Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / Qui Tắc Viết Tiếng Việt.

Qui Tắc Viết Tiếng Việt.

Qui Tắc Viết Tiếng Việt.

tieng viet men yeu

Những qui tắc và qui luật cho các dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, hai chấm, gạch ngang, chấm thang, phẩy, chấm, và cách đặt dấu hỏi ngã sao cho đúng.

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài quy luật về cách đặt “dấu” của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.

Những quy tắc rất cơ bản:

  1. Chữ đầu câu viết hoa.
  2. Tên riêng viết hoa.
  3. Hai chữ tiếp nối nhau chỉ cách nhau một khoảng trống.
  4. Dấu chính tả như chấm (.), phẩy (,), hỏi (?), than (!), ba chấm (…), luôn luôn đi liền theo ký tự trước và cách ký tự sau một ký tự trống.
  5. Tránh làm biến dạng từ theo phong cách thiếu nghiêm túc, khó hiểu.
  6. Chỉ viết tắt khi thật cần thiết.
  7. Hạn chế sử dụng tiếng nước ngoài, trừ khi không có từ tiếng Việt thay thế.
  8. Viết đủ ý rồi hãy chấm câu, sử dụng dấu phẩy khi câu có nhiều ý.
  9. Chia đoạn và cách dòng nếu viết dài.

10.Tra từ điển tiếng Việt nếu chưa chắc chắn

 

A- Vị trí chung cho các dấu

* Các dấu luôn ở chổ các nguyên âm : ê, (ă, â)

1) Những từ chỉ có một nguyên âm : a (ă, â), e (ê), i, y, o, ô, o, u, u thì dấu đuợc viết ở nguyên âm ấy như :

Ăn qunhktrng cây.

Gn mc thì đen, gn đèn thì sáng.

2) Những từ có hai nguyên âm (ngoại trừ vần uo có dấu ở chữ o : thuở xua )

2.1) Nếu không có phụ âm theo sau thì dấu phải đuợc viết ở nguyên âm đầu nhu:

Chị Thùy bỏ kẹo vào túi áo.

Thủa xưa nguời ta nói : Cái răng cái tóc là gốc con nguời.

2.2) Nếu có phụ âm theo sau thì dấu phải đuợc viết ở nguyên âm sau như :

Anh Tn vác nặng oằn cả vai.

Nuớc Việt Nam có ba miền : Bắc, Trung, Nam.

3) Những từ có ba nguyên âm (ngoại trừ vần uyên) thì dấu ở nguyên âm giữa như :

Hãy yêu thương nguời đồng loại.

Nguời dân tộc thiếu số còn gọi là nguời thượng.

Chú ý : Truyền thuyết, triều Nguyễn, tuyệt chiêu … (quy tắc *)

B- Quy tắc về dấu hỏi ( ˀ ) hay dấu ngã ( ˜ ) đặc biệt trên các từ láy.

1) Dấu hỏi ( ˀ ).

Một trong hai tiếng của từ láy không có dấu ( ) hoặc có dấu sắc ( ΄ ) thì tiếng còn lại phải đuợc đánh dấu hỏi ( ˀ ) nhu : bảnh bao, cứng cỏi, chăm chỉ, đen đủi, ế ẩm, êm ả, gây gổ, giỏi giang, hát hỏng, mát mẻ, nho nhỏ, rải rác, tẻo teo, thoai thoải…

2) Dấu ngã ( ˜ ).

Một trong hai tiếng của từ láy có dấu huyền ( ` ) hoặc có dấu nặng (. ) thì tiếng kia phải đuợc đánh dấu ngã ( ˜ ) nhu : (Lội) bì bõm, cãi cọ, ddàng, gìn giữ, lạnh lẽo, phảng phất, rộn rã, nghi ngợi…

* Áp dụng quy tắc này “Huyền Ngã Nặng, Không Sắc Hỏi” qua câu tho:

Em Huyền ( ` ) mang Nặng (. ) Ngã ( ˜ ) đau

Anh Không ( ) Sắc ( ‘ ) thuốc Hỏi ( ˀ ) đau chỗ nào”.

Tuy nhiên cung có một số ít từ láy thuộc vào truờng hợp ngoại lệ và cung có một số từ ghép Hán Việt không theo quy tắc trên như : Ngoan ngoãn, sửa soạn, đầy đủ, bồi bổ, hỏa hoạn, thổ thần….

C- Viết chính tả với chữ I và Y

Chỉ viết chữ y dài trong những truờng hợp sau đây :

1) Với y dài hay i ngắn của danh từ riêng về nguời, về địa danh v.v… như :
Nguyễn Ngu Í (tên nhà văn), Lý Thuờng Kiệt (tên một danh tuớng), MTho (tên một tỉnh), MQuốc (tên một nuớc)…

2) Đứng một mình, tự nó (chữ y) là một tiếng có đủ nghĩa như :
chú ý, ngồi ỳ, ý kiến, y phục, lại..

3) Đứng đầu mỗi chữ :
yểm trợ, cái yếm, bình yên, yết kiến, yêu mến…

4) Các vần ay, ây (âi), oay, uây (uâi), uy, uya (uia), uych (uich), uyên(uiên), uyết (uiết), uynh (uinh), uyt (uit), uyu (uiu), yên, yết và ynh

Tuy y i đồng âm nhưng khác nghĩa khi ráp vần, cho nên với các vần mà có nguyên âm y dài phải đuợc sử dụng chính xác, không thể viết lẫn lộn với nguyên âm i ngắn đuợc nhu :

– nuớc chảy (ay) không thể viết nuớc chải (ai), ngày nay (ay) không thể viết ngài nai (ai)

– say túy lúy (uy) không thể viết say túi lúi (ui), cô Thúy (uy) không thể viết cô Thúi (ui)

– oai (oai) hùng không thể viết oay (oay) hùng

– cương quyết (yêt) không thể viết cương quiết (iêt)

– duyệt (uyêt) binh không thể viết diệt (iêt) binh

Truờng hợp ngoại lệ : quải gánh = quảy gánh = quẩy gánh (đồng nghĩa : gánh trên vai)

5) Các chữ Hy, Ky, Ly, My, Ty

– Hy Lạp (quy tắc 1), hy vọng, hỷ sự, … / – Hi hữu, hỉ mui, hí hoáy…

– Chữ ký, kỳ quặc, kỹ thuật… / kí lô, kì kèo, kị ro…

– Ly hương, lý lịch, kiết lỵ… / Li bì, lí nhí, lì lợm …

– Nuớc Mỹ (quy tắc 1), thẩm mỹ (đẹp), mỹ (đẹp) từ… / lông mi, nốt mi, mí mắt, bánh mì…

– Công ty, tỵ hiềm, tỳ thiếp… / tí (nhỏ) xíu, tí (nhỏ) tách, ghen tị…
Dấu « Hỏi Ngã » Trong Văn Chương Việt Nam

gi-gn-s-trong-sng-ting-vit-ngy-nay-1-638

Văn hoá Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngần mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghia về dấu « hỏi ngã ». Thật thế, dấu « hỏi ngã » trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu « hỏi ngã » sẽ làm đảo nguợc và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hoá Việt Nam.

Chúng tôi xin đơn cử một vài truờng hợp như sau. Danh từ « nhân sĩ », chữ « sĩ » phải đuợc viết bằng dấu « ngã » để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hoá chính trị… nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân « sỉ », chữ « sỉ » với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo nguợc lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn. Một chữ thông thuờng khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu « hỏi ngã » sẽ có nhiều ý khác nhau : sửa chữa ( sửa dấu hỏi, chữa dấu « ngã » ) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu « ngã » vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những nguời đàn bà có thai nghén.
Nguời sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu « hỏi ngã » là nguời miền Nam và Trung ( nguời viết bài này là nguời miền Trung ). May mắn nhất là nguời thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu « hỏi ngã » không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu « ngã » thì họ lại không cắt nghĩa đuợc mà chỉ nở một nụ cuời trên môi…

Dấu « hỏi ngã » đuợc căn cứ vào ba quy luật căn bản : Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các quy luật ngoại lệ.

  1. Luật « Bằng Trắc »

Quy luật bằng trắc phải đuợc hiểu theo 3 quy uớc sau.

  1. Luật « lập láy »

Danh từ « lập láy » tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả.
Thí dụ :

vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa
mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào

hết

lặng lẽ, vẻ vang ..

 

  1. Luật « trắc »

Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ « lập láy » thì chữ đó viết bằng dấu hỏi ( ngang sắc hỏi ).

Thí dụ :

Hớn hở : chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ : chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đuong nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han : chữ han không dấu, nhu thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
– Vớ vẩn : chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.

 

Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang…

  1. Luật « bằng »

Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ « lập láy » thì đuợc viết bằng dấu « ngã » ( huyền nặng ngã ).

Thí dụ :

Sẵn sàng : chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu « ngã ».
Ngỡ ngàng : chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu « ngã ».
Mạnh mẽ : chữ mạnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu « ngã ».

 

Tương tự như các truờng hợp lặng lẽ, vững vàng…

  1. Chữ Hán Việt

Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ… tất cả đều do chữ Hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt đuợc sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu « hỏi ngã » đuợc quy định như sau :

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, MN đều viết bằng dấu « ngã », các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ đuợc viết bằng dấu hỏi.

Thí dụ :

– Dĩ vãng : hai chữ này phải viết dấu « ngã » vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.
Vĩ đại : có dấu « ngã » vì chữ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên : chữ ngẫu dấu « ngã » vì áp dụng quy luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải : lẽ dấu « ngã » vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tu tuởng : chữ tuởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

 

Tương tự như : lữ hành, vĩnh viễn…

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này : « Dân Là Vận Mệnh Nuớc »
để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng quy luật Hán tự nói trên.

  1. Các quy uớc khác
  2. Trạng từ ( adverb )

Các chữ về trạng từ thuờng viết bằng dấu « ngã ».

Thí dụ :

Thôi thế cũng đuợc. Trạng từ « cũng » viết với dấu « ngã ».
Xin anh đừng trách em nữa. Trạng từ « nữa » viết với dấu « ngã ».
Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ « đã » viết với dấu « ngã ».

 

  1. Tên họ cá nhân và quốc gia

Các họ của mỗi nguời và tên của một quốc gia thuờng đuợc viết bằng dấu « ngã ».

Thí dụ :
Đỗ Đinh Tuân, Lữ Đinh Thông, Nguyễn Ngọc Yến
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu « ngã » vì đây là danh xưng họ hàng.

Nuớc Mỹ, A Phú Hãn…
Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu « ngã » vì đây là tên của một quốc gia.

  1. Thừa trừ

Một quy uớc thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật « lập láy » và bằng trắc nói trên.

Thí dụ :
Anh bỏ em đi lẻ một mình.
Chữ « lẻ » viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.
Anh này trông thật khoẻ mạnh.
Chữ khoẻ ở đây có dấu hỏi vì do từ khoẻ khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khoẻ phải dấu hỏi.

  1. Kết Luận

Văn chương là linh hồn của nền văn hoá, viết sai dấu « hỏi ngã » có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và nguời khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu « hỏi ngã » không đuợc chỉnh tề.

Qui luật

  1. Các dấu chấm [.], phẩy [,], chấm than [!], chấm hỏi [?], hai chấm [:], chấm phẩy [;], dấu 3 chấm […]:

Quy luật: Những dấu này luôn luôn đứng sát với từ đứng trước, không có dấu cách (space), nhưng sau các dấu này bắt buộc phải có một dấu cách, trừ trường hợp câu đó nằm cuối một ngoặc đơn, ngoặc kép, hay ở cuối một đoạn văn (paragraph).

Thí dụ: Người mà người xưa gọi là hào kiệt, ắt phải có khí tiết hơn người.

Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản được in ấn thì người ta vẫn để khoảng trắng trước các dấu sau đây:

– Dấu chấm hỏi;

– Dấu chấm than;

– Dấu hai chấm;

– Dấu gạch ngang;

– Dấu chấm phẩy.

Nhưng đó chỉ là quy ước bất thành văn của các văn bản. Còn chúng ta khi viết văn, các dấu phải luôn luôn đi liền theo ký tự trước và cách ký tự sau một ký tự trống.

langhoa

  1. Dấu ngoặc đơn thường ( ) và vuông [ ]:

Quy luật: Trước và sau dấu ngoặc đơn luôn luôn có một dấu cách, trừ trường

hợp ngoặc đơn đứng cuối một đoạn văn, sau ngoặc đơn đóng sẽ không có dấu cách. Các dấu ngoặc đơn luôn luôn đứng sát với từ bên trong dấu, không có dấu cách.

Thí dụ: Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác (Khổng Tử)

  1. Dấu gạch ngang:

Quy luật: Trước và sau dấu gạch ngang đều phải có một dấu cách, trừ trường

hợp dùng để mở đầu một đoạn văn thì chỉ có một dấu cách phía sau, không có dấu cách phía trước.

Thí dụ: Các giá trị cốt lõi của không gian văn hóa diễn đàn – tôn trọng lẫn nhau và khuyến khích phản biện – đều được mọi người đồng ý.

Ngoại lệ: Trong trường hợp dấu gạch ngang dùng để tạo ra một danh từ phức

hợp (compound noun), không có dấu cách trước và sau dấu gạch ngang.

Thí dụ: Cụ Rùa chẳng sợ ai, trừ người-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy!

  1. Dấu hai chấm [:] và ngoặc kép [“”]:

Quy luật: Giữa dấu hai chấm và dấu ngoặc kép đầu tiên phải có một dấu cách.

Hai dấu ngoặc kép đứng sát với từ bên trong dấu. Dấu ngoặc kép cuối cùng

đứng sát với dấu chấm câu theo sau.

Thí dụ: Ông ta nói với tôi: “Đó là điều tôi đang chờ đợi”.

Ghi chú: Về dấu chấm câu đứng cuối câu trong ngoặc kép, có hai cách đặt:

– Theo kiểu VN: dấu chấm câu đặt bên ngoài ngoặc kép. Thí dụ: Ông ta nói với tôi: “Đó là điều tôi đang chờ đợi”.

– Theo kiểu Mỹ: dấu chấm câu đặt bên trong ngoặc kép, trừ khi đứng cuối một đoạn văn, lúc đó sẽ đặt như kiểu VN.

Thí dụ: He told me: “That’s what I am expecting.” I agree with him.

Nhưng: After receiving the letter, he told me: “That’s what I am expecting”.

  1. Trật tự các dấu thanh điệu

Huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Đánh dấu các dấu thanh điệu trên âm chính: hoà,

thuý, quả, khoẻ, ngoằn ngoèo.

III. Cách sử dụng dấu câu trong tiếng Việt

Dấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp (thay cho ngữ điệu khi nói). Nó có tác dụng làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, khúc chiết; ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu.

Dùng dấu câu không chuẩn xác hoặc dùng dấu câu không phù hợp trong văn bản sẽ làm cho câu sai hoặc có nội dung mơ hồ.

Trong tiếng Việt có các dấu câu sau đây:

  1. Dấu chấm

Dấu chấm dùng để kết thúc câu tường thuật (câu kể) trên văn bản.

Ví dụ: Anh ấy nói rằng: “Sẽ có một ngày ta phải trình diện trước Thiên Chúa!”.

  1. Dấu chấm hỏi

Dấu chấm hỏi dùng trong câu nghi vấn (câu hỏi) nhất là trong trường hợp đối thoại.

Ví dụ:

– Bạn có biết gì về tình hình của nước Mỹ hiện nay không?

– Tôi không biết. Còn bạn?

Cần chú ý:

a/ Dấu chấm hỏi có thể dùng trong câu tường thuật, đặt trong dấu ngoặc đơn để biểu thị sự nghi ngờ.

Ví dụ:

– Chúng ta đã đi lạc(?)

– Chúng ta vẫn còn hy vọng!

b/ Không dùng dấu chấm hỏi trong trường hợp có từ nghi vấn trong cấu tạo của câu ghép với nghĩa nêu lên một tiền đề cho ý kiến tiếp theo.

VD: Trung Quốc là nước như thế nào, ai cũng biết.

c/ Nếu muốn tỏ thái độ khinh bỉ, mỉa mai, đồng thời hoài nghi thì dùng dấu chấm than và dấu hỏi trong một ngoặc đơn.

VD: Người ta đồn rằng hắn là kẻ lừa đảo (!?).

  1. Dấu chấm than

Dấu chấm than thường được đặt cuối câu cảm thán, câu cầu khiến, khuyên ngăn, mệnh lệnh.

VD:

– Câu cảm thán: Ôi dào! Tổ quốc ta đẹp quá!

– Câu cầu khiến, khuyên ngăn, mệnh lệnh: Việt Nam ơi! xin nắm chặt tay!

Dấu chấm than còn có thể đặt trong dấu ngoặc đơn để biểu thị thái độ mỉa mai hay dùng cùng với dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn để vừa biểu thị thái độ mỉa mai, vừa hoài nghi.

VD: Hắn tự hào vì người ta không tìm được hắn (!)

  1. Dấu chấm lửng

Khi nói, dấu chấm lửng được thay thế bằng từ vân vân. Khi viết cũng có thể dùng từ này (viết tắt “v.v…”) hoặc dùng 3 dấu chấm (…). Dấu chấm lửng dùng để:

  1. Đặt cuối câu khi người nói không muốn nói hết ý mình.

VD: Sự thể là vậy nhưng hắn nào có muốn…

  1. Đặt cuối đoạn liệt kê khi người nói không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng,…trong một chủ đề.

VD: Câu trên cũng là 1 ví dụ.

VD khác: Năm nay, các loại rau cỏ như: rau muống, mồng tơi, su hào, bắp cải,… đều lên giá.

  1. Đặt sau từ, ngữ biểu thị lời nói đứt quãng.

VD: Tôi… không… còn… đủ… sức… nữa!

  1. Đặt sau từ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh.

VD: Phù… Thế là xong!

  1. Đặt sau đoạn biểu thị sự châm biếm, hài hước.VD: Đẹp trai không bằng… chai mặt.
  2. Dấu hai chấm

Dấu hai chấm dùng để:

a/ Liệt kê thành phần vị ngữ của câu đơn có động từ là hoặc trong thành phần vị ngữ có các từ biểu thị sự liệt kê ở sau các từ: sau đây, như sau, để,…

VD: Một số yêu cầu khi viết bài trên diễn đàn là:

– Viết đúng chính tả;

– Trình bày dễ nhìn;

– Không sử dụng các ngôn từ thiếu văn hóa.

b/ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

VD: Cầu vồng có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

c/ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay với lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

VD:

Bạn tôi hỏi:

– Cậu rảnh hay sao mà lại tham gia vô mấy cái rắc rối đó?

Tôi đáp:

– Tôi không rảnh lắm nhưng tranh thủ chút thời gian vì tôi thấy mình cần phải làm một cái gì đó cho đất nước.

– Văn chương Việt Nam dùng (:) rồi xuống hàng để trình bày một câu đối thoại, sau một đề mục hoặc sau hai chữ “ví dụ”. Còn trong văn chương Hoa Kỳ, dấu (:) được dùng trong những trường hợp sau đây:

– Sau đề mục có dấu (:) để dưới đó trình bày từng chi tiết.

– Giữa giờ và phút. Ví dụ: 8:30 sáng, 7:45 tối

d/ Dấu hai chấm Trong:

– Lời chào hỏi của loại thư giao dịch hoặc gửi cho các cơ quan.

VD:

Kính thưa thủ tướng:

Thưa ngài:

Kính thưa giáo sư:

Thưa ông giám đốc:

-e/Còn thư thân mật gửi bạn bè, gia đình thì dùng dấu (,).

Ví dụ:

Anh Tư thân mến,

Thưa chị Ba,

– Và phần chào hỏi kết thúc bức thư:

f/ Trân trọng kính chào,

Chúc anh chị và các cháu vui vẻ,

Kính thư,

  1. Chấm phẩy/chấm phết dùng để nối kết hai mệnh đề mà không cần dùng những chữ như “và”, “nhưng”, “hoặc”.

Ví dụ:

Tòa tuyên án xong; mọi nguời âm thầm rời phòng xử.

Nhạc trưởng đưa tay lên; dàn nhạc bắt đầu.

Thầy bước vào; cả lớp im phăng phắc.

Thành công đó; thất bại cũng đó.

  1. Dấu trích dẫn

7.1. Dùng để phân biệt đây là câu nói mà mình trích dẫn chứ không phải lời của phóng viên, người viết phóng sự hoặc của tác giả trong các truyện.

Ví dụ:

Trong cuộc họp báo thủ tướng tuyên bố, “Tôi sẽ áp nghiêm chỉnh luật đầu tư.”

Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”

Thằng bé nhõng nhẽo, “Mẹ cho con ăn cà-rem đi.”

7.2. Dùng ngoặc kép cho tựa đề của truyện, bài thơ, bản báo cáo, phúc trình, tựa đề và chương mục của cuốn sách.

Ví dụ:

Bản nhạc “Cầu Sông Kwai” đã làm cuốn phim trở nên sống động.

Tiểu thuyết “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh đã làm say mê bao thanh niên, thiếu nữ Hà Thành lúc bấy giờ.

Bản phúc trình “Nạn Buôn Bán Nô Lệ Tình Dục” của LHQ đã làm xúc động lương tâm nhân loại.

Bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị” của Phạm Thiên Thư dù nói về tình yêu, nhưng có âm hưởng nhẹ nhàng, thanh thoát.

  1. Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang dùng để:

8.1 Chỉ ranh giới của thành phần chú thích

VD: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới

8.2 Đặt trước những lời đối thoại

VD:

– Anh đi đâu thế?

– Tôi đi loanh quanh đây thôi.

8.2 Dùng trong trường hợp phiên âm tiếng nước ngoài

VD: Lê-nin, pô-li-me,…

  1. Dấu ngoặc đơn

9.1 Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với từ ngữ trong thành phần chính của câu.

VD: Tôi quen anh (rất tình cờ) qua một người bạn thân.

Sự khác nhau giữa dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn có khi không được rõ. Theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng dấu kia đối với thành phần chú thích. Tuy vậy, cũng có thể nhận thấy giữa hai loại dấu này có sự khác nhau như sau:

– Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở trước nó, thì thường dùng dấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ thì thường dùng dấu ngoặc đơn.

VD:

Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai mươi sáu tuổi nhưng đã học

nghề làm ruộng đến mười bảy năm. (Ngô Tất Tố)

Cô bé nhà bên (Có ai ngờ!)

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

(Giang Nam)

– Một trường hợp đáng chú ý là dấu ngoặc đơn có thể dùng để giải nghĩa cho một từ

hoặc một yếu tố ngôn ngữ không thông dụng.

VD: – Italia (Ý), Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)

– Tiếng trống của phìa (lý trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.

(Tô Hoài)

  1. Dấu ngoặc kép

VD: Câu “Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ” là có ý khuyên người ta cẩn trọng trong ăn ở, đừng để tiếng xấu ở đời.

10.1 Dùng để biểu thị thái độ mỉa mai, chế diễu của người viết hoặc trích dẫn từ, ngữ của người khác hoặc đánh dấu một từ được dùng với nghĩa đặc biệt, khác với nghĩa thông thường..

VD:

Xem chừng các anh chị ở đây đều theo chiều hướng “trăm năm cô đơn” hết cả rồi!

  1. Qui tắc viết hoa
  2. Tên người viết hoa cả tên đệm và tên lót.
  3. Địa danh khi đi kèm với một tên riêng phải viết hoa cả hai hoặc ba từ.

VD: Sông Hồng, Sông Kim Ngưu, Núi Sưa, Đền Bạch Mã, Đình Kim Liên…

  1. Đường phố khi đi kèm theo tên phố, tên của các châu lục.

VD: Đường Hùng Vương, Đường Bưởi, Phố Hàng Lược, Châu Âu, Châu Phi, Thế Giới, Quốc tế, Quốc gia…

  1. Tương tự với tên làng, xã, tỉnh, huyện…

VD:

Thành phố Hà Nội, Tỉnh Hà Nam, Thôn Mỹ Trọng, Huyện Thanh Trì…

  1. Riêng trường hợp Thủ đô luôn luôn phải viết hoa.

VD:

Thủ đô Hà Nội, các Thủ đô trên Thế Giới, Kinh đô, Kinh thành Thăng Long,

triều Trần, triều Lý…

  1. Các chức danh, học hàm, học vị viết hoa chữ cái đầu:

VD:

Tú tài, Tiến sỹ, Giáo sư, Kiến trúc sư, nhà Sử học, Kỹ sư, Luật gia, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Trung tướng, Đaị tướng, Công tước, Hầu tước, Bá Tước, Tử tước, Nam tước, Hoàng Thái tử, Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu, Công chúa, Vua, Hoàng đế, Tổng thống, Thủ tướng……..

  1. Tên các Hành tinh: Trái đất, Mặt trời, Mặt trăng, Quả đất, Sao Chổi, Sao Chổi Haley.
  2. Tên của các hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc,Tây Bắc…
  3. Các từ: Thế kỷ, Thiên niên kỷ, Trước CN, Sau CN… Riêng Thế kỷ phài dùng số La Mã.

Ví dụ: Thế kỷ VII…

  1. Đằng sau dấu hai chấm luôn luôn viết hoa.
  2. Tên các tác phẩm viết in đậm (ký hiệu: Bold) và in nghiêng (ký hiệu Italic),không cần đóng mở ngoặc kép.
  3. Các trích dẫn, các câu danh ngôn, lời phát biểu… có mở đóng ngoặc kép và in nghiêng.
  4. Các trích dẫn khi viết xuống dòng phải có dấu hai chấm, xuống dòng có dấu gạch ngang đầu dòng,viết hoa và in nghiêng. Trường hợp khi viết liền dòng phải có dấu hai chấm mở ngoặc kép và phần chữ trong ngoặc in nghiêng.

Sau dấu phẩy ( , ), dấu chấm phẩy ( ; ) ngăn cách các vế của một câu thì không viết hoa.

  1. Phần chú thích ngăn cách với phần chính văn bằng một dòng kẻ và nhỏ hơn phần chính văn một cỡ. Cách viết cũng áp dụng như quy tắc trên.
  2. Phần phiên âm tiếng nước ngoài cần viết tiếng nước ngoài trước, sau đó mở ngoặc đơn ghi phần phiên âm không có gạch nối. Trong một văn bản mà tên riêng đó lặp lại nhiều lần thì chỉ cần viết phiên âm lần đầu, từ những lần sau thì để nguyên tên nước ngoài.
  3. Không viết “i” trong một số trường hợp để bảo đảm tính cân đối: VD: Kỹ thuật, Nước Mỹ, Bác sỹ, Kỹ sư, đạo lý,..

 

Anh Đỗ (trích trong Education – Qui tắc tiếng VN có sửa chữa)   

1 lời bình

  1. Xin chào tác giả, mong tác giả cung cấp cho tôi tên cuốn sách mà Tác Giả đã trích trong bài viết này. Tôi muốn tìm mua một cuốn sách quá hay này, để có thể gìn giữ được sự đẹp đẽ trong tiếng Việt

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn