Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / CUỘC CẢI CHÁNH

CUỘC CẢI CHÁNH

Sử Ký Hội Thánh 

martin's family

(Gia đình Martin Luther)

Cuộc Cải Chánh

Martin Luther (1483-1546) đứng đầu hàng vĩ nhân của mọi thời đại, sau Ðức Chúa Jêsus và Phao-lô. Ông lãnh đạo thế giới trong cuộc nổi dậy giành tự do, thoát khỏi chế độ chuyên chế hơn hết trong lịch sử. “Ông là nhà sáng lập nền văn minh Tin Lành.” Ông sanh năm 1483, tại thành Eisleben, trong một gia đình nghèo. Năm 1501, ông vào trường Ðại học Erfurt để học luật khoa. Ông là “một sanh viên xuất sắc, hay nói chuyện và tranh luận, rất có tài xã giao và âm nhạc.” Ông tốt nghiệp sau một thời gian hết sức ngắn ngủi. Năm 1506, ông thình lình quyết định vào tu viện. Là một tu sĩ gương mẫu và rất sùng đạo, ông đã kiêng ăn và tự khảo đả đủ cách; ông cũng tự đặt ra nhiều cách khảo đả mới mẻ. Theo lời ông nói, suốt hai năm ông chịu “nỗi thống khổ không bút nào tả xiết.” Một ngày kia trong năm 1508, đang khi đọc thơ Rô-ma, ông thình lình được soi sáng và được bình an: “Người công bình sẽ sống bởi đức tin ” (Rô-ma 1:17). Rốt lại, ông thấy rằng phải được cứu rỗi bởi tin cậy Ðức Chúa Trời qua Ðấng Christ, chớ chẳng phải bởi nghi lễ, phép bí tích và phép khổ hạnh của Giáo hội. Sự thấy nầy đã thay đổi cả cuộc đời ông và Cả Dòng Lịch Sử.” Dầu sự phát minh của ông làm cho một Giáo hội dưới quyền thầy cả không cần thiết nữa, nhưng ông không lập tức nhìn biết như vậy.” Ông vẫn còn chịu nhận mọi tục lệ của Giáo hội, lễ Mi-sa, thánh tích, phiếu ân xá, sự hành hương (pèlerinage) và quyền hành của Giáo hoàng. Năm 1508, ông làm giáo sư tại trường Ðại học Wittenberg, và cứ giữ địa vị ấy cho đến khi qua đời, năm 1546. Năm 1511, ông tới thành La-mã, và dầu thất kinh trước sự bại hoại, hư xấu của triều đình Giáo hoàng, ông cũng vẫn nhìn nhận quyền hành của Giáo hội. Ông trở về Wittenberg, và các bài ông giảng về Kinh Thánh bắt đầu hấp dẫn các sanh viên từ mọi phương nước Ðức.

Phiếu ân xá.  Việc Tetzel bán phiếu ân xá là cơ hội cho Luther ly khai với Giáo hội La-mã. Phiếu ân xá là bản giảm nhẹ sự đau đớn ở nơi luyện tội, tức là tha cho khỏi bị hình phạt vì tội lỗi. Theo giáo lý của Giáo hội La-mã, thì nơi luyện tội gần giống như địa ngục, duy nó không kéo lâu dài như vậy; mọi người phải trải qua nơi luyện tội. Nhưng Giáo hoàng tự nhận có quyền giảm bớt hoặc miễn hết sự đau đớn ấy, và đặc quyền ấy thuộc riêng về Giáo hoàng. Phiếu ân xá bắt đầu đương thời các Giáo hoàng Pascal I (817-824) và Jean VIII (872-882). Người ta thấy phiếu ân xá của Giáo hoàng có lợi bội phần, và chẳng bao lâu, nó được sử dụng cùng khắp. Họ cấp phiếu ân xá để xui giục người ta dự cuộc viễn chinh của Thập-tự-quân, dự cuộc chiến tranh chống kẻ theo tà giáo, hoặc chống một vua nào mà Giáo hoàng muốn trừng phạt; cũng cấp cho các chánh thẩm Tôn giáo Pháp đình, hoặc kẻ vác củi để thiêu một người theo tà giáo, hoặc kẻ hành hương tại La-mã, hoặc kẻ đã dự vào một công cuộc công, tư của Giáo hoàng; hoặc cũng ÐEM BÁN LẤY TIỀN.

Năm 1476, Giáo hoàng Sixte VI là người thứ nhứt áp dụng phiếu ân xá cho những linh hồn đã ở nơi luyện tội. Các phiếu ân xá đã được bao thầu và đem bán lẻ. Như vậy, “bán đặc quyền phạm tội” trở thành một nguồn lợi tức chánh yếu của Giáo hoàng. Năm 1517, Jean Tetzel trải qua nước Ðức, bán những chứng chỉ có Giáo hoàng ký tên, hiến sự tha thứ hết tội lỗi cho kẻ mua và bạn bè họ, không cần phải xưng tội, ăn năn, khổ hạnh, hoặc được thầy cả xá miễn cho. Hắn nói với dân chúng rằng: “Ngay khi đồng tiền của các ngươi kêu keng trong thùng nầy, thì linh hồn của bạn hữu các ngươi được từ nơi luyện tội thẳng tới Thiên đàng.” Luther lấy thế làm kinh tởm.

95 luận đề.  Ngày 31-10-1517, tại cửa nhà thờ Wittenberg, Luther niêm yết 95 luận đề, hầu hết liên quan đến phiếu ân xá, nhưng cốt là đả kích quyền hành của Giáo hoàng. Ðó chỉ là lời rao rằng ông sẵn lòng tranh luận các vấn đề ấy tại trường Ðại học. Nhưng khắp nước Ðức, người ta hăm hở tìm kiếm bản in các luận đề ấy. Nó tự chứng tỏ là “cái tàn lửa làm cho cả Âu-châu bùng cháy.” Truyền đơn nầy theo sau truyền đơn kia, bằng tiếng La-tinh cho bậc trí thức, và bằng tiếng Ðức cho thường dân. Khoảng năm 1520, Luther đã trở nên người được dân chúng hoan nghinh nhứt nước Ðức.

Nó tự chứng tỏ là “cái tàn lửa làm cho cả Âu-châu bùng cháy.” Truyền đơn nầy theo sau truyền đơn kia, bằng tiếng La-tinh cho bậc trí thức, và bằng tiếng Ðức cho thường dân. Khoảng năm 1520, Luther đã trở nên người được dân chúng hoan nghinh nhứt nước Ðức.

Luther bị dứt phép thông công.  Năm 1520, Giáo hoàng ra sắc lịnh dứt phép thông công Luther, và tuyên bố rằng nếu trong vòng 60 ngày, ông không chịu rút lời, thì sẽ phải chịu “sự hình phạt dành cho kẻ theo tà giáo” (tức là tử hình). Khi Luther nhận được sắc lịnh ấy, ông đã công khai đốt nó đi (10-12-1520). Ông Nichols nói rằng: “Ngày ấy, một thời đại mới trong lịch sử đã mở đầu.”

Nghị nội Worms (1521). Luther bị Charles V, hoàng đế của đế quốc La-mã thánh (đương thời ấy gồm Ðức, Tây-ban-nha, Hòa-lan và Áo), đòi phải ứng hầu trước nghị hội Worms. Trước mặt các người quyền cao chức trọng của đế quốc và Giáo hội họp lại, ông được lịnh phải rút lời. Ông đáp rằng mình không thể rút lời chi hết, trừ ra đối với những cái gì Kinh Thánh hoặc lý trí chứng rõ là sai. Ông nói: “Tôi đứng đây; tôi không thể làm chi khác; nguyện Ðức Chúa Trời giúp đỡ tôi!” Ông bị lên án; nhưng rất nhiều vị vương hầu Ðức là bạn hữu ông, nên sắc lịnh lên án ông không thể thi hành. Một người bạn giấu ông đi chừng một năm; rồi ông trở về Wittenberg để tiếp tục công việc giảng thuyết và viết sách. Ngoài nhiều việc khác, ông còn dịch Kinh Thánh ra tiếng Ðức; bản dịch nầy đã “thiêng liêng hóa nước Ðức và tạo nên tiếng Ðức.”

Giáo hoàng khai chiến với tín đồ Tin Lành nước Ðức. Nước Ðức gồm rất nhiều tiểu quốc, mỗi tiểu quốc do một vị vương hầu cai trị. Nhiều vị vương hầu ấy và cả nước họ đã theo chánh nghĩa của Luther. Khỏang năm 1540, cả miền Bắc nước Ðức đã theo giáo phái Luthérien. Họ được lịnh trở lại “ràn chiên” La-mã. Nhưng họ lập khối liên minhSmalcald để tự vệ. Giáo hoàng Paul III bèn thúc giục hoàng đế Charles V tiến đánh họ, và cũng hiến cho hoàng đế một đạo quân. Giáo hoàng tuyên bố cuộc chiến tranh nầy là một cuộc viễn chinh của Thập-tự-quân (croisade), và hứa ban phiếu ân xá cho mọi người dự vào đó. Chiến tranh kép dài từ 1546 đến 1555, và kết liễu bằng hòa ướcAugsbourg, do đó giáo phái Luthérien được thừa nhận là hợp pháp. Giáo hoàng gây cuộc chiến tranh nầy với mục đích đánh cho giáo phái Luthérien phải đầu phục mình. Ông là người xâm lược, còn giáo phái Luthérien tự vệ.

Danh hiệu “Protestant.” Nghị hội Spire (năm 1529), tại đó người Công giáo La-mã chiếm đa số, qui định rằng người Công giáo được phép giảng dạy đạo của họ ở các tiểu quốc thuộc Ðức theo giáo phái Luthérien, nhưng cấm giáo phái Luthérien giảng dạy ở các tiểu quốc thuộc Ðức theo Công giáo. Các vương hầu theo giáo phái Luthérien chánh thức phản đối quyết nghị ấy, và từ đó được gọi là “Protestant” (Kẻ phản đối). Danh hiệu nầy nguyên thủy áp dụng cho giáo phái Luthérien, nhưng nay quen áp dụng cho những người phản đối sự tiếm vị của Giáo hoàng – tức là gồm hết thảy đoàn thể tín đồ Tin Lành.

 

NGUỒN: http://www.vietchristian.com   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn