Thứ Bảy , 11 Tháng Một 2025
Home / Tổng hợp / NGƯỜI LÃNH ĐẠO CƠ ĐỐC

NGƯỜI LÃNH ĐẠO CƠ ĐỐC

jesus_artist

Trong các ngươi thì không như vậy; trái lại, trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi; (Mat. 20:26)

Song trong các ngươi không như vậy; trái lại, hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; (Mác 10:43)

Bài chia sẻ của Mục sư Nguyễn Duy Tân

lanhdao3
Người lãnh đạo trong Chúa là người bày tỏ được tấm gương vâng phục thi hành cách đứng đắn những chỉ thị của người lãnh đạo trên mình. Nhưng đặc tính của người lãnh đạo là biết tự đặt mình vào những tiêu chuẩn mà chính họ đã chọn lựa, đã đặt ra cho chính mình và cương quyết làm theo. Những nhà lãnh đạo vĩ đại đều đòi hỏi từ chính họ nhiều hơn là đòi hỏi ở những người theo họ. Họ cũng cố gắng và nỗ lực nhiều hơn những người dưới họ. Và đó là lãnh đạo.

Có ít lắm 7 tiêu chuẩn mà một người lãnh đạo cần chọn cho mình và tự cam kết nếu muốn trở thành một người lãnh đạo hữu hiệu và kết quả trong công trường thuộc linh của Nhà Chúa.

1. Cam Kết Giữ Gìn Bản Tính Ngay Thẳng, Thanh Liêm (Integrity).

“Vậy nên, hỡi kẻ rất yêu dấu, vì anh em trông đợi những sự đó, thì phải làm hết sức mình, hầu cho Chúa thấy anh em ở bình an, không dấu vít, chẳng chỗ trách được.” “Make every effort to be found spotless, blameless, and at peace with Him” (2 Phierơ 3:14).

Những câu KT nầy không có ý nói rằng Đức Chúa Trời đòi hỏi người hầu việc Chúa phải là người trọn vẹn. Vì thật ra không ai là trọn vẹn, toàn hảo. Như vậy “không vít, chẳng chỗ trách được” có nghĩa gì? Đó là phải sống cách thanh liêm. Nhưng làm sao giữ được sự thanh liêm nếu chúng ta không toàn hảo? Xin trả lời: Bạn cần phải giữ cho mọi sự được minh bạch, rõ ràng, không giấu diếm (transparency). Người thanh liêm không cho rằng khía cạnh nào mình cũng toàn hảo, cũng giỏi. Ngược lại, người thanh liêm không ngần ngại nhìn nhận những ưu điểm và khuyết điểm của mình, những sở trường và sở đoản của mình.

Sống cách thanh liêm là thực hành những gì (giới hạn) mình công bố (giảng dạy) và tin tưởng, làm gương qua đời sống về những gì mình giảng dạy. Bạn phải luôn nói thật dù hoàn cảnh trở nên khó khăn. Nghệ thuật lãnh đạo luôn được xây dựng trên sự tin tưởng. Người ta sẽ tin tưởng những người mà người ta nhận thấy rằng khi người đó nói là làm, hứa là luôn giữ lời, luôn bày tỏ niềm tin qua lối sống, và không bao giờ nói dối điều gì. Nếu bạn là một Mục sư hay có một chức vụ lãnh đạo nào trong hội thánh, lời nói của bạn và con người của bạn phải đáng cho mọi người tin tưởng.

Bạn có sẵn sàng cam kết với chính mình sẽ lãnh đạo với tinh thần liêm chính? Bạn có thành thật về ưu và khuyết điểm của mình? Bạn có sẵn sàng thực hành những gì bạn giảng dạy mỗi tuần? Bạn có sẵn sàng nói ra lẽ thật cùng những người mà bạn hướng dẫn dù điều đó rất khó làm?

2. Cam Kết Tha Thứ Cho Những Ai Làm Tổn Thương Mình.

“Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời. 12:15 Khá coi chừng kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng.” (“Make every effort to live in peace with all men. See to it that no one misses the grace of God and that no bitter root grows up”) (Hêb. 12:14-15).

Những người lãnh đạo theo gương Chúa luôn tha thứ cho những người từng làm cho mình tổn thương. Trong chức vụ của bạn, bạn không thể nào tránh khỏi việc bị tổn thương, điều đó phải xảy đến. Đó là một chuyện đương nhiên. Bạn sẽ bị tổn thương vì một sự cố ý hay vì vô ý. Khi đã là người lãnh đạo, bạn sẽ gặp chuyện đau lòng từ những người nhìn nhận những gì họ đã làm, và từ những người làm xong rồi chối quanh. Người Việt thường nói: “Nếu bạn lãnh đạo là bạn sẽ lãnh đạn” (“If you call the shots, you’re going to take the shots.”), (“If you want to take the lead, you are going to take the lead.” = “Nếu bạn muốn dẫn đầu, bạn sẽ ăn chì.”)

Nhưng dù có đau đớn đến đâu, bạn cũng phải tập tha thứ cho những kẻ gây tổn thương cho bạn. Nếu bạn để cho sự cay đắng ngày càng chồng chất trong lòng bạn, nó sẽ làm cho lòng bạn nghẹt ngòi, không còn khả năng yêu Chúa, thương người, và dần dần héo úa như mầm non trước ánh nắng mùa Hạ. Khi lòng bạn đòi hỏi sự trả thù, bạn nhớ nhờ cậy Chúa giúp bạn có khả năng tha thứ.

Nhưng dù có đau đớn đến đâu, bạn cũng phải tập tha thứ cho những kẻ gây tổn thương cho bạn. Nếu bạn để cho sự cay đắng ngày càng chồng chất trong lòng bạn, nó sẽ làm cho lòng bạn nghẹt ngòi, không còn khả năng yêu Chúa, thương người, và dần dần héo úa như mầm non trước ánh nắng mùa Hạ. Khi lòng bạn đòi hỏi sự trả thù, bạn nhớ nhờ cậy Chúa giúp bạn có khả năng tha thứ

3. Cam Kết Giữ Tinh Thần Bình Tĩnh Và Tin Cậy Chúa.

“Vậy, chúng ta phải gắng sức vào sự yên nghỉ đó, hầu cho không có một người nào trong chúng ta theo gương kẻ chẳng tin kia mà vấp ngã.” (Anyone who enters God’s rest also rests from his own work, just as God did from his. Let us therefore make every effort to enter into God’s rest”) (Hêb. 4:11).

Nếu bạn bước vào chức vụ, bạn phải tập biết cách thư giãn và giữ bình tĩnh để có thể hưởng dược sự yên nghỉ mà Chúa hứa cho con cái Ngài. Dĩ nhiên, bạn cần phải lo nghĩ đến mọi người và những nhu cầu chung quanh bạn. Nhưng bạn không phải là Siêu Nhân (Superman). Bạn không thể lúc nào cũng gánh hết những nan đề của mọi người. Bạn phải biết trao bớt những gánh nặng và lo lắng cho Chúa. Làm cách nào bạn có thể buông ra bớt những gánh nặng?
• Trước hết bạn phải biết cầu nguyện nhờ cậy Chúa, vì thật sự Chúa là Đấng chịu trách nhiệm tối hậu trên bầy chiên của Ngài. Ngài là Đấng làm cho mục vụ hay chức vụ của bạn phát triển. Hãy chia sẻ và trao gánh nặng cho Ngài qua lời cầu nguyện.
• Và bạn cũng cần dành thì giờ tương giao với Chúa qua sự suy gẫm Lời Ngài và nhất là những lời hứa của Chúa. Hãy nhớ lại trong thì quá khứ Chúa đã hành động như thể nào, – trong Kinh Thánh và trong kinh nghiệm của bạn. Tôi tin rằng mọi đời sống đều có những kinh nghiệm để nhắc chúng ta rằng Chúa lúc nào cũng chăm sóc chúng ta. Hãy nhớ những điều đó khi những áp lực của chức vụ dường như quá lớn cho sức chịu đựng của bạn. Hãy tự hỏi để nhắc chính mình rằng – “Tôi có đang bước đi hằng ngày trong sự tương giao với Chúa hay không?” Chúa có hứa nếu chúng ta suy gẫm Lời Chúa ngày đêm, chúng ta sẽ được sung mãn như cây trồng gần giòng nước [Thi 1:1-3, Giô.1:8]. Nhiều mục sư vì quá tự tin, quá chủ quan về khả năng của mình nên không chăm sóc cẩn thận những gì mà Chúa đã giao phó cho họ (chính thân thể họ, gia đình và hội thánh). Có người nói: “Lúc nào bạn thiếu kỷ luật trong đời sống, lúc đó chức vụ bạn sẽ gặp khó khăn.” (“When personal discipline falters, effective ministry suffers.”)

Trong quyển sách “Đời Sống Và Công Việc Của Ngài” Mục sư John Henry Jowett viết: “Tôi tin tưởng xâu xa rằng một trong những nguy cơ đang đe dọa chức vụ (của mục sư) tại xứ nầy là việc năng lực không ngừng bị phân tán bởi đủ thứ sở thích và những điều đầy thu hút, khiến cho không còn khoảng trống thời gian hay sức lực nào để dành cho sự tương giao với Chúa trong tinh thần sẵn sàng lắng nghe và thu nhận… Vì cớ đó chúng ta cần nắm vững và kiên trì với tiêu chuẩn nầy – trong tất cả những nhu cầu của chức vụ, thì nhu cầu nầy là quan trọng nhất, đó là phải có một đời sống tương giao mật thiết với Chúa.” (“I am profoundly convinced that one of the gravest perils which besets the ministry of this country is a restless scattering of energies over an amazing multiplicity of interests, which leaves no margin of time or of strength for receptive and absorbing communion with God… We must, therefore, hold firmly and steadily to this primary principle, that of all things that need doing, this need is supreme, to live in intimate fellowship with God.”)

Bạn có sẵn sàng giao phó mọi áp lực, bận tâm, lo lắng, và những sở thích của mình cho Chúa, và dành thì giờ tương giao mật thiết với Chúa nhiều hơn mỗi ngày không?

4. Cam Kết Luôn Là Người Biết Khích Lệ (Encourager).

lanhdao 2
“Vậy chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa thuận và làm gương sáng cho nhau.” (“Let us make every effort to do what leads to peace and to mutual edification”) (Rôm. 14:19).

Là người lãnh đạo Cơ-đốc, bạn là người xây dựng người khác thay vì phá đổ tinh thần khi họ đang nản chí ngã lòng (vì có những người làm điều đó). Chúa chúng ta là Đấng “không bẻ cây sậy gần gãy, không tắt cây đèn gần tàn.” Ngài không kêu gọi bạn để phá đổ tinh thần, nhưng để trở thành người khích lệ những ai đang mỏi mệt và nản chí. Bạn phải dành thời giờ nhìn sâu hơn phía sau những nan đề để thấy được những khả năng tiềm ẩn (những tiềm năng) của những người mà bạn lãnh đạo. Những người chán nản trong đời sống đang cần bạn tin tưởng họ, đỡ họ lên, khích lệ tinh thần để họ có thể tiếp tục đi tới, tiếp tục dùng ơn Chúa cho để phục vụ Ngài.

Là mục sư, bạn là người “phân phát niềm hy vọng”. Người lãnh đạo Cơ-đốc mang niềm hy vọng của Chúa Cứu Thế đến cùng những người đang ở trong những bối cảnh đầy tuyệt vọng. Bạn là người giúp cho những người thiếu khả năng thêm tự tin, biết nhờ cậy Chúa và bắt đầu tin rằng họ có thể làm được những điều mà Chúa muốn họ làm.

Bạn có sẵn sàng là tiếng nói đầy khích lệ, ủng hộ tinh thần, động viên mọi người trong gia đình mình, trong Hội Thánh và trong cộng đồng?

5. Cam Kết Là Người Mang Đến Hòa Thuận (Peacemaker).

”… dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh.” (Êph. 4:3).

Những người lãnh đạo trong Chúa lúc nào cũng phải cố gắng giúp mang đến hòa thuận trong gia đình và hội thánh. Có hòa thuận mới bớt được những tranh chấp và có sự hiệp một tốt đẹp. Xã hội chúng ta lúc nào cũng thấy những xung đột xảy ra. Đời sống càng phức tạp, càng khó khăn thì những xung đột càng dễ bộc phát. Chúa Jesus phán, “Phước cho người làm cho người hòa thuận.” Làm sao chúng ta có thể mang đến hòa thuận trong một xã hội đầy hơn thua, tranh chấp và nhiều tham vọng nầy?

Bạn cần thông cảm cho từng người một, tức là chấp nhận cá tính khác nhau của từng tín hữu và những người cộng tác với mình. Mỗi người đều có cái nhìn khác nhau về cuộc đời, nhiều người hằng ngày phải phấn đấu với đời, phải chung đụng với thế gian, quen với tinh thần hơn thua và tranh đấu với mọi người. Tín hữu trong hội thánh thì cũng có đủ mọi trình độ, nhiều người chưa hoàn toàn được thánh hóa, nhiều người chưa thắng nổi xác thịt của họ, thật là không ai giống ai… Bạn phải đối phó với những dị biệt về văn hóa, tâm tính, cá tính và tinh thần hay tranh đua đó. Thật ra cái đó cũng là một điều tốt, vì mỗi người đều có một cái gì khác nhau để mang đến cho hội thánh nếu được hướng dẫn đúng cách. Và cái nhìn khác nhau về cuộc đời nầy của mỗi người có thể là những điều lợi ích cần thiết và thú vị cho chức vụ của bạn.

Hội thánh lành mạnh là hội thánh “hiệp một” chớ không phải là một hội thánh “Trăm người như một” Mục sư Rick Warren nói: “Chúng ta có thể nắm tay nhau bước tới mà không cần phải có cái nhìn hoàn toàn giống nhau trong mọi vấn đề. Chúa có thể bỏ qua nếu HT bạn thiếu những chương trình. Chúa có thể bỏ qua việc thiếu khả năng. Nhưng Đức Chúa Trời không bao giờ ban phước cho một hội thánh chia rẽ.” (“You can walk hand-in-hand without seeing eye-to-eye on every issue. God can overlook a lack of programs in your church. He can overlook a lack of ability. But God will not bless a divided church.”) Như vậy, trách nhiệm quan trọng nhất của người lãnh đạo là phải phát triển sự hiệp một trong hội thánh. Trong năm đoạn đầu tiên của sách Công vụ, KT 10 lần nói đến sự hiệp một của hội thánh. Nếu chúng ta có sự hiệp một của các hội thánh trong Công vụ, chúng ta sẽ có quyền năng của Công vụ. Để có sự hiệp một tốt đẹp đó, chúng ta cần có sự hòa thuận tốt đẹp giữa anh chị em trong hội thánh.

Bạn có đủ kiên nhẫn và can đảm để giúp cho mọi người hòa thuận nhau trong khi họ bị chi phối bởi đủ mọi thứ khó khăn và nhìn cuộc đời với những cặp mắt hoàn toàn khác biệt nhau?

6. Cam Kết Không Bao Giờ Ngưng Học Hỏi.

“Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, 1:6 thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, 1:7 thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến. 1:8 Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đâu.” (“Make every effort to add to your faith goodness; and to goodness, knowledge; and to knowledge, self-control; and to self-control, perseverance; and to perseverance, godliness; and to godliness, brotherly kindness; and to brotherly kindness, love. For if you possess these qualities in increasing measure, they will keep you from being ineffective and unproductive…”) [2 Phierơ 1: 5-8].

Học hỏi là cách sống (lifestyle) của nhà lãnh đạo. Giây phút mà bạn nghĩ rằng mình biết quá nhiều, khả năng mình quá đủ, lúc đó bạn đã trở thành người tự phụ, bạn đã bước vào con đường thất bại. Đừng bao giờ ngừng học hỏi, nhất là chức vụ bạn càng phát triển thì sự học hỏi của bạn càng phải nhiều hơn. Bạn phải cần biết tự kỷ luật mới có thể tiếp tục tự học, tự huấn luyện không ngừng.

Học hỏi bằng cách nào?
• Tiếp tục đọc sách. Ngày nay, sách và tài liệu thì không thiếu, nhưng nhiều người nghĩ rằng mình thiếu thì giờ. Bí quyết để có thì giờ là biệt riêng một thì giờ nào đó mỗi ngày hay mỗi tuần để đọc sách. Nhiều Mục sư tại Hoa kỳ, mỗi năm hay 2 năm 1 lần họ dành 2 tuần lễ “Sa-bát” để đọc sách và tương giao với Chúa với mục đích giúp cho tâm linh họ được tươi mới hơn. Mỗi hội thánh phải giúp cho mục sư mình có cơ hội đó.
• Tìm một vị mục sư đầy kinh nghiệm để được cố vấn, giúp ý kiến, và học hỏi kinh nghiệm.
• Lắng nghe những ý kiến xây dựng cách bình tĩnh và biết ơn.
• Tìm biết những “thông tin phản hồi” (feedback).
• Đặt những câu hỏi và lắng nghe.
• Luôn tìm kiếm và học hỏi những phương pháp giúp bạn luyện tập để phát triển những đức tánh và khả năng của bạn.

Bản chất tự nhiên của người lãnh đạo dính liền với sự trưởng thành. Bạn phải không ngừng học hỏi nếu bạn muốn trưởng thành và hướng dẫn người khác trưởng thành.

Bạn cần phải thường xét lại chính mình:
• Tôi cần tăng trưởng ở khía cạnh nào?
• Tôi cần học hỏi thêm điều gì để phát triển khía cạnh đó?
• Cách nào tốt nhất để học thêm những gì tôi cần có?

Mỗi đầu năm bạn cần có một dự án rõ ràng và chi tiết cho sự học vấn của bạn trong năm đó. Tương lai của chức vụ bạn tùy thuộc nơi những điều đó.

Mỗi đầu năm bạn cần có một dự án rõ ràng và chi tiết cho sự học vấn của bạn trong năm đó. Tương lai của chức vụ bạn tùy thuộc nơi những điều đó.

Bạn có cam kết là một người lãnh đạo luôn tiếp tục học hỏi để không ngừng tăng trưởng?

lanhdao 1

7. Cam Kết Không Bao Giờ Ngưng Trưởng Thành.

“Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ…. C.15 Hãy săn sóc chuyên lo những việc đó, hầu cho thiên hạ thấy sự tấn tới của con.” (1Tim. 4:12, 15)

Đừng để cho ai khinh thường chúng ta vì tuổi trẻ. Nhiều người mỗi ngày mỗi thêm tuổi nhưng tánh tình vẫn không chững chạc hơn, không trở nên đứng đắn hơn. Tiếng Anh gọi những người đó là “people who grow old but don’t grow up” (người lớn tuổi hơn nhưng không trưởng thành). Người lãnh đạo nên có tính cách vui vẻ nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng cười giỡn lố lăng, cười giỡn không đúng lúc, không đúng chỗ, không lịch sự. Người có cấp bằng cao chưa chắc gì được mọi người tôn trọng. Người mặc áo lễ trang trọng chưa chắc gì không bị xem thường như một vài người suy nghĩ.

Làm sao một người lãnh đạo trẻ tuổi có thể được mọi người tôn trọng và xem là người đứng đắn?
• Nhờ sự hiểu biết Lời Chúa, có sự khôn ngoan khéo léo mà Chúa ban cho trong cách cư xử với mọi người.
• Được ơn trong sự giảng dạy và khuyên lơn. Biết nhờ cậy Chúa để được sự soi sáng và hướng dẫn từ Đức Thánh Linh. (Có một mục sư mỗi tháng cần phải đến gặp Bác sĩ tâm lý một lần. Có bà tín đồ cần ông giúp đỡ thì ông cho bà ấy số điện thoại của nhà tâm lý gia đình! Bà tín đồ nói: thiệt là bó tay luôn!) :)
• Làm gương bằng những hành động và thái độ đồng một chiều với những gì mình giảng dạy.
• Có lòng ngay thẳng và thành thật không luồn cúi và phục lụy điều ác, không giả dối nhưng tinh sạch và thanh liêm.
• Yêu thương và chăm sóc bầy chiên như người chăn thật, hy sinh, quên mình.
• Có sức mạnh tinh thần đến từ đức tin và lòng nương cậy nơi Chúa được bày tỏ qua những hành động đầy can đảm, thái độ can trường trước những đe dọa và áp lực từ người khác.
• Tôn trọng lời hứa, ăn nói thẳng thắn, nói phải là phải, không là không, giữ đúng hẹn, không trễ nải…

Có những đức tánh đó, người lãnh đạo trẻ tuổi chắc chắn sẽ được mọi người xem là người trưởng thành và là bậc trượng phu đáng kính. Thật ra người lãnh đạo có thể đạt đến tất cả những điều đó do quyết định cam kết với chính mình rằng sẽ luôn chọn lựa một lối sống can đảm, hoàn toàn vâng phục Chúa, tin cậy nơi Chúa là Đấng tể trị đầy quyền năng, chọn một cách sống có kỷ luật, và nhờ cậy nơi sự dạy dỗ và hướng dẫn của Đức Thánh Linh.

Ngày nào mà bạn nghĩ rằng mình tài giỏi hơn người, lúc đó bạn đã trở thành  tiểu nhân đáng ghét, tiếp tục sống với bản tánh trẻ con, đòi hỏi mọi người phải tôn trọng mình – là điều không thể xảy ra!

Nhìn nhận sự thiếu kém của mình giúp cho chính mình luôn khao khát học hỏi, học theo gương Chúa Jêsus và những người có kinh nghiệm, luyện tập tư tưởng và tinh thần. Chắc chắn người lãnh đạo đó sẽ trưởng thành hơn mỗi ngày và sớm trở thành một dụng cụ đầy hữu hiệu trong cánh tay đầy năng quyền của Chúa.

Kết luận: Lãnh đạo hội thánh là một trách nhiệm lớn lao, một đặc ân quý báu, và một thiên chức cao cả. Bạn có sẵn sàng cam kết với chính mình và với Chúa bảy điều trên đây không?

 

dr

Mục sư Nguyễn Duy Tân
TinLanhLibrary.com
   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn