Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / MÔ HÌNH MÔN ĐỒ HÓA

MÔ HÌNH MÔN ĐỒ HÓA

MÔ HÌNH MÔN ĐỒ HÓA

Khám Phá Bản Thiết Kế Của Đức Chúa Trời cho Đời Sống Cơ Đốc

Tác giả: J. Dwight Pentecost

Nguyên tác: DESIGN FOR DISCIPLESHIP

IMG_6697

Lời Mở Đầu

Ngày nay, chủ đề Môn đồ hóa thường xuyên được thảo luận. Con người được kêu gọi để trở nên môn đồ mà không có bất cứ định nghĩa hay khái niệm nào về môn đồ, và không có bất cứ sự sàng lọc nào dựa theo các yêu cầu của Chúa khiến họ trở nên những môn đồ thật cho Ngài. Có người nghĩ rằng làm môn đồ tương đương với sự cứu rỗi và đôi khi nó trở thành điều kiện để được gọi là Cơ đốc nhân. Vì vậy nhiều người mơ hồ về mối quan hệ thực sự của họ với Chúa Jesus Christ.

Trong loạt bài học này, tác giả cố gắng xây dựng một nền tảng Thần học cho môn đồ hóa, nó chỉ ra rằng để trở thành một môn đồ, chúng ta phải nhận lấy một số kiến thức về những lẽ thật thần thượng, tin nơi Người giới thiệu lẽ thật, và sau đó hoàn toàn dâng chính mình trở nên hiệp một với Đấng được tôn cao. Đức Chúa Trời tìm kiếm và bày tỏ những yêu cầu của Chúa Jesus trên những người trở thành môn đồ để họ có thể sống như các môn đồ thực sự của Ngài.

Vì Chúa Jesus Christ đã đến để giới thiệu lẽ thật của Đức Chúa Trời cho con người, dâng chính Ngài như là Đấng cứu rỗi và Chúa. Chủ đề môn đồ hóa sống động và quan trọng nếu chúng ta hiểu rõ thân vị của Chúa Jesus. Sự kêu gọi của Chúa Jesus và sự thách thức của Ngài dành cho chúng ta là gì? Sứ điệp từ quyển sách này trước hết được chuẩn bị để trình bày cho Hội thánh Ân điển, nơi mà tác giả là mục sư quản nhiệm nhằm môn đồ hóa những người tin. Chúng được giới thiệu để thuyết phục các tín hữu thảo luận cùng nhau và liên kết họ trong những lẽ thật quan trọng.

Nguyện Chúa vui lòng sử dụng bài học này để mang nhiều người đến chỗ nhận biết Ngài là Đấng Cứu Rỗi và kinh nghiệm Ngài là Chúa của chính mình.

 

jesus-walks-on-water-9-GoodSalt-prcas2868

CHƯƠNG 1

TRỞ NÊN MÔN ĐỒ CỦA CHÚA JESUS CHRIST

Ma-thi-ơ 4:18 – 25.

Chức vụ của Jesus Christ bắt đầu với sự kêu gọi Phi-e-rơ,  Anh-rê,  Gia-cơ, Giăng và những người khác trở nên môn đồ, rồi  dừng lại (theo một phương diện) với việc Ngài kêu gọi  các môn đồ  đi khắp thế gian để môn đồ hóa muôn dân.

Xuyên suốt chức vụ của Chúa Jesus Christ, Ngài dành nhiều thời gian để môn đồ hóa các môn đệ. Chức vụ của Chúa được dành cho việc dạy dỗ và huấn luyện con người, để những con người đó có thể trở nên môn đồ của Ngài. Giữa vòng những người được gọi là môn đồ của người Pha-ri-si,  những người khác được gọi là môn đồ của Giăng, và những người được gọi là môn đồ của Môi-se, Chúa Jesus đã gọi họ trở nên môn đồ của Ngài. Thời gian trên đất của Ngài được đầu tư vào những người này hầu họ có thể trở nên các môn đồ thực sự và làm công tác của các môn đồ.

Ngày nay, Chúa Jesus Christ cũng đang kêu gọi mọi người trở nên môn đồ của Ngài. Nếu tôi hỏi bạn có phải là một môn đồ của Chúa Jesus Christ?  Câu trả lời của bạn có thể là, “Tôi là môn đồ.” Nhưng trước khi bạn cho câu trả lời tôi muốn bạn hiểu được những yêu cầu mà Đấng Christ dành cho những người sẽ là môn đồ. Trong suốt học trình này chúng ta sẽ nghiên cứu cho chủ đề  môn đồ của Chúa Jesus Christ. Trong ánh sáng dạy dỗ của Tân Ước không có nhiều tiêu chuẩn được yêu cầu trở nên môn đồ của Chúa Jesus Christ; nhưng đó lại là mục vụ dạy dỗ mà một số người sẽ làm cách khinh suất. Tuy nhiên trong ánh sáng của các yêu cầu từ Lời Đức Chúa Trời sẽ sớm bày tỏ ra những sai trật này.

Có một sự khác biệt giữa việc được cứu và trở nên một môn đồ. Không phải mọi người được cứu là môn đồ, mặc dầu mọi người là môn đồ thì được cứu. Trong việc thảo luận câu hỏi về môn đồ hóa, chúng ta không đề cập đến sự cứu rỗi của con người. Chúng ta đang bàn về mối quan hệ của con người với Chúa Jesus Christ như là người Thầy, người chủ và Chúa của người đó.  Có hơn 250  câu Kinh Thánh tham khảo liên quan đến môn đồ trong các sách Phúc âm. Một người không thể nào đọc qua hết các sách Phúc âm ghi chép  cuộc sống trên đất của Chúa Jesus Christ, mà lại không nhận thức được mối quan hệ tồn tại giữa Đấng Christ và những người được Ngài kêu gọi trở nên các môn đồ là một mối quan hệ đặc biệt và duy nhất. Đó là mối quan hệ cá nhân và thân mật – mối quan hệ dựa trên sự thông biết thân vị của Đấng Christ, một tình yêu cho thân vị của Ngài để rồi từ đó thuận phục thân vị  của Chúa Jesus Christ và vâng lời các mạng lệnh của Ngài.

Từ môn đồ được sử dụng trong vài cách khác nhau. Cho đến khi chúng ta có thể phân biệt được chúng, chúng ta sẽ không thấu hiểu được điều gì được bao hàm trong môn đồ hóa. Trước hết, từ môn đồ nghĩa là một người học trò, một môn sinh, một người đến để được dạy dỗ. Ý tưởng của sự dạy dỗ và học tập nằm trong từ môn đồ. Trong chương bốn của Phúc âm Ma-thi-ơ, khi Chúa đi bộ dọc bờ biển, Ngài nhìn thấy hai anh em, Phi-e-rơ và Anh-rê. Họ đang làm công việc đánh cá. Sau đó, Ngài thấy Gia-cơ, con của Giê-bê-đê, và Giăng, em người, đang vá lưới đánh cá với cha họ. Chúa đã kêu gọi những người này theo Ngài. Họ ra khỏi  những theo đuổi thành công về nghề nghiệp mà họ đang dính vào. Chúa Jesus Christ gọi họ theo Ngài. Họ bỏ lại lưới cá, từ bỏ công việc và trở nên những môn đồ của Ngài.

Trước hết, từ môn đồ nghĩa là một người học trò, một môn sinh, một người đến để được dạy dỗ. Ý tưởng của sự dạy dỗ và học tập nằm trong từ môn đồ

Trong Ma-thi-ơ 5:1, chúng ta đọc: “Khi thấy đoàn dân đông, Đức Chúa Giê-su đi lên núi. Lúc Ngài đã ngồi, các môn đồ đến gần. Ngài mở lời truyền dạy họ.” Tại thời điểm đó, mối quan hệ giữa Chúa Jesus Christ và những người được gọi là môn đồ là mối quan hệ thầy và trò. Họ là những người học. Họ thừa nhận những hiểu biết của họ không đủ và xem thầy của mình là nguồn của sự khôn ngoan và tri thức. Họ đến cùng Ngài để được hướng dẫn. Họ là những người có thể gọi là hiếu kỳ. Vào lúc đó tính cách hiếu kỳ của họ phát triển trên các lời dạy của Ngài. Là các môn đồ, họ đã quy phục tâm trí của họ với Chúa Jesus Christ, họ háo hức về sự dạy dỗ của Ngài và về chính Ngài trong tư cách một người thầy siêu việt. Họ sẵn sàng để được chỉ dạy.

Trong các sách Phúc âm, chức vụ của Chúa Jesus được dành nhiều cho việc dạy dỗ. Sự giảng dạy của Ngài đi vào lòng đoàn dân đông. Họ làm chứng về Ngài rằng không có bất cứ người nào đã từng dạy dỗ giống như Ngài. Có nhiều thầy dạy đạo và ra-bi lúc đó, và họ cũng bị thuyết phục qua những lời dạy của Ngài. Họ sẵn lòng lắng nghe những gì Ngài phán. Chức vụ của Đấng Christ ảnh hưởng rộng lớn, đặc biệt là dạy dỗ những người đến cùng Ngài trong tư cách là môn đồ.

Chức vụ giảng dạy của Chúa Jesus được củng cố qua các phép lạ. Trong chương thứ tư Phúc âm Ma-thi-ơ, sau khi Chúa gọi Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ và Giăng, họ bỏ lại thuyền, lưới, cha mẹ và người thân của họ để theo Chúa. “Chúa Jesus đi khắp miền Ga-li-lê, dạy dỗ trong các nhà hội, rao giảng Tin Lành của vương quốc thiên đàng, và chữa lành mọi thứ tật bệnh, đau yếu trong dân chúng.” (câu 23). Những phép lạ mà Chúa thực hiện trong chức vụ trên đất của Ngài củng cố cho chức vụ dạy dỗ. Những phép lạ đó chứng thực cho các sứ điệp của Ngài. Chúng ta đọc trong Ma-thi-ơ 5:1- 2: “Đức Chúa Jesus xem thấy đoàn dân đông, bèn lên núi kia; khi Ngài đã ngồi, thì các môn đồ đến gần. Ngài bèn mở miệng mà truyền dạy rằng…” Các phép lạ và những việc Chúa làm đều xác chứng cho công tác giảng dạy của Ngài.

Đoàn dân đông vui mừng lắng nghe Chúa rao giảng. Tuy nhiên họ cũng đang cân nhắc các lời của Ngài, và họ không thực hiện bất kỳ một cam kết nào. Họ không từ bỏ những sự dạy dỗ trước đó của những Ra-bi khác. Nhưng họ sẵn lòng nghe Ngài dạy.

Chúng ta tìm thấy trong Mác 4:34 một chi tiết thú vị: “Ngài chẳng hề giảng cho chúng mà không dùng thí dụ; nhưng khi ở riêng, Ngài cắt nghĩa hết cho môn đồ mình.” Ngài cắt nghĩa hết. Bối cảnh của sự bày tỏ tổng thể được tìm thấy trong chương mười ba Phúc âm Ma-thi-ơ khi Chúa đưa ra tám câu chuyện ngụ ngôn cho các môn đồ. Chúng ta đọc trong  Ma-thi-ơ 13:2 rằng “Đoàn dân nhóm họp xung quanh Ngài đông lắm.” Đấng Christ dạy đoàn dân bằng các chuyện ngụ ngôn. Sau đó, chúng ta đọc trong câu 36, “Bấy giờ, Đức Chúa Jesus cho chúng về, rồi vào nhà; môn đồ đến gần mà hỏi Ngài rằng: Xin thầy giải lời ví dụ về cỏ lùng trong ruộng cho chúng tôi. Ngài đáp rằng…”. Như vậy sự giải thích của Đấng Christ về các chuyện ngụ ngôn chỉ dành cho những ai được kêu gọi là môn đồ của Ngài.

(Còn nữa)

Translated by Huong Linh   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn