Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Tổng hợp / Anh chị em ở đâu?

Anh chị em ở đâu?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được Tạp chí TIME vinh danh là “Nhân vật của năm” vào thứ Tư, ngày 7. Tổng biên tập của TIME, Edward Felsenthal, cho biết Zelensky được chọn “vì đã chứng tỏ lòng can đảm có thể lây lan cũng như nỗi sợ hãi, vì đã khuyến khích mọi người và các quốc gia cùng nhau bảo vệ tự do, vì đã nhắc nhở thế giới về sự mong manh của nền dân chủ—và hòa bình.”

Trong hồ sơ đính kèm, Simon Shuster – người đã nhiều lần cận kề bên cạnh Zelensky trong 9 tháng qua – đã mô tả những thay đổi mà ông đã thấy ở tổng thống kể từ khi bắt đầu cuộc chiến. Các phụ tá “từng coi ông nhẹ cân bây giờ ca ngợi sự can trường của ông. Sự coi thường của họ có thể từng khiến tổng thống khó chịu giờ chỉ còn một cái nhún vai. Một số đồng minh của ông nhớ Zelensky năm xưa, một diễn viên hài với nụ cười con trẻ. Nhưng họ nhận thức rằng ông bây giờ cần phải khác, chăm chỉ hơn nhiều và không bị phân tâm, nếu không đất nước của ông khó có thể tồn tại được.”

Quyết định ban đầu của tổng thống là bám trụ, khi trong lịch sử, các nhà lãnh đạo thường tháo chạy khi đối mặt với cuộc xâm lăng, đã khích lệ người dân của ông khi bắt đầu cuộc chiến. Và sự hiện diện liên tục của tổng thống qua mạng xã hội và các chuyến đi thăm, ủy lạo tiền tuyến—Shuster phác thảo một hành trình như vậy chỉ vài ngày sau khi Ukraine chiếm lại Kherson vào tháng trước—đã đóng vai trò như một lời nhắc nhở liên tục rằng lòng dũng cảm của ông không hề suy giảm.

Tuy nhiên, Zelensky còn lâu mới được coi là một vị lãnh tụ hoàn hảo và ông bị cáo buộc “thể hiện một số khuynh hướng độc đoán” như các nhà lãnh đạo ít được kính trọng hơn trong quá khứ, bao gồm cả việc “tước bỏ quyền lực của giới đầu sỏ và tìm cách bỏ tù các đối thủ chính trị mà tổng thống cho là phản quốc.”

Tuy nhiên, tạp chí TIME không kỳ vọng rằng người của năm sẽ là một vị lãnh đạo hoàn hảo. Thay vào đó, khi chọn người chiến thắng, tiêu chí lựa chọn của họ xoay quanh việc tìm ra một nhân vật cung cấp “cả bức ảnh chụp nhanh về vị trí của thế giới và hình ảnh về nơi nó sẽ diễn ra. Một người nào đó, hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi, một thứ gì đó, có cảm giác như một sức mạnh của lịch sử.”

Nhưng vì lịch sử của cuộc chiến không thể được kể lại qua con mắt của một mình Zelensky, TIME cũng đang tôn vinh “tinh thần của Ukraine” cùng với tổng thống của đất nước. Tiểu sử của một số nhân vật quan trọng khác, từ kỹ sư Oleg Kutkov đến Olga Rudenko—biên tập viên của Kyiv Independent—đi kèm với bài báo dài viết về nhà lãnh đạo Ukraine.

Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, những người được chọn đều nhằm mục đích đại diện cho một điều gì đó vượt trên chính mình. Không phải mọi công dân-chiến sĩ đều được nhắc tên, cũng như không thể nhắc đến từng người đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ tổ quốc. Rất có thể chúng ta sẽ học được những câu chuyện mới về sự khủng khiếp của chiến tranh và lòng dũng cảm của những người đã đối mặt với chúng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, sự không chắc chắn của tương lai thậm chí còn cung cấp nhiều lý do hơn để ăn mừng những chiến thắng của hiện tại. Và, như biên niên sử Sam Mednick cho Associated Press, ít chiến thắng nào đáng được tưởng nhớ bằng những chiến công đã cứu hàng trăm trẻ em khỏi bị lực lượng Nga trục xuất.

Như Mednick viết, “Vài giờ sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2, nhân viên y tế tại một bệnh viện nhi đồng ở miền Nam bắt đầu bí mật lên kế hoạch để cứu các em.”

Trong suốt cuộc chiến, quân lính Nga bắt trẻ mồ côi và lùa chúng qua biên giới. Và trong khi hàng nghìn trẻ em phải chịu số phận đó, nhiều người ở Ukraine đã nỗ lực hết sức để bảo vệ các em nhiều nhất có thể. Từ việc làm giả hồ sơ y tế để cho những đứa trẻ có vẻ quá đau yếu để di chuyển, đến mức thay đổi giấy tờ để che giấu những đứa trẻ mồ côi và dễ bị tổn thương, những câu chuyện về lòng dũng cảm và sự khéo léo đã truyền cảm hứng như những điều cần thiết.

Và các lực lượng Nga Sô ngày càng quyết tâm hơn khi chiến tranh ngày càng lan rộng.
Họ đã bắt đầu tách những đứa trẻ mồ côi khỏi những người chăm sóc chúng tại các trạm kiểm soát trước khi gửi chúng đến sống trong cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng hoặc được các gia đình người Nga nhận làm con nuôi. Họ cũng đã nói dối với chúng rằng “cha mẹ các em không muốn nuội các em” trước khi sử dụng chúng để tuyên truyền ủng hộ chiến tranh.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington mô tả những nỗ lực này là “một chiến dịch giảm dân số có chủ ý ở các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine.”

Chính quyền Nga đã phản bác rằng họ chỉ đang cố gắng bảo vệ những đứa trẻ và đang tích cực tìm kiếm người thân của họ để được đoàn tụ. Tuy nhiên, hầu hết những người đã bị trục xuất vẫn mất tích, điều này làm nổi bật tầm quan trọng của những người đã cứu được nhiều trẻ thơ nhất có thể.

Khi Tạp chí TIME mô tả “tinh thần của Ukraine”, những loại anh hùng này đáng được chú ý nhiều như những chiến sĩ ngoài trận tuyến.

Viktor E. Frankl, một người sống sót sau thảm họa diệt chủng Do Thái, từng viết rằng “theo một cách nào đó, đau khổ không còn là đau khổ vào thời điểm nó tìm thấy ý nghĩa, chẳng hạn như ý nghĩa của sự hy sinh.”

Frankl nhận thức sâu sắc rằng sự đau khổ không biến mất, hay vơi đi, khi nó tìm thấy ý nghĩa như vậy. Thay vào đó, quan điểm của ông là khi chúng ta nhìn thấy mục đích của nỗi đau mà chúng ta chịu đựng, điều đó có thể cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục đối mặt với nó.

Tổng Thống Volodymyr Zelensky và vô số người Ukraine hiện đang bảo vệ quê hương của họ đã tìm thấy ý nghĩa như vậy trong quá trình đấu tranh, và đó là một trong những lý do chính khiến họ vẫn có thể chiến đấu. Điều đó không có nghĩa là cuộc chiến của họ hoàn hảo hay phần còn lại thế giới nhất thiết phải có nghĩa vụ tham gia. Nhưng là dân sự Đấng Christ được giao nhiệm vụ mang phúc âm đến một thế giới thường không muốn nghe, chúng ta có thể học được nhiều điều từ gương của họ.


Mặc dù những hoạn nạn của chúng ta vì cớ Đấng Christ thường không đáng kể so với những thử thách mà người dân Ukraine phải đối mặt với Nga Sô hôm nay, nhưng đôi khi chúng ta vẫn khó tìm thấy ý nghĩa trong đó. Nếu ngày nay bạn đang ở trong tình trạng đó, có lẽ lời khích lệ của Phao-lô dành cho người Rô-ma cũng có thể khích lệ bạn: “Không chỉ có thế thôi, nhưng chúng ta cũng hân hoan trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn làm cho chúng ta kiên nhẫn, và kiên nhẫn làm cho chúng ta được tôi luyện, tôi luyện làm cho hy vọng, và hy vọng không làm hổ thẹn. Vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời đổ đầy lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh là Đấng đã được ban cho chúng ta.” (Rô-ma 5:3–5).

Đó là con đường của Chúa đem lại ý nghĩa cho sự hoạn nạn của chúng ta. Anh chị em đang ở đâu trên con đường đó, hôm nay?

Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn