Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / CHÚA TÁI LÂM VÀ THIÊN HY NIÊN

CHÚA TÁI LÂM VÀ THIÊN HY NIÊN

Tiến sĩ John Drange Olsen

Vả, cảnh trạng của Christ tái lâm sẽ ra thể nào? Muốn đáp lẽ cho vấn đề ấy, cần phải kê cứu, 1) Các chữ mô tả sự tái lâm, 2) So sánh sự giáng sanh với sự tái lâm, 3) So sánh sự thăng thiên với sự hiện ra, mới mong rõ ít nhiều vậy.

images (1)

1. LUẬN VỀ NHỮNG CHỮ VẼ RA SỰ TÁI LÂM
Trong Tân ước có dùng ba chữ để mô tả sự tái lâm của Christ. Nghĩa đen của ba chữ ấy cũng ám chứng rằng sự tái lâm của Christ có hai chặng.
a) Parousia: Nghĩa đen chữ nầy là “hiện diện”, “có mặt”. Tân ước thường dùng chữ ấy để luận về sự tái lâm của Chúa, tả vẽ ra cảnh trạng Ngài hiện đến để tiếp rước Hội Thánh. Các câu viện dẫn sau đây đều dùng chữ Parousia: ICô 15:23; ITê 2:19; ITê 3:13; ITê 4:15; ITê 5:23; IITê 2:1,8; Gia 5:7,8; IIPhi 1:16; IIPhi 3:4,12; IGi 2:28
b) Epiphaneia: Nghĩa đen chữ nầy là “hiện ra”. tuy Tân ước có dùng nó để nói về sự giáng sanh của Chúa (ITi 1:10), nhưng thường dùng để mô tả sự hiện ra lần thứ hai, để xét đoán thế gian và lập nước ngàn năm bình an của Ngài nhiều hơn. Các câu kể sau đây đều dùng chữ epiphaneia: IITê 2:8; ITi 6:14; IITi 4:1,8; Tít 2:13
c) Apokalypsis: Nghĩa đen chữ nầy là “khải thị”, “bày ra cách hiển nhiên”, mắt người trông thấy được. Tân ước thường dùng chữ ấy để nói về Christ hiện ra cho cả thế gian được thấy tỏ tường. Trong nguyên văn Hi lạp sách Khải huyền cũng gọi là Apokalypsis của Jesus Christ, nghĩa bóng là “Sự khải thị của Jesus Christ”, vì luận đủ mọi việc can thiệp đến sự tái lâm và sự hiện diện Ngài trên mặt đất trong đời tương lai. Các câu dẫn sau nầy đều dùng chữ apokalypsis: ICô 1:7; IITê 1:7; IPhi 1:7,13; IPhi 4:13

2. SỰ TÁI LÂM CHIA RA LÀM HAI CHẶNG
Xét ba chữ mới giải thích ở trên, rõ lắm sự tái lâm của Chúa được chia ra làm hai chặng đặc biệt. Xin lần lượt kê cứu qua như sau đây:
a) Chặng thứ nhứt— Tiếp rước Hội Thánh: Như Chúa đã hiện ra trên đời lần thứ nhứt trong khoảng thời gian hơn 39 năm trời thế nào, thì sự hiện ra lần thứ hai cũng sẽ trai qua một thời gian khá lâu, dài ngắn bao nhiêu chúng ta không thể quyết định được. Trong khoảng thời gian ấy Christ sẽ hiện ra trước hết trên không trung, để tiếp rước Hội Thánh lên trời. Các tín đồ thật, hoặc đã ngủ trong Chúa, hoặc hãy còn sống, đều sẽ được tiếp lên cả, để ở với Chúa luôn luôn (ITê 4:16,17). Khi đã tiếp lên rồi, bèn có sự xét đoán công trình của tín đồ (ICô 3:11-15; IICô 5:10); đoạn đến lễ cưới của Chiên Con (Khải 19:7-10). Sự hiện đến xảy ra rất thình lình, chỉ những người thức canh, chực sẵn được tiếp lên thôi. Nên Kinh Thánh cũng thường khuyên tín đồ hãy thức canh cầu nguyện luôn, e Ngài đến nhằm ngày mình không ngờ, trong giờ mình không tưởng mà mình phải bị để lại chăng (Ma 25:10; Mác 13:34-37; Tít 2:11-13; IGi 2:28; 3:3). ITê 4:16,17; IICô 5:10; Khải 19:7; Ma 25:10; Mác 13:35-37; IGi 2:28
b) Chặng thứ hai— Hiện ra cách hiển nhiên: Khi mọi việc của chặng thứ nhứt đã xong rồi, thì Christ hiện đến cách hiển nhiên, có các thánh đồ cùng các thiên sứ thánh đồng theo Ngài, cốt để xét đoán thế gian đương phản loạn với Ngài. Con thú và tiên tri giả bị bắt bỏ vào hầm lửa; Sa-tan bị giam cầm trong vực sâu một ngàn năm. Đoạn, Chúa sáng lập nước bình an, và trị vì với các thánh đồ trong một ngàn năm. Côl 3:4; IITê 2:7,8; IITê 1:7,8. Cũng xem Khải 19:11-16
Có kẻ luận về Chúa tái lâm mà rằng: sự tái lâm của Christ có hai lớp: không phải là hai sự tái lâm đặc biệt, bèn là một sự tái lâm chia ra hai lớp, tức một biến động lớn xảy ra theo hai chặng đặc biệt. Chặng thứ nhứt, Ngài hiện đến như “Mặt Trời công bình” (Mal 4:1,2). Chặng thứ hai, Ngài giáng hạ tận núi Ôlive (Xa 14:3,4). Chặng thứ nhứt, Ngài hiện đến để tiếp rước tân phụ Ngài (Gi 14:3); chặng thứ nhì Ngài hiện ra để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên đặng ăn năn (Xa 11:10). Chặng thứ nhứt gọi là “sự chúng ta hội hiệp cùng Ngài” (IITê 2:1); còn chặng thứ hai gọi là “Chúa Jesus từ trời hiện đến” (IITê 1:7).

kh

3. SO SÁNH HAI KỲ HIỆN RA
So sánh hai sự giáng sanh với sự tái lâm của Ngài, thì thấy có hai sự tương phản hẳn.
a) Sự vinh nhục khác nhau: Khi Ngài giáng sanh, thì có bộ hèn hạ, chịu sỉ nhục. Khi Ngài hiện ra lần thứ hai, thì rất oai nghi vinh hiển. Lần thứ nhứt sự vinh hiển ấy chỉ có vài ba môn đồ thấy tợ xem gương soi mà thôi. Khi Ngài tái lâm thì sẽ lấy sự oai nghiêm chói lòa cực kỳ mà hiện ra cách hiển nhiên ở trước mặt muôn dân muôn nước, hầu cho họ được xem Ngài tỏ tường vậy. Ês 53:2; Mác 13:26. Cũng xem Ma 24:30; Lu 21:27; Ma 17:2
b) Có sự ẩn hiện khác nhau: Khi Christ giáng thế lần thứ nhứt thì sự vinh hiển và thần tánh Ngài đều giấu kín: không được bày tỏ ra. Ngài làm con nhà thợ mộc Giô-sép, quê ở Na-xa-rét. Nếu không đủ trí hiểu thuộc linh, thì chẳng một ai có thể nhờ biểu diện Ngài mà biết được Ngài là Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống đâu. Song khi Ngài tái lâm, thì lại tỏ ra rất rõ ràng Ngài là Con Đức Chúa Trời, đồng quyền đồng cách với Cha, và là Vua vinh diệu duy nhứt của nước Đức Chúa Trời vậy. Mác 6:3; Khải 19:11-16
c) Chối bỏ cùng hoan nghinh khác nhau: Khi Christ đến lần thứ nhứt, thì thế gian không nhận Ngài, bèn nhục mạ Ngài, nhổ vào mặt và chối bỏ Ngài, thậm chí đóng đinh Ngài trên thập tự giá, đãi Ngài như tù phạm cực ác. Nhưng khi Ngài tái lâm, thì muôn nước đều hoan nghinh Ngài, mọi đầu gối đều quì lạy dưới bệ chơn Ngài, và sự hiểu biết về Ngài sẽ đầy dẫy khắp đất như nước lan đầy bốn biển vậy. Gi 1:11; Lu 23:21,35-37; Ês 25:9; Phil 2:9,10
d) Sống chết khác nhau: Mục đích về sự giáng sanh là thế vị loài người mà chịu chết, uống chén cay đắng về sự thạnh nộ Đức Chúa Trời để cứu chuộc họ. Khi tái lâm thì mục đích chẳng còn là chịu chết nữa, bèn là sống vì người ta, lập nơi cư trú Ngài ở giữa họ, đồng sống đồng vui với con cái Ngài vậy. Khải 1:17,18
e) Gieo và gặt khác nhau: Khi Ngài giáng sanh thì lấy đời sống thuộc linh,tỏ ra Ngài thật là Đạo (Logos) trở nên xác thịt, là Cứu Chúa đã hy sinh tánh mạng để cứu loài người rỗi đời. Trải suốt 33 năm, Ngài chịu đủ mọi mùi tân khổ, lại vâng phục Cha đến cùng, thậm chí phó mình làm sinh tế đền tội ta. Ấy là hột giống lẽ thật mà Ngài gieo ra trong thế giới bây giờ. Khi Ngài tái lâm thì sẽ theo sự đã gieo ấy mà thâu hoạch. Ngài sẽ tiếp rước Hội Thánh về với Ngài làm tân phụ rất đẹp đẽ rực rỡ. Ngài sẽ cầm đại quyền đại vinh mà trị vì muôn dân muôn nước, đến đỗi mọi vật loại trên trời dưới đất đều sẽ đồng tâm tôn vinh phục sự Ngài cho đến vô cùng. Khải 11:15; Khải 19:6,7
f) Đầy tớ và Vua Chúa khác nhau: Khi Chúa giáng lâm thế gian lần thứ nhứt, thì làm đầy tớ cho mọi người. Khi Ngài tái lâm thì sẽ ngồi trên ngai quí báu, cầm quyền đế vương làm Vua Chúa của cả vũ trụ. Hê 10:13; Phil 2:10,11; Khải 19:16
g) Cảnh bi lạc khác nhau: Khi Christ giáng lâm lần đầu, đối với thế gian tội lỗi tối tăm, người đời lạc lối khổ sở nầy, Ngài cảm xúc ngậm ngùi, đau lòng xót dạ, lệ tuôn tầm tả, huyết đổ láng lai. Nhưng khi Ngài tái lâm, lập nước Thiên hy niên, thì chẳng những một mình Ngài hớn hở vui vẻ thôi đâu, nhưng cả muôn dân muôn nước cũng đều vui vẻ nữa, muôn vật sẽ đổi mới, trên trời cao xướng, dưới đất ca họa, cả vũ trụ đều sẽ đồng tâm hoan nghinh nằm hân hỷ của Chúa, và vui vẻ mừng rỡ đến vĩnh viễn. Thi 97:1; Ês 35:1,2; Ês 65:17-19; Gi 16:22; IPhi 4:13; Khải 21:4

4. SO SÁNH CẢNH TRẠNG THĂNG THIÊN VỚI CẢNH TRẠNG TÁI LÂM.
Xem xét cảnh trạng Chúa thăng thiên cho kỹ, thì cũng hiểu thêm về cảnh trạng tái lâm của Ngài nữa.
a) Ngài lên trời thể nào sẽ trở lại thể ấy: Nhờ lời hai thiên sứ nói cùng các môn đồ đương đứng ngó lên trời sau khi Chúa vừa được tiếp lên, ta biết thêm rằng Ngài lên trời thể nào, cũng sẽ trở lại thể ấy. Ngài thăng thiên cách quang minh vinh hiển, cỡi mây mà đi; khi tái lâm Ngài cũng sẽ đến cách đó. Ma 24:30; Công 1:11
b) Ngài ngự lên bằng thân thể thấy được: Khi Chúa thăng thiên thì ngự lên bằng thân thể phục sanh, mắt thấy được, tay rờ được. Khi tái lâm cũng là Đấng Thần nhơn gồm cả nhân tánh và thần tánh vậy (Hê 9:24,26,28).
c) Ngài ngự lên cách rõ ràng: Ngài ngự lên trời cách rõ ràng, mọi mắt của những kẻ tiển Ngài lên núi Ôlive đều xem thấy, cho đến khi có áng mây che khuất Ngài thì họ mới thôi nhìn theo Ngài. Khi Ngài tái lâm cũng vậy, Ngài hiện ra cách hiển nhiên rất rực rỡ vẻ vang. Ấy là ý nghĩa của chữ epiphaneia “hiển hiện” vậy. Khải 1:7
d) Từ núi Ôlive ngự lên: Christ từ núi Ôlive mà ngự lên trời. Khi Ngài tái lâm cũng sẽ giáng hạ tại đỉnh núi ấy. Tiên tri Xa-cha-ri chép rằng: “Trong ngày đó, chơn Ngài sẽ đứng trên núi Ôlive, là núi đối ngang Giê-ru-sa-lem về phía đông” (Xa 14:14). Khi ấy Ngài hiện đến, để giải cứu phần sót lại của Y-sơ-ra-ên khỏi bị tiêu diệt, xét đoán con thú và các đạo quân nó. Sự hiện ra ấy thuộc về chặng thứ hai của cuộc tái lâm vừa luận qua ở trên.

🙂

images (1)

Sự tái lâm của Chúa bao hàm nhiều biến động khác nhau, có quan hệ với Hội Thánh và thế gian nữa.

1. CÁC BIẾN ĐỘNG QUAN HỆ VỚI HỘI THÁNH
Do sự tái lâm của Chúa bao hàm nhiều biến động khác nhau, có quan hệ với Hội Thánh như lần lượt kể ra sau đây:
a) Tín đồ chết được sống lại: Khi Chúa “từ trời giáng lâm với tiếng kêu bảo, tiếng của thiên sứ cực phẩm, và kèn của Đức Chúa Trời”, thì những kẻ chết trong Chúa, hoặc là tín đồ trong đời Cựu ước hay là tín đồ trong đời Tân ước, đều được sống lại cả (ITê 4:16). Đó là “sự sống lại tốt hơn (Hê 11:35), sự sống lại của người nghĩa (Lu 14:14), sự sống lại của Phao-lô trông mong đạt đến (Phil 3:11), sự sống lại thứ nhứt (Khải 20:4-6), sự sống lại từ trong kẻ chết (Lu 20:35), để hưởng được sự sống đời đời (Đa 12:2). Thân thể của các thánh đồ đã nằm trong mồ mả tan ra bụi đất, nay nhờ thần quyền của Chúa mà được tổ hiệp lại, sống lại một thân thể chẳng hay hư nát, có hình dáng rất đẹp đẽ rực rỡ. ITê 4:16; Khải 20:4-6
b) Tín đồ còn sống được biến hóa: Kịp khi Chúa xuống trong không trung, kêu kẻ chết trong Chúa sống lại rồi, tức thì những tín đồ còn sống trên đất đều được biến hóa trong giây phút, trong nháy mắt. Họ thoát khỏi sự chết, được biến hóa ra thân thể chẳng hay chết, cũng như những tín đồ chết vừa sống lại đó vậy. ICô 15:51,52. Cũng xem ITê 4:16 viện dẫn ở trên.
c) Hội Thánh được tiếp rước lên: Hai việc kia xong, cả hai hạng tín đồ nói trên đều cùng nhau được cất lên không trung để gặp Chúa, rồi họ cùng ở với Chúa luôn luôn. ITê 4:17. Cũng xem Ma 25:1-13
d) Xét đoán công việc của tín đồ: Khi Hội Thánh đã được tiếp rước lên rồi, thì tín đồ liền ứng hầu trước tòa Christ để chịu xét đoán công việc của mình và tưởng thưởng hay khiển trách tùy theo việc đã làm tốt hay xấu. Vấn đề nầy sẽ giải rõ hơn trong chương luận về sự phán xét. IICô 5:10. Cũng xem ICô 3:11-15
e) Lễ cưới của Chiên Con: Khi Chúa đã xét đoán công việc của tín đồ, thưởng hay trách họ tùy việc làm khi còn trong xác thịt rồi, thì sẽ làm lễ cưới của Chiên Con. Hội Thánh là tân phụ của Christ, nhờ Thánh Linh đã hứa gả cho Ngài đương khi ở dưới đời, trong lúc phiêu lưu rày đây mai đó, bị thế gian khinh dể và chán bỏ. Chúa là Vị Thế tử đi phương xa để nhận lãnh nước. Trong khoảng thời gian khá dài ấy, Ngài vắng mặt, Hội Thánh ở đời yêu mến Ngài, nhớ thương Ngài, trung tín với Ngài, mặc dầu có lắm đứa giả dối dùng trăm mưu ngàn kế để dụ dỗ nàng, muốn kết bạn với nàng. Nhưng nàng cứ trong mong chờ đợi mãi, tin rằng Tân lang đã hứa sẽ trở lại đem mình về với Người, chắc sẽ được như lời. Vì nàng tin Tân lang là thành tín, nên nàng cứ giữ dạ kiên trinh mãi. Nay sự trung trinh ấy được kết quả, Tân lang đã đến như hứa, đã tiếp rước nàng về nhà Cha để làm lễ cưới rồi. Trong ví dụ về vua làm tiệc cưới cho con (Mat. 22:1-14) Chúa dự ngôn về lẽ ấy, và Khải 19:7-9 cũng khải thị sự ứng nghiệm lời ấy. II Cô 11:2; Khải 19:7-9. Cũng xem Khải 21:9-27
Thành Giê-ru-sa-lem mới làm hình bóng chỉ về Hội Thánh là tân phụ của Christ, dự tả cảnh trạng vĩnh cư của hội ấy.

2. CÁC VIỆC QUAN HỆ VỚI THẾ GIAN.
Do việc Chúa hiện đến thế gian cách hiển nhiên, có các thánh đồ và thiên sứ cùng theo, cũng có những việc xảy đến rất quan hệ với muôn nước, dân Y-sơ-ra-ên, con thú, và Sa-tan. Xin lần lượt luận qua như sau đây:
a) Hoàng đế chót của chánh quyền ngoại bang: Từ đời Áp-ra-ham chánh quyền thế giới ở nơi dân ngoại bang. Họ cũng sẽ cầm quyền ấy cho đến khi Christ tái lâm. Khoảng thời gian mà họ nắm giữ chánh quyền ấy, Kinh Thánh gọi là “các thời kỳ ngoại bang” (Lu 21:24). Hễ mỗi khi Kinh Thánh dự tả trạng thái của chánh quyền thế gian, thì thường dùng con thú dữ làm tượng trưng chỉ bóng cho. Tiên tri Đa-ni-ên dự ngôn về bốn đế quốc sẽ dấy lên cầm quyền phổ biến (Đa 7). Thánh Giăng lại thấy dị tượng có một con thú dữ tợn quái gở từ biển dấy lên, có bảy đầu và mười sừng (Khải 13:1-10). Thú ấy có tánh hỗn tạp, vì bao hàm bản tánh của các con thú của dị tượng Đa-ni-ên, lại có bảy đầu và mười sừng nữa. Thiết tưởng con thú dữ của Giăng thấy đó chỉ bóng về trạng thái của cả chánh quyền ngoại bang trải bóng suốt các đời, từ lúc lịch sử khởi đầu cho đến khi Chúa tái lâm. Còn bảy đầu của nó, thì chắc chỉ bóng về bảy đế quốc phải dấy lên kế tiếp nhau mà cầm quyền cả thế giới nầy. Khảo cứu lịch sử vạn quốc, thì dễ đoán sáu trong bảy đế quốc ấy là Ai-cập, A-sy-ri, Ba-by-lôn, Mê-đô-Ba-tư, Hi-lạp, và La-mã. Còn đế quốc thứ bảy chắc thuộc về tương lai.
Theo Khải 13:10, thì Thánh Giăng sống trong đời của đế quyền thứ sáu, là La-mã đế quốc vậy. Đế quyền thứ bảy phải kế tiếp La-mã mà dấy lên vào khoảng cuối cùng của thời đại nầy, sẽ là một liên bang do mười nước kết hiệp (tức mười sừng), cầm chánh quyền trong ít lâu, rồi bị Christ tái lâm tuyệt diệt đi (Khải 13:1; 17:12; 19:11-16). Từ trong mười nước ấy sẽ dấy lên một vua cường bạo rất tàn nhẫn và cực ác, Kinh Thánh gọi là vua Babylôn (Ês 14:4-17), vua theo ý muốn mình (Đa 11:36), người đại tội (IITê 2:3), con của sự hư mất (IITê 2:3), Antichrist (IGi 2:18), con thú (Khải 13:4; 17:8-11), kẻ bất pháp (IITê 2:8). Vua nầy sẽ thống lãnh liên bang ấy, tổ chức một đế quốc cực cường đại độc đoán vô cùng. Ấy là hoàng đế chót của chánh quyền ngoại bang. Về đứa đại tội nầy Phao-lô chép trong IITê 2:7-10.
b) Kỳ tai nạn lớn: Trong khoảng thời gian con thú cầm quyền thống nhứt cả quốc chánh của muôn dân muôn nước, thì sẽ phát sanh một cơn tai nạn rất lớn.

(1)Quan hệ với Hội Thánh: Cơn ấy có quan hệ với dân Đức Chúa Trời, nhứt là với kẻ làm chứng về ân cứu rỗi của Christ. Hội Thánh có lẽ phải trải qua một phần của cơn khổ nạn ấy, trước khi được tiếp lên trời. Hai người làm chứng về ân cứu rỗi của Christ. Trong đoạn đó ta thấy hai chứng nhơn cứ làm việc cho đến lúc con thú hiện đến (c.7) bèn bị nó nghiêm cấm và giết đi, thây họ nằm ngoài đường phố ba ngày rưỡi, rồi được sống lại cất lên trời. Điều ấy chắc chỉ bóng về Hội Thánh sẽ bị một cơn tai nạn ngắn trong lúc con thú trị vì, khi ấy nó sẽ bắt bớ tín đồ rất dữ tợn, cấm giảng dạy và chứng đạo, đến đỗi có lẽ lắm tánh mạng của nhiều người bị thiệt hại cũng nên.
Có kẻ tin rằng Hội Thánh sẽ phải trải qua cả cơn tai nạn của con thú, rồi mới được Chúa cất lên. Kẻ khác lại tin rằng Hội Thánh được cất lên khỏi cả cơn tai nạn ấy. Họ thường viện lấy Khải 3:10 làm chứng cho ý kiến mình. Trước giả bài nầy tin rằng Hội Thánh chắc trải qua ít nữa một phần của kỳ tai nạn ấy, và sẽ được giải cứu, hoặc là giữa chặng kỳ ấy, hoặc là vào lối cuối cùng vậy. Hình bóng về hai chứng nhân đã trưng dẫn ở trên, và “đám rất đông, không ai có thể đếm được” (Khải 7:9-17), đều làm chứng cho ý ấy. Vì câu 14 chép về đám đông ấy rằng: “Đây là những kẻ đương ra khỏi cơn đại nạn, đã giặt áo mình và phiếu trắng nó trong huyết Chiên Con.” Cũng xem Ma 24:15-22,29. Sự phá hủy Giê-ru-sa-lem xưa chắc làm tượng trưng chỉ về cơn gớm ghê nầy. Đa 7:25.

images (1)

(2)Quan hệ đối với dân Do Thái: Cơn tai nạn nầy có quan hệ hơn hết với dân Do Thái, vì gọi là “kỳ tai hại của Giacốp” (Giê 30:6,7). Cựu ước có nhiều đoạn sách dự ngôn dân Y-sơ-ra-ên sẽ trở lại xứ Palestine, lập lại cố quốc tại đó (Êxê 36:24-28; 11:16-20; 39:25:27-29; Giê 32:37-41; 33:7-9). Sa-tan bao giờ cũng là cừu địch của Đức Chúa Trời, cố quyết ngăn trở ý chỉ Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên; nên nó xui giục đứa đại tội ngược đãi họ, giao chiến cùng họ, đến đỗi thiếu điều họ bị tuyệt diệt. Nhưng Christ sẽ hiện đến, đánh đổ các thù nghịch của họ, giải cứu phần sót lại của họ. Khi ấy họ sẽ công nhận Ngài là Mê-si của họ, ăn năn tội đóng đinh Ngài, và đầu phục Ngài trọn vẹn (Xa 12:8-14; Ês 10:20-23; Rô 9:27; 11:25,26). Đoạn, Ngài sẽ đặt họ trong xứ của họ, không còn bị ai đuổi xua hoặc làm thiệt hại gì nữa. Trong thời Thiên hy niên họ sẽ giữ chỗ quan trọng nhứt ở trên mặt đất. (Êxê 34:28-31; Am. 9:15).
c) Tuyệt diệt đế quyền chót và con thú: Sa-tan dấy hoàng đế chót nầy lên cốt để chống cự ý chỉ Đức Chúa Trời. Nó sẽ kết hợp với giáo quyền, có tiên tri giả làm tượng trưng chỉ bóng cho (Khải 13:11-17). Cả hai thế lực ấy sẽ muốn lợi dụng lẫn nhau để đạt đến đích riêng, là cầm quyền thống nhứt trong anh tay mình. Nhưng con thú thứ nhứt ganh ghét giáo quyền (cũng gọi là đại dâm phụ), sẽ đồng lòng hiệp ý với mười nước liên minh kia mà tuyệt diệt quyền ấy (Khải 17:15-18). Đoạn, Sa-tan cứ thúc giục con thú chống cự Đức Chúa Trời, đến đỗi kéo đại quân của cả thế giới ra giao chiến với Christ. Kết cuộc chiến trận ấy là Christ với các thánh đồ đều toàn thắng, phá hủy mười nước liên minh kia, đánh đổ chánh quyền ngoại bang, trừ bỏ con thú và mọi sự thuộc về nước nó (Khải 18). Đoạn con thú và tiên tri giả bị bắt bỏ vào hầm lửa lưu hoàng (Khải 19:11-21). Như vậy nhờ Jesus Christ, các gian mưu ác kế nghịch cùng Đức Chúa Trời đều phải thất bại hoàn toàn, các quyền thế của ma quỉ bị tiêu tan, mọi tội lỗi gian ác đều bị quét sạch khỏi địa cầu. Nói một lời, nhờ Christ là Đấng Thần nhơn, mà cuộc phản loạn của Sa-tan khởi nghịch cùng Đức Chúa Trời từ lúc nó sa ngã (Ês 14:12-15; Êxê 28:11-19) được dẹp yên, Đức Chúa Trời toàn thắng, các thế lực gian ác đều tiêu diệt sạch cả. Nên cũng vì cớ ấy, mà cả cõi trời vang tiếng lên rằng: “Halêlugia! Vì Chúa, Đức Chúa Trời của chúng ta, là Đấng Toàn năng, đương trị vì. Chúng ta hãy vui mừng hớn hở, tôn vinh Ngài vì lễ cưới Chiên Con đã đến, và tân phụ Ngài đã tự sửa soạn rồi” (Khải 19:6-8).
d) Sa-tan bị bắt bỏ vực sâu: Sa-tan là nguồn gốc của mọi sự gian ác. Trải biết bao thế kỷ, nó phản nghịch, chống cự Đức Chúa Trời, hằng lập mưu tìm kế đặng phá hủy công việc của Ngài. Song kỳ cuối cùng của sự vận động nó hầu đến. Khi Christ hiện ra đánh đổ con thú, triệt hạ liên bang của nó, tiêu diệt hết thảy các thống hệ gian ác của đời rồi, thì Ngài cũng bắt luôn nguyên thứ của sự ác đó mà giam lại trong vực sâu một ngàn năm, “hầu cho nó không đi dỗ dành các dân nữa, cho đến chừng ngàn năm đã mãn” (Khải 20:1-3).
Sau thời gian ấy nó sẽ được thả ra một ít lâu, lại đi dỗ dành các dân ở bốn phương thiên hạ, kéo chúng ra chiến tranh cùng Đức Chúa Trời nữa. Nhưng nầy Sa-tan đã đến lúc tận cùng, bị bắt bỏ vào hầm lửa, bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng (Khải 20:7-10). Đó là kết cuộc của Sa-tan, một thiên sứ rất lớn, rất khôn ngoan, đẹp đẽ, có chức nhiệm cao trọng vô cùng, song vì nó đã đem lòng phản loạn cùng Đức Chúa Trời, cố quyết theo ý riêng hơn là theo ý Đức Chúa Trời, nên mới bị khốn khổ dường ấy. Mà đó cũng là tận cùng của những kẻ noi dấu Sa-tan mà làm các sự ác như nó vậy. (Xin xem quyển thứ chín, chương thứ ba luận về Sa-tan).

🙂

images (2)

Khi Christ đã dẹp sạch mọi sự gian ác khỏi thế gian, bỏ con thú và tiên tri giả vào hầm lửa, và bắt Sa-tan giam trong vực sâu, thì sẽ sáng lập nước hòa bình của Ngài trên đất. Có kẻ nghi ngờ về đạo nước Thiên hy niên, cho là đạo không có căn cứ chắc chắn, chỉ bởi các nhà thần học xưa bịa đặt ra mà thôi. Song nếu kê cứu Kinh Thánh một ít, thì dễ thấy đạo ấy có căn cứ rất vững chãi trong cả hai kinh Tân Cựu ước, có nhiều đoạn sách luận đến rõ ràng lắm.

1. BẰNG CHỨNG VỀ NƯỚC THIÊN HY NIÊN.
a) Cựu ước luận đến: Kinh Cựu ước có rất nhiều đoạn sách luận về một thời kỳ tương lai trái đất sẽ được hạnh phước lớn, dân cư sẽ chung hưởng hòa bình, cùng nhau tận tâm kính thờ Đức Chúa Trời, cõi thiên nhiên sẽ đổi mới hẳn, không còn biết sự rủa sả khốn nạn nữa, và Christ sẽ trị vì trên muôn dân muôn nước. Ês 2:2-4; Ês 11:1-16. Cũng xem Thi 67; Ês 25, 33, 35, 60, 65; Giê 33; Mi 4:1-4; Xa 14:8-11.
Xưa dân Do Thái giải nghĩa sai lầm các lời tiên tri ấy, tưởng rằng khi Đấng Mê-si hiện đến, thì sẽ xướng lập Do Thái làm đại đế quốc, lên ngôi trị vì tại Giê-ru-sa-lem. Họ không hiểu rằng giữa sự giáng sanh và nước hòa bình ấy, Christ phải hạ mình xuống chịu chết trên thập tự giá; phải có thời đại Hội Thánh và cuộc truyền bá Tin Lành cho muôn dân. Cũng tại vì cớ ấy mà các dân Do Thái chối bỏ Christ và luôn cả Tin Lành nữa.
b) Tân ước luận đến: Sách Khải huyền luận về đạo thiên hy niên rõ lắm. Trong 20:2-7 có luận đến 6 lần, dạy rằng Sa-tan phải bị giam một ngàn năm; còn kẻ ác chưa được sống lại lần thứ nhứt, đều đợi đến sau một ngàn năm mới được sống lại. Trong Rô 8:21 Phao-lô dạy rằng: “chính muôn vật cũng sẽ được buông tha khỏi ách nô lệ của sự hư nát để dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời”. Ấy chứng rằng khi con cái Đức Chúa Trời nhờ sự tái lâm của Chúa mà được giải cứu khỏi sự hư nát thì cõi thiên nhiên cũng nhờ đó mà được giải cứu luôn, không còn bị phục sự hay chết hư nát nữa. Thánh Phi-e-rơ cũng giảng về kỳ thơ thái và kỳ phục hưng mọi sự mà rằng: Công 3:19-21
Còn trong Lu 19:12-27, chính Chúa Jesus dạy rằng Ngài như vì thế tử kia đi phương xa, để lãnh nước, rồi sau trở lại để tính sổ với đầy tớ, và xét đoán kẻ thù nghịch Ngài. Cũng xem Ma 19:28; Êph 1:10; Phil 1:6; Khải 11:15.
Thế thì, Tân ước cũng dạy rõ về đạo thiên hy niên, ai có lòng trung thành thực tín nhận Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời, thì không thể nào còn hoài nghi gì về đạo ấy nữa.

2. CÁC VIỆC ĐẶC BIỆT XẢY RA LÚC CHRIST LẬP QUỐC
Có ba việc đặc biệt sẽ xảy ra trong lúc Christ sáng lập nước của Ngài.
a) Phục quốc Y-sơ-ra-ên: Theo lời dự ngôn của nhiều câu Kinh Thánh, dân Y-sơ-ra-ên sẽ được trở lại xứ Palestine trước khi Christ chưa tái lâm, rồi nước họ sẽ được khôi phục quyền độc lập: Sáng 12:1-3; Phục 4:30,31; 30:1-6; IISa 7:10; Am. 9:11-15; Ês 27:12,13; 60:1-22; Giê 16:14-16; Êxê 20:36-44; Công 15:13-16; Rô 11:11-27.
Trong Cựu ước có lắm lời tiên tri dự cáo về thời kỳ cường thạnh, vinh hiển và phước hạnh của dân Y-sơ-ra-ên mà chưa thấy được ứng nghiệm; song chắc sẽ được ứng nghiệm trong khoảng Thiên hy niên (Giê 22:24; Êxê 37:22-28; Xa 12:8; Công 15:16). Khi ấy Giê-ru-sa-lem sẽ trở nên đô hộ của cả thế giới, Christ, theo phần xác thịt là Thái tử của vua Đa-vít, sẽ trị vì trên ngôi Đa-vít và trên ngôi của muôn nước vậy.
b) Tẩy uế dân Y-sơ-ra-ên: Trong Êxê 36:24-28 Đức Chúa Trời hứa sẽ làm sạch Y-sơ-ra-ên, tẩy hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của họ, ban tâm linh mới cho họ, rồi họ sẽ giữ theo mạng lịnh của Ngài. Khi Christ hiện ra cách hiển nhiên, thì sẽ xuống đứng trên núi Ôlive; Y-sơ-ra-ên sẽ thấy, công nhận và tin cậy Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá là Cứu Chúa và Mê-si của họ. Xa 12:10-14; Êxê 36:24-28. Cũng xem Giê 23:3-6; 31:9.
c) Muôn dân đầu phục Christ: Khi Chúa đắc thắng con thú, trừ đế quyền nó, cũng sẽ đánh đổ luôn các nước liên bang, và tuyệt diệt chánh quyền ngoại bang đã lâu đời thống trị trái đất nầy. Rồi các dân tộc còn lại sẽ đầu phục Christ, là Vua của các vua, Chúa của các chúa. Ngài sẽ lấy gậy sắt mà cai trị họ theo sự công nghĩa chánh trực; sự hòa bình của ngôi Ngài sẽ không hết không cùng. Ma 2:44; Xa 14:9; Ês 9:6. Cũng xem Thi 2:7-9; Ês 24:23; 49:22,23; Mi 4:1,2; Lu 1:32; Khải 11:15-18.

3. CẢNH TRẠNG CỦA NƯỚC THIÊN HY NIÊN
Kinh Thánh cũng có nhiều đoạn sách dự tả cảnh trạng của ngày Chúa tái lâm và thời kỳ Ngài trị vì một ngàn năm ở trên đất nầy. Đây không thể viện dẫn từng chữ các câu ấy, nhưng xin chỉ dẫn ra sách gì đoạn câu nào, hầu độc giả có thể mở Kinh Thánh ra mà kê cứu qua: Ês 11:1-16; 65:19-25; Giê 23:3-8; 31:37-42; Êxê 36:23-28; 39:25-29; Am.9:11-15; Công 15:14-17; Khải 20:4-6. Sau đây xin theo bốn phương diện mà lược tả cảnh trạng ấy.
a) Về phương diện chánh trị: Cảnh trạng về phương diện chánh trị, Kinh Thánh dạy rằng:
(1) Muôn nước hiệp chung: Đến khoảng Thiên hy niên sẽ được ứng nghiệm lời tiên tri của Đa-ni-ên rằng: Đa 2:34,35
Pho tượng lớn bằng vàng, bạc, đồng, sắt và đất sét ấy làm hình bóng chỉ về chánh quyền của các nước ngoại bang. “Hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra” đó chỉ về Christ. Khi Ngài tái lâm sẽ đập tan nát “pho tượng” đó, tiêu diệt chánh quyền ngoại bang. Còn chính hòn đá đó trở nên một núi lớn, làm đầy khắp đất, chỉ bóng về Christ chinh phục thế gian, thống thuộc lại làm một nước, nhận Ngài làm Vua độc nhứt vô nhị thống lãnh cả muôn dân. Khi ấy “nước của thế gian đã trở nên nước của Chúa chúng ta, và của Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời vô cùng” (Khải 11:15). Cũng xem Ês 2:2,3.
(2) Thế giới hòa bình: Từ xưa đến nay các nước thường phân tranh chiến đấu nhau luôn. Khi Chúa đến sẽ dẹp yên mọi thứ giặc giã, khiến cho các dân “lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo lưỡi liềm. Nước nầy chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh nữa” (Ês 2:4; Mi 4:3).
(3) Chánh trị xướng minh: Tiên tri Ê-sai và Giê-rê-mi chép về chánh trị của nước Christ rằng: Ês 11:1-5; Giê 24:6
Nhưng có kẻ hỏi rằng: “Đấng Christ sẽ lấy cây gậy sắt mà cai trị thiên hạ, há chẳng phải một chánh quyền quá ư nghiêm khắc sao?” Đáp rằng: Chánh quyền của Christ bằng cây gậy sắt đối với kẻ ác, thì thật là nghiêm khắc cương cường, vì Ngài đập nát chúng; song đối với dân Ngài, thì cây gậy sắt cũng có ý ngay thẳng vững bền. Chánh quyền của thế gian hiện nay tợ hồ cây sậy gần gãy kia đâu dám sánh cùng. Tiên tri Ê-sai chép: Ês 9:6
b) Về phương diện tôn giáo: Cảnh trạng về phương diện tôn giáo Kinh Thánh lại dạy rằng:
1) Đạo Christ truyền khắp: Trong thời đại Thiên hy niên mọi đầu gối sẽ quì lạy Chúa, “mọi lưỡi đều xưng Jesus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Cha” (Phil 2:11; Ês 45:23). Từ hướng mặt trời mọc cho đến hướng mặt trời lặn, ai ai cũng sẽ kêu cầu danh Đức Chúa Trời (Ês 4:25), được biết Đức Chúa Trời duy nhứt (Ês 45:6), và kính sợ tôn vinh danh thánh của Ngài (Ês 59:19); “vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Giê-hô-va, như các dòng nước che lấp biển” (Ês 11:9). Khi ấy chơn của “những kẻ đem tin tốt rao sự bình an, đem tin tốt phước lành, rao sự cứu chuộc, bảo Sion rằng: Đức Chúa Trời ngươi trị vì”, thật đẹp đẽ thay! Lời của Ês 52:7 lúc ấy mới được ứng nghiệm trọn vẹn. Đạo Chúa truyền đến dân nào thì được dân ấy tín nhận theo liền. Nguyện Chúa khiến ngày ấy mau mau đến!
2) Tín ngưỡng thuần thần: Trong khoảng Thiên hy niên Chúa giam cầm Sa-tan, không cho nó dụ hoặc thế gian nữa (Khải 20:1-3); nên người ta sẽ tin đạo Chúa không khó nhọc như lúc bấy giờ. Dân Y-sơ-ra-ên và cả ngoại bang đều sẽ có cùng một tín ngưỡng rất thuần thần, được lòng mới và tánh mới, được Đức Chúa Trời ghi luật pháp Ngài vào lòng, đến đỗi vâng phục làm theo rất tự nhiên. Giê 31:33,34; Êxê 36:26
3) Chánh giáo hiệp nhứt: Chánh quyền và giáo quyền chia nhau là chủ nghĩa của nhà chánh trị và tôn giáo hiện nay. Cho đến thời đại Thiên hy niên thì sẽ đổi khác hẳn. Thời đại ấy là thời đại thần quyền thống trị, mọi dân mọi nước đều được Đức Chúa Trời ghi tạc luật pháp ở trong lòng. Nên hễ họ làm việc gì vô luận, đều tự nhiên hiệp với lẽ thật cả; như vậy lẽ thật là hiến pháp, hiến pháp là lẽ thật. Còn Christ là Đầu của Hội Thánh, cũng là Vua của nước Đức Chúa Trời. Ấy vậy, chánh quyền và giáo quyền không còn bị chia rẽ mà phản đối nhau như bây giờ nữa, bèn là hiệp nhứt ở trên Christ, Chúa chúng ta vậy. Luật đạo đức sẽ là quốc luật, tôn chỉ và mục đích của Hội Thánh cũng sẽ là tôn chỉ và mục đích của nước, cả hai sẽ hiệp nhứt tôn vinh ca tụng Ba Ngôi Đức Chúa Trời cho đến vô cùng vô tận.
c) Về phương diện quốc dân: Cảnh trạng về phương diện quốc dân, Kinh Thánh cũng minh huấn rằng:
(1)Tự do bình đẳng: Chúa Jesus dạy người Do Thái rằng: “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ khiến các ngươi được tự do” (Gi 8:32). Vả, trong nước hòa bình của Chúa, ai ai cũng sẽ biết lẽ thật, “vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Giê-hô-va, như các dòng nước che lấp biển” (Ês 11:9). Vậy, nhờ sự hiểu biết ấy họ được tự do thật. Lại họ cũng được bình đẳng nhau, vì tiên tri Ê-sai chép rằng: Ês 35:8
Câu ấy tỏ ra trong nước của Christ chẳng phân khôn dại, lớn nhỏ, yếu mạnh, vì cả thảy đều bình đẳng nhau, đồng hiệp nhứt trong Christ cả. Vì lúc ấy chắc như Phao-lô chép: “chẳng chia ra hoặc người Do Thái hay người Hi-lạp, nô lệ hay tự chủ, nam hay nữ; vì… thảy đều là một trong Christ Jesus” vậy (Ga 3:28). Khi Hòn Đá chẳng phải tay người ta đục ra đập vào pho tượng của sự tổ chức hệ thống nhơn loại đó, thì chẳng những là đập tan nát chánh thể của họ, mà lại tiêu diệt các giai cấp, như sang hèn, giàu nghèo, mạnh yếu, khiến cho muôn dân trên địa cầu đều trở nên như con của một nhà, như anh em của một họ vậy.
(2) An cư lạc nghiệp: Trong thời đại thiên hy niên dân cư trên đất sẽ được an cư lạc nghiệp trọn vẹn, chẳng ai còn làm thiệt hại áp bức họ nữa. Ês 65:18-24; Ês 35:9,10; Mi 4:4
Các câu ấy dầu dự ngôn về dân Y-sơ-ra-ên trước hết, thì cũng chắc còn mô tả cảnh trạng hạnh phước phổ thông của muôn dân trên đất trong thời kỳ đó nữa.
(3)Thọ mạng diên trường: Trong thời Thiên hy niên loài người được phước thọ mạng diên trường (Ês 65:20). Bấy giờ sở dĩ được như thế, chẳng phải tạ ơn, hay là thần hữu, bèn là tại sự công nghĩa của người ta. Hễ họ ăn ở công nghĩa bao lâu, thì được sống bấy lâu. Hễ ai bắt phục, thì bị phạt chết liền. Tại nước ấy cũng chẳng ai bị đau ốm (Ês 33:24), vì trong lúc ấy người công nghĩa thật được hưởng phước trường sanh bất tử vậy. Ês 65:20-23; Ês 33:24
d) Về phương diện muôn vật: Hạnh phước khoái lạc của thời thiên hy niên cũng quan hệ lắm với cõi thiên nhiên và muôn vật trong đó nữa.
(1) Chuộc lại thế giới: Từ khi nguyên tổ sa ngã, muôn vật bị liên lụy vì sự rủa sả của họ. Đất vốn như lạc viên của Đức Chúa Trời, rất phì nhiêu phong phú. Song vì tội tổ tiên mà sanh ra gai gốc tật lê, trở nên khô khan son sẻ. Dầu người ta nhọc công trồng tỉa, đổ mồ hôi sôi nước mắt vun bón, nó cũng chẳng sanh hoa lợi là bao nhiêu, trái lại trở nên một biển khổ minh mông đáng ghê đáng sợ cho họ đó thôi. Nhưng may thay! Chúa Jesus Christ làm nên công cứu chuộc, chẳng những là chịu chết để chuộc Hội Thánh đâu, lại cũng nhờ công lao ấy mà chuộc cả thế giới nữa. Trong Ma 13:38 Chúa dùng ví dụ về của báu chôn trong ruộng để minh giải ý nầy. Của báu ấy chỉ bóng về Hội Thánh, còn ruộng thì chỉ bóng về thế gian. Chúa không những là mua của báu (là Hội Thánh) mà thôi. Ngài cũng mua luôn cả đám ruộng (là thế gian) nữa. Nhờ sự mua chuộc ấy, một ngày kia “đồng vắng và đất khô khan sẽ vui vẻ; nơi sa mạc sẽ mừng rỡ, và trổ hoa như bông hường… Cát nóng sẽ biến ra hồ, ruộng khô sẽ biến thành suối nước. Hang chó đồng đã ở sẽ trở nên vùng sậy và lau” (Ês 35:1,7).
(2) Muôn vật đổi mới: Muôn vật ngày nay đều bị bắt phục dưới sự hư nát, hằng than thở, đau đớn vì mong mỏi được giải cứu khỏi sự hư nát đó, để dự phần đến sự tự do của con cái Đức Chúa Trời (Rô 8:19,20). Nhưng cảm tạ ơn Đức Chúa Trời, khi Christ tái lâm, sáng lập nước Thiên hy niên trên đất, thì muôn vật cũng sẽ được giải cứu, đổi mới cả. Thời kỳ ấy Phi-e-rơ gọi là “kỳ thơ thái” và “kỳ phục hưng mọi sự” (Công 3:19-21). Nguyên xưa các loài vật trong vườn Ê-đen đều thương yêu nhau, chẳng làm hại gì nhau cả, nào cọp beo, sư tử, voi, đều chung thuần phục nhau như chiên, bò vậy. Khi tội lỗi xen vào thế gian, bản tánh tốt lành của chúng nó liền đổi ra hung dữ. Nhưng đến khi ngàn năm bình yên, muôn vật sẽ hồi phục nguyên hình nguyên tánh như xưa. Rô 8:19,20; Công 3:19-21; Ês 11:6-9. Cũng xem Ês 65:25

TỔNG ĐOÁN
Thời kỳ thiên hy niên là thời toàn thể thế giới cùng vui hưởng thái bình, thạnh trị, sẽ đem lại cảnh trạng của nguyên tổ ta vốn có lúc chưa sa ngã. Thời ấy Đức Chúa Trời sẽ giao thông với loài người. Loài người và loài vật thương yêu nhau, cùng sống trong một không khí ôn hòa, cảnh trí thiên nhiên cực kỳ tươi vui, thật rất xứng đáng mà gọi bằng vườn phước hựu. Chúa Jesus Christ chịu chết làm giá chuộc tội; cuộc cứu chuộc ấy không những là toàn cứu loài người, lại giải phóng muôn vật khỏi ảnh hưởng của tội nữa, đến đỗi sẽ phục hồi nguyên trạng lúc ban sơ. Nếu gọi sự cứu chuộc của Christ không đủ hiệu lực để khôi phục sự tổn thương muôn vật phải chịu vì cớ tội lỗi, thì thập tự giá có công năng gì? Sự cứu chuộc của Christ đền bồi công quả của tội lỗi ở đâu? Cảm tạ Đức Chúa Trời! Một ngày kia Chúa sẽ trừ bỏ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, đem sự công nghĩa đời đời thay vào, và khiến cho thế giới nầy trở nên lạc viên của Đức Chúa Trời một lần nữa. Khi ấy chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời mới được thành công trọn vẹn vậy.

oneway.vn_cdnpv-1557

Nguồn:
Nhu lieu Thanh Kinh Viet Nam – 2005
Tác giả: Tiến sĩ John Drange Olsen   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn