Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / Tổng hợp / KHÔNG RAO GIẢNG MỘT NỬA LẼ THẬT

KHÔNG RAO GIẢNG MỘT NỬA LẼ THẬT

Bài trước:

NẮM BẮT KHẢI TƯỢNG

 

CHIA SẺ CHÚA JESUS MÀ KHÔNG SỢ HÃI

Nguyên tác: Share Jesus without fear
Chuyển ngữ: Tường Vi

share

Những người đọc đã nói gì về tác phẩm này?

Quyển sách này là nhu cầu khẩn cấp cho bất cứ ai muốn chia sẻ đức tin của mình nơi Chúa. Nội dung của nó không phải là tại sao chúng ta phải chia sẻ đức tin nhưng là làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ đức tin.

Tiến sĩ Edward G. Dobson, Mục sư quản nhiệm hội Thánh Calvary, Grand Rapids, Michigan.

—————————————————–

Bill Fay đã cung ứng một phương cách thực tiễn, đơn giản, hợp lý để chia sẻ đức tin. Sự giảng dạy của Bill giống như thịt và khoai tây được dọn sẵn … và mời bạn thưởng thức! Đây cũng chính là lý do mà tôi thường mời Bill giảng dạy trong các Hội Thánh của tôi, dù đó là Texas, San Diego, hay California.

Tiến sĩ Jim Garlow, Mục sư quản nhiệm Hội Thánh Skyline Wesleyan, San Diego, California.

——————————–

Nhiều Cơ đốc nhân bày tỏ rằng họ yêu mến Đức Chúa Trời. Họ ôm lấy người khác và nói rằng: “Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn.” Tuy nhiên họ chỉ chia sẻ những điều tản mạn của Phúc Âm. Đôi khi họ dán những hàng chữ quảng cáo lên phía sau cản xe hơi của họ: Honk if you love Jesus (Hãy bóp còi nếu bạn yêu Chúa Jesus). Những người này có thể mặc áo thun với hàng chữ in màu đỏ Giăng 3:16 đi tới sân vận động xem các trận bóng đá.

Những Cơ đốc nhân này không chia sẻ đủ thông tin về Phúc Âm để Đức Thánh Linh tác động lên tấm lòng người nghe. Họ thất bại không thể giúp đỡ cho người khác biết cách làm thế nào bước ra khỏi tình trạng sự chết đến một đời sống sung mãn.

Có bao giờ bạn bị bỏ đói khi đến trong ngôi nhà của một người chủ tốt bụng? Hay là bạn cồn cào trong bụng vì đói, rồi bạn cảm thấy yên lòng khi nhìn thấy một bàn ăn đã được chuẩn bị sẵn ở góc phòng. Trên bàn ăn thanh lịch, xinh xắn là những miếng bánh mì thơm phức cùng với rau xà-lách, khoai tây và thịt. Bạn hẳn sẽ mỉm cười đi một vòng trên thảm bông êm như nhung và ngồi xuống bên cạnh bàn ăn. Nhưng rồi một lần khác ở đó, bạn khám phá là trên bàn ăn chẳng có gì mặc dù từ xa trông nó rất bắt mắt. Những chiếc đĩa đựng thức ăn trống không và đơn giản là bạn đói vẫn hoàn đói.

Cùng nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng cho những ai mà người tín hữu mời họ đến thưởng thức các món ăn thuộc linh. Các khách mời có thể có thể sẽ vui hưởng các món ăn hoặc là họ sẽ ra đi không trở lại với dạ dày trống rỗng.

Một số Cơ đốc nhân thường nói với tôi: “Nè Bill, tôi đi nhà thờ đều đặn, tôi có một đời sống đạo đức. Nhưng tôi không bao giờ chia sẻ đức tin của tôi với ai cả.”

Vấn đề nằm ở chỗ này: Nếu bạn không chia sẻ đức tin của bạn thì có nghĩa là bạn đã không sống đời sống của một Cơ đốc nhân bình thường. Rô-ma 10:14  được viết: Nhưng làm sao họ có thể kêu cầu cùng Đấng họ chưa tin? Làm sao họ có thể tin Đấng họ chưa nghe? Làm sao họ có thể nghe khi không có người truyền giảng?

Chúng ta phải có một nhận thức rõ ràng: Nếu bạn không chia sẻ đức tin của bạn thì những người khác không có cơ hội để nghe, hiểu, và được Đức Thánh Linh dẫn dắt để đi tới chỗ tin cậy Đấng mà bạn đang tin.

Marnie một phụ nữ trẻ có hai đứa con cầu xin Đức Chúa Trời ban cho cô có lòng thương xót những người đang hư mất. Sau đó không lâu cô viếng thăm một người bạn lớn tuổi trong bệnh viện. Đây là những gì cô ấy kể lại:

“Tôi muốn chia sẻ đức tin của tôi với Jim, nhưng tôi không biết phải nói gì. Trong tâm trí tôi chỉ có một ý tưởng: Phải nói cho Jim biết Đức Chúa Trời yêu anh ta. Anh ta có vẻ quan tâm với những lời tôi chia sẻ, nhưng rồi sau đó tôi không còn biết nói gì thêm nữa.” Sau đó không lâu, Jim điện thoại cho tôi: “Bạn ơi, Bạn chắc sẽ phải nói thêm cho tôi biết về Đức Chúa Trời.”

Được rồi. Tôi quyết định sẽ học hỏi thêm để có thể chia sẻ đức tin của mình. Tôi phác thảo một kế hoạch cho buổi gặp gỡ sắp tới với Jim. Tôi cẩn thận chuẩn bị sẵn những phần Kinh Thánh Tân Ước để trưng dẫn cho anh ta. Jim đã lắng nghe chăm chú và hỏi thêm một số câu hỏi. Tôi không cho rằng việc làm chứng cho anh ấy là một điều dễ dàng. Bây giờ tôi tìm kiếm thêm những cơ hội khác tiếp tục làm chứng cho Chúa.”

Một số tín hữu thường nói: “Nè, anh Bill. Làm chứng hay rao giảng Phúc Âm là mục vụ của các mục sư, của các chuyên gia giảng Tin Lành trên TV, không phải là việc của tôi, Chúa không có sử dụng tôi cho công tác này.” Nếu đây là nhận thức của bạn thì có nghĩa là bạn đã quên mất câu Kinh Thánh này: Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những điều dại dột trong thế gian để làm hổ thẹn những người khôn. Đức Chúa Trời đã chọn những điều yếu đuối trong thế gian để làm hổ thẹn những kẻ mạnh (1 Côr. 1:27).

Nhưng nếu bạn thực hành nếp sống Cơ đốc giống như Marnie, chia sẻ đức tin của mình cho người khác. Khi đó bạn có cơ hội giải phóng quyền năng của Đức Thánh Linh để thay đổi con người và quyền năng đó có thể thay đổi cả lịch sử.

Nếu bạn cần bằng chứng cho lẽ thật này. Hãy nhìn vào tấm gương phản ánh con người thực của bạn: Khi bạn nghe và tiếp nhận Phúc Âm, cuộc đời bạn đã thay đổi. Nếu đời sống bạn chưa thay đổi thì chắc là bạn chưa từng gặp Chúa. Đã đến lúc bạn phải hành động. Hãy đọc lại phần cuối của chương 6 để nhận ra cuộc đời bạn đã thay đổi bằng cách nào.

change-of-heart-banner

 

PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN

Khi chúng ta nắm lấy những cơ hội để chia sẻ Phúc Âm, những cơ hội này có thể sẽ phát triển giống như trong một phản ứng dây chuyền. Một buổi chiều kia tôi trở lại một trong những nhà hàng quen thuộc The Black- Eyed Pea. Khi ăn xong bữa cơm chiều tôi làm quen với một nhân viên phục vụ:

– Quê cô ở đâu?

– Ohio, cô ấy trả lời.

– Bằng cách nào mà từ Ohio cô đến được Denver?

Cô ấy đáp với một chút đăm chiêu:

–Tôi đến đây để kết hôn.

Tôi nhìn vào đôi mắt đượm buồn của cô ta:

– Câu chuyện đó như thế nào?

Cô ta lắc đầu trong vẻ hổ thẹn:

– Khó nói lắm.

Tôi cúi người về phía trước:

– Nếu cô muốn, tôi có một giải pháp cho nỗi đau của cô.

Cô ta ngước nhìn lên:

– Tôi có thể đi cùng với một người bạn đến gặp ông?

– Được mà, không thành vấn đề.

Và tôi đã gặp lại cô ấy tại khu thương mại Denver, tại siêu thị khu phố số 16 vào ngày sau đó. Trong giờ ăn trưa với những âm thanh ồn ào của thực khách cùng với tiếng chạm cốc thì nơi chúng tôi gặp nhau để nói chuyện có lẽ là một địa điểm tồi tệ nhất.

Mặc dù  trong khung cảnh xô bồ như vậy, hai cô gái ràn rụa nước mắt đã dâng tấm lòng của họ cho chúa Jesus sau khi nghe tôi làm chứng.

Khi cô gái nhìn vào đồng hồ, tôi hỏi ngay:

– Có phải tôi đã giữ các bạn quá lâu?

– Ồ không đâu Bill, tôi sẽ trở lại chỗ của tôi và báo cho mọi người biết là họ cũng có thể nhận được sự tha thứ tội lỗi giống như tôi hôm nay vậy.

Có một vấn đề trong Hội Thánh hôm nay. Nó rất tinh vi, không dễ gì phát hiện. Một số tín hữu có quan điểm như thế này: Hãy chờ đợi, sự hiểu biết của bạn chưa đủ. Bạn  không có Lời Chúa và cũng chưa cầu nguyện đủ. Bạn không thể chia sẻ đức tin của bạn cho bất cứ ai. Bạn chưa sẵn sàng.  

Nhưng trường hợp của người phụ nữ ở giếng nước Gia-cốp thì sao? Sau khi nghe Phúc Âm từ Chúa Cứu Thế, người này đã vào trong thành phố làm chứng cho mọi người. Cô gái tôi gặp cũng thuộc mẫu người đó. Hai mươi phút sau khi chia tay tôi nhận điện thoại từ nơi làm việc của cô: “Ông có thể đến đây gặp tôi được không?”

Tôi đã đến và biết được tình trạng hiện tại của cô ta. Trong suốt 13 tháng qua cô ta đã sống ngoại tình. Trong 2 tháng cuối cùng cô ấy tự chia tay với người chồng của mình.

Sau đó tôi được biết: Chỉ 2 ngày sau khi dâng đời sống mình cho Đấng Christ, tôi được thông báo từ người chồng của cô ta: “Nè Bill, một điều lạ lùng đã xảy ra với vợ tôi. Cô ấy đã trở về nhà và xin tôi tha thứ cho cô ấy các lỗi lầm.Thật lạ lùng! Điều gì xảy ra với vợ tôi, tôi cũng muốn điều ấy xảy ra với tôi.”

Cuối cùng anh ta đã đến gặp tôi để nghe Phúc Âm và tấm lòng anh mở ra tiếp nhận Chúa. Chủ nhật sau đó anh đến nhà thờ cùng với vợ và ngồi ở hàng ghế phía trước. Đôi vợ chồng này đã dâng lên cho Chúa bảng giao ước hôn nhân được phục hồi của họ.

Hai tuần sau đó, tôi nhận được điện thoại từ người đàn ông đã có quan hệ tình dục với cô gái. Anh ta hỏi tôi tại sao cô gái ấy đã bỏ anh ta ra đi không lời từ biệt.

Tôi mời người này đến nói chuyện.  Anh ta đến lắng nghe nhưng từ chối tiếp nhận Phúc Âm. Tôi có hơi thất vọng. Nhưng tôi biết tôi không thất bại, vì tôi đã bước đi trong sự vâng phục Lời Chúa để rao giảng Phúc Âm và đó là sự thành công. Việc anh ta tiếp nhận hay từ chối không phải là vấn đề của tôi.

KHÔNG RAO GIẢNG MỘT NỬA LẼ THẬT

Sự thành công không phải là ép buộc một ai đó thực hiện cam kết đi theo Đấng Christ. Thông thường tôi không nhận được sự phản hồi tích cực khi tôi chia sẻ Phúc Âm.

Khi tiến sĩ Grant và vợ của ông, Kathie lần đầu tiên giới thiệu Phúc Âm với tôi, tôi đã thẳng thừng từ chối. Nhưng tôi không quên câu chuyện đó. Mục vụ của họ là nhân tố quan trọng cho quyết định cuối cùng của tôi sau đó một năm rưỡi.

Những người ngoại phải được nghe Phúc Âm khoảng 6 hay 7 lần trước khi họ tiếp nhận Chúa. Vì vậy hãy nhớ rằng nếu có ai đó quay lưng khi bạn chia sẻ đức tin, hãy nhớ rằng Lời Chúa bạn gieo ra sẽ không bao giờ vô ích. Có lẽ người đó chưa bao giờ nghe Phúc Âm trước đây, hoặc có thể đây là lần thứ hai anh ta được nghe Phúc Âm, hoặc cũng có thể đây là lần thứ 6. Sự vâng phục của bạn lần này có thể khiến anh ta thay đổi.  Đó chính là lý do chúng ta phải bước đi bởi đức tin chứ không phải bởi mắt thấy. Vì thế nếu một phụ nữ quay lưng với bức tranh toàn cảnh của Phúc Âm, thì sự giới thiệu về Phúc Âm như thế  chính là hạt giống được gieo ra đến lúc nó sẽ nẩy mầm. Có thể cô ta sẽ đếm lại các lần nghe giảng Phúc Âm trước đó và quyết định tin nhận Chúa.

Loại gặp gỡ nào mà Đức Thánh Linh vận hành để gặt hái những kết quả cụ thể? Ngài sử dụng những chứng nhân được thúc đẩy bởi tình yêu nói ra Lời của Ngài. Theo kết quả khảo sát của Học Viện Tăng Trưởng Hội Thánh Mỹ thì có từ 75% đến 90% người mới qui đạo là những người đã tiếp nhận Chúa nhờ vào các bạn hữu Cơ đốc làm chứng cho họ trên căn bản một người giải thích Phúc Âm rõ ràng cho một người.  Chỉ có 17%  người qui đạo đến từ các sự kiện như là: sứ điệp của mục sư vào sáng chủ nhật, các buổi truyền giảng của Billy Graham hay là các buổi họp mặt thân tình vào ngày chúa nhật. Tuy nhiên hầu hết các Hội Thánh đã tiêu hao năng lực, thì giờ, tiền bạc cho những sự kiện thuộc loại này.

Bạn thử tưởng tượng một doanh nhân khảo sát các cơ hội kinh doanh và rồi ông ta quyết định là sẽ đi theo hướng có lợi nhuận ít nhất? Dĩ nhiên không ai làm như vậy. Ông ta sẽ quyết định tập trung tài nguyên, nhân lực, tiền bạc cho những cơ hội kinh doanh đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất. Trong lĩnh vực chia sẻ đức tin chúng ta cũng phải đi theo nguyên tắc này. Khi bạn đã nhìn thấy tầm quan trọng của việc rao giảng Phúc Âm trên căn bản một người nói cho một người. Chúng ta phải sẵn sàng giải thích một Phúc Âm toàn vẹn chứ không phải chỉ nói một ít lẽ thật. Chúng ta không thể chỉ nói với một ai đó: “Đức Chúa Trời yêu bạn, tôi sẽ cầu nguyện cho bạn hay là tôi thường xuyên đi nhà thờ.” Chúng ta phải chuẩn bị chia sẻ toàn bộ Phúc Âm. Nhưng trong lòng anh chị em hãy biệt riêng Chúa Cứu Thế làm Chúa. Luôn luôn sẵn sàng để trả lời cho bất cứ ai hỏi anh chị em lý do nào anh chị em có hy vọng đó. Phải làm điều này với sự nhu mì và kính trọng (1 Phi-e-rơ 3:15).

Quyển sách này được viết ra khích lệ bạn chia sẻ Phúc Âm và bạn không thể thất bại. Nó sẽ làm cho bạn tươi mới, sinh động và bạn thấy rằng việc chia sẻ Phúc Âm là một việc dễ dàng, bạn có đủ sự bạo dạn để nói khi chạm trán với bất cứ ai. Và bạn chắc sẽ thành công. Bạn biết rằng trong tấm lòng của Đức Chúa Trời có một chỗ đặc biệt dành cho những người quyết định vâng phục Lời của Ngài.

Wayne, một lập trình viên máy tính 40 tuổi ở Boulder, Colorado đồng ý với tôi khi anh nói: “Kỹ năng làm chứng của Bill dạy đã thay đổi nhận thức và cách sống của tôi, bây giờ tôi làm chứng cho Chúa rất tự nhiên. Khi tôi dùng các câu hỏi mà Bill hướng dẫn để hỏi những người khác, họ biết rằng tôi chẳng những quan tâm đến nhu cầu của họ mà  thực sự chú ý đến những nhu cầu sâu kín của họ: mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời. Họ biết tôi sẵn sàng lắng nghe những gì họ nói. Họ cần có người lắng nghe. Và bởi vì tôi sẵn sàng làm một cái máy thu âm, nên tôi cũng được họ ban cho những cơ hội sử dụng quyền năng của Lời Chúa trình bày lẽ thật trong một phương cách cởi mở.”

Phần bạn thì sao? Bạn có giống như Wayne, sẵn sàng vâng phục Chúa để chia sẻ đức tin? Có lẽ đã đến lúc bạn phải rời bỏ sự an toàn nơi vầng đá cứu sinh để đi ra bờ vực thẳm gieo mình xuống làm chiếc phao cho những ai đang chết đuối. Đã đến lúc phải chia sẻ Lời của Chúa để cứu những linh hồn đang chìm sâu trong bể tội. Chúa Jesus đang đứng trên bờ vực và Ngài kêu gọi bạn tham dự vào đội cứu hộ của Ngài. Câu hỏi này vẫn còn để mở: Bạn có sẵn sàng ra đi không?

 

(Còn nữa)

 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn