TẬP TRUNG VÀO
NHỮNG ĐIỀU MỘT MỤC SƯ PHẢI LÀM
Môi-se và dân sự Chúa đã kinh nghiệm quyền năng tuyệt vời của Đức Chúa Trời khi Ngài đưa họ ra khỏi tình trạng nô lệ tại Ai-cập. Thông qua mười tai họa giáng trên Ai-cập, Chúa không những đánh gục cả một vương triều Ai-cập, nhưng còn tỏ cho dân Ngài thấy quyền năng cao cả và sự xót thương vô hạn của Ngài.
Hãy cảm thông cho Môi-se, vào thời điểm ấy Môi-se đã ngoài 80 và đang bị mắc kẹt giữa sa mạc với hàng chục ngàn những con người chưa biết phải làm gì. Thay vì ngồi để hưởng thụ niềm vui tuổi già, ông phải lãnh đạo một đoàn người lộn xộn chưa bao giờ được tập hợp lại. Dân Do-Thái đã ở dưới chế độ nô lệ hàng thập kỷ và chưa được huấn luyện để sống đời tự do.
Môi-se cảm thấy sức nặng của nhiệm vụ khi lãnh đạo quốc gia Do-Thái này an toàn vượt qua những khó khăn trở ngại để tiến vào Đất-Hứa trong khi họ cứ muốn quay trở lại cuộc sống quen thuộc ở Ai-cập.
Môi-se đang cố gắng để trở thành một Mục sư, một tuyên úy, một cố vấn tâm linh, một quan tòa cho dân sự. Giê-trô, cha vợ ông vốn là một tiên tri ở Madian, đến thăm và nhìn thấy toàn cảnh cách Môi-se đang lãnh đạo dân sự. Ông thấy ngay rằng việc làm đó không hiệu quả:
Qua ngày sau, Môi-se ra ngồi xét đoán dân sự, dân sự đứng chực trước mặt người từ sớm mai đến chiều. Ông gia thấy mọi điều người làm cho dân sự, bèn hỏi rằng: Con làm chi cùng dân sự đó? Sao con chỉ ngồi một mình, còn cả dân sự đứng chực trước mặt từ sớm mai cho đến chiều như vậy? Môi-se bèn thưa rằng: Ấy vì dân sự đến cùng tôi đặng hỏi ý Đức Chúa Trời. Khi nào họ có việc chi, thì đến cùng tôi, tôi xét đoán người này cùng người kia, và cho họ biết những mạng lịnh và luật pháp của Đức Chúa Trời. Nhưng ông gia lại nói rằng: Điều con làm đó chẳng tiện. Quả thật, con cùng dân sự ở với con sẽ bị đuối chẳng sai, vì việc đó nặng nề quá sức con, một mình gánh chẳng nổi. Xuất Ê-díp-tô-ký 18:13-17
Dù là một người chăn chiên giỏi, Môi-se không biết phải làm gì tốt hơn khi một mình chăn bầy của Chúa. Chúa đã có chiến lược khi đặt Giê trô bên cạnh Môi-se để dạy ông cách chăn một bầy chiên lớn thế nào trong những hoàn cảnh khó khăn. Nhưng khi dân sự kêu gọi sự giúp đỡ, Môi-se lại quên tất cả những gì ông đã học và lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu của dân sự. Điều đó dẫn đến việc ông bị mất sức và thất bại trong chức vụ.
TRÁNH NHỮNG HIỂM HỌA
Nan đề chính của các Hội Thánh Hoa Kỳ là mắc kẹt trong những nan đề. 85% các Hội Thánh ở trong tình trạng như vậy. Hầu hết những Hội Thánh đó là những Hội Thánh được lãnh đạo bởi một Mục sư làm việc một mình, giống như Môi-se. Thay vì lãnh đạo một bầy chiên lớn, khỏe mạnh, tăng trưởng đi vào Đất Hứa, những Mục sư lẻ loi này đã bị khó khăn để giữ một bầy chiên đứng tuổi khoảng 70 hội viên chỉ ước mong sống sót. Họ hầu như tận dụng tất cả những năng lực của mình để trở thành một Mục sư, một tuyên úy, một cố vấn cho mọi người, trong khi bỏ quên ba điều quan trọng mà một Mục sư cần phải làm.
Bên cạnh những nan đề của các Hội Thánh, vấn đề chính tại Hoa Kỳ là những nan đề riêng của các Mục sư. Sự dồn nén căng thẳng của những Mục sư lẻ loi này đang làm mất hết sức lực của họ. Michael Todd Wilson và Brad Hoffman tường trình trong quyển sách Preventing Ministry Failure (Đề Phòng Những Thất Bại Của Mục Vụ):
-90% các Mục sư Hoa Kỳ được thăm dò cho biết rằng họ không được huấn luyện đầy đủ để làm đúng yêu cầu những điều mục vụ đòi hỏi.
-45% nói rằng họ đã bị căng thẳng và mất sức vì không được nghỉ ngơi.
-Có khoảng 1500 các Mục sư Hoa Kỳ đã rời bỏ chức vụ hàng tháng. Trong một bản thăm dò gần đây có 50% các Mục sư nói rằng họ sẽ rời bỏ chức vụ nếu họ được thay đổi lợi tức.
H.B London và Neil Wiseman trích dẫn một cuộc nghiên cứu của Fuller Theological Seminary trong cuốn sách Pastors at Greater Risk. Những điều này phản ảnh tình trạng của các Mục sư cô đơn (lẻ loi):
-80% Mục sư nói rằng họ không có đủ thì giờ cho người phối ngẫu và mục vụ của họ ảnh hưởng đến gia đình
-40% nói rằng họ có mâu thuẫn nghiêm trọng với những người trong giáo khu mỗi tháng một lần.
-75% nói rằng họ có ít nhất một lần căng thẳng nghiêm trọng trong mục vụ của họ.
-45% các bà vợ Mục sư nói rằng sự nguy hiểm nặng nề nhất cho họ và gia đình là sức khỏe thuộc thể, tình cảm, trí não và hao tổn thuộc linh.
-21% vợ Mục sư muốn có thêm sự riêng tư cho họ.
-Những Mục sư làm việc hơn 50 giờ một tuần chỉ có khoảng 30% có thể hoàn tất công việc.
-40% Mục sư muốn rời bỏ chức vụ trong 3 tháng vừa qua.
-25% vợ Mục sư nói rằng thời khóa biểu làm việc của chồng họ là nguyên do phát sinh mâu thuẫn.
-48% Mục sư nghĩ rằng ở trong mục vụ là nguy hiểm cho sự tốt đẹp của gia đình họ.
Đây rõ ràng không phải là kế hoạch của Chúa. Vấn đề là gì? Có quá nhiều Mục sư đã hao tổn sức lực của họ vào việc chăn bầy một mình, mà không tập trung vào 3 việc chính yếu mà một Mục sư phải làm.
BA ĐIỀU CHÍNH YẾU MỘT NGƯỜI CHĂN BẦY THUỘC LINH PHẢI LÀM
Đức Chúa Trời dùng Giê-trô để nói với Môi-se. Như một người cố vấn khôn ngoan, Giê-trô không nói rằng Môi-se đã làm gì sai, ông ta bước một bước kế tiếp bằng cách nói với Môi-se làm cách nào để sửa lại cho đúng.
“Bây giờ, hãy nghe cha khuyên con một lời, cầu xin Đức Giê-hô-va phù hộ cho. Về phần con, hãy làm kẻ thay mặt cho dân sự trước mặt Đức Chúa Trời, và đem trình mọi việc cho Ngài hay. Hãy lấy mạng lịnh và luật pháp Ngài mà dạy họ, chỉ cho biết con đường nào phải đi, và điều chi phải làm. Nhưng hãy chọn lấy trong vòng dân sự mấy người tài năng, kính sợ Đức Chúa Trời, chân thật, ghét sự tham lợi, mà lập lên trên dân sự, làm trưởng cai trị hoặc ngàn người, hoặc trăm người, hoặc năm mươi người, hoặc mười người, đặng xét đoán dân sự hàng ngày. Nếu có việc can hệ lớn, họ hãy giải lên cho con, còn những việc nhỏ mọn, chính họ hãy xét đoán lấy. Hãy san bớt gánh cho nhẹ, đặng họ chia gánh cùng con. Nếu con làm việc này và Đức Chúa Trời ban lịnh cho con, con chắc sẽ chịu nổi được, và cả dân sự nầy sẽ đến chỗ mình bình yên. Xuất Ê-díp-tô-ký 18:19-23.
Lời khuyên này là hữu ích và khôn ngoan. Trước khi xem những yêu cầu đặt ra, hãy nhìn kết quả. Lưu ý trong câu 22-23 Giê trô hứa với Môi-se rằng nếu ông ta làm đúng 3 điều một Mục sư phải làm, ông ta sẽ bớt đi những căng thẳng và ông ta có thể chịu đựng sự căng thẳng để chăn một bầy chiên lớn. Ông ta có thể làm cho bầy chiên tăng trưởng thay vì cứ mãi bị chúng làm cho mệt mỏi, cả hai đều mệt mỏi và chẳng có ai được hưởng phước hạnh cả.
Ba điều chính mà một người chăn bầy thuộc linh phải làm là gì?
1.Cầu Nguyện – “Về phần con, hãy làm kẻ thay mặt cho dân sự trước mặt Đức Chúa Trời, và đem trình mọi việc cho Ngài hay” Câu 19.
2. Dạy Cho Dân Sự Lời Của Chúa – “Hãy lấy mạng lịnh và luật pháp Ngài mà dạy họ, chỉ cho biết con đường nào phải đi” Câu 20.
3.Trang Bị Và Cố Vấn Cho Thế Hệ Lãnh Đạo Tiếp Nối – “Nhưng hãy chọn lấy trong vòng dân sự mấy người tài năng, kính sợ Đức Chúa Trời, chân thật, ghét sự tham lợi, mà lập lên trên dân sự, làm trưởng cai trị hoặc ngàn người, hoặc trăm người, hoặc năm mươi người, hoặc mười người” Câu 21.
CHÚA JESUS LÀM BA ĐIỀU MỘT MỤC SƯ PHẢI LÀM
Chúa Jesus là người chăn hiền lành (Giăng 10:11) Nếu một người muốn tìm một gương mẫu để học biết cách tập trung vào các công việc chính của sự chăn bầy, thì đó chính là Chúa Jesus. Ngài đã tập trung vào điều gì trong mục vụ của Ngài? Có phải là Ngài hay tham gia họp hành với Ban Chấp Hành, thăm viếng bệnh nhân trong bênh viện, hay làm công tác cố vấn?
Ngài đã làm gì?
Chúa Jesus đã tập trung vào ba điều căn bản y hệt lời khuyên của Giê trô cho Môi-se: cầu nguyện, dạy lời Chúa cho dân sự, và huấn luyện lãnh đạo.
1.Cầu Nguyện
Không hồ nghi gì Chúa Jesus là Đức Chúa Trời. Nhưng đừng quên rằng Ngài cũng là một người cầu nguyện tuyệt vời. Samuel Dickey Gordon tóm tắt đời sống cầu nguyện của Chúa Jesus như sau “Chúa Jesus đã cầu nguyện, cầu nguyện rất nhiều, cầu nguyện như một nhu cầu cần thiết, yêu thích cầu nguyện” Ông ta nói thêm: Cầu nguyện là một phần của đời sống Ngài. Sự cầu nguyện đó giống như là hơi thở – không cố gắng để làm, nhưng là tự nhiên. Edward M. Bounds nhấn mạnh: “Sự cầu nguyện phủ kín đời sống của Chúa chúng ta trên đất. Không có gì quan trọng hơn trong đời sống Ngài bằng sự cầu nguyện.
Chúng ta từng nghe nhiều người nói rằng mình không thể cầu nguyện giống như vậy vì Chúa Jesus là Đức Chúa Trời. Nhưng hãy để ý điều này. Nếu là Con Đức Chúa Trời mà cần thiết phải cầu nguyện như vậy, thì chúng ta có thể cầu nguyện bao nhiêu?
Có 15 chỗ trong các sách Phúc Âm thuật lại sự cầu nguyện của Chúa Jesus, nhưng Lu ca đã chiếm hết 11 chỗ. Tại sao? Trong các trước giả của sách Phúc Âm, Lu ca tập trung vào nhân tánh của Chúa Jesus. Lu ca muốn chúng ta nhìn thấy vấn đề: Chúa đã sống một đời sống cầu nguyện khi Ngài thật sự là một con người. Khi là Chúa, Chúa Jesus là Chúa trọn vẹn; khi là người Ngài là người trọn vẹn. Nếu Chúa Jesus, một con người, đã để dành thì giờ cho sự cầu nguyện đến như vậy, thì chúng ta sẽ cầu nguyện bao nhiêu?
2.Dạy Lời Chúa
Chúa Jesus là một diễn giả Kinh Thánh đầy năng quyền. Sứ điệp đầu tiên của Ngài được trích từ luật pháp cho Satan (Phục truyền 6:13, 16, 8:3) và ứng dụng cho tình huống trong Mathiơ 4:1-11. Sứ điệp thứ hai trong Ê sai 61:1-2 và một sự thông báo rằng lời Kinh Thánh này sẽ ứng nghiệm như lời Ngài phán. Như một thầy tế lễ, Chúa Jesus chắc chắn biết rõ lời của Ngài và dạy nó.
3.Trang Bị và Cố Vấn Lãnh Đạo
Chúa Jesus là một bậc thầy trong việc đào tạo môn đồ. Ngài đã chọn và gọi 12 sứ đồ theo Ngài và huấn luyện mục vụ cho họ (Mác 1:6-20; 3:12-19) Đỉnh cao của mục vụ của Ngài là mạng lệnh Ngài dành cho họ, kêu gọi họ trở nên những người đào tạo môn đồ (Mathiơ 28:18-20) Ngài đã phát triển khả năng của các sứ đồ, để họ có thể gánh vác công tác ấy cho thế giới sau khi Ngài thăng thiên.
CÁC SỨ ĐỒ LÀM BA VIỆC MỘT MỤC SƯ PHẢI LÀM
Các sứ đồ đã bắt đầu Hội Thánh tại Giê ru sa lem bằng một sự thành công lớn – ba ngàn người đã nhận lễ báp tem trong ngày đầu tiên và thêm nhiều người được cứu sau đó (Công vụ 2:41-47) Sự tăng trưởng kỳ diệu này đã nẩy sinh nhiều rắc rối buồn phiền. Ngay sau đó các sứ đồ nhận ra rằng họ đang bị mắc kẹt vào trong những hiểm họa có thể xảy ra làm xao lãng mục vụ của họ. Điều này thật không tốt cho mục vụ của họ và cũng gây ra sự thiếu sót trong sự chăm sóc nhu cầu của bầy chiên.
Một cách khôn ngoan, họ đề nghị một sự điều chỉnh thứ tự ưu tiên. Họ trở lại việc cầu nguyện, dạy lời Chúa và đào tạo môn đồ bằng cách phát triển và nhân rộng thêm nhiều lãnh đạo khác.
“Mười hai sứ đồ bèn gọi hết thảy môn đồ nhóm lại mà nói rằng: Bỏ sự dạy đạo Đức Chúa Trời mà giúp việc bàn tiệc thật chẳng xứng hợp. Vậy anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi chúng ta sẽ giao việc này cho. Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo” Công vụ 6:2-4
Họ chọn cách làm việc theo đúng khuôn mẫu mà Giê trô đã truyền cho Môi-se. Họ yêu cầu Hội Thánh giúp họ có thì giờ tập trung năng lực vào những việc mà các Mục sư phải làm.
1.Cầu Nguyện – “còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về việc cầu nguyện” Câu 4.
2.Dạy lời Chúa – “Bỏ sự dạy đạo Đức Chúa Trời mà giúp việc bàn tiệc thật chẳng xứng hợp… còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự… và chức vụ giảng đạo” Câu 2-4.
3.Lãnh đạo bằng cách phát triển và nhân rộng những người lãnh đạo khác – “Vậy anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi chúng ta sẽ giao việc này cho” Câu 3.
Điều gì xảy ra? Tin vui là Hội Thánh đồng ý và hỗ trợ đề nghị đó. Kết quả là Chúa đã ban phước rời rộng và phát triển Hội Thánh cách hiệu quả.
“Cả hội đều lấy lời đó làm đẹp lòng, bèn cử Ê-tiên, là người đầy đức tin và Đức Thánh Linh, Phi-líp, Bô-cô-rơ, Ni-ca-no, Ti-môn, Ba-mê-na và Ni-cô-la, là người An-ti-ốt mới theo đạo Giu đa và trình bảy người đó cho các sứ đồ, các sứ đồ cầu nguyện rồi thì đặt tay lên. Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm. Cũng có nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa” Công vụ 6:5-7
PHAO-LÔ LÀM BA ĐIỀU MÀ MỘT MỤC SƯ PHẢI LÀM
Phao-lô là người cố vấn cho một số Mục sư trẻ tuổi, trong đó có Ti-mô-thê. Chúng ta có một số bức thư mà Phao-lô đã gởi cho Ti-mô-thê những chỉ dẫn chi tiết để ông ta làm trọn trách nhiệm chức vụ chăn bầy. Giống như cách Chúa Jesus và các sứ đồ, Phao lô không nói gì về các buổi họp Ban Chấp Hành, thăm viếng bệnh nhân tại bệnh viện hoặc làm lễ tang trong nhà quàn.
Thay vào đó, chúng ta chỉ thấy: từ Giê trô, Môi-se, Chúa Jesus và các sứ đồ, Phao lô đã khuyến khích Ti mô thê tập trung vào ba vấn đề chính yếu: cầu nguyện, dạy lời Chúa và hướng dẫn những lãnh đạo.
1.Cầu Nguyện
Phao lô nhắc nhở Ti mô thê sự quan trọng của việc cầu nguyện. Ông khuyên Ti mô thê rằng: như một người lãnh đạo thuộc linh của Hội Thánh Ê phê sô: nhiệm vụ hàng đầu của ông ta phải là sự cầu nguyện.
“Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng: phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người” I Ti mô thê 2:1
2.Dạy lời Chúa.
Thông qua những bức thư, Phao lô nhắc nhở Ti mô thê sự quan trọng của việc dạy dỗ. Phao lô truyền lệnh cho Ti mô thê “Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật” 2 Ti mô thê 2:15, và kêu gọi ông ta hãy giảng lời Chúa (2 Ti mô thê 4:2)
3. Lãnh Đạo
Phao lô đã làm mẫu cho Ti mô thê về sự quan trọng của việc cố vấn những người lãnh đạo đang phát triển bằng cách đem ông ta theo trong những chuyến đi mở Hội Thánh mới. Trong thư, Phao lô nói với Ti mô thê rằng một trong những trách nhiệm hàng đầu của ông ta là huấn luyện cho những người trung thành để họ cũng có thể huấn luyện lại cho người khác.
“Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành cũng có tài dạy dỗ kẻ khác” I Ti mô thê 2:2
Bên cạnh đó Phao lô cũng nói với Hội chúng ở Ê phê sô rằng Ti mô thê và các Mục sư, giáo sư ở Hội Thánh đó là món quà mà Chúa ban cho họ (Ê phê sô 54:11) Ông cũng nói rằng trách nhiệm những Mục sư đó là trang bị cho hội viên làm công tác mục vụ (Ê phê sô 4:12) kết quả sẽ là sự tăng trưởng con số hội viên và tăng trưởng thân thể của Hội Thánh Chúa
“Ấy chính Ngài đã cho người này làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin lành, kẻ khác nữa làm Mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ… Ấy nhờ Ngài mà cả than thể ràng buộc vững bền bởi những cái lắt léo, khiến các phần giao thông với nhau, tùy lượng sức mạnh của từng phần, làm cho thân thể lớn lên, và tự gây dựng trong sự yêu thương. Ê phê sô 4:11-12, 16.
ĐIỀU BẠN CẦN LÀM BÂY GIỜ
Tôi đề nghị mỗi Mục sư dùng ít nhất 25% thì giờ của mình để đầu tư cho sự cầu nguyện, 25% để học và dạy lời Chúa, 25% để trang bị cho những thánh đồ và phát triển lãnh đạo. Điều này có nghĩa là trong 60 tiếng đồng hồ mỗi tuần, ông ta có 15 giờ cầu nguyện với và cho mọi người, 15 giờ học và dạy, 15 giờ để trang bị cho những người lãnh đạo có khả năng. Bạn có thể bắt đầu thực hành những con số này trong mục vụ hiện tại của bạn như thế nào?
NGUỒN:
VIỆN ĐÀO TẠO MÔN ĐỒ VIỆT NAM
CẤP 4
TÔI MUỐN LÀM
ĐẦY TỚ CHÚA