Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Địa Vị Làm Con Của Chúa

Địa Vị Làm Con Của Chúa

Mục Sư Rick Warren vẫn tiếp tục được Chúa dùng để viết, để làm sáng tỏ lời Chúa với tư tưởng và ngòi bút của ông. Tôi thích cách ông giải thích những để tài lớn trong Kinh Thánh. Chẳng hạn việc được nhận làm con trai con gái của Chúa có nghĩa gì?

Câu trả lời dễ hiểu là đây:

Chỉ có hai cách để một người trở thành thành viên trong một gia đình: một là, bạn được sinh ra trong gia đình đó; hai là, bạn được nhận làm con nuôi. Đức Chúa Trời làm cả hai điều này cho bạn! Việc này được gọi là được sinh lại, và cũng là được nhận làm con nuôi trong gia đình Chúa. Ngài làm cả hai.

Theo luật pháp La Mã, là luật mà người dân đều phải tuân theo trong thời Tân Ước, bạn có thể từ bỏ một đứa con mà bạn đã sinh ra. Nhưng nếu bạn nhận nuôi một đứa trẻ, bạn không bao giờ được phép từ bỏ nó. Chúa phán rằng bạn không chỉ được sinh lại vào trong gia đình Ngài, mà Ngài còn nhận bạn làm con nuôi, và Ngài sẽ không bao giờ từ bỏ bạn. Đó là tin mừng!

Có thể bạn sẽ hỏi: “Bất kể tôi làm gì ư? Có thật không?” Vâng, bất kể bạn làm gì!

Một khi bạn được sinh ra, bạn không thể chưa được ra đời. Một khi bạn được sinh lại, bạn không thể chưa được sinh lại. Mối quan hệ có thể bị đổ vỡ, nhưng bất kể bố mẹ bạn nói gì, mọi người đều biết bạn vẫn là con của họ. Tương tự, một khi bạn trở thành một người con trong gia đình Chúa, bạn vẫn mãi mãi là người trong gia đình Chúa!

Kinh Thánh chép trong I Ti-mô-thê 3:15: “Con biết làm thể nào trong nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật vậy” (BTT). Chúng ta là gia đình của Chúa. Hội thánh không phải chỉ là nơi bạn đến rồi về. Hội thánh là nơi bạn thuộc về. Bạn được tháp vào cây nho và cây sự sống. Bạn được tái sanh và được làm con nuôi trong gia đình của Chúa. Chính Ngài đã hứa tất cả những điều này. Bạn đã được kết nối vào thân thể của Đấng Christ.

Hầu hết mọi người nghĩ rằng Cơ Đốc giáo là một hệ thống tín ngưỡng. Đúng là trong đó bao hàm niềm tin, nhưng mà không chỉ có thế. Nó còn bao hàm sự kết nối và việc trở thành thành viên. Trở thành Cơ Đốc nhân nghĩa là bạn thuộc về gia đình của Chúa. Điều đó cũng có nghĩa là bạn trở thành một chi thể trong Thân thể của Đấng Christ.

Kinh Thánh chép, điều này giống như bạn được sinh ra trong một gia đình.

Rô-ma 15:6-7 chép: “Anh em lấy một lòng một miệng mà ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Vậy thì, anh em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp anh em, để Đức Chúa Trời được vinh hiển.” (BTT)

Và đây là điều Đức Chúa Trời đã hoạch định từ ban đầu – làm cho bạn trở thành một thành viên của gia đình Ngài!

SUY NGHĨ VỀ MẠNG LỊNH TRUYỀN BÁ TIN LÀNH.

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ TIN LÀNH

Những vấn đề sau đây khiến nhiều người băn khoăn không biết có nên giảng Tin Lành hay không?

1. Thách thức của chủ trương không khoan nhượng tôn giáo. (The Challenge of Religious Intolerance). Đây là chủ trương của những nước không cho phép rao giảng Tin Lành. Chẳng hạn các nước theo Hồi giáo, hoặc các nước độc tài như Bắc Hàn. Các nước có bách hại tôn giáo.

2. Thách thức của chủ nghĩa đa thần. (The Challenge of Pluralism). Chủ nghĩa đa thần từ chối Chúa Giê-su là con đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời. Chủ nghĩa nầy tin rằng có nhiều con đường dẫn đến Đức Chúa Trời và người ta có thể được cứu qua bất cứ tôn giáo đạo đức nào. Họ nói, chúng ta không cần giảng Tin Lành cho người Hồi Giáo hay Ấn Giáo hay Do Thái Giáo. Họ tin rằng cuối cùng mọi người đều sẽ được cứu.

3. Thách thức của chủ nghĩa đạo nào cũng tốt. (The Challenge of Inclusivism). Thay vì nói có nhiều con đường dẫn đến Đức Chúa Trời, nhóm nầy chủ trương rằng có nhiều con đường dẫn đến Chúa Giê-su. Họ chủ trương rằng những tín đồ chân thành của Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Giáo, Do Thái Giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác chỉ có thể được cứu bởi Chúa Giê-su, bao lâu họ đi theo ánh sáng họ có, những người như thế không cần nghe Tin Lành hay kêu cầu Danh Chúa Giê-su.

4. Thách thức của chủ nghĩa hòa đồng tôn giáo. (The Challenge of an Unprincipled Ecumenism). Chúa Giê-su đã cầu nguyện để các môn đồ của Chúa hiệp nhất (Giăng 17:23). Chúa Giê-su cũng chỉ tỏ rằng thế gian sẽ biết ai là môn đồ Chúa họ khi thấy các môn đồ yêu thương lẫn nhau (Giăng 13:35). Thực tế có lời kêu gọi hiệp nhất của các giáo phái lớn như Công Giáo, nhưng điều nầy rất khó thành công vì người Tin Lành tin rằng không thể có sự hiệp nhất thật trừ khi sự hiệp nhất đó có căn cứ trên lẽ thật của Tin Lành.

5. Sự thách thức của sự phân chia các giáo phái. (The Challenge of Unwarranted Church Devisions). Các giáo phái thường chú tâm đến các niềm tin thứ yếu và truyền thống giáo hội không liên quan đến Tin Lành đến nỗi họ không chịu hiệp thông với các tín hữu khác bất đồng với họ về những truyền thống nầy. Sự chia rẽ và bất đồng của chính các tín đồ của giáo phái đã ngăn trở nhiều cho việc giảng Tin Lành và các hình thức làm chứng khác.

6. Sự thách thức của việc thiếu kiến thức của Phúc Âm. (The Challenge of Lack of Gospel Knowledge). Nhiều người dù là tín đồ hay chứng nhân vẫn chưa nắm vững ý nghĩa của Phúc Âm, vẫn không biết Chúa Giê-su cứu rỗi loài người như thế nào. Tôi xin bạn lưu ý về cách dùng chữ của người Việt. Tôi dùng chữ Phúc Âm đồng nghĩa chữ Tin Lành trong khi nhiều người chưa tin Chúa cứ nghĩ đến Tin Lành như một giáo phái. Người ta đang dùng chữ Tin Lành để phân biệt với Công Giáo La-mã hay Chánh Thống Giáo hay các giáo phái khác. Lúc đó Tin Lành được nghĩ đến như một Đạo khác với Đạo Công Giáo hay Phật Giáo. Thực ra Tin Lành chỉ có nghĩa là Phúc Âm hay tin mừng, tin tức tốt lành (Good News, Gospel).

7. Sự thách thức của bản tính tội lỗi cũ của chúng ta. (The Challenge of Our Old Sin Nature). Ngay cả sau khi trở nên Cơ-đốc nhân, chúng ta vẫn còn là những tội nhân, vẫn còn khuynh hướng lang thang xa khỏi Chúa (như chiên đi lạc). Chúng ta có thể bắt đầu phôi pha tình yêu ban đầu với Đấng Christ. Chúng ta có thể bắt đầu xem thường giá trị của Phúc Âm. Chúng ta không còn nhìn xem Chúa Giê-su nhưng bắt đầu chú tâm đến lợi lộc vật chất, danh tiếng.

Chúng ta phải làm gì?

– Chúng ta cần yêu Chúa hơn.

– Chúng ta cần nương dựa nhiều hơn trên quyền phép của Đức Thánh Linh trong đời sống hằng ngày.

– Chúng ta cần thành người cầu nguyện nhiều hơn.

– Chúng ta cần bày tỏ lòng thương xót và tình thương đối với người láng giềng lân cận mình.

– Chúng ta cần một sự hiểu biết tươi mới về Phúc Âm của Chúa Giê-su Christ.

– Chúng ta cần tin tưởng vững chắc hơn về Phúc Âm là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu người tin.

“Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì đây là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin, trước là người Do Thái, sau là người Hi Lạp. Vì trong Tin Lành nầy, sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ từ đức tin đến đức tin, như có lời chép: “Người công chính sẽ sống bởi đức tin.” (Rô-ma 1:16-17).

– Từ đó, chúng ta sẽ không bắt ép ai theo Chúa, vì chúng ta hiểu rằng nếu Đức Thánh Linh không cáo trách tội lỗi của một người để ăn năn thì người đó sẽ không thể trở thành môn đồ của Chúa Giê-su được.

– Chúng ta sẽ có hy vọng rằng không điều chi có thể phân rẽ chúng ta ra khỏi sự yêu thương của Đức Chúa Trời, kể cả sự chết (Rô-ma 8: 35-38).

Tôi cảm ơn Chúa đã giúp tôi tìm được những lời cô đọng giới thiệu về ý nghĩa thật của Phúc Âm Cho Người Việt. Bởi một số những Giáo Sư, Học Giả từ Âu sang Mỹ. Thật đúng, thật có giá trị.

Tôi chọn soạn bài này theo THIS WE BELIVE, “The Gospel of Jesus Christ: An Evangelical Celebration,” The Committee on Evangelical Unity in the Gospel, Grand Rapids: Zondervan Publishing House, 2000.

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

 

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn