Thứ Bảy , 23 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / MỘT DÂN TỘC KỲ DIỆU

MỘT DÂN TỘC KỲ DIỆU

images

Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái.

Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái. Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm. Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch… đều là người Do Thái.

Vậy tại sao các thế hệ người Do Thái lại có được trí tuệ như vậy (chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới)? Trong cuốn “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu” có đưa ra lời giải thích cụ thể cho vấn đề này.

Vai trò của bà mẹ Do Thái

Bà mẹ Do Thái dạy con từ khi mang thai. Các bà mẹ thường nghe nhạc, chơi đàn, hát và… làm toán cho đến khi sinh con ra. Các thai phụ làm vậy vì tin rằng cách đó sẽ làm đứa bé sau này trở nên thông minh. Người mẹ chọn ăn hạnh nhân, chà là, uống dầu cá và ăn cá nhưng tránh ăn đầu cá vì tin rằng tất cả điều đó sẽ giúp cho con trở nên thông thái.

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới? - Ảnh 1.

Từ lúc còn ẵm ngửa đứa bé, bà mẹ đã tạo cho con thói quen thích sách bằng cách dùng mẹo nhỏ vài giọt mật lên cuốn sách và cho bé liếm. Khi đó, trong nhận thức non nớt của đứa trẻ, sách là cái gì đó rất ngọt ngào, hấp dẫn.

Ủy ban công nghiệp thành phố New York (Mỹ) có cuộc điều tra nguồn nhân lực vào năm 1950 và nhận thấy có sự khác biệt lớn về việc đi làm công nhân giữa phụ nữ Ý với phụ nữ Do Thái. Phụ nữ Ý thường phải đi làm và còn bắt con nghỉ học để đi làm phụ cha mẹ, các bà mẹ Do Thái thì ngược lại. Dù kinh tế khó khăn, họ vẫn ở nhà để nuôi dạy con, dồn hết trách nhiệm kiếm sống cho chồng – người ban ngày đi làm nhưng tối về có nghĩa vụ học và dạy cho con học.

Nhờ sự chăm sóc, động viên của cha mẹ mà học sinh Do Thái nổi tiếng trong trường về thành tích học tập và tính chuyên cần, khác hẳn với học sinh nhiều dân tộc khác. Vào năm 1954, hệ thống trường công của thành phố New York thống kê được 28 học sinh có chỉ số IQ cực cao lên tới 170 điểm, thì trong đó 24 là học sinh Do Thái. Ngoài ra, những người này còn quan niệm điểm không quan trọng bằng cách học, mà đã học thì phải hỏi. Chính vì vậy, học sinh Do Thái được khuyến khích đặt thật nhiều câu hỏi cho giáo viên.

Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…

Hệ thống giáo dục phổ thông

Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em gồm kinh doanh, toán học, khoa học. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.

Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.

Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái.

Xã hội Do Thái từ rất sớm đã coi trọng việc xóa mù chữ, sách và người có học thức

jew 1

Dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới – từ năm 64 đầu Công nguyên – mà nhà thờ quy định tất cả nam giới phải biết đọc viết và tính toán; sang thế kỷ thứ 2 thì bắt buộc mọi đàn ông phải có nghĩa vụ dạy con trai mình đọc, viết, tính toán. Như vậy họ đã thực hiện phổ cập giáo dục cho nam giới trước các dân tộc khác mười mấy thế kỷ.

Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết.

Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết.

Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.

Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.

Theo Cafebiz / Trí Thức Trẻ
do thai

VÌ SAO NGƯỜI DO THÁI LUÔN NGHĨ KHÁC VỚI SỐ ĐÔNG?

Cộng đồng người Do Thái có lưu truyền một câu chuyện như thế này:

Có hai tên trộm đột nhập vào một ngôi nhà qua ống khói. Mặt một tên bị đen sì đầy bồ hóng còn tên kia thì mặt mũi vẫn sạch nguyên. Một người Do Thái hỏi người kia: Cậu nghĩ tên nào sẽ đi rửa mặt?

“Tôi đoán chắc tên mặt bẩn”.

“Cậu đưa ra kết luận mà không nghĩ ngợi chút nào. Tên mặt bẩn sẽ nhìn mặt tên đồng phạm của hắn, thấy một khuôn mặt sạch sẽ và nghĩ rằng mặt hắn cũng sạch như thế. Còn tên kia sẽ nhìn tên mặt bẩn và cho rằng mặt mình cũng bị bẩn. Tên thứ 2 mới là kẻ sẽ đi tìm chỗ rửa mặt”.

“Ừ, có lý. Nhưng mà tại sao hai tên cùng trượt xuống ống khỏi mà một tên lại chui ra với gương mặt sạch sẽ được chứ?”

Nhìn chung, bất kỳ người Do Thái nào cũng luôn có thói quen trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏi khác. Phương pháp Hỏi – Đáp kiểu này được xem là một cách vô cùng hiệu quả để kích thích não bộ.

Dưới đây là giải thích về thói quen kỳ lạ này của người Do Thái trích từ cuốn sách “Trí tuệ Do Thái”:

Đạo Do Thái có một nguyên tắc đó là không bao giờ được coi bất cứ điều gì là chuyện đương nhiên, thậm chí cả những mệnh lệnh nghiêm khắc và cơ bản nhất.

Cho dù mệnh lệnh đó có đến từ đâu thì người Do Thái cũng luôn khao khát được hiểu tại sao họ phải hành động như thế và logic đằng sau mỗi mệnh lệnh là gì. Sinh viên trường đạo không phải cứ mù quáng chấp nhận tất cả những điều thầy đạo nói như những lời thánh truyền mà không có gì chứng minh cho những lời đó.

Họ được quyền tranh luận với người dạy mình và được khuyến khích đưa ra câu hỏi nếu họ nghĩ rằng hành động của thầy đạo đi ngược lại những điều họ được học. Một giáo viên may mắn là người được dạy những sinh viên có khả năng giúp mình hiểu biết hơn nhờ những câu hỏi của sinh viên và việc trả lời những câu hỏi đó.

Đó cũng là lý do vì sao sách Talmud (một văn bản trung tâm của giáo sĩ Do Thái) lại đóng một vai trò quan trọng đến vậy trong đời sống của người Do Thái.

Đó là một tác phẩm không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc. Không có cái gọi là câu trả lời cuối cùng và ai cũng có thể bắt đầu một cuộc thảo luận tại bất cứ điểm nào trong đó, thậm chí cả những điểm đã được tất cả mọi người chấp nhận. Học tập không phải là học thuộc như vẹt những điều về quá khứ mà phải là lời mời gọi thảo luận về tương lai.

Chung quy lại, việc học hành của người Do Thái dựa trên những câu hỏi, nghiên cứu, tranh luận và xem xét chiều sâu, chiều rộng của mọi vấn đề. Phương pháp này là một thứ tài sản có đóng góp rất lớn vào trí tuệ và khả năng rút ra những kết luận chính xác của người Do Thái.

Trước khi bước vào một sự kiện lớn, đàm phán công việc làm ăn hay đơn giản chỉ là tới thăm một chỗ nào đó mới lạ, người Do Thái luôn đưa ra những câu hỏi. Bằng cách này, họ có thể biến một tình huống nan giải với hàng tỉ thứ không biết thành một điều quen thuộc với cảm giác mình có thể kiểm soát được mọi thứ. Giữa tri thức và sự tự tin có một mối quan hệ rất mật thiết.

 

 Facebook  Học Viện Do Thái

 

Đọc thêm:  https://huongdionline.com/2016/07/21/tuyen-dan-cua-duc-chua-troi/

 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn