Thi Thiên 19:14 có chép rằng: “Nguyện lời nói của miệng tôi, sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài!”. Như vậy, thiền định Cơ đốc là gì và các tín hữu cần phải thiền định như thế nào? Thật không may khi từ “thiền định” có thể mang ý nghĩa của một cái gì đó huyền bí. Đối với một số người, thiền định là giải phóng tâm trí trong khi ngồi ở một tư thế bất thường. Đối với những người khác, thiền định là nối kết với thế giới thần linh xung quanh chúng ta. Những khái niệm như thế này chắc chắn không phải tiêu biểu cho thiền định Cơ Đốc.
Thiền định Cơ đốc không có dính dấp gì với những thực hành theo chủ thuyết thần bí phương Đông như nền tảng của chúng. Những thực hành này bao gồm việc đọc Lời Chúa theo cách “lectio divina” (Lectio Divina là chữ Latin có nghĩa là “đọc sách thiêng liêng”, “hoặc “đọc sách thánh”. Nó đại diện cho một phương pháp cầu nguyện và đọc Kinh Thánh nhằm thúc đẩy sự hiệp thông với Đức Chúa Trời và hướng đến một cái nhìn đặc biệt về tâm linh), suy niệm tiên nghiệm Lời Chúa, và nhiều hình thức của những gì được gọi là cầu nguyện thiền định. Cái cốt lõi của những điều này là một tiền đề nguy hiểm mà chúng ta cần phải “nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời” không phải bằng Lời của Ngài, nhưng qua sự mặc khải cá nhân thông qua thiền định. Một số hội thánh đã được phủ đầy với những con người nghĩ rằng họ đang nghe “tiếng phán từ Đức Chúa Trời”, thường đưa đến mâu thuẫn với nhau và do đó gây ra sự chia rẽ vô tận trong thân thể của Đấng Christ. Tín hữu không phải từ bỏ Lời Chúa, bởi vì “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” (2 Timôthê 3:16-17). Nếu Kinh Thánh có đủ thẩm quyền để trang bị cho chúng ta làm mọi việc lành, thì làm thế nào chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta cần phải tìm kiếm một kinh nghiệm thần bí thay thế hoặc bổ sung cho nó?
Thiền định Cơ đốc là chỉ dựa trên Lời Chúa và những gì nó bày tỏ về Ngài. Vua David cũng đã kinh nghiệm điều này như vậy, và ông mô tả người “được phước” là một người “lấy làm vui vẻ về luật pháp của Chúa và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm” (Thi Thiên 1: 2). Thiền định Cơ đốc thật, là một quá trình tư duy tích cực, theo đó chúng ta giúp cho chính mình để suy gẫm về Lời Chúa, qua đó cầu nguyện và xin Chúa ban cho chúng ta sự hiểu biết bởi Chúa Thánh Linh, là Đấng đã hứa sẽ dẫn dắt chúng ta “vào mọi lẽ thật” (Giăng 16:13). Sau đó, chúng ta đặt chân lý này vào thực tế, cam kết chính mình đặt Kinh Thánh là nguyên tắc cho cuộc sống và áp dụng vào trong những sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Điều này giúp cho sự tăng trưởng tâm linh và trưởng thành trong những sự dạy dỗ về Đức Chúa Trời như chúng ta đã được dạy bởi Thánh Linh của Ngài.
Christian meditation has nothing to do with practices that have Eastern mysticism as their foundation. Such practices include lectio divina, transcendental meditation, and many forms of what is called contemplative prayer. These have at their core a dangerous premise that we need to “hear God’s voice,” not through His Word, but through personal revelation through meditation. Some churches are filled with people who think they are hearing a “word from the Lord,” often contradicting one another and therefore causing endless divisions within the body of Christ. Christians are not to abandon God’s Word, which is “God-breathed and is useful for teaching, rebuking, correcting and training in righteousness, so that the man of God may be thoroughly equipped for every good work” (2 Timothy 3:16-17). If the Bible is able to thoroughly equip us for every good work, how could we think we need to seek a mystical experience instead of or in addition to it?
Christian meditation is to be solely on the Word of God and what it reveals about Him and His works (Psalm 77:10–12; 143:5). David found this to be so, and he describes the man who is “blessed” as one whose “delight is in the law of the LORD, and on his law he meditates day and night” (Psalm 1:2). True Christian meditation is an active thought process whereby we give ourselves to the study of the Word, praying over it and asking God to give us understanding by the Spirit, who has promised to lead us “into all truth” (John 16:13). Then we put this truth into practice, committing ourselves to the Scriptures as the rule for life and practice as we go about our daily activities. This causes spiritual growth and maturing in the things of God as we are taught by His Holy Spirit.