Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024

THE LORD GOD

GIÊ-HÔ-VA ĐỨC CHÚA TRỜI
Tác giả: Warren W. Wiersbe
Trusting-in-God

Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời tôi, Chúa thật lớn lạ kỳ (Thi Thiên 104:1).

Quyển sách này sẽ giới thiệu với bạn những con người trong Kinh Thánh mà những kinh nghiệm về đời sống của họ sẽ giúp bạn có những hiểu biết tốt hơn về Đức Chúa Trời và chính bản thân bạn. Bạn sẽ gặp họ trong từng văn cảnh họ xuất hiện, và khi bước đi theo những nguyên tắc trong cuộc đời họ, nhân cách của bạn có thể được cải thiện tốt hơn.

Kinh Thánh trình bày một câu chuyện thật với hàng ngàn nhân vật và kéo dài trong nhiều thế kỷ. Câu chuyện này khá đơn giản đến nỗi trẻ con có thể nắm bắt nó nhưng lại rất sâu sắc trở thành một thách thức cho các nhà thần học lỗi lạc nhất. Trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ, mười bốn sách trong Cựu Ước bắt đầu với chữ “Và”, điều này nhắc nhở chúng ta rằng mỗi sách được nối kết với các sách khác như một sợi dây liên kết bền vững.

Bản tường thuật của Kinh Thánh bắt đầu tại vườn Ê-đen, là nơi tổ phụ đầu tiên của loài người đã đã ăn trái cây Biết Điều Thiện Ác và từ đó họ mang tội lỗi và sự chết vào trong những thế hệ về sau. Đỉnh cao của câu chuyện được nối kết với thành phố thiên đàng, nơi mà các cư dân tại đây ăn Trái Cây Sự Sống dọc hai bên bờ Sông của Sự Sống (Khải huyền 22:1-2).

Kinh Thánh mở ra với vườn Ê-đen và đóng lại với khu vườn Thiên đàng. Điểm bắt đầu là tội lỗi và sự chết, nhưng điểm kết thúc là sự thánh khiết và sự sống! Nguyên nhân nào có một sự thay đổi ngoạn mục như thế?

Giữa hai khu vườn đã đề cập trên đây còn có một vườn khác có tên gọi Ghết-sê-ma-nê. Nơi đây Con của Đức Chúa Trời đã cầu nguyện: Xin Ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi (Lu-ca 22:42), và rồi Ngài đã đi đến cái chết đau đớn, sỉ nhục trên thập tự giá. Bởi vì Chúa Jesus đã chết và sống lại, chính điều này bẻ gãy sự rủa rả trong khu vườn đầu tiên. Quyển sách cuối cùng của Cựu Ước kết thúc với từ “sự rủa sả” (Ma-la-chi 4:6), nhưng trong sách cuối của Tân Ước chúng ta thấy: Chẳng còn có sự rủa sả nào nữa (Khải huyền 22:3). Món quà sự sống đời đời đã sẵn sàng cho những ai đặt niềm tin của họ vào Chúa Jesus. Kinh thánh ghi lại những câu chuyện đáng chú ý này để chúng ta có thể đọc và trải nghiệm tất cả những gì Chúa đã làm cho chúng ta.

Trước khi chúng ta nhìn vào bộ sưu tập đồ sộ về những con người trong Kinh Thánh, chúng ta phải nhìn vào Đức Chúa Trời. Tại sao như thế? Bởi vì sự tìm kiếm của chúng ta không phải là những yếu tố sự thật của lịch sử và tiểu sử của một ai đó, nhưng là những lẽ thật của thực tế và có giá trị vĩnh cửu. Như vậy chúng ta phải bắt đầu với Đức Chúa Trời. Câu chuyện của Kinh Thánh là nói về Đức Chúa Trời, chứ không phải là những hoạt động của con người. Đức Chúa Trời đặt chìa khóa của Kinh Thánh ở chỗ này: Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên… (Sáng Thế ký 1:1). Loại bỏ Đức Chúa Trời ra ngoài, lịch sử sẽ là một huyền nhiệm – một vở kịch rối rắm với những phần bị bỏ sót mà không có một ý nghĩa rõ ràng nào cho chúng ta. Chúng ta phải bắt đầu với Đức Chúa Trời, bởi vì Ngài vẽ thiết kế, viết ra kịch bản và lựa chọn các vai diễn. Ngài không vắng mặt trong bất cứ tình huống nào, Ngài ở đó luôn luôn trong mọi sự kiện. Không một ai có thể làm hỏng đi kịch bản của Ngài. Tất cả mọi điều phải diễn ra sau khi Ngài lên kế hoạch. Lịch sử là câu chuyện của Ngài.

Chúng ta phải bắt đầu với Đức Chúa Trời, bởi vì Ngài vẽ thiết kế, viết ra kịch bản và lựa chọn các vai diễn. Ngài không vắng mặt trong bất cứ tình huống nào, Ngài ở đó luôn luôn trong mọi sự kiện. Không một ai có thể làm hỏng đi kịch bản của Ngài. Tất cả mọi điều phải diễn ra sau khi Ngài lên kế hoạch. Lịch sử là câu chuyện của Ngài.

Điều này không có nghĩa lịch sử của con người là một vở kịch rối rắm, mà ở đó Đức Chúa Trời cho phép con người làm theo ý muốn của họ, và rồi sau đó Ngài nhẹ nhàng loại bỏ họ qua một bên. Trong sự tể trị của Đức Chúa Trời, Ngài có thể thay đổi số phận hay định mệnh của những con người, mặc dù các vai diễn có thể lựa chọn đi theo một hướng khác thì câu chuyện vẫn cứ tiến hành. Đức Chúa Trời hành động theo quyết định của Ngài chứ không phải theo sự đồng thuận của bất kỳ một ủy ban nào. Trước giả Thi thiên viết: Đức Chúa Trời chúng tôi ở trên các từng trời; Phàm điều gì vừa ý Ngài, thì Ngài đã làm (Thi 115:3). Những người vô thần phủ nhận điều này, người theo thuyết bất khả tri đặt câu hỏi tại sao, nhưng những người theo Chúa Jesus Christ chấp nhận và vui hưởng Lời của Chúa đã tuyên bố.

Không một ai có thể hiểu biết tất cả về Đức Chúa Trời. Nhưng các lẽ thật căn bản về mối liên hệ của Đức Chúa Trời với con người đã được bày tỏ qua Kinh Thánh và chúng ta có thể nắm bắt lấy nó nếu chúng ta muốn hiểu về những con người trong sách này. Điều này sẽ dẫn đến một kết quả là chúng ta hiểu rõ về chính chúng ta và những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta.

ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG SÁNG TẠO

Trước giả của tuyển dân viết về chủ đề thờ phượng:
Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy;
Khá quì gối xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng Tạo Hóa chúng tôi! (Thi thiên 95:6)

Người theo chủ nghĩa duy vật hoài nghi đặt câu hỏi: Đức Chúa Trời đến từ đâu? Trong khi những tín hữu đặt vấn đề: sự sống đến từ đâu? Người theo chủ nghĩa duy vật trả lời câu hỏi này: Nó chỉ là một sự ngẫu nhiên tình cờ, và viện dẫn những luận chứng cao siêu cho quan điểm của họ. Các môn đồ theo Chúa đưa ra câu trả lời: Đó là sự tể trị thần thượng và trưng ra quan điểm của họ về Đức Chúa Trời ba ngôi Cha, Con và Thánh Linh hiệp một trong công cuộc sáng tạo. Không có con đường nào khác để tránh né mệnh đề này: Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất (Sáng 1:1).

Đức Chúa Trời không chỉ là Đấng Khởi Nguồn của sự sáng tạo nhưng Ngài cũng có mặt từ buổi bình minh của tuyển dân để dạy chúng ta về chính Ngài. Ngài cũng là khởi nguyên của mỗi đời sống cá nhân trên đất. Đa-vít đã viết:

Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi,
Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi.
(Thi 139:13)
Khi tôi được dựng nên trong nơi kín,
Chịu nắn nên cách xảo tại nơi thấp của đất,
Thì các xương cốt tôi không giấu được Chúa.
Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi;
Số các ngày định cho tôi,
(Thi 139:15-16)
Tất cả những người mà chúng ta bắt gặp trong Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời chuẩn bị sẵn sàng và chỉ định họ cho mục đích tối hậu của Ngài. Đây cũng là lẽ thật cho những người chúng ta gặp gỡ ngày hôm nay – và dĩ nhiên nó cũng là lẽ thật cho bạn và tôi!

ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG CUNG ỨNG

Thật là vô cùng ý nghĩa khi Đức Chúa Trời đã tạo dựng vũ trụ, các từng trời và trái đất trước khi Ngài dựng nên con người đầu tiên. Điều này giống như những bậc cha mẹ trần gian yêu thương con cái thường dự bị mọi nhu cầu cho chúng nó trước khi những đứa trẻ được sinh ra. Cha Thiên Thượng đã sắm sẵn mọi thứ trên thế giới này cho chúng ta! Mọi điều chúng ta cần đang có sẵn ở đây, và Đức Chúa Trời không muốn chúng ta lãng phí hay phá hủy nó, nhưng phải sử dụng nó theo một đường lối khôn khoan đúng đắn.

Đức Chúa Trời cũng cung ứng cho chúng ta những khả năng để hiểu rõ và đánh giá đúng sự giàu có không dò lường được của Ngài khi Ngài tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài. Chúng ta không chỉ có thân thể và tâm hồn để vui hưởng thế giới vật lý chung quanh mà chúng ta còn có tâm linh để bước vào tận hưởng mối tương giao với chính Đức Chúa Trời và vui mừng nhận lãnh những sự phong phú trong thế giới thuộc linh. Chúng ta có tâm trí để nghĩ suy, ý chí để đưa ra quyết định và tấm lòng (hay trái tim) để yêu thương. Và Đức Chúa Trời đã bổ nhiệm chúng ta, ban cho chúng ta uy quyền để quản trị trên các vật thọ tạo và công việc của tay Ngài hầu cho hoàn thành những mục đích diệu kỳ của Ngài. Trong Thi thiên 8:6, Đa-vít viết: Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm, khiến muôn vật phục dưới chân người. Thực tế này đã làm cho trước giả Thi thiên kinh ngạc: Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Tại sao một Đức Chúa Trời toàn năng vĩ đại, siêu việt như thế lại quan tâm đến con người bé nhỏ chúng ta?

Những con người trong Kinh Thánh có thể chia làm hai loại: 1/ Những người tin cậy Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài. Họ khám phá rằng chính Chúa là Đấng cung ứng mọi nhu cầu cho họ. 2/ Những người không vâng lời Ngài – thậm chí tệ hơn đó là phản bội, chống lại Ngài. Họ đã từ chối sự giàu có, khôn ngoan, quyền năng, ân điển và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Giống như người con trai hoang đàng trong Lu-ca 15:11-24, họ đã gần như chết đói bên cạnh các máng thức ăn của đàn lợn vì sự chọn lựa của mình, trong khi lẽ ra họ phải vui hưởng yến tiệc tại bàn của người cha yêu thương.
Điều này dẫn chúng ta đến lẽ thật căn bản thứ ba về Đức Chúa Trời: Ngài là Cha.

ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA

Đức Chúa Trời đã phán dạy tuyển dân:

Y-sơ-ra-ên là con ta, tức trưởng nam ta (Xuất Ê-díp-tô ký 4:22). Bản Kinh Thánh Tiếng Anh dùng chữ “trưởng nam ta” là “firstborn” trong câu này (Israel is My son, even My firstborn) nghĩa là đứa con được sinh ra trước tiên. Và Ngài đối xử yêu thương với tuyển dân như một người cha yêu thương đứa con đầu tiên của mình. Trước giả Thi thiên đã viết:

Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài,
Khác nào cha thương xót con cái mình vậy (Thi 103:13).

Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi (Ê-sai 49:15).
Giống như những bậc cha mẹ biết lo xa cho con cái của mình, Đức Chúa Trời đã giải cứu dân Ngài ra khỏi Ai-cập khi họ phải sống cuộc đời nô lệ tại đây. Chúa tiếp tục nuôi dưỡng họ trong đồng vắng, nhưng khi họ phản loạn thì Ngài xử lý họ như một người cha yêu thương thi hành kỷ luật trên những con cái không biết vâng lời. “Vậy, khá nhận biết trong lòng rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sửa phạt ngươi như một người sửa phạt con mình vậy” (Phục truyền 8:5). Những người có khuynh hướng chỉ trích gọi Đức Chúa Trời trong Cựu Ước là một người hay bắt nạt hoặc là bạo chúa, hễ mà sai phạm chỗ nào là đánh phạt chỗ ấy. Những người đó đã không đọc và nghiên cứu kỹ về một Đức Chúa Trời yêu thương, bao dung, đầy sự thương xót, kiên nhẫn chịu đựng nhiều năm đối với tuyển dân của Ngài trong những lần họ bội nghịch.
Chúa Jesus đã nói về Cha của Ngài: Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha (Giăng 14:9). Nếu Đức Chúa Trời là người hay bắt nạt kẻ yếu thế hay là một bạo chúa ngang ngược thì Ngài sẽ đến giữa vòng chúng ta, cùng chia sẻ những gánh nặng và khó khăn, và cuối cùng hy sinh trên thập tự giá để đền tội cho chúng ta? Có thể nào Ngài đã lau nước mắt cho kẻ buồn rầu, tiếp nhận các con trẻ đến cùng Ngài, ban bánh cho kẻ đói, tha thứ cho người lỗi lầm và dạy dỗ những người đang ở dưới đáy của xã hội những lẽ thật về Đức Chúa Trời? Chức vụ và đời sống trên đất của Ngài có thể tóm lược trong một từ: Yêu thương. Vì Đức Chúa Trời chính là tình yêu.

g

Ngày hôm nay Đức Thánh Linh đang nội trú bên trong chúng ta để làm chứng về Cha thiên thượng và bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta thực sự là con cái của Ngài. Những ai đặt niềm tin vào Chúa Jesus Christ sẽ tiếp nhận điều cao quí này: thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha! (Rô-ma 8:15). Và Phao-lô cũng nói: Chúng ta được làm con nuôi Ngài. Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha! (Ga-la-ti 4:5-6). A-ba là nguyên ngữ Tiếng Aramaic, tương đương trong Tiếng Anh là Daddy, và từ ngữ đó được nói ra trong sự trìu mến yêu thương.

the

Ý chỉ của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. “Mưu của Đức Giê-hô-va được vững lập đời đời. Ý tưởng của lòng Ngài còn đời nầy sang đời kia” (Thi 33:11). Khi chúng ta trưởng thành trong tình yêu và đức tin thì những thuộc tính của Cha thiên thượng và kế hoạch của Ngài dành cho chúng ta trở nên rõ ràng hơn. Lúc đó chúng ta sẽ yêu mến Ngài nhiều hơn, và mong muốn phục vụ Ngài cách tốt hơn. Trong khi Đức Chúa Trời biểu lộ tình yêu của Ngài vô điều kiện thì sự vui hưởng của chúng ta với tình yêu cả Ngài tùy thuộc vào hiểu biết và sự vâng phục của chúng ta đối với Lời của Ngài. Nếu chúng ta dâng nộp đời sống mình cho Chúa Jesus thì Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta. Ngược lại, Ngài không thể là Cha thiên thượng của chúng ta khi chúng ta bất tuân Lời Ngài, cho phép tội lỗi đi vào đời sống.

Bởi vậy Chúa phán rằng:
Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ ra khỏi chúng nó,
Đừng đá động đến đồ ô uế,
Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi.
Ta sẽ làm Cha các ngươi,
Các ngươi làm con trai con gái ta,
Chúa Toàn năng phán như vậy (2 Cô-rin-tô 6:17-18).
Cha mẹ trần gian mừng rỡ và vui hưởng sự trưởng thành của con cái khi chúng nó biết vâng lời và tôn trọng mình bao nhiêu thì Cha thiên thượng của chúng ta càng vui mừng hơn khi nhìn thấy con cái của Ngài biết vâng lời và lấy làm vinh dự chúng nó được mang Danh của Ngài.

Khi chúng ta bắt đầu làm quen với các nhân vật trong Kinh Thánh, chúng ta sẽ nhìn thấy cách Đức Chúa Trời yêu thương họ, và rồi tình yêu của Ngài trở thành chất xúc tác khiến họ có động cơ để tiếp tục vâng phục Ngài. Nhờ đó họ càng được Chúa ban phước hơn nữa.

Tuy nhiên có một số người từ chối vâng phục Chúa, trong khi một số khác vui hưởng tình yêu của Chúa và chia sẻ nó ra cho người khác. Hãy nghe Lời của Chúa Jesus phán:

Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta; người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta (Giăng 14:21).
Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và ở trong người (Giăng 14:23). Đây chính là điều mà sứ đồ Phao-lô đã cầu nguyện trong Ê-phê-sô 3:14-21.
Ấy là vì cớ đó mà tôi quì gối trước mặt Cha, bởi Cha mà cả nhà trên trời và dưới đất đều được đặt tên, tôi cầu xin Ngài tùy sự giàu có vinh hiển Ngài khiến anh em được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng; đến nỗi Đấng Christ nhân đức tin mà ngự trong lòng anh em; để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó là thể nào, và được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời.
Vả, Đức Chúa Trời, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng, nguyền Ngài được vinh hiển trong Hội thánh, và trong Đức Chúa Jêsus Christ, trải các thời đại, đời đời vô cùng! A-men.

ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ THẨM PHÁN TỐI CAO

Đức Chúa Trời yêu thương và công bình thi hành kỷ luật trên tuyển dân của Ngài và trên cả những người không tin Ngài, cho phép họ chịu một sự khổ nạn nào đó khi họ bất tuân các mạng lệnh của Ngài. Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời không đến một cách tình cờ vì Ngài luôn luôn gởi đến sự cảnh báo trước đó. Sự phán xét của Ngài không bao giờ là không công bình. Tổ phụ đức tin Áp-ra-ham đã đặt vấn đề: “Không lẽ nào Chúa làm điều như vậy, diệt người công bình luôn với kẻ độc ác; đến đỗi kể người công bình cũng như người độc ác. Không, Chúa chẳng làm điều như vậy bao giờ! Đấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao?” (Sáng 18:25). Và Môi-se đã đưa ra câu trả lời chính xác: “Công việc của Hòn-Đá là trọn vẹn;
Vì các đường lối Ngài là công bình.
Ấy là Đức Chúa Trời thành tín và vô tội;
Ngài là công bình và chánh trực” (Phục truyền 32:4).
Sự phán xét của Đức Chúa Trời luôn bày tỏ thuộc tính thánh khiết và tình yêu của Ngài: “Ngài chuộng sự công bình và sự chánh trực; Đất đầy dẫy sự nhân từ của Đức Giê-hô-va” (Thi 33:5). Và: “Vì ta, Đức Giê-hô-va, ưa sự chánh trực, ghét sự trộm cướp và sự bất nghĩa” (Ê-sai 61:8).

Đức Chúa Trời công bình không vi phạm các thuộc tính của Ngài hay bẻ gãy luật pháp mà chính Ngài đã lập. Ngài đã cảnh báo cho tổ phụ loài người trong vườn Ê-đen: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng 2:16-17). Thế nhưng tổ phụ A-đam đã không vâng lời Chúa, và hệ quả là Chúa đã thi hành kỷ luật: “Ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (Sáng 3:19). Đức Chúa Trời của ân điển tha thứ tội lỗi cho con người, nhưng trong sự công bình, Ngài không thay đổi cách hành động khi phải đưa ra một hình thức kỷ luật. Ân điển của Đức Chúa Trời và sự cai trị của Đức Chúa Trời được sứ đồ Giăng gọi là “ơn và lẽ thật” (Giăng 1:17). Hai phạm trù này không đối kháng nhau, vì ân điển cai trị xuyên qua sự công bình (Rô-ma 5:21).

Một mục sư kia đang giảng một sứ điệp có tựa đề: Tội Lỗi Của Các Thánh Đồ. Nhưng một số thành viên của hội thánh không cảm thấy hứng thú với sứ điệp đó. Họ nói: “Nếu ông giảng về tội lỗi, hãy giảng cho những người chưa tin. Và ông phải biết rằng tội lỗi của tín hữu chúng tôi thì khác biệt với tội lỗi của người ngoại bang.” Vị mục sư từ tốn trả lời: “Vâng, tội lỗi của chúng ta thì còn tệ hơn nữa.”

C.H Spurgeon đã nói: “Đức Chúa Trời không cho phép con cái của Ngài phạm tội một cách thành công.” Kinh Thánh nói gì về điều này?

Một mục sư kia đang giảng một sứ điệp có tựa đề: Tội Lỗi Của Các Thánh Đồ. Nhưng một số thành viên của hội thánh không cảm thấy hứng thú với sứ điệp đó. Họ nói: “Nếu ông giảng về tội lỗi, hãy giảng cho những người chưa tin. Và ông phải biết rằng tội lỗi của tín hữu chúng tôi thì khác biệt với tội lỗi của người ngoại bang.” Vị mục sư từ tốn trả lời: “Vâng, tội lỗi của chúng ta thì còn tệ hơn nữa.”

Phải, khi Đức Giê-hô-va thấy sức lực của dân sự mình hao mòn,
Và không còn lại tôi mọi hay là tự chủ cho chúng nó,
Thì Ngài sẽ đoán xét công bình cho chúng nó,
Và thương xót tôi tớ Ngài (Phục truyền 32:36).
Vì chúng ta biết Đấng đã phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta; ta sẽ báo ứng,

ấy là lời Chúa phán. Lại rằng: Chúa sẽ xét đoán dân mình. Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống là sự đáng kinh khiếp thay! (Hê-bơ-rơ 10:30-31)

Đức Chúa Trời ban cho tuyển dân của Ngài những ân tứ và đặc ân, nhưng Ngài không bao giờ cho họ đặc quyền để phạm tội, rồi xem như là không có vấn đề gì. Chúng ta sẽ tìm thấy lẽ thật này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong Kinh Thánh. Những chương tiếp theo sau sẽ làm sáng tỏ hơn nữa điều này. Và ngay cả khi tội lỗi được tha thứ, thì chuyện này cũng để lại một số hậu quả.

Bản tường thuật của Kinh Thánh về những lẽ thật trên đây rất đáng cho chúng ta suy nghĩ. Đức Chúa Trời đang phán dạy những lẽ thật cho con cái của Ngài. Những gì được viết ra là để cảnh báo chúng ta không phạm tội (1 Cô-rin-tô 10:6-12). “Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình” (1 Cô-rin-tô 10:6). Và những điều này cũng khích lệ chúng ta tiếp tục giữ vững sự trông cậy vào chính Đức Chúa Trời (Rô-ma 15:4). Khi một tín hữu phạm tội, người đó phải chịu đau khổ vì tội đó. Nhưng điều này không phải là lời bào chữa cho những người chưa tin vẫn tiếp tục sống trong tội lỗi. “Lại nếu người công bình còn khó được rỗi, thì những kẻ nghịch đạo và có tội sẽ trở nên thế nào?” (1 Phi-e-rơ 4:18) và: “Kìa, người công bình được báo đáp nơi thế thượng; Phương chi kẻ hung ác và kẻ có tội!” (Châm ngôn 11:31). Nếu hệ quả tạm thời của tội lỗi là mang đến sự đau khổ cho con cái Chúa trong cuộc đời này, thì hậu quả đời đời của tội lỗi sẽ ra sao cho những ai từ chối Chúa Jesus Christ khi họ nhắm mắt lìa trần?

Hỡi những kẻ yêu mến Đức Giê-hô-va, hãy ghét sự ác (Thi 97:10).
Nhưng ai phạm đến ta, làm hại cho linh hồn mình; Còn kẻ nào ghét ta, ắt ưa thích sự chết (Châm ngôn 8:36).

Warren-Wiersbe_7

Trích từ sách LIFE SENTENCES của Tiến sĩ Warren W. Wiersbe.
Translated by Tuong Vi

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn