Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / KHÁM PHÁ BẢN THIẾT KẾ CHO MÔN ĐỒ HÓA

KHÁM PHÁ BẢN THIẾT KẾ CHO MÔN ĐỒ HÓA

 

Khám Phá Bản Thiết Kế Của Đức Chúa Trời cho Đời Sống Cơ Đốc

Tác giả: J. Dwight Pentecost

Nguyên tác: DESIGN FOR DISCIPLESHIP

 (Tiếp theo kỳ trước)

images

Thập tự giá bị mọi người khinh thường. Những người La-mã khát máu chỉ dành cây gỗ – thập tự giá cho những tội phạm xấu xa nhất.

Đó là cách nhìn của thế gian về thập tự giá, điều này được sứ đồ Phao-lô đề cập đến trong Ga-la-ti 3:13, “Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta: vì có lời chép: Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ.”

Đây là một sự rủa sả đặc biệt được công bố trên người chết – cái chết đáng khinh bỉ. Trong thư tín viết cho người Phi-líp, Phao-lô đề cập đến tâm trí của Đấng Christ, một tâm trí trọn vẹn thuận phục ý chỉ của Đức Chúa Trời. Vị sứ đồ viết trong Phil. 2:8: “Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” Đối với sứ đồ Phao-lô, Chúa Jesus Christ đã phó chính Ngài trong sự chết để vâng phục Đức Chúa Trời là điều kỳ diệu đầy ý nghĩa. Và Chúa Jesus Christ đã chết trên thập tự giá, là điều sỉ nhục nằm ngoài suy tưởng của con người. Chúng ta thấy rằng không chỉ trong Tân Ước nhưng trong quan niệm của thế giới, thập tự giá là biểu tượng của sự xấu hổ.

Đấng Christ yêu cầu con người vác thập tự giá – điều mà cả thế giới xem là xấu hổ. Hãy trở về trong Cựu ước, Chúa Jesus Christ được miêu tả là người bị khinh dể và khước từ. Tại sao? Bởi vì hoàn cảnh sinh ra của Ngài, đối với người thiên nhiên họ không thể hiểu được sự hoài thai của trinh nữ, họ kết luận rằng tình trạng của mẹ Ngài là tội lỗi và vô đạo đức. Ngài cũng bị khinh dể và khước từ bởi vì bối cảnh sống của Ngài trên đất. Bị tách biệt khỏi thành Giê-ru-sa-lem, lớn lên tại Na-xa-rét, đối với hầu hết mọi người, Ngài bị họ đánh giá thấp kém. Ngài bị coi khinh và từ chối, bởi vì khi Ngài đến với tuyển dân, Ngài không được giới thiệu từ một thầy thế lễ thượng phẩm cao trọng hay bởi một tiên tri được thừa nhận nhưng lại được giới thiệu thông qua một người vô gia cư giữa vòng tuyển dân Y-sơ-ra-ên là Giăng Báp-tít, người tiền trạm của Ngài. Ông này xuất thân từ một gia đình thầy tế lễ đã lãnh đạo phong trào phản loạn trong đồng vắng. Chúa Jesus bị chống đối và khước từ trong chức vụ bởi vì Ngài phán rằng không có sự sống trong giáo điều Pha-ri-si. Ngài bị khinh bỉ và khước từ bởi vì Ngài được gộp sổ chung với hàng ngũ những kẻ gian ác phải chết trên cây gỗ.

cross

Giống như Ê-sai đã tóm lược đời sống của Ngài từ khi sinh ra đến khi chết, “Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì.” (53:3). Bây giờ  trong Tân Ước,  Chúa Jesus Christ yêu cầu con người mang lấy thập tự giá của Ngài, là đòi hỏi họ phải đồng nhất chính họ với Ngài là Đấng bị chối bỏ. Những ai mang thập tự giá  bị cộng đồng kết án. Đấng Christ  biết điều đó, và các môn đồ thật của  Ngài cũng phải biết nữa.

Thập tự giá trong đời sống của Chúa Jesus Christ là sự biểu lộ ý chỉ Đức Chúa Trời dành cho Ngài. Đấng Christ đã mang thập tự giá không phải bởi vì Ngài có một sự tử đạo phức tạp, không phải để Ngài lay động tình cảm con người bởi sự chịu khổ của Ngài. Chúa Jesus Christ mang thập tự giá bởi vì đó là ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho Ngài. Khi Đức Chúa Trời yêu cầu con người mang thập tự giá mình, Ngài đang đòi hỏi một người  làm việc cho Chúa Jesus và trong danh Jesus  biểu lộ ý chỉ của Ngài. Thập tự giá của bạn, của tôi và của Đấng Christ  khác biệt nhau. Ý chỉ của Đức Chúa Trời cho Chúa Jesus Christ là đi lên thập tự giá và chết. Đức Chúa Trời không có một ý chỉ như thế cho người nào khác trong lịch sử loài người.

Thập tự giá của Ngài cho bạn không phải là bạn chết trên đồi Calvary, nhưng kế hoạch của Ngài cho bạn thì xác định và riêng biệt như ý chỉ của Ngài dành cho Chúa Jesus Christ

. Môn đồ được tự do dựa trên sự sẵn lòng chấp nhận ý chỉ của Đức Chúa Trời, khi Ngài bày tỏ nó cho bạn và đồng nhất chính bạn với Chúa Jesus Christ trong việc làm trọn ý chỉ đó. Chính điều này làm một người trở nên môn đồ thật.

Trong một ý nghĩa Chúa Jesus đang phán, “Nếu ai muốn theo Ta như là môn đồ thật của Ta, người đó phải từ bỏ chính mình (đây là lời trong nghĩa đen), loại bỏ ý chí riêng của chính mình, và mang thập tự giá mình như Ta đã mang lấy thập tự giá của Ta trong sự vâng phục ý chỉ của Đức Chúa Trời, và hãy đến theo Ta.”

Chúa chúng ta đang đòi hỏi một quyết định. Ngài đang yêu cầu một  hành động cống hiến đặc biệt, một sự xác định khi Ngài phán, “… từ bỏ chính mình, và vác thập tự giá mình.” Đây là hình ảnh hiện ra trong tâm trí của sứ đồ Phao-lô khi ông viết chương mười hai sách Rô-ma. Sau khi ông đã chỉ ra tất cả mọi điều Con Đức Chúa Trời đã làm trong sự vâng phục ý chỉ Đức Chúa Trời để cung cấp  sự xưng công chính và thánh hóa cho con người, vị sứ đồ khích lệ, “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời [đó là sự thương xót mà đã cung ứng sự cứu rỗi, xưng công chính, thánh hóa] khuyên anh em trình dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em.” Sự trình dâng này là nghĩa vụ hợp pháp và thuộc linh cho con cái  Đức Chúa Trời bởi vì những gì Đức Chúa Trời đã làm. Ngoài điều này, dầu một người được sinh lại bởi đức tin trong Chúa Jesus Christ, người đó chưa phải là môn đồ. Có thể một người biết lẽ thật thần thượng  vì học được trong Kinh Thánh, người đó có thể là chứng nhân cho Chúa Jesus Christ trong công tác rao giảng Lời Chúa, người đó có thể kinh nghiệm ân điển và phước hạnh, nhưng ngoài sự trình dâng đặc biệt này (dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh) cho Chúa Jesus Christ, người đó chưa phải là môn đồ.

Từ trình dâng là từ được dùng trong lễ cưới. Nó chỉ  một hành động đặc biệt khi người cha của cô dâu nắm lấy tay con gái mình và đặt vào trong tay của cha chú rể. Đến lượt, cha của chú rể nắm lấy tay cô dâu và đặt vào tay của con trai mình. Điều này được gọi là sự trình dâng. Đó là lúc cô dâu trở nên người vợ.

Trong một lễ cưới, tôi là mục sư cử hành lễ, tôi hỏi chàng trai đứng phía trước, “Con sẽ lấy người nữ này làm vợ con chứ?” Và anh ta trả lời, “Con sẽ.” Tôi quay sang cô dâu và nói, “Con sẽ lấy người nam này làm chồng con chứ?” Và cô trả lời, “Con sẽ.” Tôi tiếp tục nói, “Ta công bố các con là chồng và vợ.” Điều gì làm họ trở nên chồng và vợ? Đó không phải là lời công bố của tôi. Tôi chỉ công bố một sự thật. Họ trở nên chồng và vợ khi họ trình diện chính họ lẫn nhau bởi hành động đặc biệt và xác định của ý chí.

Tôi có thể hỏi một người chưa cưới vợ, “Bạn có muốn cưới vợ không?” Tôi có thể nhận được câu trả lời quả quyết. Nhưng khát khao cưới vợ không làm cho anh ta trở nên người đã cưới vợ. Tôi có thể hỏi người đã trả lời quả quyết, “Bạn đã có bạn trai hay bạn gái, và bạn có hiểu anh ấy hay cô ấy không?” Và người đó có thể trả lời, “Có”. Nhưng sự hiểu biết của anh và sự mong chờ một mối quan hệ xa hơn không làm anh ta trở thành người đã kết hôn. Một người không thể cưới vợ ngoại trừ hành động cưới vợ – trình dâng chính mình cho người khác.

Tôi có thể hỏi, “Bạn có muốn trở nên môn đồ của Chúa Jesus Christ?” Bạn có thể trả lời, “Có, tôi muốn là môn đồ của Chúa Jesus Christ.” Nhưng cho đến khi bạn trình dâng chính mình trong việc hiệp nhất với Chúa Jesus Christ, bạn mới là một môn đồ. Được sinh lại qua đức tin trong Chúa Jesus Christ?  Vâng; được cứu – được cứu đời đời, nhưng chưa phải là một môn đồ.

Bài học này có một ý nghĩa sâu xa hơn.

(Còn nữa)

Translated by Huong Linh

Các bài trước đây:

https://huongdionline.com/2016/03/23/mo-hinh-mon-do-hoa/  23/3/2016

https://huongdionline.com/2016/03/24/mon-do-cua-chua-jesus-christ/  24/3/2016

https://huongdionline.com/2016/03/25/mon-do-dung-nghia/  25/3/2016

https://huongdionline.com/2016/04/13/duoc-keu-goi-lam-mon-do/  13/4/2016

https://huongdionline.com/2016/05/04/hay-den-cung-ta/  4/5/2016

https://huongdionline.com/2016/05/09/tro-nen-mon-do-cua-dang-christ/  9/5/2016

https://huongdionline.com/2016/05/16/6104/ 16/5/2016

https://huongdionline.com/2016/05/19/kham-pha-ban-thiet-ke-cua-duc-chua-troi-cho-doi-song-co-doc/ 19/5/2016

 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn