Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / SỰ THỰC HỮU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

SỰ THỰC HỮU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Sự thực hữu của Đức Chúa Trời

 

Our DoubleTree hotel is located at the entrance to Universal Orlando. With two amazing theme parks, non-stop nightlife and more, Universal Orlando® Resort is where vacation becomes adventure.

Luận chứng về Vũ Trụ

 

Hãy bắt đầu bằng sự thực hữu của vật chất, của thế giới, của vạn vật đang hiện diện xung quanh chúng ta. Luận chứng về vũ trụ đặt câu hỏi, “Tại sao có vạn vật, vũ trụ?” Giả sử như chung quanh chúng ta không có gì hết cả. Nếu không có gì hết (nothingness) thì có cần phải giải thích gì hay không? Dĩ nhiên là hư không chẳng cần một lời giải thích nào cả. Nhưng rồi giả sử chỉ trong nháy mắt mọi vật xuất hiện chung quanh chúng ta. Trong giấy phút ngắn ngủi đó chúng ta buộc phải đặt câu hỏi, “Tại sao? Tại sao vạn vật hiện hữu? Tại sao có vạn vật thay vì không có gì cả? Thời gian, không gian và vật chất từ đâu mà đến?” Những câu hỏi nầy không có câu giải đáp nếu không có Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá đã sáng tạo nên tất cả mọi vật hiện hữu.

Điều quan trọng nữa cần ghi nhớ là nhu cầu tương quan lệ thuộc của mọi vật. Mọi vật đều tùy thuộc vào một vật khác hơn chính mình để sống. Chẳng hạn cây cối cần không khí, cỏ rau cần nước, con người cần thiên nhiên, người nầy cần người kia, quả đất cần ánh mặt trời… Không có vật gì hoàn toàn sống độc lập hoặc tự mình tồn tại. Kinh nghiệm thực tế đang xác nhận những điều quan sát và nhận xét của chúng ta.

Có một định luật trong thiên nhiên mà không cần học ai cũng đều biết đó là nếu để tự nhiên thì mọi vật sẽ cũ mòn, phân rã, dần dần hư hoại, tàn phai, mất dần năng lực. Sự kiện mọi vật tương thuộc lẫn nhau để sống và mọi vật đều có khuynh hướng tan rã dẫn chúng ta đến một vấn nạn quan trọng: Nếu mọi vật đều tương thuộc lẫn nhau thì ai là nguồn gốc của những tương thuộc nầy? Nếu mọi vật đều nương dựa trên một vật khác để sống còn thì ai làm căn bản nâng đỡ cho tất cả mọi vật đó?

Một trong những lý thuyết Khoa học về sự thành hình của vũ trụ đang được nhiều Khoa học gia chủ trương là thuyết Big Bang (Vụ Nỗ Lớn). Tuy nhiên thuyết nầy đã không giải đáp được câu hỏi căn bản của loài người. Nếu có một Vụ Nỗ Lớn xảy ra từ đầu để có vạn vật như hiện nay thì ai là người đầu tiên bấm cái ngòi nỗ ấy? Ai đã cung cấp chất liệu cho vụ nỗ ấy? Ai tiếp tục điều khiển để Vụ Nỗ Lớn không dẫn tới phá hoại?

Nếu không có ai điều khiển “Vụ Nỗ Lớn” nầy thì tại sao vũ trụ và thế giới có trật tự; tại sao các thiên thể, các hành tinh đang di chuyển với tốc độ chóng mặt trong vũ trụ bao la nhưng không va chạm nhau mà lại đi theo những quĩ đạo chính xác vô cùng. Bạn có biết những thiên thể đang di chuyển một cách chính xác còn hơn những bộ phận của một chiếc đồng hồ tốt nhất không? Chỉ cần một thí dụ cũng đủ. Quả đất chúng ta quay xung quanh mặt trời một vòng trong 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 46 giây. Ai đã giữ cho vũ trụ vận hành cách chính xác như thế. Có phải tình cờ chăng? Quyền lực nào đã giữ cho những định luật vật lý vẫn duy trì không thay đổi để nhờ đó vũ trụ tồn tại và loài người vẫn được sống còn. Có phải tự nhiên chăng? Xưa nay nhờ vũ trụ vận hành trật tự chính xác vô cùng mà các Khoa học gia mới khám phá, thám hiểm, dự báo, đo lường, chụp hình và tiếp tục nghiên cứu thế giới, không gian, vũ trụ một cách thành công. Hãy tưởng tượng một vụ nỗ tự nhiên không ai điều khiển sẽ lộn xộn và tàn phá đến mức nào. Chúng ta chưa nói thuyết Big Bang đúng hay sai hoặc một mai đây sẽ có một lý thuyết khoa học khác thay thế cho thuyết Big Bang, nhưng nếu công nhận thuyết Big Bang thì dĩ nhiên phải công nhận vũ trụ có khởi đầu, nghĩa là vũ trụ hữu thỉ hữu chung.

 

Do có định kiến không tin sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa mà một số người cố dựa vào thuyết Tiến Hóa để thỏa mãn lý trí và trấn an lương tâm nhưng chính thuyết Tiến Hoá đã không trả lời được câu hỏi vũ trụ từ đâu mà có. Thật ra thuyết Tiến Hóa không phải là học thuyết về nguồn gốc vũ trụ. Đó chỉ là học thuyết về sự biến đổi. Thuyết Tiến Hóa cố gắng giải thích làm thể nào một tạo vật nầy biến nên một tạo vật khác. Chỉ vậy thôi. Nó không biết khởi đầu các tạo vật do đâu mà có.

 

Nếu một người tin rằng thế giới tự tiến hóa thành, không do Đấng Tạo Hóa nào sáng tạo thì người đó phải duy trì lập trường tin rằng sự hỗn loạn tạo ra trật tự, vô sinh tạo ra hữu sinh, vô cơ tạo ra hữu cơ, may rủi tạo ra trí thông minh, tình cờ tạo ra mục đích, phi nhân tính tạo ra các kiểu mẫu. Nói như thế chẳng khác nào thừa nhận một hậu qủa (phức tạp, sống động, thông minh, có nhân cách) lớn hơn nguyên nhân của chính nó (vô trật tự, không có sự sống, tình cờ, may rủi). Nói như thế chẳng khác nào thần thánh hóa tự nhiên tôn lên ngang hàng Đấng Tạo Hóa.

 

Chúng ta hãy nghe Tiến sĩ Bill Hybels dẫn giải như sau: “Chúng ta hãy tưởng tượng đến tất cả các thiên hà, các ngôi sao, tất cả các hành tinh, cả thái dương hệ trong đó có quả đất chúng ta và tất cả vũ trụ. Rồi ta hãy vẽ một vòng tròn chung quanh tất cả mọi thứ nói trên, không để sót một vật nào dù là nhỏ nhất. Bây giờ mọi sự trong vũ trụ đều nằm trong cái vòng tròn nầy. Mọi vật trong vòng tròn nầy đều tùy thuộc vào một vật khác để hiện hữu và mọi vật bên trong vòng tròn nầy đang dần dần tàn phai, già cỗi, hư hoại, suy thoái. Đây là sự kiện không ai chối cải được. Bây giờ câu hỏi quan trọng là, “Ai đã làm cho vạn vật tùy thuộc lẫn nhau để sống còn?” Và câu hỏi thứ hai, “Ai đã làm cho vạn vật suy thoái dần?” Câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi nầy phải nằm ở một trong hai chỗ mà thôi. Nguyên nhân đầu tiên của mọi vật phải nằm hoặc là bên trong hoặc là bên ngoài vòng tròn nói trên. Không có một lựa chọn nào khác. Vậy sự giải thích nào là hợp lý nhất? Nguyên nhân đó không thể nằm bên trong vòng tròn, nhưng chắc chắn phải nằm bên ngoài vòng tròn. Nếu có một ai đó nằm bên ngoài vòng tròn, thì theo định nghĩa Đấng ấy phải không tùy thuộc, không do ai dựng nên, tự hiện hữu và hoàn toàn độc lập. Nói một cách khác Đấng ấy phải là vĩnh cửu, vô hạn và toàn năng. Những đặc tính đó chỉ có trong định nghĩa cổ điển về Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa Tối Thượng.”

 

Luận chứng về Kiểu mẫu và Mục đích

web-design-1

Luận chứng nầy đặt ra câu hỏi, “Tại sao mọi vật đều trật tự và đa dạng? Tại sao mọi vật đều có kiểu mẫu riêng? Tại sao mọi sự trong vũ trụ từ nguyên tử nhỏ nhất cho đến thiên hà to lớn xa xôi nhất đều cho thấy bằng chứng của một bộ óc thông minh vẽ kiểu?” Càng biết rõ thế giới vật chất bao nhiêu, người ta càng chắc chắn về sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa bấy nhiêu. Ngay cả những Khoa học gia thù nghịch với đức tin về Đấng sáng tạo cũng bối rối trước thực tế của các kiểu mẫu muôn hình vạn trạng trong thế giới và vũ trụ. Có người nói rằng không ai có thể vừa làm nhà sinh vật học mà lại vừa là người vô thần cùng một lúc.

Trải qua bao nhiêu thế hệ, người ta nhìn đến sự đa dạng và vẽ đẹp lạ lùng của vũ trụ để tin rằng đàng sau đó có một Đấng vẽ kiểu hết cả mọi vật. Trí khôn thông thường của con người cho họ biết điều đó. Ý nghĩ truyền thống nầy căn bản không thay đổi mãi cho đến thế kỷ thứ mười tám khi một số các khoa học gia bắt đầu suy luận rằng nguồn gốc sự sống có thể được giải thích bằng một quá trình tiến hóa trải qua những thời đại lâu dài. Theo lối giải thích nầy thì một thế giới đa dạng với muôn loài vạn vật, thiên hình vạn trạng đang sinh sống đã tự nhiên tiến hoá dần theo thời gian mà thành.

Lối giải thích mọi sự tự nhiên mà có rồi trở nên phức tạp dần, rồi trật tự dần và đẹp đẽ dần trong thực tế là vô lý, không hợp với lý trí bình thường. Nothing always produces nothing. Ai cũng biết hư không chỉ tạo ra hư không. Lối giải thích mọi vật tự nhiên mà có đòi hỏi một người phải có một lòng tin thật lớn vượt lên cả lý trí loài người mới có thể chấp nhận được. Hãy thử tưởng tượng một nhà máy thép tự nhiên bùng nỗ và trong quá trình đó một chiếc xe hơi sang trọng ra đời. Hoặc hãy tưởng tượng một đống sắt vụn tự nhiên lâu ngày lắp lại thành một cái đồng hồ.

Nhà Sinh vật học Trường Đại Học Princeton, Hoa Kỳ, là Giáo sư Edwin Carlson đã tuyên bố: “Việc khả dĩ của sự sống phát xuất từ sự tình cờ tự nhiên cũng giống như sự khả dĩ của một quyển từ điển xuất hiện do kết quả từ một vụ nổ xảy ra ở một nhà máy in.”

Có người cũng ví sánh lối giải thích nầy giống như cho một con khỉ ngồi đánh máy và cứ để cho nó có đủ thời gian gõ lung tung, một ngày kia nó sẽ tạo nên được một tác phẩm kịch nghệ cở như một vở kịch của Shakespeare hoặc một tập thơ cở như Truyền Kiều của Thi Hào Nguyễn Du. Ai cũng hiểu rõ đó là điều không tưởng. Ai cũng phải thừa nhận một kiểu mẫu phải có người vẽ kiểu và sự trật tự phải có sự chọn lựa.

Người Việt hay nói cách nôm na về qui tắc nguyên nhân và hậu quả: “Không có lửa làm sao có khói.” Người Việt xưa thường nói: “Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối linh.” “Trời sinh, Trời dưỡng,” “Trăm sự nhờ Trời.” Hoặc câu ca dao: “Lạy Trời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày. Lấy đầy bát cơm.” Người Việt tin có Ông Trời là Đấng Tối Thượng.

Giả thử bạn đang ngồi trong ngôi nhà của bạn, nếu có người bước vào nhà và tuyên bố ngôi nhà nầy tự nhiên mà có, không do ai dựng nên cả, do nhiều năm tháng mà những đống gạch, những khối gỗ tự nhiên ghép lại mà thành, rồi tự nhiên bạn dọn đến ở, bạn sẽ trả lời người đó ra sao? Dĩ nhiên bạn sẽ cho đó là một người điên và không thèm trả lời hay tranh cãi làm chi. Thế nhưng trong thực tế đã có người chủ trương như thế đối với ngôi nhà chung của nhân loại là quả đất mà chúng ta đang sống.

Mời bạn hãy cùng tôi tham khảo thêm vài tài liệu dưới đây, theo đó sự sống không thể có trên quả đất nếu bất cứ việc gì sau đây đã xảy ra:

– quả đất quay chậm hơn.

– quả đất quay nhanh hơn.

– quả đất xa mặt trời 2-5%.

– quả đất gần mặt trời 2-5%.

– 1% thay đổi trong ánh sáng mặt trời chiếu vào quả đất.

– quả đất nhỏ hơn.

– quả đất lớn hơn.

– mặt trăng nhỏ hơn.

– mặt trăng lớn hơn.

– có hơn một mặt trăng.

– vỏ quả đất mỏng hơn.

– vỏ quả đất dày hơn.

– tỉ lệ oxygen/nitrogen lớn hơn.

– tỉ lệ oxygen/nitrogen nhỏ hơn.

– ozone nhiều hơn hay ít hơn.

 

Để hiểu rõ hơn sự kỳ diệu trong công trình sáng tạo vũ trụ của Đấng Tạo Hóa, xin mời bạn theo dõi vài con số sau đây đăng trong cuốn “Reasons For Believing” của Frank Harber:

“Khoảng cách tuyệt hảo từ mặt trời đến quả đất là 93 triệu dặm. Nhiệt độ bề mặt của mặt trời là 11,500 độ Fahrenheit và trung tâm mặt trời có nhiệt độ hơn 40 triệu độ. Nhiệt độ nầy trải qua 93 triệu dặm đến tới mặt đất để sưởi ấm địa cầu của chúng ta.Nếu chỉ cần 50 độ nóng hơn hay lạnh hơn hằng năm chạm đến địa cầu của chúng ta, thì sự sống sẽ không còn trên mặt đất.

Quả đất quay với tốc độ hơn 1,000 dặm một giờ. Nếu quả đất quay với tốc độ một phần mười chậm hơn tốc độ hiện nay, thì sự sống sẽ bị hủy diệt bởi quá nóng ban ngày và quá lạnh ban đêm. Nếu quả đất quay quá nhanh, thì những cơn gió tai biến của vũ trụ sẽ xuất hiện cuốn đi tất cả. Điều kỳ diệu là quả đất vẫn quay với một tốc độ tuyệt hảo để quân bình cả nóng và lạnh.

earth-sky-12_CJ4XK_48

Bốn mươi dặm bên trên mặt đất là một tầng mỏng ozone. Bầu khí quyển nầy đã che chắn cho điạ cầu khỏi 8 tia độc hại từ mặt trời và khỏi 20 triệu thiên thạch rơi vào quả đất mỗi ngày với tốc độ 30 dặm một giây.

Tác giả Thi Thiên đã kinh ngạc khi nhìn lên bầu trời và tin tưởng, “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm” (Thi Thiên 19:1). Thánh Kinh cũng đã sử dụng lối lý luận nguyên nhân và hậu quả thông thường khi khẳng định rằng: “Vả, chẳng có một cái nhà nào không bởi có người dựng nên, mà Đấng dựng nên muôn vật, ấy là Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 3:4).

Mặt trăng quay xung quanh quả đất với một khoảng cách tuyệt hảo khoảng 240,000 dặm để tạo nên thủy triều cần thiết trên các đại dương. Những thủy triều nầy làm sạch các đại dương và các bãi biển. Nhưng nếu mặt trăng di chuyển gần quả đất một phần năm khoảng cách nầy, thì các lục địa sẽ ngập tràn dưới nước hai lần mỗi ngày.”

Người ta không thể nghiên cưú sự kỳ diệu của vũ trụ mà không kết luận rằng có một Đấng nào đó đã vẽ kiểu và sáng tạo nên thế giới đẹp đẽ nầy. Không lạ gì khi 90 phần trăm những nhà Thiên Văn Học tin tưởng Đức Chúa Trời.

Tác giả Thi Thiên đã kinh ngạc khi nhìn lên bầu trời và tin tưởng, “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm” (Thi Thiên 19:1). Thánh Kinh cũng đã sử dụng lối lý luận nguyên nhân và hậu quả thông thường khi khẳng định rằng: “Vả, chẳng có một cái nhà nào không bởi có người dựng nên, mà Đấng dựng nên muôn vật, ấy là Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 3:4).

(Còn nữa)

 

Các bài trước:

Có Thể có Một hay Nhiều Đấng Tạo Hóa?

https://huongdionline.com/2016/01/06/dang-toi-thuong-la-ai/

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

(Tổng Hợp)

 

GOSPEL FOR VIETNAM

P.O. Box 570293

Dallas, TX 75357, U.S.A

 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn