Thứ Sáu , 27 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / Đi đến một quyết định

Đi đến một quyết định

Sau khi tôi nói chuyện tại một buổi hội thảo vào một buổi tối. Một người đàn ông lịch sự đến và nói lời cám ơn.

Tôi hỏi anh ấy:

– Bạn đã nhận biết Đấng Christ chưa?

Glen trả lời:

– Tôi vẫn còn đang cố gắng tìm kiếm Ngài.

– Hãy cho tôi biết sơ lược về anh?

Anh ta thở dài:

– Tôi là một kỹ sư. Hiện nay hôn nhân của tôi có vấn đề. Tôi có một số câu hỏi về đức tin.

– Được rồi, cho phép tôi phỏng vấn anh một số câu hỏi để xem anh đang bị cột trói trong vấn đề nào. Anh thừa nhận anh là một tội nhân?

– Vâng.

– Anh có muốn nhận được sự tha thứ cho tất cả tội lỗi của anh?

– Vâng, có.

– Anh có tin rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại?

Anh ta lắc đầu: Tôi không biết.

– Nè Glen, nếu anh có sự xác quyết Chúa Jesus đã chết và đã sống lại, anh có muốn tội lỗi anh được tha thứ?

Anh ta nghiêm túc gật đầu.

– Chúng ta sẽ nói về sự sống lại. Đức Chúa Trời bảo đảm những bằng chứng trong lịch sử về thực tế sống lại của Chúa Jesus Christ. Anh có sẵn sàng cầu xin Chúa giúp đỡ, vượt qua sự vô tín của anh?

– Vâng tôi sẵn lòng.

Tôi đặt tay lên vai anh: Chúa sẽ nghe những gì sâu kín trong tấm lòng anh. Hãy thử dâng lên cho Ngài lời cầu nguyện đơn sơ và chờ đợi Ngài hành động.

Chúng tôi cùng cúi đầu xuống. Tôi hướng dẫn anh ấy cầu nguyện bằng cách lập lại lời cầu nguyện sau tôi:

Lạy Chúa, con là người có tội. Con khao khát được Ngài tha thứ tất cả mọi lỗi lầm. Con tin Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá đền tội cho con. Xin Chúa giúp đỡ để con không còn vô tín. Lạy Cha thiên thượng, xin ban giải pháp trong việc hôn nhân của con. Con muốn dâng nộp cho Ngài đời sống của con. Trong danh Chúa Jesus. Amen.

Glen ngước mắt lên sau khi cầu nguyện. Tôi có thể thấy ánh mắt anh ta lấp lánh niềm vui. Glen khẳng định: Tôi tin tất cả những gì đang diễn ra là sự thật.

Tôi hỏi:

– Nè Glen, bây giờ Chúa Jesus đang ở đâu?

–  Ngài đang cư trú trong lòng tôi.

– Vợ anh có ở đây không?

– Vâng có. Tôi sẽ đi gọi cô ấy.

Khi Renee đến, chúng tôi biết cô ấy cũng vừa mới mở lòng tiếp nhận Chúa trong phòng cầu nguyện. Theresa, bé gái 12 tuổi, con của họ đi cùng với mẹ đầm đìa nước mắt. Tôi hỏi Theresa:

– Có việc gì xảy ra với con?

Theresa bắt đầu khóc: Con không biết sắp tới đây con sẽ sống với với bố hay là với mẹ và người chồng mới của mẹ.

Tôi nói:

– Theresa, bác có thể gặp cháu vào ngày mai được không?

Cô gái nhỏ thì thầm:

– Không được bác ơi.

– Bác biết một người có thể an ủi cháu. Cháu đoán xem người đó là ai?

– Chúa Jesus.

– Cháu đã nhận biết Ngài?

– Dạ chưa. Tối nay con đã nghe giảng Phúc Âm. Làm thế nào con có thể tiếp nhận Chúa Jesus?

Lòng tôi tràn ngập niềm vui khi nghe câu hỏi đó. Tôi đưa cả gia đình Glen đến gặp vị mục sư quản nhiệm: Cô bé gái này muốn thiết lập mối quan hệ với Chúa Jesus Christ.

Vị mục sư hướng dẫn Theresa cầu nguyện tiếp nhận Chúa.

Khi bạn thực hành mục vụ chia sẻ đức tin. Bạn không chỉ chia sẻ cho một người, nhưng có thể là cho một gia đình, một ngôi làng, một tiểu bang hay cả một dân tộc. Thế thì bạn có muốn nhận lãnh đặc quyền này? Gia đình  Glen đã theo tôi đến với Hội Thánh. Họ cảm ơn tôi. Nhưng tôi là người dâng lên Chúa lòng biết ơn sâu đậm. Vì Chúa đã ban ân điển và sử dụng tôi trong đường lối Ngài.

Sự lựa chọn

Hiển nhiên chúng ta trông đợi những cơ hội để trình bày Phúc Âm với mọi người. Tuy nhiên chúng ta sẽ trở nên tắc trách nếu chúng ta không cho thân hữu có sự lựa chọn: tiếp nhận sự sống hay sự chết. Linda, người cùng viết quyển sách này với tôi đã trải nghiệm câu chuyện sau đây tại một con đê biển nhộn nhịp ở Galveston, Texas khi chị ấy còn là một thiếu niên. Chị ấy nói:

Vào năm 16 tuổi, tôi chuẩn bị chia sẻ đức tin cho một nhóm bạn thanh niên trên một con đê biển. Tôi đã rất hồi hộp. Nhưng sự căng thẳng của tôi đã nhanh chóng lắng xuống khi tôi nhìn xem những cơn sóng cuộn tròn uốn lượn bên dưới đê và bầu trời xanh ngắt trên đầu. Tôi bước tới một quày hàng bán vỏ sò lưu niệm và phân phát các sách truyền đạo đơn. Stephanie, bạn cùng làm việc và tôi tình cờ khám phá cũng có 2 thiếu niên nữa đi phát sách giống như chúng tôi đang ẩn nấp như trốn tránh một ai đó. Tôi hỏi: Có vấn đề gì vậy?

Carol cố gắng kiềm chế những giọt nước mắt: Chúng tôi đang phân phát các sách truyền đạo đơn thì chạm trán với một người đàn ông. Ông ta đưa ra một câu hỏi và chúng tôi không thể trả lời được.

– Ông ta hỏi gì? Tôi nói.

– Ông ta muốn biết Đức Chúa Trời có thực sự rất vĩ đại hay không, khi Ngài làm nên những bức tường vững chắc mà ngay cả Ngài cũng không thể phá vỡ được. Khi đó ông ta muốn hiểu tại sao Chúa không thể phá vỡ bức tường nếu như Ngài có khả năng làm được mọi sự?

Ồ, Muốn cho khí cầu rớt xuống phải chọc thủng nó. Tôi phải đối phó với câu hỏi hóm hỉnh vô nghĩa này. Tôi tự hỏi đây là một câu hỏi mưu mẹo hay là niềm tin của tôi có chỗ rạn nứt.

Một câu Kinh Thánh chợt đến trong tâm trí tôi: Hỡi các người tìm cầu Đức Chúa Trời, nguyện lòng các ngươi được sống. (Thi thiên 69:32)

– Tôi có câu trả lời, Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên bức tường như thế. Nó chính là tấm lòng con người. Mặc dù Chúa có khả năng làm được mọi sự. Ngài không bao giờ  chọc thủng bức tường. Ngài chỉ bước vào tấm lòng con người khi Ngài được mời.

jesus-knocking-on-door

Đức Chúa Trời rất lịch sự. Ngài không bao giờ ép buộc chúng ta yêu Ngài hay phục vụ Ngài. Giô-suê đã khám phá điều này. Trước Chúa giáng sinh 14 thế kỷ ông được Chúa kêu gọi dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên vượt sông Giô-đanh tiến chiếm miền đất hứa mà Đức Chúa Trời ban cho họ. Sau đó ông tập hợp các chi phái trước mặt Đức Chúa Trời, và nhắc nhở dân sự biết ơn Đấng đã giải phóng các tổ phụ của họ ra khỏi Ê-díp-tô, và giải cứu họ trong những chiến trận với các dân ngoại bang. Giô-suê bảo họ:

Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi hầu việc bên kia sông, và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va.  Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va (Giô-suê 24:14-15).

Giô-suê đã nhìn thấy Đức Chúa Trời vẫn còn bày tỏ tình yêu dành cho dân sự và cơ hội để phục vụ Ngài, nhưng Ngài không ép buộc bất cứ ai phải chọn lựa Ngài. Bạn có thể nhớ lại lịch sử Y-sơ-ra ên, một lần kia Đức Chúa Trời bày tỏ cho dân sự miền đất hứa bên kia sông Giô-đanh, nhưng họ từ chối sự chúc phước của Ngài, vì sợ hãi những dân tộc to lớn ở xứ đó. Hậu quả của điều này là họ phải lang thang trong đồng vắng suốt 40 năm, cho đến khi Chúa dấy Giô-suê lên dẫn dắt họ giành chiến thắng. Lịch sử rất rõ ràng! Sự lựa chọn của chúng ta ngày nay là tiếp nhận sự ban phước của Đức Chúa Trời và phục vụ Ngài hoặc là không.

Khi chúng ta nhìn xem chức vụ của Chúa Jesus trên đất, chúng ta thấy Ngài luôn luôn ban cho con người sự lựa chọn. Ví dụ Chúa Jesus hỏi người bệnh bại liệt bên hồ Bê-tết-đa: Ngươi muốn được chữa lành? Hãy thử hình dung người đàn ông này đã bị bệnh 38 năm. Ông ta nằm trên giường bên cạnh ao. Chung quanh ông là những người đau yếu và bại liệt khác. Mỗi một người trong số họ hy vọng sẽ trở thành người đầu tiên xuống nước khi Đức Chúa Trời sai một thiên sứ đến khuấy động nước trong ao để được chữa lành.  Chúa Jesus làm ra vẻ như Ngài không nhìn thấy khát vọng của người bệnh. Ngài hỏi: Ngươi có muốn được chữa lành không?

Người bệnh đáp: Lạy Chúa, tôi chẳng có ai để quăng tôi xuống ao trong khi nước động; lúc tôi đi đến, thì kẻ khác đã xuống ao trước tôi rồi. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi. Tức thì người ấy được lành, vác giường mình và đi. (Giăng 5:6-9)

Trong câu chuyện này Chúa Jesus không ép buộc người bại tiếp nhận sự chữa lành. Vấn đề nằm ở chỗ là Chúa cho con người có sự lựa chọn. Cần phải có nhiều lần nghe Phúc âm để trải nghiệm sự tái sinh. Con người phải chọn lựa và có quyết định về những gì họ nghe.

Nếu bạn bày tỏ cho một người nào đó về tình yêu của Đức Chúa Trời nhưng không cho họ sự lựa chọn tiếp nhận nó thì thật  không hợp lý. Đây là điều Moody đã một lần làm như thế. Và rồi nó luôn ám ảnh ông trong suốt quảng đời còn lại.

D.L Moody đã không yêu cầu thính giả tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa của họ vào ngày 8 tháng 4 năm 1871. Đêm hôm đó tòa nhà cao tầng nơi ông truyền giảng Phúc âm ở Chicago bị hỏa hoạn. Moody đã giảng cho một số lượng khán giả lớn nhất ở Chicago từ trước cho đến thời điểm đó. Bài giảng  của ông hôm ấy có chủ đề: Bạn có thái độ nào với Jesus, được gọi là Chúa Cứu Thế? Vào cuối bài giảng ông yêu cầu khán giả suy nghĩ, cân nhắc và sẽ trả lời câu hỏi này vào Chủ nhật kế tiếp, khi họ trở lại. Nhưng khán giả đã không trở lại. Chuông báo hỏa hoạn vang lên trong thành phố không lâu sau đó. Tòa nhà cao tầng phát hỏa và giáo đoàn bị tan lạc.

new

Moody luôn luôn muốn biết có bao nhiêu khán giả của ông đã có đức tin trước khi họ bị trượt chân vào cõi đời đời.

Chúng ta cần gợi ý thân hữu của mình lựa chọn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy họ dễ dàng đáp ứng với câu hỏi của bạn: Nhân tiện đây tôi xin hỏi, nếu điều bạn đang tin không phải là lẽ thật, vậy bạn có muốn biết lẽ thật là gì? Khi thân hữu trả lời: Vâng tôi muốn biết. Lúc này bạn có thể mở Kinh Thánh ra và đề nghị họ đọc lớn tiếng Lời trích dẫn. Sau khi họ đọc, bạn đi bước thứ hai: Câu này nói gì với bạn?

Bây giờ giả định thân hữu của bạn đọc lớn tiếng câu trích dẫn thứ 7 trong bảng câu hỏi chia sẻ về Chúa Jesus: Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta. (Khải 3:20)

Khi thân hữu của bạn đã đọc và trả lời theo hướng tích cực bảy câu hỏi trên đây. Đã đến lúc bạn có thể hỏi thêm 5 câu hỏi khác. Nếu bạn không sử dụng phần ghi chép Chia Sẻ Chúa Jesus Mà Không Sợ Hãi trong Tân Ước, bạn có thể sao chép lại Những câu hỏi xác nhận sau đây vào tờ giấy trắng ở những trang cuối Kinh Thánh của bạn:

Bạn có phải là một tội nhân?

Bạn có muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi?

Bạn có tin rằng Chúa Jesus đã chết và đã sống lại?

Bạn có sẵn sàng dâng nộp đời sống cho Chúa Jesus Christ?

Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus bước vào trong cuộc đời và tấm lòng của bạn?

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về những câu hỏi này.

1. Bạn có phải là một tội nhân?

Câu hỏi đầu tiên này dựa vào Lời trích dẫn đầu tiên trong Rô-ma 3:23, Tất cả mọi người đều đã phạm tội. Câu hỏi này sửa soạn tấm lòng người nghe đối diện với những câu hỏi xác nhận. Sau đó bạn hỏi câu tiếp theo:

2.  Bạn có muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi?

Chúng ta đã chỉ ra trong Rô-ma 6:23, Tiền công của tội lỗi là sự chết. Vì thế đây là lúc thân hữu của bạn cần được tha thứ tội lỗi. Đây là sự lựa chọn cá nhân của người đó. Nó tùy thuộc vào quyết định của thân hữu: chọn hay không?

3. Bạn có tin rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại?

Câu hỏi này mang một yếu tố quyết định bởi vì thập tự giá là trung tâm của Phúc Âm. Khi thân hữu của bạn đọc Rô-ma 10: 9-11, người đó sẽ hiểu ý nghĩa của câu Kinh Thánh này. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu;  vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.

4. Bạn có sẵn sàng dâng nộp đời sống của bạn cho Chúa Jesus Christ?

Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Nó liên quan đến khả năng tôi có thể dẫn dắt người khác thực hiện một quyết định trước khi người này hiểu được giá phải trả cho quyết định đó. Chúa Jesus luôn luôn khích lệ người ta phải trả giá. Ngài phán trong Lu-ca 12:27-28, Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta. Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao?

Một lần khác, trong Ma-thi-ơ 19: 16-22, Chúa Jesus nói về câu chuyện của một thanh niên giàu có:

Nầy, có một người đến hỏi Ngài rằng: Thưa thầy, tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời?  Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Sao ngươi hỏi ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi. Nếu ngươi muốn vào sự sống, thì phải giữ các điều răn.  Người hỏi: Những điều răn gì? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Những điều nầy: Đừng giết người; đừng phạm tội tà dâm; đừng ăn trộm cắp; đừng làm chứng dối;  Hãy thảo kính cha mẹ;  và hãy yêu kẻ lân cận như mình.

Người trẻ đó thưa rằng: Tôi đã giữ đủ các điều nầy; còn thiếu chi cho tôi nữa?  Đức Chúa Jêsus phán rằng: Nếu ngươi muốn được trọn vẹn, hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo nàn, thì ngươi sẽ có của quí ở trên trời; rồi hãy đến mà theo ta.  Nhưng khi người trẻ nghe xong lời nầy, thì đi, bộ buồn bực; vì chàng có của cải nhiều lắm.

Khi nghe những câu chuyện này các môn đồ có phần thất vọng, họ hỏi Chúa: Vậy thì ai được cứu?

Chúa Jesus nhắc họ: Điều chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được (Lu-ca18:27)

Tạ ơn Chúa về khả năng vô hạn của Ngài, nếu Chúa không làm được thì tất cả chúng ta sẽ hư mất. Tạ ơn Chúa vì Ngài tha thứ mọi tội lỗi chúng ta nhờ vào sự hoàn hảo của Ngài, không phải của chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải bảo đảm cho các bạn hữu và những thành viên khác trong gia đình quyết định chọn lựa tình yêu của Đức Chúa Trời, và sẵn lòng hầu việc Ngài. Chúng ta không được hướng dẫn những người thân của chúng ta tham dự vào một đời sống đức tin dễ dàng mà ở đó tấm lòng và đời sống của họ không hề được thay đổi.

5. Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?

Trong Giăng 1:12, Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.

Chúng ta cần mời, tiếp nhận Chúa Jesus bước vào tấm lòng của mình.

Vui lòng yên lặng

Tôi sẽ gởi đến bạn hai nguyên tắc căn bản. Lưu ý câu hỏi thứ 5: Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?

Khi bạn nghĩ đến câu hỏi số 5, tôi muốn bạn suy nghĩ đến 2 từ yên lặng và cầu nguyện. Một cách nhẹ nhàng hơn tôi khích lệ bạn thay đổi từ yên lặng bằng từ ngậm miệng lại. Dĩ nhiên ngậm miệng lại là một từ thô, không thanh lịch. Từ này làm cho sự lưu ý ở đây trở nên quan trọng. Bất cứ khi nào bạn hỏi câu số 5, tôi yêu cầu bạn sau đó phải ngậm miệng lại trong tình yêu thương!

Bạn phải nhận thức những điều đang xảy ra. Đức Thánh Linh làm việc bên trong tấm lòng con người. Các thiên sứ đang tích cực ủng hộ bạn. Lời Đức Chúa Trời đang gia tăng áp lực trong xương tủy người nghe. Sau khi hỏi câu này thì bạn và thân hữu nên hoàn toàn yên lặng. Khi Đức Thánh Linh thuyết phục tấm lòng tội nhân thì 10 giây yên lặng dài như 10 phút. Tôi đã trải nghiệm mồ hôi vả ra trên trán khi tôi chờ đợi. Nhưng trận chiến này không phải của bạn và tôi. Nó là của Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. Công việc của bạn và tôi chỉ đơn giản là mở Kinh Thánh ra, mời thân hữu đọc lớn tiếng, rồi hỏi họ: Câu này nói gì với anh chị? Và không lâu sau đó bạn có thể hỏi tiếp câu khác: Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?

Khi bạn đã hỏi xong câu cuối cùng. Hãy yên lặng.

Tôi không thể không nhấn mạnh sự cầu nguyện là vô cùng quan trọng tại thời điểm này. Chiến trận thuộc linh đang diễn ra trên cao. Sa-tan căm ghét những gì đang xảy ra. Hãy cầu nguyện bất cứ khi nào bạn cảm thấy được dẫn dắt để cầu nguyện. Tôi thường nhìn vào những người tham gia chiến trận với Đức Chúa Trời và cầu nguyện. Tôi biết Chúa rất nhơn từ. Khi tôi cầu nguyện Sa-tan bị cột trói. Tuy nhiên tôi không mở miệng ra cho đến khi thân hữu phá vỡ sự yên lặng.

Vài năm trước đây, tôi dạy những nguyên tắc này cho một nhóm thanh niên. Sau đó đang khi tôi đang chơi game bóng đá trên máy tính, tôi nhận được một cuộc điện thoại. Frank nói hối hả: Nè, Bill tôi đã phá vỡ kỷ lục của anh.

– Anh đang nói gì thế? Tôi hỏi nhưng mắt vẫn không rời màn hình máy tính, tôi đang điều khiển cầu thủ tiền đạo sút bóng vào gôn.

– Anh đã từng nói rằng anh đã từng chờ đợi 10 phút sau khi hỏi câu cuối cùng. Hôm nay tôi đã chờ 45 phút khi tôi phỏng vấn một cô gái các câu hỏi của anh. Đôi chân tôi ướt đẫm mồ hôi, và tôi chuẩn bị trốn chạy không còn đủ sức cầu nguyện nữa. Tôi bắt đầu quan tâm tới những gì Frank nói. Tôi bỏ mặc cuộc chơi trên màn hình đang hồi gay cấn, và hỏi: Rồi sau đó chuyện gì xảy ra?

– Đương nhiên là cô ta đã tiếp nhận Chúa.

Bạn sẵn sàng chờ đợi bao lâu? Khi bạn hỏi câu thứ 5, chỉ có hai khả năng xảy ra: người nghe sẽ trả lời có hoặc không.

Khi thân hữu trả lời có cho câu hỏi thứ 5. Đây là thời điểm chính xác người đó kinh nghiệm sự tái sinh.  Không phải chỉ khi họ dâng lên lời cầu nguyện của một tội nhân, hay là tuân theo một số nghi lễ của nhà thờ. Đó là khi họ đặt niềm tin của mình tin cậy nơi công tác cứu chuộc đã hoàn tất của Chúa Jesus Christ. Dĩ nhiên chúng ta sẽ hướng dẫn họ dang lên lời cầu nguyện của một tội nhân. Điều này được xem như món tráng miệng vậy!

Bạn sẽ hướng dẫn thân hữu của mình cầu nguyện như sau: Lạy Cha thiên thượng, con là một tội nhân chống nghịch Ngài. Con muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi của con. Con tin Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại. Con muốn dâng nộp đời sống con cho Ngài để làm điều Ngài ao ước. Con muốn Chúa Jesus bước vào trong cuộc đời và tấm lòng con. Con cầu nguyện trong danh Chúa Jesus. Amen.

Thật là một thời điểm đáng ghi nhớ! Sự vui mừng tràn ngập, các thiên sứ ca vang bài suy tôn Cha thiên thượng và tấm lòng của bạn hoan hỉ trước sự tốt lành của Đức Chúa Trời. Bạn cảm thấy như dành được ưu thế sau cái búng đồng xu chơi trò sấp ngữa!

Nhưng nếu như tình huống không như mong đợi  xảy ra. Thân hữu của bạn khước từ lời mời gọi tiếp nhận Chúa, với lời nói: Không, tôi chưa sẵn lòng. Lúc đó bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?

Nguyên tắc tại sao

Bất cứ khi nào tôi tiếp nhận câu trả lời không cho câu hỏi thứ 5. Tôi hỏi: Tại sao?

Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận một lần nữa về nguyên tắc tại sao để xử lý sự từ chối khi chúng ta tiếp nhận câu trả lời không.

– Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?

– Không.

Nắm lấy điều không mong đợi

Chúng ta chắc có ý tốt. Chúng ta định dừng lại và chìa tay ra cho người khác, nhưng chúng ta quá bận rộn với cuộc sống, vì thế đôi lúc chúng ta không chú ý tới ai. Chúng ta thường trượt chân trên những ơn phước mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Những điều Chúa ban phước trên gia đình, Hội thánh, công việc, sở thích khiến chúng ta vội vã đi nhanh hơn nữa. Chúng ta không biết rằng Đức Thánh Linh là tác giả của những tình huống không mong đợi.

Chúa Jesus trở nên không có gì thú vị khi chúng ta không dành thời gian đi theo sự  dẫn dắt của Ngài. Chúng ta cần phải chú ý tới những người mà Ngài đã đặt để trên các lối đi của chúng ta.

Có lẽ bạn nói: Anh không hiểu gì cả. Tôi bị tụt hậu phía sau và không có thời gian chia sẻ Phúc Âm cho ai cả.

Tôi sẽ chứng minh rằng khi Chúa đang làm việc, bạn không được làm cho công việc Ngài gián đoạn. Bạn có những cơ hội tuyệt diệu. Bạn không cần lo lắng về việc duy trì những bước chân nhanh của bạn. Khi Đức Chúa Trời ban cho bạn những điều không ngờ tới, Ngài cũng ban cho bạn tất cả thời gian bạn cần để xử lý nó. Bên cạnh đó, chia sẻ Phúc âm không phải là một công việc dài dòng buồn chán. Bạn có biết là có thể chia sẻ Phúc Âm trong vòng 30 giây hoặc ít hơn?

Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng 5 câu hỏi xác nhận. Lần đầu tiên tôi thực hành điều này cách đây vài năm. Vào một buổi tối kia tôi đang lái xe trên một con đường không có ánh đèn. Tôi quay đầu xe ở một góc phố. Lúc đó tôi nhìn thấy vài chiếc xe của đội cứu hộ đang bật đèn ưu tiên với ánh sáng nhấp nháy. Tôi cũng nhìn thấy một một chiếc xe Volkswagen Beetle nhỏ đâm vào một cái cây. Tôi thấy một thiết bị cứu hộ thủy lực được sử dụng để kéo một thanh niên khoảng 19 tuổi ra khỏi chiếc xe dập nát. Cậu ấy được đặt nằm trên một cái cáng, hai tay bất động. Các nhân viên y tế đang tìm cách cứu sống người thanh niên này.

helicopters-19a

Tôi nhảy ra khỏi xe chạy nhanh về phía người bị nạn. Nhưng tôi phải đối diện một vấn đề: Một chiếc trực thăng đang lượn trên đầu chuẩn bị câu người bị nạn lên để đưa tới bệnh viện. Tôi biết chỉ có thể chia sẻ Phúc âm cho cậu thanh niên này trong khoảng 30 giây. Đây là một tình huống nan giải. Cậu ấy đang đau đớn vì vết thương, không thể nói được. Tôi chỉ có thể nghe những âm thanh rên rỉ phát ra từ miệng cậu ấy.

Tôi quì xuống bên cạnh cậu ta và hỏi:

– Em là một người có tội phải không?

– Ơ..ơ

– Em có muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi?

– Ơ..ơ

– Em có tin rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại?

– Ơ..ơ

– Em có sẵn sàng dâng nộp dời sống cho Chúa Jesus Christ?

– Ơ..ơ

– Em có sẵn sàng mời Chúa Jesus bước vào cuộc đời và tấm lòng của em?

– Ơ..ơ

Bạn biết đấy, nếu như những tiếng rên rỉ ơ…ơ này đến từ tấm lòng của người thanh niên, anh ta sẽ được cứu. Phúc âm chỉ đơn giản như thế. Không phải dài dòng và mất nhiều thời gian.

Ngày hôm sau tôi đọc tin trên báo và biết rằng người thanh niên này đã chết. Tuy nhiên tôi hiểu một điều: Đức Chúa Trời yêu thương đã ban cho cậu ấy cơ hội để tiếp nhận Con Ngài là Chúa Jesus Christ trong những giây phút cuối cùng. Nếu cậu ấy thực sự làm điều ấy, một ngày kia chúng ta sẽ gặp lại cậu ta đi trên các đường phố bằng vàng.

Nhưng câu chuyện này vẫn chưa chấm hết. Bảy năm sau đó, tôi đang hướng dẫn một khóa hội thảo và kể lại câu chuyện này. Một bà cụ tiến lại gần tôi sau buổi hội thảo:

– Chiếc xe hơi anh nói đến có phải là chiếc Volkswagen Beetle màu xanh lá cây?

Trong nhà thờ lúc đó có lẽ chỉ có Chúa và tôi biết chiếc xe định mệnh này. Tôi trả lời:

– Vâng đúng thế. Làm sao bà biết điều đó?

Đôi mắt rơi lệ, bà lão thì thào:

– Cậu thanh niên bị nạn là cháu tôi.

Đức Chúa Trời yêu thương đã bày tỏ cho bà cụ này biết cháu của bà đã có cơ hội đến với Ngài trước khi qua đời. Vì thế khi nhìn lại câu chuyện đã qua. Có phải vụ tai nạn xe hơi đã làm cho hành trình của tôi bị gián đoạn hay đó chính là cơ hội mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi? Có lẽ điều này sẽ giúp đỡ bạn có nhận thức mới: Đánh giá những biến cố đã qua trong cuộc đời của bạn, đặc biệt là những biến cố bạn cho là đã làm gián đoạn công việc riêng của bạn.

Keita Andrews đã cho phép cuộc sống của mình bị gián đoạn khi anh nắm lấy những cơ hội Chúa ban cho anh. Vào lúc 4 giờ buổi sáng trong nhà hàng Denny, tôi đã dạy anh ấy và một nhóm các tài xế làm thế nào để chia sẻ đức tin của mình.

Một tuần sau Keita điện thoại cho tôi để thông báo về những người mà anh đã đem họ đến với Đấng Christ. Tâm trạng và cách nói của anh ta dường như đang bay bổng trên mây. Anh ta nói huyên thuyên về những người đã tiếp nhận Chúa qua sự chia sẻ của  anh ở các công viên, quày hàng, khắp mọi nơi…

Tôi ngắt lời: Tôi phải gặp anh.

Và chúng  tôi đã gặp nhau. Tôi cảm thấy anh ấy rất đáng yêu. Chúng tôi trở thành bạn thân. Một ngày nọ cuộc sống của Keita bị gián đoạn. Khi anh ấy nhảy ra khỏi chiếc xe tải của mình, anh ta bị té dẫn đến chấn thương đầu gối và phải đi giải phẫu. Sau ca phẫu thuật anh ta gọi điện thoại cho tôi: Anh có biết Đoàn mục sư nào mà trả tiền cho anh sau khi anh chia sẻ đức tin?

Tôi cười và trả lời: Nè Keita, nếu tôi biết việc đó, tôi sẽ tiến cử chính tôi.

Chiều tối hôm ấy vợ tôi từ nơi làm việc trở về.  Cô ấy là một y tá, làm việc cho một bệnh viện nhỏ trong thành phố. Cô ấy thông báo cho tôi biết Ban Giám Đốc đang tìm kiếm một mục sư phụ trách các mục vụ trong bệnh viện.

Tôi gọi cho Ban Giám Đốc liền sau đó và tiến cử Keita. Thế là anh ấy đảm nhận công việc này.

Vào thời điểm đó, bệnh viện tiếp nhận hơn mười lăm ngàn người trong một năm. Nhiều bệnh nhân đến đến phòng làm việc của Keita, lắng nghe các câu hỏi của anh và đọc các câu Kinh Thánh trích dẫn. Chúng tôi không thể đếm được bao nhiêu người đã tiếp nhận Chúa tại văn phòng này.

Rồi một hôm sau khi vợ tôi kết thúc công việc trong bệnh viện, cô ấy đi ra xe hơi của mình. Một gã đàn ông bước theo sau và giật lấy ví tay của cô ấy. Đầu tiên cô ấy sửng sốt, rồi sau đó cô ấy rượt đuổi tên móc túi, yêu cầu trả lại ví tiền. Gã đàn ông bỏ chạy chui vào trong một ngôi nhà bên ngoài bệnh viện và khóa cửa lại. Vợ tôi đập cửa, la lớn: Nếu anh không trả lại ví tay cho tôi, tôi sẽ mách chuyện này với Bill và Keita.

Sau đó vợ tôi cho tôi biết câu chuyện. Tôi gọi Keita. Anh ấy biết gã đàn ông, vì thế chúng tôi  đến nhà của người này. Một người đàn ông ngồi trên xe lăn ra mở cửa cho chúng tôi. Keita tiếp chuyện và dẫn dắt anh này đến với Chúa. Rồi gã giựt ví tay của vợ tôi cũng ra tiếp xúc với chúng tôi. Keita tiếp tục hướng dẫn người này tiếp nhận Đấng Christ. Vài ngày sau đó chính người này đến gặp vợ tôi xin lỗi và trả lại cái ví tay. Bên trong còn đầy đủ giấy tờ nhưng tiền bạc thì bốc hơi hết.

Tôi không bình luận về câu chuyện của vợ tôi. Nhưng tôi muốn bạn quan tâm một điều: Hãy chú ý đến những tình huống xảy ra làm cho cuộc sống bạn bị gián đoạn. Hãy dâng những cơ hội đó lên cho Đức Chúa Trời và để Ngài bày tỏ quyền năng và tình yêu của Ngài xuyên qua những nghịch cảnh bạn đối diện. Khi bạn làm điều đó bạn sẽ thấy Chúa sử dụng mọi điều cho mục đích tốt lành của Ngài, thậm chí là khi bạn đi giải phẫu đầu gối hay ví tiền của bạn bị đánh cắp.

Hãy cảm tạ

Hãy nhớ khi bạn đang tìm kiếm những cơ hội, Chúa muốn bạn đơn sơ dâng lên lời cảm tạ.

Đức Thánh Linh muốn sử dụng sự trung tín của bạn để chúc phước cho 2 người: Người mà bạn đang chia sẻ Phúc Âm và người còn lại là chính bạn. Ngài muốn bạn kinh nghiệm niềm vui giống như trong Phi-lê-môn câu 6, Tôi cầu xin Ngài rằng đức tin đó, là đức tin chung cho chúng ta, được có hiệu nghiệm, khiến người ta biết ấy là vì Đấng Christ mà mọi điều lành được làm trong chúng ta.

Thầy giáo Dave Nicholl đã nói: Mùa hè này tôi bắt đầu chia sẻ đức tin của mình với các sinh viên đang chuẩn bị thi tốt nghiệp, tôi kinh nghiệm một niềm vui trong tâm hồn mình.  Mối tâm giao của tôi với Chúa Jesus trở nên sâu đậm hơn.

Đức Thánh Linh muốn bạn trải nghiệm niềm vui này đến nỗi bạn có sự hiểu biết đầy trọn những đặc ân của bạn có trong Đấng Christ. Xuyên qua tiến trình này bạn sẽ kinh ngạc về ân điển của Đức Chúa Trời khi Ngài sử dụng bạn.

Dave nói thêm: Hãy bước vào chỗ Chúa đang hành động và tranh thủ từng cơ hội. Tôi đã trải nghiệm điều này vào một đêm kia, điện thoại reo. Bên kia đầu giây là một người bán hàng qua điện thoại từ New Mexico thuyết phục tôi mua hàng của anh ta. Tôi lắng nghe danh sách các loại hàng và trả lời: Tôi không quan tâm. Anh ta cố gắng trình bày các loại hàng hóa của anh lần thứ 2, thì tôi ngắt lời: Xin lỗi tôi có một câu hỏi dành cho anh. Anh có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của anh?  Đó là lúc tôi học thêm một số điều. Đức Chúa Trời đang hành động, không chỉ ở Winsor, Colorado nhưng khắp nơi trên thế giới. Tôi vui mừng khi người bán hàng trả lời các câu hỏi và tiếp nhận Chúa.

Hãy tận dụng mỗi cơ hội trên lộ trình của bạn. Khi bạn nhận biết Đức Chúa Trời đang hành động, hãy cộng tác cùng với Ngài. Và rồi giống như Dave, bạn sẽ cảm tạ Ngài khi niềm vui của bạn đầy trọn.

BILL FAY
Translated by Hon Pham
   

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn