Không còn phải suy gẫm sáng tạo cho cuộc thi viết truyện ngắn, không phải giảng luận, không phải làm gì trong một thời gian ngắn. Mình quay trở lại với hai cái sung sướng nhất của đời khi có thời gian rảnh rỗi: làm vườn và đọc sách. Làm vườn thì cho ra rất nhiều rau xanh, quả ngọt cho gia đình và cho các bạn thanh niên khi họ tới là lúc nào cũng sẵn để cùng nhau nấu ăn. Đọc sách là cho cá nhân và cho những người mà Trời cho phép mình ảnh hưởng.
Mấy ngày nay moi ra trong thư viện hai cuốn sách quý này là của nhà thần học người Đức có tên Jurgen Moltmann mà mình đã đọc trước đây, nhưng bây giờ đọc lại. (Mình đang làm con bò nhai lại đấy.) Jurgen Moltmann là cựu giáo sư của trường Turbingen, một trong những trường có tên tuổi của nước Đức nơi mà Philipp Melanchthon, Johannes Kepler, Horst Köhler, Joseph Ratzinger, Friedrich Hölderlin, Friedrich Schelling và Georg Wilhelm Friedrich Hegel đã từng học ở đó. Những cái tên khi nhắc đến thế giới học giả đều không quên nghiêng mình vì họ là những thiên tài đầu ngành không phải chỉ của riêng nước Đức mà là của thế giới. Mình thích Moltmann vì ông là cựu chiến binh, và là kẻ từng ăn cơm tù trong độ tuổi đôi mươi. Ông ta bảo, “Tôi có đi tìm Chúa đâu, Ngài tìm thấy tôi” và ông phục vụ Chúa của ông hết mình.
Đọc sách của ông, và cách mà ông nhìn vào thế giới, Hội Thánh và thần học khiến cho mình trở lại như một người lính trên chiến trường khi mệt mỏi lại nhận được chi viện thêm lương thực, quân trang, quân dụng và tiếp tục công việc của người lính. Lâu nay mình vẫn ngưỡng mộ cách viết của người Đức nhưng càng đọc và suy gẫm cách trình bày của ông, mình càng cảm thấy thích thú đến đam mê. Chỉ khi bị vợ con thúc đi ăn và nghỉ mới có thể bỏ Jurgen Moltmann xuống.
Hai cuốn sách của ông The Crucified God (Chúa Bị Đóng Đinh) và The Theology of Hope (Thần Học của Hy Vọng), xứng đáng cho chúng ta đọc và phát huy.
Đây là tâm sự của ông.
The Christian life of theologians, churches and human beings is faced more than ever today with a double crisis: the crisis of relevance, and the crisis of identity. The more theology and the church attempt to become relevant to the problem of the present day, the more deeply they are drawn into the crisis of their own Christianity. The more they attempt to assert their identity in traditional dogmas, rights and moral notions, the more irrelevant and unbelievable they become. This double crisis can be more accurately described as the identity-involvement dilemma. (Moltmann, 2001)
Cuộc đời của nhà thần học Cơ Đốc, của Hội Thánh, của con người của Chúa trong hiện tại đang phải chịu đối diện với hai khủng hoảng: sự khủng hoảng của phù hợp thời đại và khủng hoảng của bản thể. Khi thần học và Hội Thánh càng muốn phù hợp với thời đại bao nhiêu, thì họ càng bị lôi cuốn vào cái khủng hoảng của Cơ Đốc nhân bấy nhiêu. Khi họ càng áp đặt bản thể theo truyền thống và giáo điều, quyền và luân lý của mình bao nhiêu, thì nan đề là họ càng bị lạc loài, khiến người ta khó chịu bấy nhiêu. Lưỡng thế khủng hoảng này có thể bày tỏ rằng bản thể ấy đang bị trong tìng trạng tiến thoái lưỡng nan. (Chúa Bị Đóng Đinh.)
Ông còn viết tiếp.
‘Change yourself,’ some say, ‘and then your circumstances will also change.’ The KINGDOM of God and of freedom is supposed to do only with the persons. Unfortunately the circumstances will not oblige. Capitalism, racism and inhuman technocracy quietly develop in their own way. The causes of misery are no longer to be found in the inner attitudes of men, but have long been institutionalized.
‘Change the circumstances,’ others says, ‘and men will change with them.’ The KINGDOM of God and freedom is supposed to be a matter only of circumstances and structures. Unfortunately, however, men will not oblige. Break down in marriage, drugs addiction, suicide and alcoholism continues undisturbed. Structures which make the people unhappy can be broken down, but no guarantee is attached that men will be happy.
Thus both must be done at the same time. Personal, inner change without a change in circumstances and structures is an idealist illusion, as though man were only a soul and not a body as well. But a change in external circumstances without inner renewal is a materialist illusion, as though, man were only a product of his social circumstances and nothing else. (Moltmann, 2001)
‘Thay đổi cuộc đời của bạn thì hoàn cảnh của bạn cũng sẽ thay đổi theo.” người ta bảo thế. Vương Quốc của Đức Chúa Trời và sự tự do dường như đã phụ thuộc vào những cá nhân. Nhưng oái oăm thay hoàn cảnh không theo ta. Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, khoa học kỹ thuật đã đánh mất tình người vẫn cứ đàng hoàng phát triển theo cách riêng của nó. Nỗi đau của con người đâu còn phải chỉ lệ thuộc vào nhân phẩm trong ta, nó đã được hợp thức hóa.
‘Thay đổi hoàn cảnh thì con người ta sẽ thay đổi theo” nhiều kẻ mạnh miệng tuyên bố như thế. Vương Quốc của Chúa và sự tự do dường như đã lệ thuộc vào hoàn cảnh. Oái oăm thay, con người lại không tuân theo như vậy. Hôn nhân cứ đổ vỡ, gia đình cứ nát tan, nạn nghiện ngập ma túy và tự tử cứ hoành hành. Cơ sở làm cho con người mất vui có thể bị phá đi nhưng ai dám chắc là con người ta sẽ sống vui, sống khoẻ?
Vậy thì cả hai đều phải cùng nhau thực hiện. Thay đổi trong cá nhân mà không thay đổi hoàn cảnh và cơ sở nền tảng thì là con người lý tưởng hoang đường, như con người ta chỉ có mỗi linh hồn mà không có thể xác. Nhưng thay đổi ngoại cảnh mà không thay đổi trong tâm hồn thì cũng chỉ là loại người của vật chất ngu ngơ, vì họ nghĩ con người chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội không hơn không kém.
Và đây là cách ông quan sát trong cuốn thứ hai của ông. The Theology of Hope. Thần Học của Hy Vọng.
God has exalted man and given him the prospect of a life that is wide and free, but man hangs back and lets himself down. God promises a new creation of all things in righteousness and peace, but man acts as if everything were as before and remained as before. God honours him with his promises, but man doesn’t believe himself capable of what required of him. That is the sin which most profoundly threatens the believers. It is not the evil he does, but the good he does not do, not his misdeeds but his omissions that accuse him… The facts we fall victim to the worst of all utopias – the utopia of the status quo Moltmann: 2002: 9
Chúa trao tặng cho con người ta ý tưởng của cuộc sống là được bay cao bay xa trong sự tự do, nhưng con người thì lại tự kéo, tự lôi mình xuống. Chúa hứa cho tạo nên mớt tất cả trong chính nghĩa và an bình, nhưng con người thì lại quá quen hành động theo lối mòn cho nên cứ đứng yên tại chỗ. Chúa vinh danh con người với lời Ngài hứa nhưng con người thì chẳng thèm tin vào lời hứa và cũng quên khả năng của mình. Đây là những gì mà ta nói là tội đáng sợ đe doạ những tín đồ. Thật ra không phải là việc xấu họ làm, nhưng mà là việc tốt họ không làm, không phải là sự gian ác, mà là sự đánh mất đi lòng tốt cho nên bị lên án… Thật ra chúng ta đều là nạn nhân, nhưng tệ nhất là nạn nhân cho nạn tẩy não, và cái tẩy não đáng sợ nhất đó là đẳng cấp đúng nghĩa của ta bị hạ thấp xuống…
Ước gì mỗi Mục sư, Truyền đạo, nhà thần học, nhà văn Cơ Đốc của Việt Nam đều có thể có những tác phẩm này trong tủ sách của họ để nghiên cứu và phát triển nó trong cuộc đời.
UONG NGUYEN