Thứ Hai , 25 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / Lương Tâm và Bậc Cầm Quyền

Lương Tâm và Bậc Cầm Quyền

Chống Lại Tà Giáo

government_capital

Lương Tâm và Bậc Cầm Quyền

Là một Cơ Đốc Nhân, quốc tịch của chúng ta ở trên Thiên Đàng, nhưng chúng ta cũng là công dân của thế gian này. Chúng ta là những người khách bộ hành và là khách lạ đang đi qua thế gian này, nhưng chúng ta vẫn phải có mối liên hệ với những người xung quanh và với các nhà lãnh đạo thế gian này.

Chương kinh điển trong Tân Ước viết về mối lien hệ giữa Cơ Đốc Nhân và những bậc cầm quyền đó là Rô-ma 13: “Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định.” (Rô-ma 13:1). Phao-lô đã nói rõ ở đây rằng những nhà cầm quyền là bởi sự chỉ định của Đức Chúa Trời. Và ông đã tiếp tục nói trong chương này rằng có bốn lý do tại sao Cơ Đốc Nhân phải vâng phục các bậc cầm quyền: đó là để tránh khỏi sự thạnh nộ hay sự phán xét (Rô-ma 13:1-4); vì cớ lương tâm (Rô-ma 13:5-7); vì động cơ là tình yêu bởi vì sự yêu thương làm trọn luật pháp (Rô-ma 13:8-10); và vì mục đích là Chúa Jêsus bởi vì ngày Chúa đã hầu gần (Rô-ma 13:11-14).

Tôi muốn tập trung vào câu 5 là câu ông nói rằng chúng ta nên vì cớ lương tâm. Có bao giờ là đúng khi một Cơ Đốc Nhân, vì cớ lương tâm mình mà không vâng phục bậc cầm quyền? Câu trả lời là có, nhưng chúng ta phải rất thận trọng về cách chúng ta làm. Khi Cơ Đốc Nhân chống lại luật pháp, chúng ta phải rất cẩn trọng vì là Cơ Đốc Nhân, chúng ta phải ý thức được trách nhiệm tại nơi mình sinh sống.

Những Gương Mẫu Trong Kinh Thánh

    images     

 Chúng ta hãy bắt đầu trước hết với một vài gương mẫu trong Kinh Thánh là những người đã không tuân theo giới lãnh đạo mặc dầu họ vẫn bày tỏ sự tôn trọng đối với nhà cầm quyền.

 

  • Các Bà Mụ Của Dân Hê-bơ-rơ, Cha Mẹ Của Môi-se.

Theo Xuất Ê-Díp-Tô Ký 1, các bà mụ của dân Hê-bơ-rơ đã được ra lệnh bởi Pha-ra-ôn rằng phải giết tất cả em bé trai nào được sinh ra bởi người đàn bà Hê-bơ-rơ. Họ đã khước từ làm điều đó, vì vậy họ phải chịu trách nhiệm cho hành động đó của mình. Họ đã chống lại luật pháp. Họ vẫn tôn trọng bậc cầm quyền dù rằng không vâng phục điều luật mà họ nghĩ rằng đó là sai trái. Cha mẹ của Môi-se cũng vậy, họ cũng đã khước từ việc vâng theo chiếu mạng đó (Hê-bơ-rơ 11:23).

  • Đa-ni-ên và Những Người Bạn của ông.

Đa-ni-ên, tất nhiên, cũng đã đến trong suy nghĩ của tôi. Theo Đa-ni-ên 1, Đa-ni-ên đã khước từ ăn những vật thực được đem đến cho ông. Tôi nhận thấy Đa-ni-ên đã lưu tâm đến vấn đề này một cách rất lịch sự. Ông đã không tỏ ra khó chịu. Ông đã không cố hăm dọa người làm đầu hoạn quan. Hơn nữa, ông đã cố hết sức có thể để sống hòa thuận với mọi người. Ông từ chối ăn đồ ăn đã được dâng lên các tượng thần, là thức ăn mà không người Giu-đa nào đã biệt riêng cho Chúa lại có thể ăn. Ông đã không tuân theo luật pháp dù ông vẫn bày tỏ lòng tôn trọng đối với nhà cầm quyền.

Trong Đa-ni-ên 6, chúng ta đọc thấy rằng một chỉ dụ đã được ban hành nghiêm cấm mọi người cầu xin thần nào hay một người nào ngoài vua. Đa-ni-ên, dĩ nhiên đã vi phạm luật đó. Ông vẫn mỗi ngày đều đặn cầu nguyện, và ông đã bị bắt vì điều đó và bị ném xuống hang sư tử. Bạn có nhớ rằng, tất nhiên, Đức Chúa Trời đã giải thoát ông từ trong hang sư tử và làm vinh hiển danh Ngài qua Đa-ni-ên. Đa-ni-ên đã tôn trọng bậc cầm quyền, nhưng ông đã không vâng theo luật pháp của nhà cầm quyền.

Ba người trai trẻ Hê-bơ-rơ đã từ chối việc sấp mình trước pho tượng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng, và kết quả là họ đã bị ném vào trong lò lửa (Đa-ni-ên 3). Họ đã chống lại luật pháp. Họ vẫn tôn trọng bậc cầm quyền, nhưng họ đã không tuân theo điều mà họ biết rằng sai trái.

  • Giê-rê-mi.

Khi bạn đọc sách Giê-rê-mi, bạn sẽ khám phá ra rằng tiên tri Giê-rê-mi đã thường xuyên bất tuân bậc cầm quyền. Ví dụ, ông khuyên Giu-đa nên hàng phục người Ba-by-lôn. Mọi người nói ông là kẻ phản bội với quốc gia Giu-đa. Hãy tưởng tượng đi, hàng phục người Ba-by-lôn! Nhưng đây chính là sứ điệp Đức Chúa Trời đã phán cho Giê-rê-mi. Giê-rê-mi đã từ chối việc tham gia vào các hoạt động chính trị vào thời của ông. Ông khước từ việc xúc tiến các liên minh quân sự mà vị vua bất tín đã làm cũng như ông đã mệt mỏi khi giải quyết vấn đề chính trị của vị vua này. Giê-rê-mi đã bị xem như là một kẻ phản bội. Ông đã bị bắt vào trong một hầm tối, nhưng dù thế nào đi nữa Giê-rê-mi vẫn đứng vững trong Lời Đức Chúa Trời.

  • Phi-e-rơ và Các Môn Đồ Khác.

Tôi nghĩ rằng gương mẫu đẹp nhất trong Tân Ước đó chính là Phi-e-rơ và các môn đồ khác. Trong Công vụ 4, họ đã bị bắt giữ, và họ phải đứng trước tòa công luận để làm chứng. “Nhưng Phi-e-rơ và Giăng trả lời rằng: Chính các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe.” (Công vụ 4:19,20). “Phi-e-rơ và các sứ đồ trả lời rằng: Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta.” (Công vụ 5:29). Họ đã bày tỏ sự tôn trọng đối với giới lãnh đạo, nhưng họ đã không tuân theo luật pháp.

Đây là những gương mẫu từ trong Kinh Thánh về những con người đã thi hành điều mà ngày hôm nay gọi là chống lại luật pháp. Tiêu đề này đến từ một bài luận được viết bởi Henry David Thoreau, nhà tự nhiên học người Mỹ. Ông đã từ chối đóng thuế bầu cử bởi vì ông không ủng hộ chiến tranh với Mê-xi-cô, và vì thế ông đã trải qua một đêm tại nhà tù Concord, Massachusetts. Ông đã mở đầu bài luận này gọi là “chống  lại luật pháp”. Gandhi đã đọc bài luận này, và nó đã giúp ông trong cuộc chiến giành tự do tại Ấn Độ. Và nhiều lãnh đạo nhân quyền hiện nay đã theo nguyên tắc của Thoreau trong việc chống lại luật pháp.

 

(Còn nữa)

WARREN W. WIERSBE

Translated by Hoa Da Quy

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn