Đêm đông nọ, soạn giả Johann Sebastian Bach theo lịch phải ra mắt một sáng tác mới của mình. Ông đến nhà thờ với mong đợi người nghe đã đến đông đủ. Thế nhưng, chẳng ai đến cả. Không chần chừ, Bach nói với các nhạc công rằng họ vẫn sẽ tiếp tục trình diễn theo kế hoạch. Mỗi người vào vị trí của mình, Bach đưa gậy chỉ huy lên, và ngôi nhà thờ vắng vẻ vang lên tiếng nhạc hùng tráng.
Câu chuyện này khiến tôi tự xét mình. Tôi có soạn bài nếu Chúa là độc giả duy nhất không? Khi đó những gì tôi viết có gì khác? Những người viết mới bắt đầu thường được khuyên nên hình dung một độc giả mà họ hướng đến để giúp họ tập trung. Vì vậy, khi viết bài tôi luôn cố giữ trong trí đối tượng độc giả của mìnhvì tôi muốn thông điệp của tôi đáp ứng nhu cầu và giúp ích cho linh trình của họ..Tôi không nghĩ Đa-vít, “người soạn bài tĩnh nguyện”, tác giả của những thi thiên mà chúng ta thường tìm đến để được an ủi hay khích lệ, có “độc giả” trong đầu. Độc giả duy nhất ông nghĩ đến là Đức Chúa Trời.Dù “việc làm” của chúng ta được đề cập trong Ma-thi-ơ 6 là tác phẩm nghệ thuật hay công tác phục vụ, thì chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng việc làm đó là giữa chúng ta với Chúa. Người khác có thấy công việc đó hay không thì cũng không quan trọng. Chúa mới là độc giả của chúng ta.
Nguyện đuờng con tỏ danh Ngài
Xứng danh vinh hiển, quyền oai đời đời
Cảm dòng huyết Chúa tuôn rơi
Con mong hầu việc suốt đời cho Cha!
Somerville