Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / CHUYẾN ĐI ĐẠI HÀN LẦN ĐẦU

CHUYẾN ĐI ĐẠI HÀN LẦN ĐẦU

Chuyến Đi Đại Hàn

Lần Đầu

MS-HUE-VA-NHOM-TIN-HUU-DAI-HAN (1)

Mùa hè năm 2007, tôi chuẩn bị chuyến đi truyền giáo về Việt Nam cùng với một số các Mục Sư và tín hữu khác. Tôi vui vì khi vận động cho công cuộc truyền giáo giữa cộng đồng Việt ở quê hương, mỗi ngày tôi thấy có thêm những Mục Sư và tín hữu muốn dự phần. Người nào trở về Việt Nam, thăm gặp các Mục Sư và tín hữu đang theo Chúa và hầu việc Chúa giữa những khó khăn, khi trở về Hoa Kỳ cũng đều muốn bảo trợ, kết nghĩa để giúp đỡ các nhóm tín hữu ở Việt Nam. Mỗi năm tôi thấy có thêm người muốn tham gia Mission Trip về Việt Nam cũng như các nước khác có nhiều người Việt sinh sống. Mắt thấy thì lòng dấy. Khi thấy rõ nhu cầu cấp thiết, ít người nhắm mắt làm ngơ.

 

“Nói Vậy Nhưng Không Phải Như Vậy” 

Hè năm nay, tôi đã mua vé máy bay, nhận được visa và sẵn sàng để đi về thăm bà con và dự phần truyền giáo cho quê hương. Nhưng một tháng trước ngày lên đường, tôi nhận được một cú điện thoại từ Tòa Đại Sứ Việt Nam báo tin Cục Quản Lý Người Việt Nước Ngoài không “hoan nghênh” tôi vê Việt Nam lần nầy. Lý do không rõ ràng nhưng sau khi tìm hiểu, tôi được biết lý do chính là năm 2006 trong khi về Việt Nam với visa du lịch và thăm thân nhân, tôi đã vi phạm luật lệ của nhà cầm quyền Việt Nam khi tham gia giảng dạy mà không xin phép và không được phép từ phía chính quyền. Xin phép và được phép là những điệp khúc của mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam.

Tôi còn nhớ trong chuyến đi tháng 10 năm 2006, tôi đã về Việt Nam và đã đi qua Cambodia qua cửa khẩu Mộc Bài để đến Pnompenh tham dự Đại Hội Liên Hữu Tin Lành Thế Giới tổ chức lân đầu tại cửa ngõ Việt Nam. Tại Đại Hội nầy tôi đã dự Lễ Tốt Nghiệp do trường Union College of California tổ chức cho khoảng 60 sinh viên tốt nhgiệp các chương trình cử nhân và cao học thần học. Những sinh viên nầy đã âm thầm tham dự chương trình đào tạo thần học trong nhiều năm qua và nay đang vui hưởng thành quả học tập của mình. Tôi cũng được mời giảng một sứ điệp bồi linh và nhân cơ hội tôi đã kêu gọi Hội Thánh hãy quan tâm truyền bá Tin Lành mạnh mẽ hơn, tập trung hơn cho đồng bào miền Bắc Việt Nam thân yêu.

Tôi biết Chúa đang đặt gánh nặng truyền giáo cho đồng bào miền Bắc trong lòng tôi, tôi yêu thương và quan tâm đến đời sống tâm linh của người dân miền Bắc. Trong mấy năm gần đây tôi đã gặp nhiều anh chị em miền Bắc. Tôi thấy họ có tâm tình yêu Chúa và muốn hầu việc Chúa giống như bao nhiêu người khác. Tôi biết chắc có rất nhiều người dân tại miền Bắc đã được Chúa chọn sẵn để làm con trai con gái của Chúa. Tôi tin chắc có nhiều người trẻ đang được Chúa kêu gọi và đào tạo để theo Chúa và hầu việc Chúa giữa lòng quê hương miền Bắc.

Tôi nhìn thấy dấu hiệu dẫn dắt của Chúa khi Ngài đã sai phái hàng trăm ngàn đồng bào Việt Nam, trong đó đa số là người dân miền Bắc đi ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau và nhờ đó đã có nhiều người nghe Tin Lành và tiếp nhận Chúa. Họ sẽ trở vê nước và chia sẻ Tin Lành cho gia đình, cho bà con làng xóm. Chính người tín hữu miền Bắc sẽ truyền bá Tin Lành cho người dân miền Bắc. Tôi tin tưởng Đức Chúa Trời thương yêu dân miền Bắc giống như Ngài đã thương dân miền Nam. Tôi tin Chúa đang mở cửa giảng Tin Lành cho miền Bắc Việt Nam. Dù còn nhiều trở ngại nhưng khi Chúa mở cửa thì không ai đóng được. Câu Kinh Thánh ở I Cô-rinh-tô 16:9 hiện ra trong trí nhớ của tôi.

Sau Đại Hội Liên Hữu Tin Lành Thế Giới, trên đường về lại Việt Nam tôi bị Công An giữ lại tại cửa khẩu Mộc Bài hai tiếng đồng hồ. Không phải chỉ một mình tôi bị giữ nhưng tất cả những anh chị em từ Việt Nam qua dự Đại Hội ở Cambodia trở về đều bị giữ lại để khám xét. Tất cả những tài liệu của Đại Hội do anh chị em mang về nước đều bị tịch thu chất thành đống, có người bị giữ laptop, sách, tài liệu. Tại đây tôi cũng suýt mất quyển Kinh Thánh quí báu thân thiết của tôi, quyển Kinh Thánh mà tôi đã từng dùng hơn 30 năm. May mắn nhờ ơn gìn giữ lạ lùng của Chúa, tôi đã tìm được lại quyển Kinh Thánh quen thuộc quý báu của mình, một kinh nghiệm vui mừng tưởng mất mà còn, không thể nào quên.

Sau khi từ Cambodia về nước, tôi lập tức nhận được giấy mời của Bộ Công An gọi lên làm việc, nhưng do tôi đã có chương trình đi Hà Nội sáng hôm sau, tôi định khi ra tới Hà Nội sẽ gọi điện xin dời lại ngày làm việc, nhưng ngay khi đặt chân xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội, tôi nhận được cú điện thoại của anh Công An được chỉ định làm việc với tôi, anh trách tôi sao không tuân theo giấy mời, tôi trình bày lý do và xin hẹn gặp vào dịp khác khi tôi trở lại Sài Gòn. Một dấu hiệu chiếu cố bất thường đang hiện ra ở chân trời.

Tôi cố gắng tiếp tục tham gia công tác từ thiện phát thuốc trừ giun sán cho hơn 10,000 dân ở xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, sau đó tôi cùng anh em vào Đà Nẵng tham gia cứu trợ phát gạo và mền cho 500 gia đình nạn nhân cơn bão Xangsen. Khi vào Sài Gòn, tôi bỏ dỡ mọi cuộc hẹn khác vì phải đi trình diện Công An ngay theo lời hẹn. Từ đó cho đến ngày về lại Mỹ, tôi được mời trình diện hai lần, lần đầu tôi ngồi nói chuyện với hai Công An đặc trách Tôn giáo Tin Lành gần 4 tiếng đồng hồ. Hai anh Công An tỏ vẻ lịch sự, lúc căng lúc giản, đã dạy tôi nhiều điều. Một anh còn cho tôi địa chỉ nhà riêng và điện thoại của anh để liên lạc nữa. Tôi thật chán nản và mệt mỏi nhưng cố gắng chịu đựng.

Tôi ở Mỹ 13 năm chưa một lần được Cảnh Sát gọi đến làm việc. Cũng không bao giờ làm việc lâu đến thế. Nêu không vì tình thương của Chúa đặt trong lòng tôi, tôi tự hỏi về nước để làm gì? Mấy ngày sau, tôi lại được mời lên làm việc nữa. Lần nầy tôi được yêu cầu phải viết tờ tường trình về mọi chi tiết của chuyến đi cho Bộ Công An, ghi rõ ngày tháng, đi đâu, làm gì, tại sao… điệp khúc được mời lên làm việc mà sao không chấp hành.

Một chi tiết về quy định của nhà cầm quyền Việt Nam, khi làm việc với Công An tôn giáo Việt Nam, tôi mới được cho biết là khi về nước, tôi không được phép đi đến nhóm lại tại một nhà thờ Tin Lành nào nếu không được cho phép trước. Tôi rất ngạc nhiên về quy định nầy. Tôi bỗng nhớ lại có lẽ đó cũng là lý do tôi đã gặp trở ngại. Sau khi tôi và một số anh chị em đến thăm nhà thờ Báp-tít Nhàn Dân và nhóm lại thờ phượng Chúa chung với Hội Thánh, nghe Mục Sư quản nhiệm giảng một bài giảng thật mạnh mẽ và đầy ơn, dự phát quà tình thương cho những người lớn tuổi, tôi không ngờ có nhiều viên chức xã và công an đang chờ đợi chúng tôi. Họ đã chờ đợi suốt cả buổi sáng ngày Chúa Nhật. Họ chờ chúng tôi nhóm thờ phượng xong, chụp hình xong, ăn uống xong và lên xe về lại Sài Gòn. Trên đường đưa chúng tôi về, Mục Sư quản nhiệm được lịnh dẫn tôi đến trụ sở Ủy Ban xã để làm việc. Buổi làm việc kéo dài cả tiếng đồng hồ, trong khi anh chị em trong đoàn ngồi chờ trên xe ngay trước cổng trụ sở Ủy Ban xã. Điều duy nhất anh chị em có thể làm là tiếp tục ngồi trên xe hồi hộp chờ đợi và cầu nguyện cho tôi. May là họ chỉ hỏi han người trưởng đoàn là tôi và không hỏi han gì với những người cùng đi.

Sau khi lập biên bản xác định tôi có đến thăm Hội Thánh Báp-tít Nhàn Dân và nhóm lại tại nhà thờ nhưng không có giảng dạy, tôi được ra về. Mục Sư Quản nhiệm Hội Thánh Nhàn Dân trải qua mấy ngày vất vả vì chuyến viếng thăm của tôi. Chính ông đã cố gắng làm đúng mọi thủ tục để tiếp đón chúng tôi đến thăm và giảng nhân ngày kỷ niệm của Hội Thánh nhưng rõ ràng ông đã không được phép.

Quen sống giữa cảnh tự do, tôi sợ đánh mất tự do. Tôi đã không ngờ lại bước vào cảnh “cá chậu chim lồng” và tự hỏi không biết tại sao nhà cầm quyền đã lưu ý đến những Mục Sư nhiều như thế. Mọi xã hội tự do dân chủ đều cần các Mục Sư. Các Mục Sư chỉ muốn chuyên lòng làm việc từ thiện và rao giảng Tin Lành. Tôi không muốn được Công an mời lên làm việc. Tôi muốn bình an.

Một năm trôi qua với bao nhiêu mong ước và chuẩn bị để chia sẻ đức tin, hy vọng và tình thương cho đồng bào, vậy mà năm nay nhà cầm quyền Việt Nam đã không “hoan nghênh” tôi trở về nước. Tôi cảm thây choáng váng bất ngờ. Chữ “hoan nghênh” là một danh từ đặc biệt để diễn tả về quyền cho phép về nước của nhà cầm quyền đối với những người Việt tha hương như tôi. Điều đáng buồn là bên Mặt Trận Tổ Quốc và các cơ quan từ thiện Việt Nam luôn luôn kêu gọi các Việt Kiều hãy về nước thăm viếng và giúp đỡ nhân dân, nhưng bên Công An lại không chịu hoan nghinh như vậy. Chính quyền cũng sợ Công an. Công an thì sợ tự do. Một bầu không khí sợ nhau. Hay là chính quyền Việt Nam đang áp dụng chính sách hai mặt đối với Việt Kiều? Nói vậy mà không phải vậy. Tôi hy vọng nơi sự thật lòng của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người Việt tha hương. Đã đến lúc nên khép lại quá khứ thật sự để hướng về tương lai. Tôi chợt nghĩ định nghĩa của những chữ tự do, hạnh phúc ở trong nước thật khác xa với định nghĩa những từ nầy của những người đang sống ở nước ngoài. Tôi nghĩ hạnh phúc là được tự do.

Con người có những quyền tự do mà không ai có quyền chiếm đoạt hay khước từ.

Suy đi nghĩ lại tôi thật buồn lòng cho tình cảnh quê hương. Đã hơn một nửa đời người trôi qua. Tự do dân chủ vẫn còn xa vời. Nhưng là một người lạc quan, tôi vẫn hy vọng ngày mai trời lại sáng. Tôi hy vọng tự do sẽ được nới lỏng và nhân quyền được tôn trọng. Hình phạt đau đớn nhất dành cho người Việt hiện nay là người sống ở nước ngoài không được cho về nước, còn người sống ở trong nước không được cho đi nước ngoài. Tôi có một người bạn bị thu lại hộ chiếu vì đã đi nước ngoài nhiều lần, năm nào cũng đi.

Do không được hoan nghinh về thăm Việt Nam năm nay, tôi đã quyết định đi Đại Hàn.

 

Tưởng Mất Mà Còn 

Ngày 7 tháng 7 năm 2007 tôi đáp máy bay hãng hàng không Korean Airline đi Đại Hàn. Mỗi lần đi xa tôi đêu có thêm kinh nghiệm về sự dẫn dắt của Chúa thật lạ lùng vào giờ phút chót. Năm ngoái trong chuyến đi Việt Nam, tôi quên Passport không biết để ở đâu và nửa giờ trước khi lên phi trường tôi vẫn không nhớ để Passport ở đâu. Tôi bối rối vô cùng và đã nhờ vợ tôi tìm kiếm giúp, may mà Chúa thương khi vợ tôi nhắc tôi mở hộc bàn ra, tôi chợt nhớ đã để cái Passport trong hộc bàn và đã quên cất vào chỗ cũ nên quên luôn. Tôi vô cùng mừng rỡ thấy lại cái Passport cần thiết đang nằm trong hộc bàn, và tôi đã không bị trễ chuyến đi.

Lần nầy đi Đại Hàn cũng vậy, tôi nhờ cô Hồng Võ là tín hữu trong Hội Thánh đang làm chủ Eagle Travel Agency mua vé máy bay. Cô mua vé máy bay cho tôi đi California và đi Đại Hàn. Tôi ghé California trước vì Viện Thần Học Union College of California có mời các Giáo sư của Trường họp mặt và hội thảo về hoạt động tương lai của Viện. Tôi là một trong những giáo sư được mời dự. Tôi đi California vào tối Chúa Nhật đầu tháng Sáu và khi đến California, tôi ở chung phòng với một giáo sư của Viện tại Khách sạn Travelodge trên đường Westminster nằm gần Viện Thần Học. Trong mấy ngày sinh hoạt  tôi rất vui được tiếp cận với phương pháp dạy đạo trên Online. Tôi nhận thấy đây là phương tiện hiện đại nhất và thích hợp nhất để huấn luyện con gặt cho Chúa trong giai đoạn mới của thời đại nầy. Các sinh viên trên khắp thế giới không cần tập trung tại lớp học ở một địa điểm nhưng có thể học xong nhiều môn học ngay từ computer của mình. Một số giáo sư của Viện đã trao đổi kinh nghiệm dạy Online, những thuận lợi lẫn khó khăn. Tôi vui vì chương trình dạy đạo Online nầy hoàn toàn do người Việt lập trình và phát triển bằng tiếng Việt. Những anh chị em điều hành hệ Online nầy đều là những người Việt trẻ tuổi tài cao.

Tôi tiếp tục tham dự những buổi họp, sinh hoạt vui vẻ, thản nhiên ở Viện Thần Học, tôi cũng dành thì giờ đi thăm vài gia đình tín hữu quen biết từ lâu nhưng chưa gặp nhau từ ngày đến Mỹ. Rồi chỉ còn một ngày nữa là đi Đại Hàn, tôi chợt nhớ ra là mình quên mang theo Passport. Tôi để quên Passport ở nhà tại Dallas. Nếu tôi nhớ lại cái Passport sớm hơn một ngày thì đỡ lo biết mấy. Sáng thứ Năm tôi mới chợt nhớ và sáng thứ Sáu là lên máy bay rồi. Tôi thực sự bối rối, không có Passport thì phải hoản chuyến bay và lỡ dỡ bao nhiêu công chuyện đã dự định xong. Tôi đã liên lạc được với Mục Sư Phạm Văn Lộc ở Seoul, ông hứa sẽ tiếp đón tôi tại Phi trường Incheon và giúp tiếp đón tôi trong những ngày ở Đại Hàn. Tôi cũng đã liên lạc được với Mục Sư David Hahn và ông cũng từ Đại Hàn liên lạc điện thoại với tôi. Tôi gặp Mục Sư David Hahn vào dịp Tháng 5 năm 2006 khi phái đoàn Baptist World Alliance đến Việt Nam. Ông là Phó Chủ Tịch của BWA và đã phát biểu trong buổi họp mặt giữa BWA với các Mục Sư Báp-tít Việt Nam tại Khách sạn Majestic ở bờ sông Sài Gòn. Ông nói tiếng Anh rất khó nghe nhưng là một Mục Sư Báp-tít có ảnh hưởng lớn. Tôi vui vì Chúa đã chuẩn bị người của Ngài sẵn ở Đại Hàn để hiệp tác truyền bá Tin Lành cho người Việt đang sống tại Đại Hàn và tôi muốn dự phần.

Tôi tự hỏi ngày mai đi Đại Hàn mà hôm nay quên mang theo Passport, lại ở xa nhà cách 3 tiếng đồng hồ bay. Làm sao giải quyết? Tôi thực sự lo âu.

Tôi gọi điện thoại về Dallas và gặp được con trai út của tôi là Thiên Minh. Tôi nói chuyện quên đem Passport và hỏi con tôi xem có cách gì gởi Passport qua cho tôi theo con đường nhanh chóng và an toàn nhất hay không. Thiên Minh quyết định xin nghỉ làm và về nhà lấy Passport gởi cho tôi. Bây giờ gởi thế nào cho nhanh nhất và an toàn nhất là điều quan trọng. Chúa cho Thiên Minh khôn ngoan, dù chưa giải quyết việc nầy bao giờ nhưng Thiên Minh đã chọn gởi Passport qua Fedex theo cách gởi first overnight. Đây là cách gởi thư nhanh chóng nhất. Nhưng hãng Fedex hẹn sẽ mang Passport đến khách sạn là nơi tôi ở từ khoảng 8 giờ cho đến 8:30 sáng hôm sau. Nếu nhận được Passport tôi sẽ đi lên phi trường ngay cho kịp chuyến bay. Nhưng từ Dallas đến California phải mất 3 tiếng đồng hồ máy bay. Tôi lo sợ nếu nhân viên Fedex không mang Passport đến kịp cho tôi theo giờ đã hẹn thì chuyến bay của tôi đi Đại Hàn sẽ gặp trở ngại.

Qua tìm hiểu để tìm một phương án khác, tôi được chỉ dẫn là nếu chưa có Passport tôi vẫn phải lên Phi trường và xin phép hẹn lại chuyến bay khác. Tôi chưa bao giờ lỡ hẹn lần nào trong những chuyến đi xa, tất cả đều là nhờ ơn thương xót của Chúa. Lần nầy thì sao? Tôi lấy đức tin để sống và chờ đợi. Tôi cầu nguyện Chúa cho nhân viên đưa thư của Fedex trung tín làm xong nhiệm vụ của mình để tôi có Passport đúng lúc.

Sáng hôm nay tôi dậy sớm, tắm rửa xong, tôi đọc Kinh Thánh. Có quyển Kinh Thánh do Hội Ghi-đê-ôn đặt tại Khách sạn, tôi mở ra đọc tiếp sách Ê-xơ-tê và sung sướng đọc được câu Kinh Thánh nói đến niềm vui sống sót của người Do Thái trước âm mưu diệt chủng của kẻ thù Ha-man. Khi Chúa thay đổi tình hình, chỉ qua một đêm, dân Do Thái đã chuyển từ buồn đến vui, từ tuyệt vọng đến hy vọng. Những từ sau đây trong bản Kinh Thánh King James đập vào mắt tôi gồm 4 chữ: light, gladness, joy và honour. Những chữ nầy đọng lại trong trí tôi và tôi mơ một ngày những người thuộc về Chúa tại Việt Nam cũng sẽ vui hưởng được niềm vui to lớn ấy.

Khoảng 7:30 sáng ngày thứ Sáu, tôi xem lại giờ bay thấy rõ chuyến bay đi Đại Hàn khởi hành lúc 11:40 sáng. Nếu 8 giờ tôi nhận được Passport thì chuyến đi sẽ không trở ngại, nhưng nếu tôi không nhận được Passport sớm thì có thể sẽ gặp trở ngại nhiều. Lòng tôi thầm nguyện xin Chúa giải cứu tôi như Ngài đã giải cứu tôi nhiều lần trước đây.

Tôi nhận lời đi ăn phở điểm tâm với các Mục Sư trong vùng. Đúng 7:30 sáng, trong lúc vừa mới gọi thức ăn sáng, tôi nhận được điện thoại từ Khách sạn Travelodge báo tin nhân viên Fedex đã chuyển giao cái bì thơ có Passport của tôi. Niềm vui to lớn dâng tràn. Tôi hết lòng cảm ơn Chúa. Tôi đã có Passport đi Đại Hàn đúng lúc có cần nhất và cuối cùng tôi đã đến phi trường LAX vừa kịp chuyên bay. Tôi không đi một mình, Chúa đang cùng đi với tôi.

 

Những Ngày Đầu Ở Đại Hàn

Hãng máy bay Đại Hànn trên đường đến Seoul đã ghé lại mấy tiếng đồng hồ ở phi trường Narita, Nhựt Bản. Đa số hành khách là người Nhựt và người Đại Hàn. Tôi là hành khách Việt Nam duy nhất đang đặt chân đến vùng đất xa lạ, văn minh, bất đồng ngôn ngữ, nhưng tôi không cảm thấy một chút sợ hãi lo âu nào như những lân trở lại quê hương. Dù chưa sống ở Nhựt Bản hay Đại Hàn nhưng tôi yên tâm vì biết có những người con yêu của Chúa đang chờ đợi tôi và thật lòng giúp đỡ tôi. Tôi suy nghĩ  khi Chúa Cứu Thế đến thế gian nầy, Ngài đã làm được một cuộc cách mạng thật lớn lao cho toàn nhân loại khi Ngài biến đổi mối quan hệ giữa người và người. Những người tin thờ Chúa dầu ở nơi nào trên thế giới khi gặp nhau và biết nhau là con cái Chúa đều có thể dạn dĩ yêu thương nhau và giúp đỡ nhau không chút nghi ngờ hay ngần ngại.

Hiện nay ở Đại Hàn có khoảng 60,000 người Việt đang sinh sống và làm việc. Trong số đó có khoảng 20,000 là phụ nữ Việt lấy chồng Đại Hàn và khoảng 40,000 là công nhân từ Việt Nam qua làm việc theo hợp đồng. Ngoài ra cũng có các sinh viên Việt đi du học ở Hàn Quốc. Những con số nầy là do Mục Sư Phạm Văn Lộc tìm hiểu và cho tôi biết. Ông đã từ Việt Nam đến Đại Hàn để học thần học từ năm 2000, vợ ông thì đến học thần học từ năm 2002. Hai người yêu nhau trong lý tưởng phục vụ Chúa và đã được một Hội Thánh Đại Hàn giúp tổ chức Lễ Thành Hôn năm 2002. Ông tốt nghiệp Cao Học (chương trình Th.M) năm 2005, được phong chức Mục Sư năm 2006 và được mời ở lại để hầu việc Chúa cho cộng đồng người Việt tại thành phố An Yang, cách Seoul 20 phút lái xe. Ông bà Mục Sư có một con trai được hai tuổi rất thông minh và lanh lợi được cha mẹ đặt tên là Thiên Phước. Em được sinh ra trong bệnh viện Đại Hàn nhưng không được có quốc tịch Hàn Quốc và nay em đang đi học nhà trẻ, em luôn vui cười ca hát và bập bẹ nói cả tiếng Việt lẫn tiếng Đại Hàn. Tôi yêu gia đình nầy và hy vọng Chúa sẽ dùng gia đình nầy cách đặc biệt để đem niềm vui đến với nhiều cuộc đời người Việt tha hương trên đất Đại Hàn.

Mục Sư Lộc đã đi xe bus đến đón tôi tại Phi trường Quốc Tế Incheon, máy bay đến đúng giờ, và tôi vui mừng vì không phải chịu cảnh bơ vơ nới xứ lạ quê người. Tôi nghĩ nếu đến Đại Hàn mà không biết tiếng Hàn thì rất khó sống vì có ít người nói tiếng Anh. Người Đại Hàn chỉ thích nói tiếng Đại Hàn. Tôi thấy đường phố toàn là bảng quảng cáo bằng tiếng Hàn.

Trên đường về nhà, Mục Sư Lộc đã nói cho tôi biết nhiều về tình cảnh anh chị em đồng hương Việt Nam đang sống ở Đại Hàn. Đối với các công nhân thì đời sống dễ dàng khá giả vì được lương cao và gặp nhiều chủ tốt, việc làm tốt. Trung bình mỗi tháng mỗi công nhân Việt có thể gởi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam khoảng 1,000 Mỹ Kim. Do đời sống đầy đủ về phương diện vật chất nên cũng không ít người thờ ơ với nhu cầu tâm linh của mình. Số người Việt tin Chúa chưa nhiều. Số Mục Sư và giáo sĩ Tin Lành người Việt tại Hàn Quốc cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay nên việc truyền bá Tin Lành vẫn chưa phát triển. Các giáo phái khác như Chứng Nhân Giê-hô-va người Hàn thì tích cực hơn, họ đã sốt sắng học tiếng Việt và tìm kiếm người Việt để đưa vào nhóm của mình. Phương cách lôi cuốn của những nhóm nầy khá mạnh mẽ làm cho anh em người Việt sợ hãi và tưởng rằng Hội Thánh Tin Lành nào cũng như vậy. Một số người Việt vì được các nhóm nói trên giúp đỡ bước đầu nên cứ tiếp tục liên hệ và cũng không biết sự chỉ dẫn nào khác hơn để lựa chọn ngoài những gì họ được dạy dỗ qua sách vở của Watch Tower và nhân viên của những giáo phái nầy.

Điều làm tôi cảm xúc sâu xa là đời sống của những chị em người Việt lấy chồng người Đại Hàn. Phần lớn các chị em đang sống ở Đại Hàn là người dân sống ở miền Tây Việt Nam, do ít học và sống nghề nông cực khổ thiếu thốn, không có hy vọng ở tương lai trên quê hương mình, nên chị em đã tìm hy vọng nơi việc lấy chồng ngoại quốc, họ tìm chồng qua các công ty môi giới, họ tập trung đến một khách sạn hay một điểm hẹn để cho mấy người ngoại quốc xem mặt và tuyển chọn. Người nào được tuyển chọn thì vui mừng lắm vì sắp được đổi đời. Nhưng buồn thay, sau mấy ngày vội vàng làm đám cưới, lo giấy tờ, họ được chồng đưa về nước. Khi theo chồng đến Đại Hàn họ mới khám phá ra nhiều điều không như họ mơ ước.

Người nào được tuyển chọn thì vui mừng lắm vì sắp được đổi đời. Nhưng buồn thay, sau mấy ngày vội vàng làm đám cưới, lo giấy tờ, họ được chồng đưa về nước. Khi theo chồng đến Đại Hàn họ mới khám phá ra nhiều điều không như họ mơ ước.

Phần lớn những người Đại Hàn đi qua Việt Nam để kiếm vợ là thành phần ít học, nghèo, nhiều người làm công nhân lương thấp hoặc làm nông làm rẫy nên đời sống không mấy khá giả và thường gặp khó khăn thiếu thốn. Một số chị em thất vọng đã bỏ trốn, bơ vơ, nhiều người được chồng giữ kỹ không dám cho đi đâu, sợ bỏ trốn, nhiều người không biết đi đâu đành ráng chịu, ở lại nhà chồng, rồi có con và sống an phận. Có một số chị em bỏ nhà tìm đến nhà thờ để xin giúp đỡ, nhà thờ hướng dẫn và khuyên bảo chị em hãy trở về nhà chồng. Có người may mắn có chồng tin Chúa thì đi theo chồng đến nhà thờ, có người mới tin Chúa thì dẫn chồng đi nhà thờ. Chồng chưa tin Chúa nhưng khi đưa vợ đến nhà thờ thì cũng có dịp sinh hoạt với Hội Thánh Hàn rồi không bao lâu cũng trở lại tin Chúa. Nhà thờ trở thành chỗ dựa tinh thần an ninh quý báu nhất của người Việt tha hương trên đất nước Đại Hàn.

 

Dự Tiệc Ăn Mừng Sinh Nhật

Buổi tối thứ nhì sau khi đến Đại Hàn, tôi đã được mời đến dự bữa tiệc mừng sinh nhật một tuổi của em bé trai có mẹ là người Việt. Mẹ em bé nầy là chị Huệ. Chị Huệ may mắn được nghe giới thiệu về Tin Lành và tin nhận Chúa. Chị đang đi nhà thờ người Việt do Mục Sư Lộc quản nhiệm. Chị sống ở miền Tây Việt Nam và lấy chồng Đại Hàn qua môi giới. Tôi thấy chị có gương mặt rất trẻ so với ông chồng. Chị Huệ người nhỏ con đang mặc bộ đồ truyền thống phụ nữ chẳng khác nào một phụ nữ Đại Hàn. Chồng của chị Huệ người cũng nhỏ con và mặc bộ Âu phục, có vẻ mặt trang nghiêm ít nói. Được biết chị Huệ lấy chồng và theo chồng đến Hàn Quốc lúc 19 tuổi và nay có đứa con đầu lòng dễ thương, mạnh khoẻ, được gia đình tổ chức ăn mừng sinh nhật.

Đối với những gia đình Đại Hàn ngày sinh nhật một tuổi của một em bé rất là quan trọng, cho em và cho cả gia đình. Bữa tiệc mừng tổ chức ở một nhà hàng Buffet với nghi thức chúc mừng thắp đèn, cắt bánh, chụp hình, và cho đứa bé bốc quà tượng trưng cho việc em bé sẽ chọn nghề gì trong tương lai. Chị Huệ mời gia đình Mục Sư và mấy anh chị em trong Hội Thánh đến chung vui. Tôi cũng được mời dự lễ và dự tiệc. Tôi rất vui vì có kinh nghiệm mới mẽ nầy khi mới bước chân đến đất nước Đại Hàn. Nhà hàng buffet ở đây có nhiều người ăn và các món ăn tươi ngon chẳng khác nào như nhà hàng Tokyo One mà tôi đã ăn tại Dallas.

Chị Huệ là một trong số 20,000 phụ nữ Việt lấy chồng Đại Hàn có hoàn cảnh may mắn và đang có đời sống ổn định nhờ tin cậy Chúa. Từ ngày tin Chúa chị luôn vui tươi, hay mở  miệng cười vui. Được biết khi mới theo chồng qua đây, chị rất ít nói và buồn lo sợ sệt. Nay thì chị có đời sống mới, yên tâm, bình an, vẻ mặt sáng sủa, hay mỉm miệng cười. Nhưng nhiều chị em khác không được bình yên như vậy.

Tôi hình dung ra số phận của biết bao nhiêu người Việt tha hương không biết Chúa và đang sống bất hạnh như thế nào nơi đất lạ quê người. Con người sống không phải chỉ nhờ cơm ăn áo mặc nhưng cũng nhờ niềm tin yêu và hy vọng. Kinh Thánh ví con người như một bầy chiên, bầy chiên hay tản lạc nhưng bầy chiên cần bầy và cần người chăn chiên. Tôi tin chắc trên thế giới nầy chỉ có Chúa Cứu Thế mới là Đấng Chăn Chiên Hiền Lành, chăn dắt và bảo vệ bầy chiên một cách an toàn. Chúa Cứu Thế là Đấng duy nhất có thể đem tin yêu và hy vọng vững chắc đến cho con người. Tôi thấy hầu hết những người chăn bầy của Chúa đều ra hết sức noi gương Đấng Chăn Chiên Hiền Lành trong việc chăn chiên. Tôi thấy phía mặt tiền của nhiều ngôi nhà thờ Đại Hàn ở Seoul đều làm những bức minh hoạ thật lớn hình ảnh Chúa Giê-su như người chăn đang dẫn một bầy chiên rất đông giữa cảnh đồng cỏ xanh tươi mé nước bình tịnh, trên tay của Ngày luôn luôn có hình một con chiên con đang được Ngài bồng ẵm.

Tôi dự định trong những ngày lưu lại Đại Hàn sẽ tìm dịp đi thăm ngôi nhà thờ lớn nhất thế giới, thăm núi cầu nguyện và tôi sẽ tìm hiểu vì sao ngày nay có đến 30% dân số Đại Hàn tin thờ Chúa, sau 100 năm Tin Lành truyền đến với dân tộc nầy. Là một đất nước chịu ảnh hưởng tín ngưỡng và văn hóa của Trung Quốc như Việt Nam, ngày nay Hội Thánh Đại Hàn đã cung hiến cho thế giới số lượng giáo sĩ đông nhất thế giới và chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Tôi tin rằng người Việt có thể hiệp tác với người Đại Hàn để truyền bá Tin Lành cho dân tộc Việt Nam.

 

Những Anh Chị Em Người Việt Ở An Yang 

Chúa Nhật 10 tháng 6 tôi cùng đi xe taxi đến nhà thờ để thờ phượng Chúa với anh chị em tín hữu Việt Nam. Mục Sư Lộc và anh em không ai có phương tiện đi lại nào khác ngoài taxi, xe bus hay tàu điện. Có người ở xa nhà thờ đến hai hay ba tiếng đồng hồ nên họ đã đi xe bus hay xe điện và đến nhà Mục Sư Lộc vào ngày thứ bảy để nghỉ lại chuẩn bị cho sáng Chúa Nhật thờ phượng Chúa. Vì thế tối thứ bảy ở ngôi nhà nhỏ 3 phòng của Mục Sư có khoảng sáu bảy anh chị em tín hữu ở lại ăn chung, nghỉ ngơi và thông công vui vẻ. Thông công, ăn món ăn Việt, kể chuyện Việt là những nhu cầu ham thích hằng tuần của những tín hữu người Việt tha hương.

Trong số những anh em đến sinh hoạt cuối tuần tại nhà Mục Sư Lộc,  tôi có gặp một thanh niên tên Nguyễn Thành Chung người gốc miền Bắc thuộc tỉnh Ninh Bình, trước là Trung Úy Công An, nay đang lao động tại Đại Hàn, đã tin Chúa và rất sốt sắng theo Chúa. Anh là người ở xa nhất cách nhà thờ 3 tiếng đồng hồ nhưng không thiếu mặt nhóm họp tuần nào. Tôi thấy anh mang theo một thùng ốc do anh bắt được để luộc ốc cho anh em cùng ăn. Anh cho biết sau khi tin Chúa đời sống anh đã hoàn toàn thay đổi. Vì tin Chúa anh đang phải hy sinh nhiều điều, nhưng anh vẫn kiên cường trung tín theo Chúa. Anh ham thích nhóm lại thờ phượng Chúa, học lời Chúa và anh còn sáng tác mấy bản nhạc vui tươi để góp phần ca ngợi Chúa. Anh cho biết đã tin Chúa rồi, biết Chúa rời thì không còn sợ hãi gì nữa. Anh nói tiếng Hàn khá lưu loát và cũng dự phần giúp đỡ cho các anh em công nhân khác.

Tôi cũng gặp và thông công với một thanh niên tên Nguyễn Phú Quyền gốc tỉnh Hà Tây đã tin Chúa tại Đại Hàn và muốn dâng mình học Lời Chúa để trở thành người hầu việc Chúa. Anh đang theo học chương trình cử nhân thần học Online. Anh cho tôi thấy những tấm hình về nhóm tín hữu mấy chục người do anh lãnh đạo. Có tấm hình mấy anh em lên núi kiêng ăn cầu nguyện và học Kinh Thánh. Hy vọng anh sẽ được Chúa huấn luyện để trở thành người chăn bầy của Chúa giữa quê hương mai sau. Anh chia sẻ khải tượng về việc mở các Hội Thánh mới giữa vùng Tây Bắc Việt Nam và cũng đã để dành tiền gởi về cho mẹ anh để mua đất chuẩn bị xây nhà thờ.

Khi tin nhận Chúa và kinh nghiệm quyền phép biến đổi đời sống, anh chị em tín hữu đều muốn thân nhân và bà con mình cũng tin thờ Chúa. Có người đang chuẩn bị để về nước sẽ lập tức truyền đạo xây dựng Hội Thánh mới. Lòng sốt sắng về nhà Chúa lây lan trong lòng tôi.

Một cặp vợ chồng khác là Chấp sự Vũ Hồng Phong rất sốt sắng và trung tín hầu việc Chúa. Anh đã chia sẻ với tôi ý định của cả hai vợ chồng là sẽ về quê ở Nghệ An để xây dựng Hội Thánh ngay tại làng quê của anh. Ý định về nước mua nhà sống tại thành phố lớn không còn trong lòng anh chị nữa. Anh chị cũng chuẩn bị mua đất để xây một nhà thờ ở vùng quê mà anh yêu mến. Giấc mộng hồi hương để xây dựng Hội Thánh Chúa đang thành hình trong lòng nhiều công nhân Việt Nam đã gặp Chúa ở Đại Hàn.

Tôi cũng gặp anh chị Sơn và Hương là hai tín hữu sốt sắng và ham học lời Chúa. Anh chị có ơn hiếu khách và đã đưa được nhiều bạn bè đến với Hội Thánh. Anh tham gia chương trình học Kinh Thánh Online với nhiều anh em khác trên thế giới. Qua internet anh có thể liên lạc học tập lời Chúa với những tín hữu ở Âu Châu và cả ở Việt Nam. Anh ham thích các phương tiện kỹ thuật hiện đại và không tiếc tiền mua máy computer, máy laptop, máy quay phim mới tinh và biến căn nhà một phòng của anh chị trở thành phòng học Online với Mục Sư Lộc làm giáo sư. Ngay tại nhà anh Sơn, qua lời chào thăm của tôi trong một cuộc gặp ngắn ngủi trên Online, tôi có thể nói chuyện cùng lúc với nhiều người và đã nhận được lời thăm hỏi của nhiều người, trong đó có anh Thanh Long, một anh bạn tín hữu từ Thụy Sĩ mà tôi yêu mến. Tôi nhớ đã từng đến thăm Thụy Sĩ năm hay sáu năm trước đây trong một Đại Hội Tin Lành Âu Châu được tô chức ở Bỉ. Lần đó tôi đã theo anh Thanh Long đi xe hơi sang Thụy Sĩ và ở lại nhà anh, nhờ đó tôi có quen biết anh và các Mục Sư và tín hữu ở đất nước Tin Lành nầy.

Tôi cũng gặp một sinh viên trẻ tên Phạm Hồng Thanh người gốc Bến Tre đang theo học chương trình Ph.D trong ngành Y Khoa tại Trường Đại Học Sung Kyu Kwon. Cha mẹ anh gốc Công Giáo đã trở lại với Tin Lành. Anh cũng đang tích cực sinh hoạt với Hội Thánh người Việt ở đây. Anh cho biết có 97 sinh viên Việt Nam khác đang học chương trình Ph. D. cùng trường với anh. Đa số các sinh viên nầy đã từng là giảng viên của các Trường Đại Học Việt Nam và đang được nhà nước gởi đến Đại Hàn để đào tạo thành những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Anh Thanh cũng muốn học thêm chương trình nghiên cứu hậu đại học ở các nước khác, và đang cầu nguyện để xin Chúa dẫn dắt. Anh cho biết, dù không lo mở Hội Thánh nhưng anh cũng sẽ dự phần hầu việc Chúa để gây ảnh hưởng cho đạo Chúa ở nơi nào Chúa sẽ dùng anh.

Tôi cũng vui gặp chị Đỗ Thị Quý gốc người Hà Nội. Chị Quý có chồng Hàn được hai con trai. Chị sống ở Đại Hàn hơn 10 năm, giỏi tiếng Hàn và đang làm Counselor cho Migrant Women’s Emergency Hotline 1366 ngay tại Seoul. Mỗi ngày chị nhận điện thoại xin giúp đỡ thông dịch từ rất nhiều phụ nữ Việt ở Đại Hàn. Chị cũng đang phục vụ trong ban chấp hành của Hội Thánh người Việt do Mục Sư Lộc quản nhiệm.

Do điều kiện lương bỗng khá, việc làm tốt, đời sống dễ dàng hơn ở quê nhà nên những anh chị em công nhân Việt Nam thường cố gắng làm thêm giờ, thêm việc, và bận rộn với đời sống lao động hằng ngày, vì vậy số người công nhân Việt ở Đại Hàn không có nhiều người tin Chúa như anh em công nhân ở Malaysia, nhưng anh em nào tin Chúa đều biết rõ mục đích Chúa kêu gọi mình và phần lớn đều có đức tin vững vàng.

 

Buổi Nhóm Thờ Phượng Ngày Chúa Nhật

Trong buổi nhóm sáng Chúa Nhật ngày 10 tháng 6, tôi được Mục Sư Lộc mời giảng cho Hội Thánh có khoảng 50 anh chị em cùng thờ phượng Chúa trên một phòng lớn nằm trên lầu 4 do nhà thờ Đại Hàn dành riêng cho Hội Thánh người Việt. Mục Sư Lộc đang ăn lương của một Hội Thánh Trưởng Lão Đại Hàn và cũng có văn phòng làm việc chung với các nhân viên khác của nhà thờ mẹ. Trong bài giảng với đề tài: “Nếu Đây Là Bài Giảng Cuối Cùng Của Tôi”, tôi đã chia bố cục ra làm bốn phần. 1. Nếu đây là bài giảng cuối cùng, tôi muốn nhắc nhở anh chị em là đời sống con người thật ngắn ngủi, mong manh. 2. Nếu đây là bài giảng cuối cùng, tôi muốn anh chị em hãy quan tâm đến giá trị vĩnh cửu của linh hồn. 3. Nếu đây là bài giảng cuối cùng, tôi muốn rao báo cho anh chị em biết Chúa Cứu thế Giê-su là Đấng giải đáp hết mọi nan đê trong đời sống chúng ta. 4. Nếu đây là bài giảng cuối cùng, tôi muốn anh chị em sẵn sàng để ứng hầu trước toà án Chúa trong ngày Ngài phán xét thế gian.

Sau giờ nhóm, tất cả anh chị em trong Hội Thánh kéo xuống phòng ăn để ăn cơm trưa do Hội Thánh Đại Hàn khoản đãi hằng tuần. Bữa ăn trưa có cơm gạo dẽo, món canh cải, và mấy món kim chi truyền thống. Ăn trưa xong, Mục Sư và các chấp sự mời những thân hữu đến một phòng khách ngay sát phòng ăn để thông công. Phòng tiêp khách nầy được ngăn ra cách những phòng tiếp khách khác bằng tấm vách có khung kính, mỗi phòng đều có ghế phủ nệm, có bàn nước để uống trà, khung cảnh ở đây thật gần gủi giống như những phòng tiếp tân thường thây theo kiểu Nhật Bản, chỉ có điều khác là ở đây khách ngồi trên ghế chứ không ngồi xuống sàn như ở những tiệm ăn Đại Hàn mà tôi từng đến. Đây là dịp để Mục Sư hay chấp sự Hội Thánh hoan nghinh trò chuyện và làm chứng thêm về Chúa cho các thân hữu. Hôm nay có hai thân hữu lần đầu đến nhóm với Hội Thánh và mỗi người được Mục Sư làm chứng thêm và trao tặng một món quà. Món quà là một chiếc khăn lông có in tên và điện thoại của Mục Sư để thân hữu nhớ liên lạc.

Sau bữa tiếp tân, vào chiều Chúa Nhật có một số anh em tín hữu bằng lòng nhóm lại để được huấn luyện về phương cách chứng đạo. Nhân dịp nầy tôi đã hướng dẫn anh chị em chia sẻ Tin Lành bằng phương pháp minh họa câu Kinh Thánh Tin Lành Giăng 3:16. Đây là sáng kiến chứng đạo do tôi suy nghĩ ra một năm trước đây với những hình vẽ đơn giản. Tôi nghĩ nếu thính giả nghe và thấy cả hình ảnh minh hoạ thì họ sẽ nhớ lâu hơn.

“Vì Đức Chúa Trời” (vẽ hình mặt trời) và giải thích thêm theo lời của Giáo sư C. S. Lewis, “Tôi tin Đức Chúa Trời cũng như tôi tin mặt trời, không chỉ vì tôi thấy mặt trời nhưng mà là vì nhờ mặt trời mà tôi thấy được mọi sự.” Chính vì tin có Đức Chúa Trời mà chúng ta mới có đủ ánh sáng để giải thích mọi sự hiện hữu trên thế gian một cách hợp tình hợp lý.

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương” (vẽ tiếp hình quả tim) và giải thích, “Đức Chúa Trời yêu chúng ta vì Ngài là Đấng yêu thương. Chúng ta có thể yêu nhau vì Ngài đã yêu chúng ta trước.”

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian” (vẽ quả địa cầu với hình người nam và người nữ) và giải thích, “Đức Chúa Trời yêu thương mọi người vì loài người do Chúa dựng nên theo hình ảnh của Ngài. Chúa yêu con người mặc dầu con người phản nghịch, phạm tội và thường xây lựng lại với Ngài.

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban” (vẽ hình món quà) và giải thích Chúa yêu chúng ta đến nỗi đã ban tặng chúng ta món quà quý báu nhất. Món quà đó là Con Một của Ngài.

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài “ (vẽ tiếp hình Thập tự giá) và giải thích tiếp: “Con Một của Đức Chúa Trời chính là Chúa Cứu Thế Giê-su đã giáng thế thành người, chịu chết và chôn, đến ngày thứ ba đã từ kẻ chết sống lại.”

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất” (vẽ hình gương mặt buồn) và giải thích, hễ ai tin cậy Chúa sẽ không bị hư mất, không buồn bã tuyệt vọng nữa, nghĩa là không bị hình phạt đời đời ở nơi hoả ngục.”

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (vẽ hình gương mặt tròn vui) và giải thích, được sự sống đời đời là được sự sống mới vui vẻ bình an và biết chắc phước hạnh vui hưởng nước thiên đàng.

Khi đã giải thích và vẽ hình minh họa, chứng nhân có thể kêu gọi thân hữu tiếp nhận Chúa bằng cách hướng dẫn người đó đọc bài cầu nguyện mẫu ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa.

“Lạy Chúa Giê-su, là Con Một của Đức Chúa Trời, con tạ ơn Chúa đã đến thế gian, tìm con, yêu con, chết thế cho con. Con biết con là người có tội và số phận con sẽ hư vong. Con tin chắc Chúa là Đấng duy nhất có quyền ban cho con sự cứu rỗi. Xin Chúa tha tội cho con, nhận con làm con của Chúa và ban cho con sự sống đời đời. Xin Chúa biến đổi con trở thành con người Chúa muốn ngay hôm nay. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin trong danh Chúa Cứu Thế Giê-su. A-men.”

Sau khi giải thích và dùng phương pháp chứng đạo bằng hình vẽ nầy để làm chứng ngay tại chỗ, tôi vui thấy trong số hai thân hữu đang có mặt, có một người bằng lòng cầu nguyện tiếp nhận Chúa, còn người kia xin chờ đợi để suy nghĩ thêm. Thân hữu mới tin Chúa là anh Nguyễn Đức Nhuận là người Quảng Trị. Anh đã đi nhà thờ được mấy lần và chiều nay mới quyết định tiếp nhận Chúa.

Tôi suy nghĩ nếu những anh chị em tin Chúa trở vê quê hương và có ước vọng mở Hội Thánh mới thì lần lượt các tỉnh thành và quận huyện, làng xã ở Việt Nam sẽ có sự hiện diện của Hội Thánh Chúa và danh Chúa sẽ được đồn xa. “Và ai kêu cầu danh Chúa đều được cứu rỗi.”

 

Đến Thăm Nhà Thờ Yoido Full Gospel Church

Sáng thứ Hai 11 tháng Sáu, tôi được Mục Sư Lộc hướng dẫn đến Seoul để thăm ngôi nhà thờ lớn 700,000 tín hữu của Mục Sư Yonggi Cho. Ở Đại Hàn phương tiện giao thông công cọng được người Hàn sử dụng rất nhiều. Dân số Seoul lên đến 12 triệu người, mỗi ngày người dân sử dụng xe điện để đi làm không bị trễ giờ. Đến giờ cao điểm, mọi tuyến đường xe điện đều đây ứ người, chen nhau lên xe xuống xe chật như cá hộp. Đó là hình ảnh quen thuộc của xã hội công nghiệp văn minh hiện đại. Ở thành phố Seoul có nhiều tuyến đường xe điện. Tôi đi theo Mục Sư Lộc và suy nghĩ không biết bao giờ mình mới biết sử dụng xe điện ở đây. Nếu không có người hướng dẫn thì chắc chắn không biết đường đi. Mục Sư Lộc và tôi đã khởi đầu đi bằng xe bus rồi chuyển xuống tàu điện ngầm nằm dưới lòng sông và chuyển qua mấy trạm xe điện nữa để đến nhà thờ Yoido Full Gospel.

Yoido-Full-Gospel-Church-members

Đây là nhà thờ lớn nhất ở Đại Hàn có 10,000 chỗ ngồi với những toà nhà cao tầng nằm phía sau nhà thờ trong một khu phố rộng. Vị trí nhà thờ nằm sát con đường lớn chạy dọc bờ sông và sát đầu chiếc cầu nối con đường từ thành phố cổ với khu thành phố mới là nơi có nhiều cơ quan chính phủ kể cả toà nhà quốc hội. Được xây dựng từ năm 1974 trên vùng đất mới chỉ dành để đổ rát bên kia sông Hàn, Mục Sư quản nhiệm Yonggi Cho quả là người lãnh đạo có viễn kiến và có tầm nhìn lớn. Thế giới cần những nhà lãnh đạo nhìn xa thấy rộng và có can đảm để nhìn thấy trước những hình ảnh mà nhiều người không thấy.

Mục Sư quản nhiệm Yonggi Cho quả là người lãnh đạo có viễn kiến và có tầm nhìn lớn. Thế giới cần những nhà lãnh đạo nhìn xa thấy rộng và có can đảm để nhìn thấy trước những hình ảnh mà nhiều người không thấy.

Vì là sáng thứ Hai trong tuần nên không có người đi nhà thờ, chúng tôi có đi chung quanh nhà thờ để chụp hình và bước vào bên trong để xem khung cảnh nhà thờ. Quả thật nhà thờ thật lớn, bên trong có nhiều dãy nhiều tầng với rất nhiều ghế ngồi. Do đã từng đến thăm những nhà thờ to lớn của Hội Thánh Báp-tít ở Mỹ như Prestonwood, Jacksonville… tôi không có mấy ấn tượng về tầm vóc của ngôi nhà thờ lớn nhất Đại Hàn nầy. Tuy nhiên nếu nghĩ đến thời điểm xây nhà thờ Yoido trước năm 1975 vào khoảng 34 năm về trước tôi nhận thấy đây thực sự là ngôi nhà thờ vĩ đại. Nhà thờ nầy vẫn còn vĩ đại vì số người đi nhà thờ nầy không giảm, mỗi Chúa Nhật có nhiều lễ và lễ nào cũng có đông người tham dự. Chắc chắn sự dâng hiến của các tín hữu cũng phải cao mới đáp ứng nỗi nhu cầu duy trì và phát triển của Hội Thánh. Chắc chắn những bài giảng và chương trình thờ phượng phải sống động và quyền năng mới có thể thu hút người nhóm lại hằng tuần không giảm.

Tôi đọc được một bài tâm tình của Mục Sư Yonggi Cho với các bạn đồng lao của ông, trong đó ông nói, “Mặc dầu có nhiều yếu tố đóng góp cho sự tăng trưởng của Hội Thánh, một yếu tố chính là bài giảng của Mục Sư. Theo ý tôi, bài giảng đóng góp khoảng 70% vào sự tăng trưởng của một Hội Thánh, trong khi tổ chức và sự thăm viếng đóng góp 30% còn lại. Một Mục Sư phải chuẩn bị thật tốt và trình bày thật tốt bài giảng của mình.”

Mặc dầu có nhiều yếu tố đóng góp cho sự tăng trưởng của Hội Thánh, một yếu tố chính là bài giảng của Mục Sư. Theo ý tôi, bài giảng đóng góp khoảng 70% vào sự tăng trưởng của một Hội Thánh, trong khi tổ chức và sự thăm viếng đóng góp 30% còn lại. Một Mục Sư phải chuẩn bị thật tốt và trình bày thật tốt bài giảng của mình

Trong tờ chương trình nhóm ngày 10 tháng 6, 2007, tôi thấy ghi tên diễn giả là Mục Sư Yonggi Cho với đề tài bài giảng “The Secret to a Truly Blessed Life” (Bí Quyết Một Đời Sống Thực Sự Được Phước). Bài giảng nầy dựa trên những phân đoạn Kinh Thánh sau đây: Lu-ca 19:1-2; Lu-ca 6:38; Rô-ma 7:21-8:2; Hê-bơ-rơ 12:2-3; Rô-ma 6: 4; 2 Cô-rinh-tô 13:3-5.

Cùng đi tham quan lần nầy với tôi ngoài Mục Sư Lộc còn có thầy Phạm Hồng Nhật, một sinh viên Việt Nam gốc người Đà Nẵng, đang học Thần Học chương trình M.Div. tại Trường Torch Trinity Graduate School of Theology ở tại thủ đô Seoul. Trường nầy cấp bằng M.Div. và gần đây cũng đã cấp đến bằng Ph.D. Thầy Nhật được một Hội Thánh Đại Hàn cấp học bỗng 3 năm.

cho

Sau khi dừng lại ăn cơm trưa, chúng tôi tiếp tục lên xe bus để đến thăm núi cầu nguyện Osan cách nhà thờ khoảng một tiếng đồng hồ. Nhà thờ Yoido đã chuẩn bị sẵn một số xe bus chở khách miễn phí đên núi cầu nguyện. Trên xe có phát thanh bài giảng tiếng Đại Hàn của Mục Sư Yonggi Cho để người đi xe cùng nghe lời Chúa. Tôi hoàn toàn không biết một chữ tiếng Hàn nào và tôi không hiểu diễn giả nói gì. Nhưng tôi đã hiểu một phần nào ngôn ngữ của sự cầu nguyện khi tôi đến tận núi cầu nguyện Osanri. Nói là núi nhưng núi cầu nguyện không cao lắm, giống như một khu nghỉ mát biệt lập, xa thành phố, có khu dưỡng lão, có khách sạn, có các phòng sinh hoạt và có cả khu nghĩa trang. Núi cầu nguyện cũng có một hội trường lớn chứa khoảng 3,000 chỗ ngồi, tại đây có sinh hoạt giảng dạy và cầu nguyện suốt tuần. Đặc biệt nhất là có một khu nằm sát ven đồi với hàng trăm phòng cầu nguyện nhỏ xíu vừa đủ chỗ cho một người ngồi cầu nguyện, không đứng lên được. Mỗi phòng nhỏ có cửa khóa bên ngoài, để giày bên ngoài, có lỗ thông hơi. Tôi đi qua bên ngoài những phòng nhỏ nầy và nghe có người đang cầu nguyện bên trong. Họ cầu nguyện bằng tiêng Hàn, cũng có người tôi biết đang cầu nguyện riêng tư với Chúa bằng tiếng lạ.

Núi cầu nguyện là sức mạnh của Hội Thánh Đại Hàn, nơi mà hằng ngày những lời cầu nguyện được Chúa nhậm, những giờ cầu nguyện thâu đêm, những cuộc đời được biến đổi. Mỗi khi có nan đề cần giải quyết, người tín đồ Đại Hàn thường dành mấy ngày lên núi kiêng ăn và cầu nguyện. Có những người cầu nguyện thâu đêm. Tôi cũng ghé lại tiệm sách bán các sách báo và hình ảnh, hầu hết đều bằng tiếng Đại Hàn. Tôi thấy có một số sách do Mục Sư Yonggi Cho viết bằng Anh Ngữ. Tôi đã mua được 15 quyển sách với các đề tài khác nhau của Dr. David Yonggi Cho do Seoul Logos Co. xuất bản, hình thức sách in đẹp không thua gì sách xuất bản ở Mỹ.

Núi cầu nguyện là sức mạnh của Hội Thánh Đại Hàn, nơi mà hằng ngày những lời cầu nguyện được Chúa nhậm, những giờ cầu nguyện thâu đêm, những cuộc đời được biến đổi. Mỗi khi có nan đề cần giải quyết, người tín đồ Đại Hàn thường dành mấy ngày lên núi kiêng ăn và cầu nguyện

Qua một bài giảng của Mục sư Yonggi Cho, tôi được biết vào tuần thứ nhất đầu năm mới, có khoảng 50,000 tín hữu đến Núi Cầu Nguyện Osanri để kiêng ăn cầu nguyện trong 3 ngày. Mỗi năm có đến 400,000 người đến núi nầy để kiêng ăn cầu nguyện từ 3 đến 15 ngày. Đây chính là sức mạnh của Hội Thánh Đại Hàn. Mục sư Yonggi Cho còn cho biết nhờ kiêng ăn cầu nguyện mà những tín hữu tham gia có được những ích lợi như: nhận được quyền năng để chiến thắng quyền lực tối tăm, giải toả những gánh nặng, thoát khỏi những xích xiềng của thói hư tật xấu và tính nóng nảy, giảm thiểu những căng thẳng và bẻ gãy được những gông ách là những nan đề trong cuộc sống. Nhiều Mục sư và tín hữu Đại Hàn đã noi gương Chúa Giê-su kiêng ăn cầu nguyện đến 40 ngày.

Đến giờ về chúng tôi sắp hàng ở khu vực chờ đợi và lần lượt lên xe bus trở về nhà thờ Yoido để từ đó đi xe bus khác về nhà. Trên đường về tôi để ý nhìn thấy đường phố Seoul thật lớn, đường chính mỗi bên 5 lanes, trên đường tấp nập nhiều xe hơi, xe bus, xe taxi, và nhà cửa san sát dọc đường đi giống như ở thành phố Sài Gòn. Có rất nhiều chung cư cao tầng. Thành phố Seoul thật lớn, đi từ bắc chí nam thật lâu vẫn không hết thành phố. Ban đêm đèn neon đủ màu sáng rực mang toàn chữ Đại Hàn dọc theo con đường xuyên qua thành phố. Tôi nhận thấy người Đại Hàn có tinh thần quốc gia mạnh mẽ, hầu hết đều dùng hàng nội hóa, dân chúng đi toàn xe sản xuất tại Đại Hàn. Tôi thấy xe hơi đủ kiểu mang toàn hiệu xe sản xuất nội địa như Huyndai và Kia. Tôi không thấy nhiều xe Nhựt như ở Mỹ. Tôi thấy một lần chiếc xe hiệu xe Volvo và một lần chiếc hiệu xe Lexus. Tôi bỗng chợt nhớ con rễ tôi ở Mỹ bây giờ thích dùng xe Đại Hàn. Anh vừa mới mua cho gia đình mình chiếc xe van mới toanh mang nhản hiệu Huyndai.

 

Đi Tắm Sauna

Trước khi đi Đại Hàn, tôi có chuẩn bị đem theo áo ấm vì nghe nói ở Đại Hàn lạnh lắm. Nhưng năm nay mùa hè ở Đại Hàn nóng không khác gì ở Dallas. Tôi không phải mặc áo ấm và thích đi tắm sau một ngày đi bộ rất nhiều. Ở thành phố An Yang, nơi tôi đang tạm trú có một khu nhà tắm truyền thống của người Đại Hàn. Nhà tắm nằm trên tầng 9 của một khu nhà cao tầng. Đây có thể nói là nơi nghỉ dưỡng và hồi sức lý tưởng dành cho những người lao động mệt mỏi cần chỗ để tắm và ngủ nghỉ thoả mái, tự nhiên. Tôi cùng với hai người bạn đến tắm mát ở đây vào lúc gần trưa. Khu nhà tắm có các bồn tắm nước nóng, phòng xông hơi, phòng nước biển và phòng nước thật lạnh với vòi nước chảy xôi thật mạnh. Nhà tắm cũng có chỗ dành cho những người muốn được kỳ cọ cho thông máu huyết, cũng có chỗ cho người muốn nằm nghỉ, muốn tập thể dục và muốn ăn các món ăn truyền thống Đại Hàn. Nhà tắm cung cấp đầy đủ phương tiện để lau khô, tắm gội, kỳ cọ, trang điểm, sấy tóc, chải tóc, tắm rữa. Dàn nước bông sen ở đây chảy rất mạnh và có thể xài nước thoả mái. Mỗi người khách được phát một bộ đồ, nam áo quần màu xanh da trời, nữ áo quần màu hồng. Nam có khu tăm riêng, nữ có khu tắm riêng, nhưng nam nữ có thể ăn chung và sinh hoạt tập thể dục chung. Ở đây cũng có cả tiệm hớt tóc và chỗ đánh giày. Giá vé vào nhà tắm lớn khoảng 9,000 Won, tương đương 9 USD.

Sau hơn cả giờ tắm thoả mái tôi và các bạn đều đói bụng.  Chúng tôi cùng vào phòng ăn, ngồi xuống cạnh cái bàn bằng gỗ kê thật thấp, phải ngồi xếp chân bằng sát sàn nhà mới ăn được. Tôi được biết người Đại Hàn đã tập ngồi sát đất từ nhỏ nên họ có thể ngồi hàng giờ mà không đau chân hay mệt mỏi. Người Việt quen ngồi ghế nên rất khó khăn khi ngồi theo cách ngồi sát đất nầy.

Tôi để ý thấy khu nhà tắm được chủ nhân và mọi người giữ thật sạch, không chút bụi bặm. Tôi rât thích khung cảnh sạch sẽ và khâm phục tính ngăn nắp, kỹ luật của người Đại Hàn. Nhà tắm là nơi vừa giữ được truyền thống dân tộc, vừa văn minh, tiên bộ đáp ứng nhu cầu con người hiện đại, giúp thư giản thân thể, rất tự nhiên sạch sẽ và thoải mái tinh thần. Tôi còn học biết nhà tắm cũng là nơi thích hợp nhất để hai người bạn có thể nói chuyện tâm tình và khuyên bảo giải quyết những vấn đề riêng tư hiệu quả nhất. Ở Mỹ mỗi ngày tôi có thể đi tắm, đi bơi và đi xông hơi ở Câu Lạc Bộ 24 Hour Fitness nhưng khung cảnh và bồn tắm ở đó không gần gủi, đầy đủ và thỏa thích bằng ở đây.

Mấy ngày sau tôi tìm được một nhà tắm khác gần nhà với giá rẽ hơn vì nhỏ hơn nhưng cũng có đầy đủ mọi phương tiện để tắm mát nghỉ ngơi thoải mái. Sau một ngày đi lại mệt nhọc, tôi thích vào tắm mát ở nhà tắm Sauna gần nhà. Tại đây có một vòi nước chảy xối xuống thật mạnh có thể làm massage toàn thân. Ở đây giá vé vào nhà tắm rẻ hơn. Mỗi lần tắm tôi chỉ trả 4,000 Won tương đương với 4 USD.

 

Các Chị Em Người Việt Lấy Chồng Hàn Quốc

Trong Hội Thánh người Việt tại thành phố An Yang có một số phụ nữ Việt lấy chồng Hàn. Hầu hết các chị đều sinh ra ở miền Tây Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn, ít học, có nhiều người không biết đọc tiếng Việt, ở quê hương các chị thiếu việc làm và không biết tương lai như thế nào nên đã nhắm mắt ra đi tìm kiếm một tương lai. Các chị em lấy chồng Hàn Quốc nếu so với các chị em lấy chồng Đài Loan thì có vẻ may mắn hơn. Lý do là trong xã hội Đại Hàn, ảnh hưởng của đạo Chúa khá mạnh mẽ. Tình thương đối với nghèo và người nước ngoài được mọi người dân tôn trọng.

Khi đã tin nhận Chúa các chị em rất tươi vui phấn khởi vì trong Hội Thánh có tổ chức chương trình thờ phượng, cầu nguyện, họp mặt thông công, nhờ đó các chị có dịp gặp gỡ nhau hằng tuần, có dịp chia sẻ tâm tình, an ủi nhau, ăn chung những món ăn Việt Nam với nhau, nói tiếng mẹ đẻ với nhau, và giúp đỡ nhau trong những ngày sống tha hương.

Các chị em tín hữu sống gần nhau trong khu phố Kunpo đã tổ chức được một nhóm nhỏ lấy tên Nhóm Phụ Nữ Bình An và gặp gỡ nhau hằng tuần. Vào lúc 3 giờ chiều, tôi cùng ông bà Mục Sư Lộc đến thăm nhà chị Bé là nơi các chị em đang gặp nhau. Chị Bé có tên thật là Nguyễn Thị Bích Thảo khoảng 30 tuổi có chồng hơn chị 25 tuổi và mới có được đứa con gái đầu lòng đặt tên là Chu-A. Chị đang ở trong một khu nhà có 3 phòng nằm trong một chung cư. Đây là ngôi nhà tiêu biểu của người dân Hàn. Trong thành phố có rất nhiều chung cư cao tầng và các gia đình người Việt lấy chồng Hàn thường sống trong những chung cư như thế. Chị Bé mới tin nhận Chúa và được Chúa biến đổi đời sống, hết lo âu và được chồng thương nên sống bình an. Chị Bé biết ơn Chúa và nhận biết ơn cứu rỗi của Chúa là lớn nhất cho đời sống mình. Chị cũng biết dâng hiến tiền bạc cho Chúa nữa. Chị để dành được 1,000 Mỹ kim và quyết định đem tiền đó dâng cho Hội Thánh để lo công việc truyền giáo cho Việt Nam. Rõ ràng Chúa đang làm việc biến đổi lạ lùng của Ngài trong lòng những người dân Việt để họ thấy rõ mục đích sống và hướng đi của cuộc đời.

Thông thường do chưa biết tiếng Hàn và cũng ít học nên các chị thường để cho chồng quản lý tài chánh, các chị đi đâu, làm gì cũng phải lệ thuộc chồng, xin phép chồng. Việc để dành tiền để dùng vào việc riêng cũng rât khó khăn. Tôi hỏi một chị có muốn về thăm Việt Nam không, chị trả lời khi nào chồng cho phép mới về.

Trong buổi sinh hoạt họp mặt tại nhà chị Bé còn có các chị Huệ, chị Phiên và chị Trâm. Chị Huệ đã có đứa con trai đầu lòng và vừa ăn mừng sinh nhật một tuổi của đứa con cưng. Đối với chị đứa con trai là một gạch nối giữa chị và gia đình nhà chồng, giúp mối liên hệ gia đình càng ngày càng bền chặc hơn. Chị Trâm thì vui mừng vì đang có thai, còn chị Phiên đang cầu nguyện để xin Chúa cho sớm có con. Dưới sự hướng dẫn của Bà Mục Sư Lộc, cả ba chị em nầy đều bắt đầu biết hát thánh ca, đọc Kinh Thánh. Các chị em ở Kunpo mới bắt đầu học lời Chúa hàng tuần theo sách Tin Lành Mác.

Bà Mục Sư Lộc đã từng sống với Hội Thánh tại đây trong 3 năm qua cho biết các chị em người Việt có chồng Hàn phần lớn còn rất trẻ, tuổi từ 19 đến 23. Nhưng những người chồng của những chị em nầy hầu hết đều ở khoảng tuổi từ 39 đến 55. Đa số những người chồng nầy đi tìm vợ ngoại quốc là vì đã li dị vợ, vì đã lớn tuổi rồi cần người giúp đỡ chuyện nhà, hoặc là vì nhà nghèo, lương bỗng thấp, không thể lấy được vợ Hàn hoặc là người có bệnh cần người chăm sóc…

Các chị em Việt lấy chồng Hàn có đời sống tinh thần rất khó khăn. Vừa chênh lệch tuổi tác, vừa có trình độ học vấn khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, các chị em phải hết sức nhịn nhục, chịu đựng để sống còn. Có trường hợp một chị em bị chồng đánh chịu không nổi đã ôm con bỏ nhà ra đi mà không biết đi đâu. Có một chị bị xích chân lại khi chồng đi làm. Có một chị nhảy từ lầu bốn xuống để đi trốn, bị thương, được đưa vào nhà thương và được giới thiệu vào tạm trú tại trung tâm do nhà thờ lập lên để giúp người khó khăn. Có những căng thẳng và hiều lầm xảy ra trong một số các gia đình vì lý do bất đồng ngôn ngữ, có một số trẻ em được sinh ra không biết sẽ được giáo dục trong gia đình theo tiếng mẹ đẻ hay theo tiếng cha đẻ. Dĩ nhiên khi sống và lớn lên ở đất Hàn các em bé sẽ sớm hội nhập với nền giáo dục nhà trường của Hàn Quốc. Các em bé mang hai dòng máu Việt Hàn bề ngoài chẳng khác nào người Hàn.

Tôi được biết người Đại Hàn có truyền thống rất mạnh về đức hiếu kính cha mẹ theo Lời Chúa dạy. Tôi đã thấy một gia đình người Hàn tổ chức lễ mừng tuổi thọ cho mẹ trong cùng nhà hàng buffet ăn mừng sinh nhật. Tôi chứng kiến trong buổi lễ có phần hình thức người con cõng mẹ đang mặc bộ đồ truyền thống từ ngoài chạy vào giữa tiếng vỗ tay và tiếng nhạc vui.

Tình trạng gia đình người Hàn lấy vợ ngoại quốc cũng là mối quan tâm của chính phủ Đại Hàn và các tổ chức giáo hội Công Giáo và Tin Lành. Đó là lý do trong những năm gần đây ở mỗi quận đều có một trung tâm văn hóa do chính phủ hay Hội Thánh thiết lập để giúp liên lạc, dạy tiếng Hàn, dạy chị em nấu ăn theo các món ăn Hàn và binh vực quyền lợi cho các chị em ngoại quốc lấy chồng Hàn. Trong Hội Thánh có một chị em người Việt giỏi tiếng Hàn đã được tuyển vào làm việc cho một trung tâm tư vấn gia đình để giúp đỡ các chị em. Một hoàn cảnh mới của thời đại đang diễn ra trong đời sống gia đình của những người Việt tha hương.

 

Gặp Mục Sư Yoon Woo Lee

Mục Sư Yoon Woo Lee lấy tên Việt Nam là Lý Nhuận Vũ, 53 tuổi, nói tiếng Việt rất giỏi và đã đi Việt Nam hơn 64 lần và nay vẫn còn đi nữa. Mỗi lần đi Việt Nam là ông dẫn theo một vài ân nhân để giới thiệu cho ân nhân biết các nhu cầu cần giúp đỡ ở Việt Nam. Nhờ nhìn thấy rõ nhu cầu, việc vận động tài chánh sẽ dễ dàng hơn. Theo sự sắp đặt trước của Mục Sư Lộc, sáng ngày 13 tháng Sáu, Mục Sư Lộc cùng tôi đến văn phòng Đại Hàn Christian Association for International Social Welfare (KCAISW) để gặp Mục Sư Lee. Văn phòng nằm trên lầu năm của toà nhà rất lớn tại Seoul cũng là trụ sở của Hội Phụ Nữ Cơ-đốc Hàn Quốc.

Bước vào văn phòng tôi ngạc nhiên thấy trên hai bên tường có treo liên tiếp nhau tấm hình của những ngôi nhà thờ thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Tôi cũng thấy tấm hình lớn nhất chụp mặt tiền Bệnh Viện Nhi Đồng ở Nam Định. Câu chuyện gặp gỡ hôm nay với Mục Sư Lee làm tôi không ngớt ngạc nhiên.

Mục Sư Lee vui vẻ tiếp chúng tôi. Ông nói tiếng Việt rất trôi chảy khiến tôi không còn bỡ ngỡ nữa và cảm thấy gần gủi ngay. Cùng tiếp chúng tôi có Mục Sư Park, Chang Whan là Tổng Thư Ký của Hội. Mục Sư Park vốn là Mục Sư Tuyên Úy trong quân đội Đại Hàn cấp bậc Đại Tá và ông chỉ nói tiếng Hàn, không nói được tiếng Anh hay tiếng Việt. Trong bầu không khí vui vẻ, Mục Sư Lee tâm sự với chúng tôi về lý do người Đại Hàn thương người Việt Nam và muốn giúp đỡ dân Việt Nam. Ông cũng giới thiệu với chúng tôi công tác từ thiện mà ông cùng với Hội KCAISW đã giúp đỡ Việt Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt là chương trình giúp xây nhà thờ cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam).

Mục Sư Lee cho biết, “Người Hàn biết ơn Việt Nam. Năm mươi năm trước đây, thu nhập bình quân đầu người của người dân Hàn có 60 USD trong khi người dân Việt lúc đó có thu nhập bình quân là 300 USD. Người Việt đã giúp gạo cho người Hàn. Một lý do nữa là từ năm 1964 Hàn Quốc đã có tham gia chiến tranh Việt Nam và đã hy sinh 5,000 binh sĩ và có 20,000 thương binh trong suốt cuộc chiến Việt Nam.”

Những danh xưng nhắc lại như Sư đoàn Mãnh Hổ, Bạch Mã… nghe có vẻ khó quên đối với nhiều người dân sống trong vùng lửa đạn năm xưa, cũng như với các kỷ niệm một thời của những cựu chiến binh Đại Hàn hôm nay. Những cựu chiến binh Đại Hàn trong cuộc chiến Việt Nam đều muốn trở lại thăm Việt Nam. Họ kiên nhẩn đợi chờ và rồi 15 năm chờ đợi cũng đến.

Năm 1989 tình hình Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu thay đổi, phong trào đổi mới bắt đầu thổi đến Việt Nam sau khi đã bùng lên ở Nga và Đông Âu. Các cựu chiến binh Đại Hàn nhất là những tín hữu Tin Lành, có người nay đã là những Mục Sư nỗi danh, những thương gia, những giám đốc xí nghiệp giàu có, rất muốn trở lại thăm những nơi họ đã trải qua và tìm hiểu khả năng có thể làm gì để rịt lành vết thương chiến tranh mà họ đã từng tham dự gây ra. Đầu năm 1990, các cựu binh nầy đã hiệp nhau thành lập Hiệp Hội Phúc Lợi Xã Hội Quốc Tế Cơ-đốc Giáo Hàn Quốc với vị Chủ tịch đầu tiên là Cựu Thiếu Tướng Lục Quân Joo Tae, văn phòng đặt tại Seoul, thủ đô Hàn Quốc. Hiệp hội thành lập nhằm 3 mục đích: hổ trợ các Mục Sư, giúp xây nhà thờ, và phục vụ y tế, tất cả cho người Việt Nam.

Năm 1993, chủ tịch và phái đoàn đến thăm Việt Nam để thảo luận với nhà cầm quyền Việt Nam về khả năng xây tặng một bệnh viện nhi đồng ở Nam Định. Phái đoàn cũng xin phép đến thăm những nhà thờ Tin Lành nằm trong vùng có quân đội Đại Hàn trú đóng trước đây. Kết quả là ngày 27 tháng 8 năm 1997, bệnh viện nhi đồng 100 giường tại Nam Định đã làm lễ khánh thành lấy tên là Bệnh Viện Tình Thương Nam Định. Đến nay bệnh viện nầy với sự giúp đỡ của các bác sĩ Đại Hàn đã làm phẫu thuật chữa trị được cho 1,700 thiếu nhi Việt Nam.

Năm 1994 những nhà thờ Tin Lành đầu tiên được Hiệp Hội giúp tái thiết là ở Quảng Hoà, Vạn Ninh, Dục Mỹ, Phú Phong. Đến năm 1998, xây được 30 nhà thờ trong đợt một và đến cuối năm 2004 xây được 30 nhà thờ nữa trong đợt hai. Giữa năm 2005, trong đợt ba, Hiệp Hội giúp xây nhà thờ Tin Lành ở vùng dân tộc thiểu số bắt đầu với nhà thờ Plei Betel ở tỉnh Gia Lai Kontum và đang tiếp tục giúp xây những nhà thờ khác. Mục Sư Lee cho biết Hiệp Hội dự định sẽ giúp Hội Thánh Tin Lành Việt Nam xây cho đủ 100 nhà thờ rồi thôi.

Năm 2003 khi Viện Thần Học của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được phép mở cửa với 50 sinh viên, Hiệp Hội đã dự phần cấp học bỗng toàn phần. Qua năm 2005 có khoá 2 là 100 sinh viên và nay khoá 3 có 114 sinh viên nữa, Hiệp Hội tiếp tục giúp học bỗng bán phần. Hiện nay Hiệp Hội đang vận động để giúp 300,000 USD trong chương trình xây cất cơ sở mới của Viện Thần Học ở Sài Gòn. Ngoài ra, trong thời gian dài, Hiệp Hội đã phụ giúp cho 200 Mục Sư và cấp học bỗng cho 200 sinh viên Đại Học khác là con của các Mục Sư Tin Lành để các em có thêm điều kiện tiếp tục việc học hành, hy vọng nhiều em sẽ kế tục chức vụ của cha mẹ mình.

Mục Sư Lee có tên đầy đủ là Yoon Woo Lee đã đệ trình luận án tiến sĩ trong chương trình Doctor of Ministry tại Oral Roberts University, Oklahoma, 2006 với đề tài “An Evaluation Of The Mission Stratery Effectiveness in Vietnam.” Tôi đọc thấy trong luận án nầy rất nhiều kinh nghiệm thực tế của Mục Sư Lee trong chương trình từ thiện và truyền giáo giúp đỡ người Việt Nam trong 13 năm qua.

Chắc chắn chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ chỉ hưởng lợi chứ không mất mát gì khi mở rộng cửa và mở rộng bàn tay đón nhận lấy món quà đức tin, hy vọng và tình thương mà những người tin Chúa trên khắp thế giới sẵn sàng ban tặng, chia sẻ.

Mục Sư Lee còn cho chúng tôi xem một bài báo viết về ông với đề tài, “Một Người Hàn Trầm Lặng” của nhà báo Quốc Việt đăng trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần ngày 6 tháng 5, 2007. Tôi để ý đến chi tiết của một câu chuyện trong nhiều câu chuyện xảy ra mới đây. Vợ chồng chị Phạm Thị Thảo sang Hàn Quốc lao động và đã ở lại đây đã 10 năm rồi nhưng không có bảo hiểm y tế. Chị có đứa con trai khoảng 4 hay 5 tuổi bị bịnh ung thư máu. Được người quen giới thiệu họ đã gọi điện thoại cho ông. Ông Lee đã vận động được số tiền lên đến 70,000 USD để giúp gia đình chị Thảo, cháu bé đã được đưa vào bệnh viện và được chữa khỏi bệnh. Đây là một trong số rất nhiều việc ông Lee đã làm cho người Việt tại Việt Nam cũng như những người Việt sống tại Đại Hàn.

Tâm sự với nhà báo khi được hỏi ông có nguyện vọng gì khi giúp đỡ người khác, ông nhẹ nhàng nói, “Tôi chỉ mong cuộc sống của họ sẽ tốt hơn để họ có điều kiện giúp đỡ lại người khác là hạnh phúc rồi.”

Nghe qua những con số và những câu chuyện đầy ý nghĩa trên, tôi dâng lời cảm ơn Chúa đã dùng các Mục Sư và tín hữu Đại Hàn “yêu Chúa yêu người” để giúp đỡ bước đầu rất cần thiết cho việc xây dựng Hội Thánh Chúa ở Việt Nam. Sự giúp đỡ của các Hội Thánh Đại Hàn đối với 60 chục ngàn người Việt  trong số gần 1 triệu người nước ngoài thuộc các dân tộc đang sinh sống, làm việc và học tập tại Đại Hàn ngày nay vẫn xảy ra tự nhiên và tiếp tục không ngừng, thể hiện truyền thống yêu thương vô vị lợi của những người đang có tình thương của Chúa yêu thương tuôn đổ trong lòng.

“Tôi chỉ mong cuộc sống của họ sẽ tốt hơn để họ có điều kiện giúp đỡ lại người khác là hạnh phúc rồi.” Tôi rất vui vì câu nói nầy, câu nói thay cho tất cả những người tin thờ Chúa khi đưa tay giúp đỡ người khác. Nhưng tôi tự hỏi không biết đến khi nào Hội Thánh Việt Nam mới có khả năng để tự lập, tự trị và tự truyền bá Tin Lành giống như Hội Thánh Đại Hàn. Tôi cũng thầm hỏi chủ trương truyền bá Tin Lành cho người Việt khắp nơi trên thế giới “by Vietnamese, with Vietnamese and for Vietnamese” mà tôi đang mơ ước có thực tế hay không? Đến khi nào nước Việt mới tiến bộ được như nước Đại Hàn? Tôi chợt nhớ những câu ca dao tục ngữ Việt Nam. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng.” “Đông tay vỗ nên kêu.” “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Tôi tin tưởng sự tự tin, đoàn kết và hiệp tác sẽ làm nên sức mạnh. Vị kỷ là tính xấu, vị tha là tính tốt. Hận thù là tính xấu, tha thứ là tính tốt. Ghen ghét là tính xấu, yêu thương là tính tốt. Tôi nghĩ chỉ có Thiên Chúa mới ban cho con người một thứ tình thương vị tha bao la vượt qua mọi rào cản, mọi biên giới của loài người. Chính tình thương mà con người mong muốn có là bằng chứng về sự thực hữu của một Đấng yêu thương.

 

Gặp Lại Mục Sư David Hahn

 

Sáng ngày 14 tháng 6, Mục Sư Lộc và tôi hẹn gặp Mục Sư Tiến Sĩ David Hahn. Tôi rất mừng khi gặp lại ông. Tôi nghe giọng nói tiếng Anh của ông rõ hơn và thấy ông vẫn lanh lợi, mạnh khoẻ mặc dầu năm nay ông đã qua tuổi 70. Ông nói với tôi là ông tự cảm thấy mình như người 50 tuổi, hăng hái làm việc. Ông đang mang những trách nhiệm lớn lao trong công tác truyền giáo tại nhiều nước, kể cả Việt Nam. Chúng tôi không ngờ ông có ý định đưa chúng tôi đến thăm Đại Chủng Viện cũng là Viện Đại Học Báp-tít lớn nhất ở Đại Hàn nằm cách Seoul 150 cây số. Chúng tôi cùng đi xe bus tốc hành để đến cơ sở Viện ở Daejeon. Trên đường quốc lộ số 1 từ bắc xuống nam, tôi thấy nước Đại Hàn văn minh tiến bộ không thua gì các nước văn minh khác trên thế giới. Đường sá rộng rãi, đi lại toàn xe hơi sản xuất tại Hàn Quốc, cảnh quan hai bên đường đẹp sạch, chen giữa những đồi núi giữa một đất nước tôi thấy là có nhiều núi hơn đồng bằng. Suốt mấy tiếng đồng hồ ngồi chung xe với Mục Sư Hahn, tôi đã tìm hiểu được nhiều điều về công việc Chúa ở Hàn Quốc và về gương sáng của người hầu việc Chúa.

Mục Sư Hahn cho biết ở Đại Hàn có 700,000 tín hữu Báp-tít sinh hoạt trong 2,700 nhà thờ. Hai mươi lăm về trước ông đã được bầu vào chức vụ Chủ Tịch Giáo Hội Báp-tít Đại Hàn. Nay ông cũng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Giáo Hội, trong đó đặc biệt nhất là chức Phó Chủ Tịch Baptist World Alliance. Được hỏi tỉ lệ tín đồ các tôn giáo ở Đại Hàn, Mục Sư Hahn cho biết theo ông ở Đại Hàn hiện nay có 25% tín đồ Tin Lành, 7% tín đồ Công Giáo và 22% tín đồ Phật giáo. Số còn lại theo chủ nghĩa thế tục hoặc tín ngưỡng dân gian giống như dân các nước Á Đông. Tính riêng các giáo phái Tin Lành thì giáo phái Trưởng Lão (Presbyterian) là lớn nhất, mạnh nhất, kế đó là Giám Lý (Methodist), Ngũ Tuần (Pentecostal), Báp-tít và Holiness.

 

Thăm Đại Chủng Viện Báp-tít 

Là thành viên của Ban Quản Trị của Đại Hàn Baptist Theological University/Seminary, Mục Sư Hahn có chương trình tham dự buổi họp của Ban Quản Trị và nhân dịp nầy ông đã mời chúng tôi cùng đi. Đến nơi trong khi ông đang dự họp, chúng tôi được một giáo sư của Viện hướng dẫn đi thăm các phòng ốc, hội trường và thư viện. Tôi được biết hiện nay Viện đang có 2,500 sinh viên theo học các ngành, hầu hết đều dạy tiếng Hàn. Vị giáo sự hướng dẫn còn vui vẻ cho biết nếu các sinh viên Việt Nam học giỏi tiếng Hàn trước thì hy vọng xin được học bỗng du học tại đây sẽ rất cao. Ở Đại Hàn các Trường Thần Học đều có chương trình M. Div. và Th.M. Có một số trường cũng cấp bằng Tiên sĩ Thần Học nữa. Vào thư viện với rất nhiều sách tiếng Hàn, tôi mới thấy người dân Hàn rất quan tâm đến việc phát huy tiếng mẹ đẻ của mình. Đi đâu cũng thấy chữ viết bằng tiếng Hàn. Sách báo, truyền hình, quảng cáo… tất cả đều mang tiếng Hàn. Người Việt biết tiếng Hàn sẽ dễ kiếm việc làm cho người Hàn ở Việt Nam lẫn ở Đại Hàn.

Tôi có gặp một sinh viên Việt Nam, thầy Nguyễn Hồng Hải, con trai Mục Sư Nguyễn Kim Long, đang học năm thứ hai chương trình M.Div. tại Chủng Viện Chang Shin Tea ở Seoul. Thầy cho biết sẽ  còn học bốn năm nữa để lấy bằng Th.M. hoàn toàn bằng tiếng Hàn. Hiện nay vẫn có rất ít sinh viên Việt giỏi tiếng Hàn đủ để học Đại Học tại Hàn Quốc. Nhưng tiếng Hàn là một sinh ngữ quan trọng hiện nay đáng được người Việt đầu tư thời giờ để học. Tôi biết có rất nhiều sách quý chỉ có trong tiếng Hàn. Đặc San Hướng Đi đã dịch quyển Người Đàn Bà Hạnh Phúc và quyển Nếu Tôi Phải Chết Thì Tôi Chết, cả hai quyển đều có tác giả là hai phụ nữ Đại Hàn.

Đến trưa, Mục Sư Lộc và tôi cùng được mời ngồi ăn chung bữa ăn trưa truyền thống với Viện Trưởng và hai chục vị trong Ban Quản Trị. Tôi được hân hạnh nói vài lời giữa bữa ăn để chia sẻ tâm tình và cảm ơn với quý vị chủ nhà qua sự thông dịch của Mục Sư Hahn từ tiếng Anh sang tiếng Hàn. Bữa ăn thật dư dật và vui vẻ. Tôi hy vọng trong tương lai không xa sẽ có các sinh viên Việt Nam biết tiếng Hàn đến học ở Đại Chủng Viện nầy để chuẩn bị cho chức vụ phục vụ cộng đồng Việt Nam, trước nhất là phục vụ nhu cầu tâm linh của những đồng hương Việt Nam đang sống ở Đại Hàn. Con số 20,000 phụ nữ Việt lấy chồng Hàn và 40,000 công nhân Việt đang lao động ở Đại Hàn rồi đây sẽ tiếp tục gia tăng. Nhu cầu và hoàn cảnh truyền giáo ở Đại Hàn với những điều kiện thuận lợi nhất về mọi phương diện, tôi nghĩ các Mục Sư và các sinh viên người Việt không nên bỏ qua. Chúng ta thiếu người nhưng không thiếu tiền và phương tiện phục vụ.

Mục Sư Lộc cho tôi biết trong năm 2006 nầy nêu không tính ông bà Mục Sư Lộc thì ở Đại Hàn hiện có 13 sinh viên Việt Nam đang theo học các chương trình Cao học, trong đó có 4 nữ sinh. Anh chị em đang học tập và dự phần phục vụ Chúa cách hăng hái theo gương người Hàn. Sự hiện diện và tinh thần yêu thương phục vụ của các sinh viên Việt Nam đồng hương đã thực sự giúp đỡ và khích lệ các tân tín hữu Việt Nam đang sinh hoạt ở các Hội Thánh khác nhau tại Hàn Quốc. Những thành phố lớn ở phía Nam như Pusan vẫn chưa có Hội Thánh Việt Nam nào. Mục Sư Lộc đang có hướng mở thêm những Hội Thánh ở những nơi nầy. Công việc thật to lớn cần sự ủng hộ và tiếp tay của rất nhiều người.

Hãy cùng tôi mở mắt, mở lòng để nhìn thấy những việc Chúa đang làm giữa cộng đồng người Việt tha hương. Mắt thấy thì lòng dấy.

Mục Sư Lộc nhận xét, bí quyết phát triển của Hội Thánh Đại Hàn là mỗi một tín đồ đều phục vụ Chúa, không sót người nào. Ai cũng làm việc nhà Cha cách sốt sắng hết lòng và luôn luôn xem đó như công việc nhà mình. Một yếu tố rất tích cực và quý báu nữa là mỗi tín hữu Đại Hàn đều biết dâng hiến một phần mười lương bỗng của mình cho Chúa. Việc vui lòng dâng hiến trở thành bản tính tự nhiên của mỗi người dân Hàn. Người tín hữu Đại Hàn đã xây dựng được tính thích ban cho. Chính vì đó mà Hội Thánh có thể làm được nhiều điều. Được biết có một Hội Thánh nhỏ ngay ở Soeul chỉ có 30 tín hữu Đại Hàn nhưng đã đủ sức giúp đỡ một sinh viên thần học Việt Nam đang du học mở một Mission cho người Việt, và còn lo công việc truyền giáo cho mấy nhóm dân tộc khác đang sống ở Seoul.

Người Đại Hàn cũng xây dựng được thói quen cầu nguyện không mệt mỏi. Mỗi khi bước vào nhà người nào là cầu nguyện cho nhà đó. Mỗi khi bước vào nhà thờ là cầu nguyện. Đi sớm trước giờ thờ phượng 15 đến 30 phút để cầu nguyện. Nhiều Mục Sư và tín hữu mỗi ngày đến nhà thờ cầu nguyện lúc 5 giờ sáng trước khi đi làm. Đây là một gương sáng khó giữ nhưng đáng noi gương. Tôi thấy các Mục Sư và tín hữu Việt sống ở Đại Hàn đã bắt đầu tập được thói quen nầy.

Qua mấy tuần sống ở Hàn Quốc tôi nhận thấy sinh hoạt đời sống, nhà ở, vật dụng, tiền học ở Đại Hàn có giá cả cũng tương đương như ở Mỹ, vì thế chi phí để sống ở Đại Hàn cũng rất cao. Hớt tóc giá khoảng 8 Mỹ kim. Tắm Sauna giá từ 4 cho đến 9 Mỹ kim. Bữa ăn trưa trung bình giá 5 Mỹ Kim. Lương trung bình một công nhân Việt ở Đại Hàn từ 1,000 cho đến 1,500 USD. Mỗi Mỹ Kim có giá trị tương đương 900 Won. Đồng Won là đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc.

 

Gặp Mục Sư Chủ Tịch The Korea Mission Board 

Buổi chiều chúng tôi về lại Seoul. Lần nầy chúng tôi không đi xe bus tốc hành nữa nhưng đi  xe hơi cùng với một quản trị viên khác, đến nơi tôi bất ngờ được Mục Sư Hahn sắp xếp để gặp thêm một Mục Sư Báp-tít nữa đang làm việc tại Seoul. Mục Sư Lee Jae-Kyeong là chủ tịch của The Đại Hàn Mission Board thuộc The Đại Hàn Baptist Convention lấy xe van đón chúng tôi đi ăn tối tại một nhà hàng đặc sản món ăn Hàn. Bữa ăn thật ngon và bổ ích do Mục Sư Lee khoản đãi. Mục Sư Lee cho biết cơ quan truyền giáo hiện do ông lãnh đạo đang gởi 560 giáo sĩ đến 48 quốc gia, trong đó có một số gia đình giáo sĩ đang âm thầm phục vụ đồng bào Việt Nam. Tôi bỗng suy nghĩ đến một chương trình hiệp tác, chương trình mission trip và chương trình lồng tiếng cho các phim Cơ-đốc của Hàn Quốc sang tiếng Việt để nhiều người cùng xem, cùng học… Tôi hy vọng Chúa sẽ mở đường. Mọi điều tốt lành vẫn còn đang chờ trước mắt “nếu Chúa cho phép và tôi còn sống.”

 

Tiếp Tục Chương Trình Huấn Luyện Làm Chứng Đạo

Ăn tối xong no nê và ngon miệng, chúng tôi vội vàng đi xe điện về nhà cho kịp buổi huấn luyện chứng đạo cho các nhân sự đã bắt đầu trong cả tuần nầy vào mỗi buổi tối từ 8:30 đến 10:30 PM. Các anh em theo học hầu hết là người miền Bắc đều bận đi làm nhưng tỏ ra hăng hái học tập để phục vụ Chúa. Anh chị em đang tập sự hướng dẫn Hội Thánh và ra đi làm chứng cho các đồng hương. Anh chị em cũng đang chuẩn bị khi nào trở về quê nhà sẽ dấn thân ngay xây dựng Hội Thánh của Chúa. Tôi vui vì anh em tỏ ra ham thích học lời Chúa và qua những câu hỏi, câu trả lời, tôi thấy anh em đang trưởng thành và đang có đời sống biến đổi. Có người đã làm chứng trước đây khi chưa tin Chúa thường tụ họp lại nhà trọ để ăn uống say sưa có khi say không biết đường về. Anh chị em vui vẻ kể chuyện giống như kể chuyện vui đùa về một quá khứ trống rỗng đã được bỏ qua.

Quả thật, “Nhưng ai ở trong Chúa Cứu Thế thì đó là người được dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đêu trở nên mới.” Mọi sự đều trở nên mới. Đây là việc Chúa đang làm. Xin Chúa tiếp tục làm công việc vĩnh cữu của Ngài.

Ở Đại Hàn, tôi thấy trong các Hội Thánh ai cũng làm việc nhà Cha cách sốt sắng hết lòng và luôn luôn xem đó như công việc nhà mình. Một yếu tố rất tích cực và quý báu là mỗi tín hữu Đại Hàn đều biết dâng hiến một phần mười lương bỗng của mình cho Chúa. Việc vui lòng dâng hiến trở thành bản tính tự nhiên của mỗi người dân Hàn. Chính vì đó mà Hội Thánh có thể làm được nhiều điều. Được biết có một Hội Thánh nhỏ ngay ở Soeul chỉ có 30 tín hữu Đại Hàn nhưng đã đủ sức giúp đỡ một sinh viên thần học Việt Nam đang du học mở một Mission cho người Việt, và còn lo công việc truyền giáo cho mấy nhóm dân tộc khác đang sống ở Seoul.

 

Gặp Những Tín Hữu Người Việt Ở Nhà Thờ Dong Shin 

Sáng Chúa Nhật 17 tháng Sáu, sau khi giảng một bài giảng đầy cảm xúc với đề tài “Kẻ Dại Người Khôn” cho Hội Thánh Việt Nam ở nhà thờ Saejungang do Mục Sư Lộc quản nhiệm, tôi được cô Truyền Đạo Nguyễn Dương Bích Phượng đón qua nhà thờ Dong Shin Presbyterian Church ở Jongro-Ku, Seoul để giảng bồi linh cho nhóm tín hữu Việt Nam do cô hướng dẫn.

Cô Phượng đang học chương trình Th.M tại Trường Torch Trinity. Trước đây cô đã đến Đại Hàn và đã học tốt nghiệp chương trình M.Div., nay cô được học bỗng để học tiếp ở trường nầy. Cô Phượng gốc người Miền Tây, dáng người nhỏ con nhưng thông minh, lanh lợi. Cô có khả năng dịch sách và đã dự phần dịch các tài liệu về Môn Đồ Hóa cho tôi khi cô còn ở Việt Nam. Kỳ nầy cả cô và tôi đều ngạc nhiên khi gặp nhau ở Đại Hàn. Cô vui đón tôi và gởi tặng cho tôi bản dịch tiếng Việt mới nhất của cô dịch quyển Let All Nations Be Glad của John Piper. Đề tài sách nầy cô Phượng dịch là Hãy Để Các Dân Tộc Reo Vui nội dung nói về việc truyền bá Tin Lành để các dân tộc tin thờ Chúa và được reo vui thờ phượng Chúa.

Nhóm tín hữu người Việt do cô Phượng phụ trách có khoảng 35 người nhóm lại trong một phòng nhóm dưới tầng hầm mát mẽ của ngôi nhà lớn mang dáng vẻ cổ kính. Tôi thấy phần lớn những anh em tín hữu ở đây là người miền Bắc, có một anh nói tiếng Hàn rất giỏi và có thể thông dịch bài cầu nguyện khá dài của một Chấp sự Đại Hàn được mời cầu nguyện khai lễ. Tôi được hoan nghinh cách chân tình và lòng tôi cảm xúc sâu xa khi thấy những người anh em miền Bắc đã tin Chúa và đang thờ phượng Chúa, đọc bài tín điều như tôi, hát những bài thành ca như tôi, cầu nguyện tôn vinh, reo vui gặp gỡ cùng một Chúa như tôi. Có người đã tin Chúa được 8 năm, 10 năm, có người mới tin Chúa vài năm, vài tháng. Chiều hôm nay đặc biệt có hai anh Kỹ Sư Việt Nam mới được cử qua Đại Hàn trong thời gian 3 tháng để nghiên cứu về Công Nghệ Xây Dựng của Đại Hàn, hai anh bạn nầy cũng được mời đến nhóm lại lần đầu với Hội Thánh người Việt. Hai anh bạn cũng hứa sẽ trở lại nhóm với anh chị em trong thời gian lưu lại Đại Hàn.

Tôi thật vui và sung sướng được tập cho anh chị em hát bài hát mới dựa theo bản nhạc Lối Về Xóm Nhỏ của Nhạc sĩ Trịnh Hưng, một bản nhạc quen thuộc với nhiều người Việt trước thời 1975. Nhạc sĩ Trịnh Hưng đã cho phép đặt lời mới cho bản nhạc cũ của ông. Tôi đang có hai lời hát mới, một lời hát của Tường Lưu và một lời hát của Mai Đào.

Hãy cùng tôi thưởng thức bản nhạc nỗi tiếng nầy với lời mới thật hay như một bài thơ tràn ngập niềm vui của Thi sĩ Tường Lưu.

 

ĐỜI TÔI VUI

Nhạc-điệu : Lối Về Xóm Nhỏ

của nhạc-sĩ Trịnh-Hưng

Lời : Tường Lưu (Texas)

 

Đời tôi vui khi thức giấc ban mai

Tình Thiên Chúa dịu êm cho muôn loài

Một bình minh đẹp xinh trong nắng mới.

 

Đời tôi vui khi bóng tối buông lơi

Ngàn sao sáng làm thơ trên bầu trời

Đầy vinh quang Thiên Chúa soi mọi nơi…

Những núi đồi hoang, hàng cây thấp thoáng mù sương

Những suối rừng reo, nhạc thiên nhiên hát ru tâm hồn…

Những đóa hoa thơm, sắc màu tô thắm lên ngày vui

Những dòng sông nước trôi về xuôi

Cánh buồm căng gió xa ngoài khơi…

Đời tôi vui trong Chúa, Đấng Yêu Thương

Dù trên bước đường gian nan mịt mùng

Lòng an nhiên vì tuân theo ý Chúa.

Đời tôi vui không dứt tiếng ca vang

Lời tôn kính, lời thiêng liêng rộn ràng

Lời tạ ơn, ngợi khen danh Thiên Chúa!

 

Sau đây là nội dung bài hát lời mới của Mai Đào. Lời hát của Mai Đào tôi đã mang về Việt Nam và được anh chị em ở Việt Nam thích thú ca hát và phổ biến rộng rãi. Tôi tin rằng những bài hát nầy sẽ góp phần qúy báu vào công cuộc truyền bá Tin Lành cho đồng hương Việt Nam. Người Việt ai nấy đếu thích những điệu nhạc vui tươi mang âm hưởng dân ca Việt Nam.

 

TÔI CÓ NIỀM VUI

Nhạc-điệu : Lối Về Xóm Nhỏ

của nhạc-sĩ Trịnh-Hưng

Lời : Mai-Đào (Pháp)

(với sự đồng-ý của nhạc-sĩ Trịnh-Hưng)

 

Ngày xưa tôi chưa biết Chúa Giê-su

Đời tôi kéo lê giữa đêm mịt-mù,

Chìm ngập trong tội, sầu-thương âm-u .

Một hôm tôi nghe tiếng Chúa kêu tôi,

Từ hôm ấy tôi đổi thay cuộc đời,

Một niềm vui tươi mới vô lòng tôi.

Các quý bạn ơi,

Vì đâu tôi có niềm vui ?

Các quý bạn ơi,

Vì Giê-su chết thay tôi rồi !

Chúa đã thương tôi,

đã chịu đinh đóng nơi bàn tay,

đã chịu đinh đóng nơi bàn chơn,

trên thập-tự chết thay tội tôi !

Ngày hôm nay tôi có Chúa Giê-su,

Ngày nay Chúa ban sức thiêng nhiệm-mầu,

Gột sạch bao niềm sầu-thương, lo-âu.

Bạn ơi sao chưa đến với Giê-su ?

Ngày nay Chúa đang thiết-tha gọi mời,

Chần-chờ chi, bạn thân tôi ơi !

 

 

Bài Giảng “Kẻ Dại Người Khôn” 

Những anh chị em tín hữu lần đầu tiên nghe bài hát nầy đã tỏ ra vui vẻ thoả thích vô cùng. Một bầu không khí thân mật gần gủi hương vị quê hương. Anh chị em đã cùng với tôi hát đi hát lại bài hát nầy nhiều lần, hát bè, hát đuổi, hát chung.

Tôi cũng giảng bài giảng đê tài Kẻ Dại Người Khôn cho anh em nghe. Bài giảng dựa vào câu chuyện người nhà giàu thành công  trong việc làm ăn, tích lũy được nhiều của cải, đã hài lòng và dự tính làm nhiều việc để có ngày được nghỉ ngơi, ăn uống và vui vẻ. Nhưng Đức Chúa Trời đã gọi ông là kẻ dại. Tôi nghĩ ông nhà giàu nầy dại không phải vì ông giàu, không phải vì ông thành công trong việc làm ăn, không phải vì ông biết tính toán cho tương lai, không phải vì ông định mở rộng kho tàng để chất chứa tài sản, không phải vì ông tính đến chuyện nghỉ ngơi, ăn uống và vui vẻ.

Ông dại vì ông chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác. Ông dại vì ông chỉ nghĩ đến nhu cầu thể xác mà quên mất nhu cầu tâm linh. Ông dại vì chỉ nghĩ đến khả năng của mình làm được mọi sự nhưng quên rằng sở dĩ ông có được sức khoẻ, khôn ngoan, và mọi thứ ở trên đời là nhờ Đức Chúa Trời. Ông dại vì ông nghĩ đến đời nầy mà không nghĩ đến đời sau. Ông dại vì tưởng sẽ sống lâu năm để thụ hưởng nhưng ông không ngờ linh hồn ông đã bị đòi lại. Ông đã qua đời ngay đêm hôm đó và đã để lại tất cả, ông giàu có ở đời nầy mà không có gì cả ở đời sau. Ông đã bất ngờ chầu Trời mà không chuẩn bị trước.

Tôi cũng dùng lời dạy của Chúa Giê-su tiếp theo sau câu chuyện nầy để mời gọi các anh chị em và những thân hữu biết sắp đặt thứ tự ưu tiên cho cuộc đời mình như lời Chúa dạy và cũng biết đầu tư chất chứa của cải ở thiên đàng một cách khôn ngoan. Chúng ta không nên làm kẻ dại nhưng hãy làm người khôn trước mắt Đức Chúa Trời. Làm thể nào để trở thành người khôn?

Chúa Giê-su đã dạy, “Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan, cất nhà mình trên hòn đá. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; nhưng không sập, vì đã cất trên đá. Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều.”

Người khôn là người biết sắp đặt thứ tự ưu tiên của cuộc đời. Chúa Giê-su đã dạy: “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài thì Ngài sẽ cho thêm mọi điều ấy nữa.” Mọi điều ấy nữa tức là những điều mà mọi người trên thế giới đang lo âu tìm kiếm, như cơm ăn áo mặc, như của cải dư dật giàu sang. Đức Chúa Trời là Cha thiên thượng đã biết mọi người cần những điều đó rồi và Ngài sẽ nuôi dưỡng chúng ta như Ngài đã từng nuôi dưỡng từng con chim trên trời và từng đóa hoa ngoài đồng.

Người khôn là người biết chất chứa của cải trên trời. Chúa Giê-su cũng đã dạy, “Hãy chất chứa của cải ở trên trời là nơi chẳng có sâu mối ten rét làm hư cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy.”

Chúa Giê-su kêu gọi, “Hỡi bầy nhỏ, đừng sợ chi, vì Cha các người đã bằng lòng cho các người nước thiên đàng” (Lu-ca 12: 32). Tôi cũng kêu gọi anh chị em hãy tìm kiếm Chúa và biết chắc mình có một chỗ trên thiên đàng. Thiên đàng là một tặng phẩm quý báu do chính Đức Chúa Trời xây dựng và sắm sẵn để ban cho chúng ta, những người nhờ cậy Con Một của Đức Chúa Trời sẽ được vào đó. Hãy đón nhận thiên đàng như một tặng phẩm Chúa ban. Đã là tặng phẩm thì chúng ta có quyền lựa chọn: nhận lãnh hay khước từ.

Tôi vui vì tất cả các anh chị em có mặt chiều Chúa Nhật nầy đều vui vẻ nhận lãnh món quà quý báu Chúa ban. Nhiều anh em đã cầu nguyện lớn tiếng theo lời cầu nguyện của tôi. Trong giờ thông công sau buôi nhóm thờ phượng do các Chấp sự người Đại Hàn chuẩn bị, tôi cũng vui thêm vì được cầu nguyện cho các anh chị em bị bệnh và có một chị muốn tôi hướng dẫn để chị cầu nguyện tiếp nhận Chúa cách cá nhân. Niềm vui của tôi thật đầy khi một chị em đại diện Ban Điều Hành Hội Thánh trao tặng tận tay tôi một bì thư đề tên người gởi là Hội Thánh Việt Nam, tôi đếm được 50,000 Won. Số tiền nầy giá trị hơn 50 Mỹ kim, nhưng đối với tôi nó có ý nghĩa lớn và qúy báu rất nhiều lần hơn bởi vì anh chị em tín hữu người Việt đã biết dâng hiến. Anh chị em tín hữu Việt đã biết ơn Chúa và đã biết chia sẻ, biết ban cho giống như những tín hữu Đại Hàn thường dâng hiến và ban cho rời rộng. Càng dâng hiến rời rộng chúng ta sẽ được Chúa ban cho thêm dư dật.

Thời gian ngắn ngủi sống với người Đại Hàn và học được gương hầu việc Chúa của họ cũng như tiếp xúc và hiệp tác với các tín hữu Việt đang sống ở Đại Hàn đã khiến lòng tôi có nhiều thay đổi. Tôi đang ước mơ rồi đây sẽ có nhiều tín hữu ở các nơi trên thế giới sẽ chú ý đến cánh đồng truyền giáo Đại Hàn và sẽ tiếp tay đưa dẫn nhiều người Việt ở đây đến cùng Chúa.

 

Được Hoan Nghênh

Được mời ăn nhiều lần cũng là một hình thức được hoan nghênh. Người tín hữu Đại Hàn có lòng hiếu khách cao độ. Tôi nhớ trong mấy tuần ở lại Đại Hàn, tôi được các lãnh đạo và anh chị em trong Hội Thánh mời đi ăn tiệc nhiều lần. Có lần lên núi, có lần xuống biển, những nơi nổi tiếng ăn ngon. Nhưng có mấy lần ăn cá sống theo kiểu Đại Hàn là tôi không quên. Một ngày trước khi về lại Mỹ, tôi được mời ăn cá sống lần nữa. Lần nầy tôi được làm một trong hai thực khách đặc biệt của Nữ Chấp sự Seo Guem Sook là Phó Chủ Tịch của Công Ty Tái Chế High-tech Natural Envirement thuộc thành phố Ansan. Theo sự sắp đặt trước của Mục Sư David Hahn, tôi đi cùng xe hơi với Mục Sư Hahn và hai Mục Sư Đại Hàn khác là Mục Sư Lee và Mục Sư Hong. Cùng đi trong xe là một Mục Sư khác người Ghana, Phi Châu. Mục Sư nầy da rất đen, có tên là Y-sac. Ông đang du học thần học tại Đại Hàn và đang được Hội Thánh Báp-tít Đại Hàn yêu thương đùm bọc. Ông khiến tôi ngạc nhiên khi ông cho biết đất nước ông có hơn 60% dân số cả nước là tín đồ Tin Lành. Cả thế giới đang được Chúa lôi kéo lại gần nhau trong tình hữu nghị yêu thương.

Chúng tôi cùng đi đến hải cảng Incheon, cách Seoul 50 Km. Đến đây tôi thấy cả một dãy nhà sát bờ sông có rất nhiều tiệm bán cá sống và hải sản khô. Có những thùng kính chứa cá biển sống đang bơi, có thùng chứa ốc, và các loại hải sâm. Tôi biết có loại cá giống như cá mú và một loại khác tương tự dùng để ăn sống. Khi bước vào phòng ăn ai nấy ngồi xuống sàn bên cạnh mấy cái bàn kê rất thấp. Mọi người phải ngồi ăn giống như cách ngồi ăn truyền thống của người Hàn hay người Nhật. Mục Sư Hahn dẫn chúng tôi vào một tiệm ăn mà ông cho biết đây là tiệm ăn của một tín đồ Báp-tít ông quen. Bữa ăn nhanh chóng được dọn ra với khoảng 20 món cá sống, hải sâm, mực sống với các loại cá nướng và các loại kim chi. Ăn cá sống với rau sống và tương ớt. Tôi được mời cầu nguyện tạ ơn Chúa và chúng tôi bắt đầu ăn rất ngon miệng. Cũng có nước Coca và nước si-rô có ga. Gần cuối nửa bữa ăn thì món cá sống chính được bưng ra. Món cá sống nầy được xẻ ra từ hai bên con cá được chọn, được xắt ra từng miếng, sắp bên trên một kệ bún dọn lên rất sang trọng. Lúc nầy bụng đã khá no rồi, nên ăn thấy bớt ngon. Sau cùng là món lẫu canh nấu với phần xương cá còn lại và kim chi. Một nồi thật cay, một nồi thì không. Tôi chỉ ăn phần lẫu canh không cay. Tôi ngạc nhiên đến giữa bữa ăn thì nữ Chấp sự Seo bước vào và cùng tham gia dùng bữa. Bà là chủ mời bữa tiệc hôm nay để đãi những vị khách đến từ nước ngoài. Bữa ăn thật no nê và dư dật. Người Đại Hàn thật hào phóng về phần ăn uống.

Sau bữa ăn, nữ Chấp sự Seo lái xe hướng dẫn chúng tôi đến thăm bờ biển với chiếc cầu nối liền ra một hòn đảo dài khoảng 10 Km. Đây là công trình xây dựng lớn của ngành xây dựng Đại Hàn tạo thành một xa lộ trên biển, băng qua một bên là Hồ Si Wha và bên kia là Biển Tây. Tôi được biết hai mươi năm trước người Hàn đã đổ đất lấn biển xây dựng lên thành phố Ansan làm khu chế xuất công nghiệp. Thành phố nầy nằm sát bờ biển nối với Biển Tây (hướng về Trung Quốc). Văn phòng công ty của bà Chấp sự Seo cũng nằm trong khu chế xuất lớn nầy.  Đức Chúa Trời ban ơn cho Hội Thánh Hàn Quốc có nhiều công kỹ nghệ gia tin Chúa đã góp phần đáng kể vào công việc Chúa chung. Đây cũng là một nét đặc thù của Hội Thánh người Hàn trong thời hiện đại. Lòng tôi tràn ngập niềm vui khi nhìn thấy lý tưởng của Chúa Cứu Thế đã thay đổi đời sống của cả một dân tộc, một đất nước được xem là Giê-ru-sa-lem của Phương Đông.

 

Tôi Gặp Anh Nguyễn Phú Quyền 

Trong những ngày ở Đại Hàn, tôi đã gặp những anh chị em tín hữu rất dễ thương. Anh chị em tin Chúa thật lòng và trưởng thành trong Chúa. Anh chị em đang hết lòng theo Chúa không mệt mỏi và cũng đang có khải tượng mới về chức vụ và tương lai của Hội Thánh. Có một anh em tôi không thể quên là anh Nguyễn Phú Quyền. Anh đang học Thần Học Online. Anh muốn dâng mình hầu việc Chúa, anh nhờ tôi cầu nguyện và tôi đã hân hạnh đặt tay cầu nguyện cho anh. Anh vui vì cùng đồng hành hiệp tác hầu việc Chúa với tôi. Anh có tặng tôi một Album hình ảnh về Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Emmanuel do chính anh thành lập và lãnh đạo. Những hình ảnh trong Album làm lòng tôi cảm động. Những anh em tôi chưa hề gặp với những nụ cười tươi rạng rỡ đã đem lại cho tôi niềm hy vọng mới về Hội Thánh tương lai. Những ý nghĩ về Hội Thánh tương lai làm cho lòng tôi vui thoả. Tôi tin quyết Chúa vẫn yêu dân tộc Việt Nam và Ngài dành thêm thì giờ để nhiều người được cứu rỗi. Tôi nhìn thấy anh Quyền cũng như những anh chị em khác như là mẫu người lãnh đạo mới mà hiện nay Chúa đang kêu gọi và đào tạo cho cánh đồng truyền giáo của Ngài. Đây là những người lãnh đạo biết tự đứng trên chân mình, noi gương Phao-lô đi khắp nơi truyền giáo, khi cần thì làm nghề may trại để sống. Lòng yêu Chúa của người Việt không thua gì lòng yêu Chúa của những dân tộc khác.

Khi về lại Hoa Kỳ, tôi tiếp tục liên lạc với anh Quyền và đã được anh gởi tặng một bài làm chứng nghe thật cảm động. Tôi thật sung sướng và vui thoả trong tình yêu Chúa vì Ngài vẫn đang làm công việc vĩnh cửu của Ngài. Tôi khám phá về những lần hiện ra của Chúa. Chúa là Đấng toàn tại, toàn năng, Ngài không bao giờ thay đổi. Ngài đã hiện ra cho Phao-lô, Ngài đã hiện ra cho tôi và Ngài cũng đã hiện ra cho anh Nguyễn Phú Quyền. Mời bạn cùng xem bài làm chứng đầy đủ của anh Quyền trong phần Phụ trang. Tôi chỉ xin ghi lại ở đây phần làm chứng về kinh nghiệm thấy Chúa thật kỳ diệu khó quên của anh Quyền như sau:

” Vào một buổi trưa giữa thu, khí trời trong trẻo và se se lạnh, những chiếc lá vàng rơi lả tả bên ngoài hiên nhà. Một sự nhiệm mầu đã xảy đến trong căn phòng nhỏ của tôi. Rõ ràng tôi đang nằm trong căn phòng có cửa hướng ra ngoài vườn giữa trưa ấy. Thình lình có một làn ánh sáng trắng từ trên cao chiếu vào phòng tôi mang những hạt nắng li ti đủ màu sắc, chiếu êm dịu và nhẹ nhàng vào tôi. Tôi chợt nghe một giọng nói êm dịu và đầy tình thương mà nhìn quanh tôi không thấy ai: “Hỡi con trẻ ta, đừng sợ!” Tôi ngước mắt lên và kìa một Đấng mà tôi nhận biết là Đức Chúa Giê-su của tôi trên thập tự giá, hai tay và chân Chúa bị đóng đinh, còn trên đầu Chúa phát ra những vòng hào quang sáng rực khắp căn phòng nhỏ bé của tôi.

Tôi nghĩ rằng mình chắc đang nằm mơ. Không, tôi đâu phải mơ, mắt tôi mở mà, tôi thấy rõ mọi vật trong phòng tôi mà, thật tôi đâu có ngủ. Tôi thấy Chúa ôm tôi vào lòng, trong phút chốc tôi thấy Chúa đưa tôi lên không trung, sau giây phút ấy tôi thấy mình đang ở Việt Nam quê hương nhỏ bé. Từ trên không trung Chúa chỉ cho tôi thấy ở giữa cánh đồng lúa vàng giữa cái nắng mùa hè oi bức, một chú bé nhỏ một mình lặng lẽ cô đơn, thân hình yếu ớt, rất là nhỏ bé ngây thơ và trông tội nghiệp và đáng thương. Chú bé vừa làm vừa khóc, nước mắt chảy ràn rụa hai bên má; chú bé đang cặm cụi ra cố hết sức của mình để làm việc.

Tôi chẳng hiểu gì hết. Chúa vịn vai tôi Ngài khẻ nói: “Con hãy nhìn chú bé đó một lần nữa thật kỹ đi con”. Mặc dù đã nhìn rồi, nhưng tôi cố mở to mắt để nhìn thật kỹ vào chú bé đó theo như Chúa bảo. Ôi! Tôi phát hiện ra! Chú bé đó chẳng ai khác hơn chính là tôi lúc tuổi thơ kia mà, cũng hình ảnh đồng lúa ấy, cánh đồng ấy mà, tôi đâu có thể nào quên được giây phút nghẹn ngào ấy của tôi. Lúc đó, tôi bị bắt phải đi làm để kiếm sống giữa tuổi thơ, tủi thân tôi đã khóc đó.

Nhìn biết chú bé ấy chính là tôi, tôi sung sướng quá, tôi bật khóc trong tiếng cười. Tôi thủ thỉ với Chúa: “Chúa ôi! con là ai mà Chúa lại biết và nhớ đến; mọi người bỏ rơi con, hắt hủi con, khinh miệt con như thế mà sao Chúa lại yêu con, hả Chúa?”. Chúa lại cất tiếng trả lời tôi với ánh mắt đầy yêu thương mà tôi chưa từng thấy ở đâu cho tôi như thế: “Hỡi con trẻ của ta, đừng sợ; ta đã thấy và biết con từ khi con còn rất nhỏ, như thế đấy con ạ… Ta thấy những giọt nước mắt và tiếng than siết trong lòng con… Ta vẫn ở cùng con và mãi ở trong căn nhà của con ở bất kỳ nơi nào con đến…”. Không còn biết nói sao, tôi dựa vào vòng tay Chúa mà khóc… Ánh sáng trong căn phòng không còn thấy nữa nhưng tôi hãy còn chưa thôi khóc…”

photo (8)

Trích từ Hồi ký của Mục sư Nguyễn Văn Huệ

Đọc thêm:  https://huongdionline.com/2015/08/11/hoi-thanh-dai-han/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn