Thứ Bảy , 23 Tháng Mười Một 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / CHÚA ĐÃ TÁI LÂM?

CHÚA ĐÃ TÁI LÂM?

Bài trước: https://huongdionline.com/2017/02/16/than-hoc-thay-the/

BỐN SỰ THẬT VỀ GIAO ƯỚC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VỚI ÁP-RA-HAM.

  1. Đây là một giao ước khác thường!

Tại sao? Bởi vì nó được xây dựng trên nền tảng không thay đổi của chính Đức Chúa Trời chứ không phụ thuộc vào sự thực hiện của con người!

Hê-bơ-rơ 6:13-18 chứng minh điều nầy: “Khi Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham, vì không thể chỉ ai lớn hơn mình nên Ngài chỉ chính mình Ngài mà thề rằng:
 “Chắc chắn Ta sẽ ban phúc lành cho con và gia tăng dòng dõi con.”
 Áp-ra-ham đã kiên nhẫn nên nhận được điều Chúa hứa.

 Người ta thường nhân danh một vị lớn hơn mình mà thề nguyện, nếu có việc tranh chấp thì kết cuộc lấy lời thề mà xác định.
 Đức Chúa Trời cũng thế, muốn càng chứng tỏ mục đích không thay đổi của Ngài cho những người thừa hưởng lời hứa, Ngài đã xác nhận bằng lời thề.
 Để nhờ hai điều không thay đổi đó, là những điều Đức Chúa Trời không thể nào nói dối mà chúng ta, những người trốn vào nơi ẩn náu, được khích lệ mạnh mẽ, nắm lấy niềm hy vọng đặt trước mặt mình.”

Điều thứ nhất, thuộc tính của Đức Chúa Trời là không thay đổi. Ma-la-chi 3:6 nói: “Vì chính Ta là CHÚA, Ta không hề thay đổi.” Điều thứ hai, sự kiện không thay đổi chính là lời hứa – lời thề hay giao ước của Chúa. Đức Chúa Trời không bao giờ đi ngược lại với Lời của Ngài.

2. Nó là một giao ước duy nhất.

Tại sao như thế? Bởi vì nó phụ thuộc vào sự thành tín của Đức Chúa Trời, không phụ thuộc vào thành tích, sự xứng đáng của con người.

Hãy suy nghĩ thấu đáo về sự thành tín của Đức Chúa Trời trong Thi thiên 89:30-34 đằng sau tất cả những lời hứa của Ngài:

“Nếu con cháu người từ bỏ Kinh Luật của Ta
Và không đi theo sắc lệnh của Ta;
 Nếu chúng nó vi phạm các qui luật Ta
Và không giữ những điều răn Ta;
 Thì Ta sẽ lấy trượng phạt đòn sự vi phạm của chúng nó
Và dùng roi mà phạt sự gian ác của chúng.
 Nhưng Ta sẽ không bỏ tình yêu thương Ta đối với người
Và không phản bội sự thành tín Ta cùng người.
 Ta sẽ không vi phạm giao ước Ta
Và không thay đổi lời môi miệng Ta đã phán.”

 

Sự thành tín của Đức Chúa Trời được hứa cho Y-sơ-ra-ên từ buổi ban đầu. Trong Phục truyền 7:6-9 công bố: “Vì anh chị em là một dân tộc thánh thuộc riêng về CHÚA, Đức Chúa Trời anh chị em. Anh chị em đã được Ngài lựa chọn trong tất cả các dân tộc trên đất để làm dân Chúa và cơ nghiệp quý báu của Ngài.
 CHÚA thương xót và lựa chọn anh chị em không phải vì anh chị em đông hơn các dân khác, thực ra anh chị em là dân tộc ít người nhất.
 Nhưng vì CHÚA thương yêu anh chị em và vì giữ lời thề với các tổ tiên mà Ngài dùng tay quyền năng cứu chuộc và đem anh chị em ra khỏi đất nô lệ, khỏi quyền lực của Pha-ra-ôn, vua Ai-cập.
 Như vậy, anh chị em phải ý thức rằng CHÚA, Đức Chúa Trời anh chị em là Đức Chúa Trời độc nhất: Ngài là Đức Chúa Trời thành tín, giữ giao ước và tình yêu thương của Ngài đến cả ngàn thế hệ cho người nào kính yêu Chúa và vâng theo mạng lệnh Ngài
.”

Đức Chúa Trời chọn Y-sơ-ra-ên không phải vì dân tộc họ thông minh hơn các dân tộc khác hay là vì khả năng của họ đặc biệt hơn. Nhưng Ngài chọn trên căn bản tình yêu và sự thành tín của Ngài. Thế giới phải biết rằng: Đức Chúa Trời thành tín đối cùng Y-sơ-ra-ên ngay cả khi quốc gia nầy bội nghịch cùng Ngài.

Đức Chúa Trời yêu Y-sơ-ra-ên cho dù họ có làm gì đi nữa. Đó chính là tình yêu, ân điển và sự thương xót thật. Trong một phương diện, Đức Chúa Trời là người chồng thành tín cho vợ của Ngài – Y-sơ-ra-ên.

3. Đó là một giao ước vĩnh viễn. 

Tại sao? Bởi vì nó được gọi là một giao ước đời đời. Nó không tùy thuộc vào bất kỳ tình huống nào của con người.

Thi thiên 105:8-11 tuyên bố:

“Ngài nhớ giao ước Ngài mãi mãi,
Và nhớ lời Ngài đã truyền đến ngàn đời;
 Giao ước mà Ngài đã lập với Áp-ra-ham,
Lời thề mà Ngài đã thề cùng Y-sác;
 Ngài cũng xác nhận nó với Gia-cốp như một qui luật;
Với Y-sơ-ra-ên như một giao ước đời đời.
 Ngài phán: Ta sẽ ban cho ngươi vùng đất Ca-na-an,
Là sản nghiệp của các ngươi.”

Trước giả Thi thiên Đa-vít đã viết các Thi thiên cách đây trên 3000 năm. Còn giao ước mà Đức Chúa Trời lập với Áp-ra-ham thì xa hơn nữa, trên 4000 năm. Sau 1000 năm từ khi giao ước được thiết lập, Đức Chúa Trời xác nhận nó vẫn còn hiệu lực.

4. Nó là một giao ước vô điều kiện.

Tại sao? Bởi vì nó đặt nền tảng trên đức tin dựa vào những lời hứa của Đức Chúa Trời, không phải trên công việc.

Chúng ta hãy đọc lại Rô-ma 4: 1-3, “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao về việc Áp-ra-ham, tổ chúng ta theo phần xác, ông đã tìm thấy gì?
 Vì nếu Áp-ra-ham được tuyên xưng công chính bởi việc làm thì người có cớ để khoe khoang; nhưng trước mặt Đức Chúa Trời không có như vậy.
 Vì Kinh Thánh nói gì? “Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và vì thế được kể là công chính.” 
 

Không nghi ngờ gì cả, Áp-ra-ham chỉ đơn giản tin vào những lời hứa của Đức Chúa Trời đã phán cùng ông. Đức tin là đòi hỏi cần thiết, nhưng cho dù chúng ta có tin hay không thì lời hứa vẫn là sự thật. Kinh Thánh yêu cầu bạn tin rằng Đức Chúa Trời sẽ giữ lời hứa của Ngài.

Rô-ma 4:20-22 tiếp tục đề cập đến đức tin của Áp-ra-ham: “Người không vì lòng vô tín mà nghi ngờ lời hứa của Đức Chúa Trời, nhưng được mạnh mẽ trong đức tin tôn vinh Đức Chúa Trời  và hoàn toàn tin chắc rằng điều gì Đức Chúa Trời đã hứa thì Ngài cũng có đủ quyền năng làm được.  Vì thế người được kể là công chính.”

Các thành tích của chúng ta không làm cho giao ước của Đức Chúa Trời trở nên có hiệu lực. Giao ước vô điều kiện nầy của Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta chỉ tin vào những lời hứa của Đức Chúa Trời. Những gì Ngài hứa Ngài sẽ thực hiện! Ngài sẽ giữ lời của Ngài.

PRETERISM NGHĨA LÀ GÌ?

Từ này có gốc từ tiếng La-tinh có nghĩa là quá khứ, đã xảy ra rồi. Trong quan điểm của thần học thay thế thì tất cả những lời tiên tri của Đức Chúa Jesus trong Ma-thi-ơ 24,25; Mác 13; Lu-ca 21; đã được ứng nghiệm vào năm 70 sau Công nguyên.

Quan điểm nầy cũng cho rằng sách Khải huyền đã được viết trước năm 70.

Những người Preterist – là những người cho rằng Đức Chúa Jesus đã tái lâm rồi, tin rằng lời hứa về sự tái lâm của Đức Chúa Jesus đã được ứng nghiệm vào năm 70 khi Giê-ru-sa-lem bị tàn phá. Một số người của họ cho rằng những lời tiên tri của Đức Chúa Jesus và của sách Khải huyền đã được ứng nghiệm trong thế kỷ thứ hai khi xảy ra cuộc khởi nghĩa của người Do Thái dưới sự lãnh đạo của Bar Kochba. Một số khác giữ quan điểm: sự ứng nghiệm của các lời tiên tri đã xảy trong trong ba thế kỷ đầu tiên khi Đức Chúa Trời chinh chiến với các thế lực thù nghịch Hội Thánh. Kết quả của điều nầy là việc theo đạo Cơ đốc hàng loạt dưới thời của Constantine. Theo quan điểm nầy Đức Chúa Trời đã trở lại theo ý nghĩa thuộc linh vào thời đó.

Một trong những người khởi xướng hàng đầu của phong trào Preterism là R. C . Sproul, trong tác phẩm “Những ngày sau cùng theo lời Đức Chúa Jesus” ông cho rằng Chúa Jesus Christ đã tái lâm trong thế kỷ đầu tiên, Ngài đã trở lại một cách thuộc linh xuyên qua hành động của quân đội La-mã hủy phá thành Giê-ru-sa-lem  và đền thờ vào năm 70.

Preterism là một quan điểm lỗi thời, mang tai tiếng, nhưng lại được ưa chuộng giữa vòng thiểu số những người Tin lành ngày nay. Nó là một trường phái giải thích Kinh Thánh một cách lệch lạc, vô căn cứ, bất kính. Nó đưa ra nhiều cách giải thích Kinh Thánh mang tính biểu tượng, và tránh né giải thích các lời tiên tri của Kinh Thánh theo nghĩa gốc.

Dr. David Hocking

Translated by Hon Pham   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn