an dưới đất, ân trạch cho loài người!
Lu-ca 2:1-14

Trong những năm sống trên đất, Chúa Giê-su đã dạy cho các môn đồ về tầm quan trọng của sự khiêm nhường. Đây là những gì Ngài đã làm:

1 Trước ngày lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus biết giờ mình phải lìa thế gian đặng trở về cùng Đức Chúa Cha đến rồi; Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng.
2 Đương bữa ăn tối (ma quỉ đã để mưu phản Ngài vào lòng Giu-đa Ích-ca-ri-ốt con trai Si-môn), 3 Đức Chúa Jêsus biết rằng Cha đã giao phó mọi sự trong tay mình, và mình đã từ Đức Chúa Trời đến, cũng sẽ về với Đức Chúa Trời, 4 nên đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ra, lấy khăn vấn ngang lưng mình. 5 Kế đó, Ngài đổ nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chân cho. 6 Vậy, Ngài đến cùng Si-môn Phi-e-rơ, thì người thưa rằng: Chúa ôi, chính Chúa lại rửa chân cho tôi sao? 7 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hiện nay ngươi chẳng biết sự ta làm; nhưng về sau sẽ biết. 8 Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa sẽ chẳng rửa chân tôi bao giờ! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ta không rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết. 9 Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chẳng những rửa chân mà thôi, lại cũng rửa tay và đầu nữa! 10 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ai đã tắm rồi, chỉ cần rửa chân, thì được sạch cả. Vả, các ngươi đã được tinh sạch, nhưng chưa được tinh sạch đều. 11 Vì Ngài đã biết ai sẽ phản Ngài; tại thế cho nên Ngài phán rằng: Các ngươi chẳng phải hết thảy đều được tinh sạch.
12 Sau khi đã rửa chân cho môn đồ, Ngài mặc áo lại; đoạn ngồi vào bàn mà phán rằng: Các ngươi có hiểu điều ta đã làm cho các ngươi chăng? 13 Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; các ngươi nói phải, vì ta thật vậy. 14 Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. 15 Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi. 16 Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình, sứ giả cũng chẳng lớn hơn kẻ sai mình. 17 Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo.
Giăng 13:1-7 .
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Người lãnh đạo là người phục vụ – đây là bài học mà Chúa Giê-su dạy và Ngài đã làm gương cho chúng ta. Còn cách nào khác mà bạn có thể áp dụng nguyên tắc này bên cạnh việc rửa chân cho người khác?

🙂

Sứ đồ Phao-lô đi theo những nguyên tắc căn bản của Chúa Giê-su, ông đã viết thư cho hội thánh Phi-líp dạy họ về sự khiêm nhường. Vị sứ đồ cũng chỉ ra gương mẫu của Đấng Christ.

3 Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. 4 Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.
5 Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, 6 Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. 9 Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, 10 hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống.
Phi-líp 2:3-10
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Bạn nghĩ gì khi Phao-lô viết về Chúa Giê-su: “chính Ngài đã tự bỏ mình đi..”. Những điều nào được bao hàm trong mệnh đề này? Chúa Giê-su là ai trước khi Ngài tự bỏ mình đi? Tại sao Ngài làm điều này?

ĐỨC CHÚA TRỜI CHỐNG CỰ KẺ KIÊU NGẠO NHƯNG BAN ƠN CHO NGƯỜI KHIÊM NHƯỜNG.
Những phần Kinh Thánh sau đây trong Châm ngôn đề cập đến kẻ kiêu ngạo và người khiêm nhường. Hãy gạch chân những câu có ý: TRỜI chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho người khiêm nhường.

large

33 Sự rủa sả của Đức Giê-hô-va giáng trên nhà kẻ ác;
Song Ngài ban phước cho chỗ ở của người công bình.
34 Quả thật Ngài nhạo báng kẻ hay nhạo báng;
Nhưng Ngài ban ơn cho người khiêm nhường.
Châm ngôn 3:33-34

Khi kiêu ngạo đến, sỉ nhục cũng đến nữa;
Nhưng sự khôn ngoan vẫn ở với người khiêm nhượng.
Châm 11:2

18 Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau,
Và tánh tự cao đi trước sự sa ngã.
19 Thà khiêm nhượng mà ở với người nhu mì,
Còn hơn là chia của cướp cùng kẻ kiêu ngạo.
Châm. 16:18-19

Trước khi sự bại hoại, lòng người vẫn tự cao;
Song sự khiêm nhượng đi trước sự tôn trọng.
Châm. 18:12

Phần thưởng của sự khiêm nhượng và sự kính sợ Đức Giê-hô-va,
Ấy là sự giàu có, sự tôn trọng, và mạng sống.
Châm. 22:4

Sự kiêu ngạo của người sẽ làm hạ người xuống;
Nhưng ai có lòng khiêm nhượng sẽ được tôn vinh.
Châm. 29:23

Câu chuyện của Đa-ni-ên minh họa cho lẽ thật “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho người khiêm nhường.” Đa-ni-ên là một thanh niên Do-thái bị bắt làm phu tù cho đế quốc Ba-by-lôn. Sau ba năm được huấn luyện, người thanh niên này có một chỗ đứng đặc biệt trong vương triều Nê-bu-cát-nết-sa. Nhờ vào sự giúp đỡ của TRỜI, Đa-ni-ên có khả năng giải thích các điềm chiêm bao. Đức Chúa Trời đã sử dụng Đa-ni-ên để dạy vua Nê-bu-cát-nết-sa về bài học khiêm nhường.

19 Bấy giờ Đa-ni-ên, gọi tên là Bên-tơ-xát-sa, bị câm trong giây lâu, và những ý tưởng làm cho người bối rối. Vua lại cất tiếng nói rằng: Hỡi Bên-tơ-xát-sa, đừng cho điềm chiêm bao và sự giải nghĩa làm rối ngươi. Bên-tơ-xát-sa nói rằng: Thưa chúa, nguyền cho điềm chiêm bao đến cho những kẻ ghét chúa và sự giải nghĩa cho kẻ thù nghịch chúa! 20 Cây mà vua đã thấy, trở nên lớn và mạnh, ngọn chấm đến trời, và khắp đất đều xem thấy, 21 lá thì đẹp và trái thì sai, có đủ cho mọi loài ăn, các thú đồng ở dưới bóng nó, các loài chim trời làm ổ trên nhành nó, 22 hỡi vua, ấy là chính mình vua, vua đã trở nên lớn và mạnh, sự cao cả của vua tăng thêm và thấu đến trời, quyền thế vua đến đầu cùng đất.
23 Song đến điều vua thấy một đấng thánh canh giữ từ trời mà xuống, và nói rằng: Hãy đốn cây và hủy phá đi; song, hãy để lại gốc của rễ nó trong đất, rồi hãy buộc nó bằng một dây xích sắt và đồng ở giữa đám cỏ xanh trong đồng ruộng, cho nó bị nhuần thấm bởi sương móc trên trời; và cho người có phần với các thú đồng, cho đến khi đã trải qua trên người bảy kỳ. 24 Hỡi vua, này là lời giải, và này là mạng định của Đấng Rất Cao, đã đến trên vua, chúa tôi: 25 Người ta sẽ đuổi vua ra khỏi giữa loài người, và chỗ ở vua sẽ ở giữa những thú vật trong đồng. Vua sẽ bị buộc phải ăn cỏ như bò, và sẽ được thấm nhuần sương móc trên trời; bảy kỳ sẽ trải qua trên vua, cho đến khi vua nhận biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước loài người, và Ngài muốn ban cho ai tùy ý. 26 Còn như đã truyền rằng chừa lại gốc của rễ cây đó, tức là khi nào vua đã nhận biết các từng trời cầm quyền, thì nước vua chắc sẽ thuộc về vua. 27 Vậy nên, hỡi vua, xin hãy nghe lời tôi khuyên vua: hãy lấy sự công bình mà chuộc tội lỗi, hãy thương xót những kẻ nghèo khó để chuộc những điều gian ác mình. Như vậy sự bình an vua còn có thể lâu dài hơn nữa.
28 Hết thảy những sự đó đều đến cho vua Nê-bu-cát-nết-sa. 29 Khi khỏi mười hai tháng, vua đi dạo trong hoàng cung Ba-by-lôn, 30 thì cất tiếng mà nói rằng: Đây chẳng phải là Ba-by-lôn lớn mà ta đã dựng, bởi quyền cao cả ta, để làm đế đô ta, và làm sự vinh hiển oai nghi của ta sao? 31 Lời chưa ra khỏi miệng vua, thì có tiếng từ trên trời xuống rằng: Hỡi vua Nê-bu-cát-nết-sa, đã báo cho ngươi biết rằng: Ngôi nước đã lìa khỏi ngươi. 32 Ngươi sẽ bị đuổi khỏi giữa loài người, sẽ ở với thú đồng; sẽ bị buộc phải ăn cỏ như bò, rồi bảy kỳ sẽ trải qua trên ngươi, cho đến khi ngươi nhận biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người, và Ngài muốn ban cho ai tùy ý. 33 Trong chính giờ đó, lời nói ấy đã ứng nghiệm cho vua Nê-bu-cát-nết-sa, vua bị đuổi khỏi giữa loài người; ăn cỏ như bò; thân thể vua phải thấm nhuần sương móc trên trời, cho đến tóc vua cũng mọc như lông chim ưng, móng vua thì giống như móng loài chim chóc.
34 Đến cuối cùng những ngày đó, ta đây, Nê-bu-cát-nết-sa, ngước mắt lên trời, trí khôn đã phục lại cho ta, và ta xưng tạ Đấng Rất Cao. Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời, uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ đến đời kia. 35 Hết thảy dân cư trên đất thảy đều cầm như là không có; Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy?
36 Trong lúc đó, trí khôn phục lại cho ta, ta lại được sự vinh hiển của ngôi nước ta, sự oai nghi chói sáng trở lại cho ta; những nghị viên và đại thần ta lại chầu ta. Ta lại được lập lên trên ngôi nước, và sự uy nghi quyền thế ta càng thêm.
37 Bây giờ, ta, Nê-bu-cát-nết-sa, ngợi khen, tôn vinh, và làm cả sáng Vua trên trời; mọi công việc Ngài đều chân thật, các đường lối Ngài đều công bình; và kẻ nào bước đi kiêu ngạo, Ngài có thể hạ nó xuống.
Đa-ni-ên 4:19-37

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Vua Nê-bu-cát-nết-sa tự cho mình là người như thế nào trước khi điềm chiêm bao của ông trở thành sự thật? Sau đó ông đã thay đổi tâm trí ra sao? Một người khiêm nhường tự nhận biết mình như thế nào trong mối quan hệ với TRỜI?

images
NGHỊCH LÝ CỦA SỰ KHIÊM NHƯỜNG
Nghịch lý là một lời phát biểu dường như trái ngược với tri thức thông thường. Tuy nhiên nó lại là lẽ thật. Một vài người nghĩ rằng người khiêm nhường sẽ luôn bị thua lỗ so với những người khác. Nhưng Kinh Thánh dạy điều ngược lại. Có một nguồn phước hạnh lớn cho những ai bước đi trong sự khiêm nhường. Điều này không có nghĩa là người khiêm nhường luôn luôn thắng theo nhãn quan của thế gian, nhưng  có nghĩa là trải nghiệm lẽ thật về sự thỏa lòng và vui mừng trong mọi tình huống.
1 Đức Chúa Jêsus xem thấy đoàn dân đông, bèn lên núi kia; khi Ngài đã ngồi, thì các môn đồ đến gần.
2 Ngài bèn mở miệng mà truyền dạy rằng:
3 Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy!
4 Phước cho những kẻ than khóc, vì sẽ được yên ủi!
5 Phước cho những kẻ nhu mì, vì sẽ hưởng được đất!
6 Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ!
7 Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!
8 Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời!
9 Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!
10 Phước cho những kẻ chịu bắt bớ vì sự công bình, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy!
11 Khi nào vì cớ ta mà người ta mắng nhiếc, bắt bớ, và lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi, thì các ngươi sẽ được phước. 12 Hãy vui vẻ, và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm; bởi vì người ta cũng từng bắt bớ các đấng tiên tri trước các ngươi như vậy.
Ma-thi-ơ 5:1-12

Trong phần Kinh Thánh sau đây, Gia-cơ và Giăng đã đưa ra một lời thỉnh cầu với Chúa Giê-su. Câu hỏi này bày tỏ sự kiêu ngạo của họ. Từ bối cảnh này Chúa dạy các môn đồ về sự khiêm nhường.

35 Bấy giờ, Gia-cơ và Giăng, hai con trai Xê-bê-đê, đến gần Ngài mà thưa rằng: Lạy thầy, chúng tôi muốn thầy làm thành điều chúng tôi sẽ xin. 36 Ngài hỏi rằng: Các ngươi muốn ta làm chi cho? 37 Thưa rằng: Khi thầy được vinh hiển, xin cho chúng tôi một đứa ngồi bên hữu, một đứa bên tả. 38 Nhưng Đức Chúa Jêsus phán rằng: Các ngươi không biết điều mình xin. Các ngươi có uống được chén ta uống, và chịu được phép báp-têm ta chịu chăng? 39 Thưa rằng: Được. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Các ngươi sẽ uống chén ta uống, và sẽ chịu phép báp-têm ta chịu; 40 nhưng chí như ngồi bên hữu và bên tả ta thì không phải tự ta cho được: Ấy là thuộc về người nào mà điều đó đã dành cho.
41 Mười sứ đồ kia nghe sự xin đó, thì giận Gia-cơ và Giăng. 42 Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân. 43 Song trong các ngươi không như vậy; trái lại, hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; 44 còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người. 45 Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.
Mác 10:35-45

Giăng Báp-tít cũng là một gương mẫu khác về sự khiêm nhường. Hãy xem ông đã phản ứng thế nào khi được người khác hỏi về lai lịch của mình:

27 Giăng trả lời rằng: Ví chẳng từ trên trời ban cho, thì không một người nào có thể lãnh chi được. 28 Chính các ngươi làm chứng cho ta rằng ta đã nói: Ấy không phải ta là Đấng Christ, nhưng ta đã được sai đến trước Ngài. 29 Ai mới cưới vợ, nấy là chàng rể, nhưng bạn của chàng rể đứng gần và nghe người, khi nghe tiếng của chàng rể thì rất đỗi vui mừng; ấy là sự vui mừng trọn vẹn của ta đó. 30 Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống.
Giăng 3:27-30

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Hãy nêu ra một vài cách mà chúng ta có thể bắt chước Giăng Báp-tít để trở nên khiêm nhường hơn?

🙂
Vì Giăng Báp-tít đã biểu lộ ý tưởng, lời nói và mục vụ của mình cách khiêm nhường, nên Chúa Giê-su đã gọi ông là người được tôn trọng nhất.

11 Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít, nhưng mà kẻ rất nhỏ hèn trong nước thiên đàng còn được tôn trọng hơn người.
Ma-thi-ơ 11:21

Một số người nhìn vào đời sống và chức vụ Phao-lô như là khuôn mẫu của sự khiêm nhường. Tuy nhiên cuộc đời của Phao-lô có hai giai đoạn. Trong thời kỳ đầu ông cũng là kẻ bách hại đạo của Đấng Christ. Sau khi qui đạo ông trở thành người chịu khổ, và dĩ nhiên khiêm nhường vì danh Đấng Christ. Phao-lô tự bạch về chính mình như sau:

12 Ta cảm tạ Đấng ban thêm sức cho ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta, về sự Ngài đã xét ta là trung thành, lập ta làm kẻ giúp việc; 13 ta ngày trước vốn là người phạm thượng, hay bắt bớ, hung bạo, nhưng ta đã đội ơn thương xót, vì ta đã làm những sự đó đương lúc ta ngu muội chưa tin. 14 Ân điển của Chúa chúng ta đã dư dật trong ta, với đức tin cùng sự thương yêu trong Đức Chúa Jêsus Christ. 15 Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy; trong những kẻ có tội đó ta là đầu. 16 Nhưng ta đã đội ơn thương xót, hầu cho Đức Chúa Jêsus Christ tỏ mọi sự nhịn nhục của Ngài ra trong ta là kẻ làm đầu, để dùng ta làm gương cho những kẻ sẽ tin Ngài được sự sống đời đời. 17 Nguyền xin sự tôn quí vinh hiển đời đời vô cùng về nơi Vua muôn đời, không hề hư nát, không thấy được, tức là Đức Chúa Trời có một mà thôi! A-men.
1 Ti-mô-thê 1:12-17

ĐIỀU CHÚNG TA TIN
Một trong những bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy rằng chúng ta càng ngày càng trở nên giống Chúa Giê-su chính là sự khiêm nhường. Cơ đốc nhân phải học tập để xem người khác theo như cách mà Đấng Christ đã nhìn xem họ. Khi bày tỏ sự khiêm nhường, chúng ta cũng đã chứng minh sự hiện diện của Chúa đang ở cùng. Đừng để cho quan điểm của thế gian cho rằng “người khiêm nhường luôn bị thua lỗ” lừa dối bạn. Lẽ thật của Kinh Thánh là: “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo nhưng ban ơn cho người khiêm nhường.” Ngài đòi hỏi những ai theo Ngài phải hành động phải lẽ, đầy tình yêu thương và bước đi trong sự khiêm nhường. Điều này chắc chắn sẽ dẫn chúng ta đến một nguồn phước lớn. Chúng ta không thể lấy sức riêng làm cho mình trở nên khiêm nhường. Nhưng với sự giúp đỡ của TRỜI, hãy nhớ rằng: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.” (Phi-líp 4:13)

 

THE END 

book

Translated by Huong Di   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn