Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Tổng hợp / Các Bài Dưỡng Linh

Các Bài Dưỡng Linh

Trong nhà hàng hôm ấy, gia đình chúng tôi là những vị khách duy nhất có trẻ em đi cùng. Tôi đặt Erik ngồi bên cạnh mình, trên một cái ghế cao dành cho trẻ con. Mọi người đều ăn uống trong im lặng…
Thình lình, Erik kêu ré lên với vẻ rất hân hoan, “Xin chào, chào ông!” và nó đập hai bàn tay nhỏ xíu mũm mĩm lên cái bàn nhỏ trước mặt.
Mắt nó cứ nhắm tít lại mà cười, trông rất hào hứng. Cái miệng nhỏ xíu cứ thế mà nhe ra cười vui vẻ vô cùng. Tôi nhìn quanh và phát hiện thủ phạm làm cho nó trở nên phấn khích như vậy.
Đó là người đàn ông mặc chiếc quần rộng thùng thình, mấy ngón chân thì lòi cả ra khỏi cái gọi là “đôi giày”. Ông ta mặc chiếc áo sơ-mi dơ dáy, đầu tóc thì không chải mà cũng chẳng gội. Khuôn mặt ông đầy râu ria, lỗ mũi ông nhìn thật xấu xí. Chúng tôi ngồi xa ông nên chẳng thể ngửi được, nhưng tôi nhìn bộ dạng thì chắc chắn ông ta hôi hám lắm.
Ông vẫy vẫy tay, rồi vỗ tay, “Chào nhóc biu, chào cháu” ông ta nói với Erik. Hai vợ chồng tôi nhìn nhau, “Mình phải làm gì bây giờ?” Erik thì vẫn tiếp tục cười đùa vui vẻ và trả lời ông ta, “Chào ông, cháu chào ông.”
Mọi người trong nhà hàng đều đã chú ý đến sự việc đang xảy ra, họ hết nhìn chúng tôi rồi lại nhìn người đàn ông nọ. Ông già ấy đang làm phiền đến con trai nhỏ xinh xắn của chúng tôi.
Khi thấy món ăn của chúng tôi được mang đến, ông ta bắt đầu kêu to đến nỗi ai trong nhà hàng cũng nghe, “Bé con ăn bánh ngon nhỉ? …Ú.. ùmmm… ú ..ùmmm…”
Ông ta cũng biết “ú…ùmm” với con nít! Không có một ai, đặc biệt là hai vợ chồng tôi, có thể nghĩ rằng ông già đó dễ thương đến như vậy. Ông ta rõ ràng là một kẻ vô công rỗi nghề và say xỉn.
Cả hai vợ chồng tôi đều cảm thấy xấu hổ ghê gớm. Chúng tôi ăn trong im lặng; mọi người đều im lặng, trừ Erik. Nó vẫn tiếp tục cái màn cười nói vui vẻ với ông già vô công rỗi nghề kia, cả hai cứ thế mà đùa giỡn với nhau.
Cuối cùng, chúng tôi cũng ăn xong và chuẩn bị rời khỏi nhà hàng. Chồng tôi đi tính tiền và bảo rằng anh sẽ đợi ngoài bãi đậu xe.
Trong lúc ấy, ông già ngồi ngay giữa đường từ chỗ tôi ra cửa. “Chúa ôi, xin cho con đi ra khỏi chỗ này trước khi ổng nói chuyện với con hoặc với Erik,” tôi đã cầu nguyện như vậy.
Khi tôi đi đến gần ông ta, tôi quay lưng về phía ông và bước vội qua, cốt để tránh ngửi phải hơi thở của ông. Khi tôi vừa quay lại như thế, Erik chồm người qua tay tôi, giơ hai tay về phía người đàn ông nọ như đòi ông ta bế nó.
Trước khi tôi kịp làm gì, Erik đã chồm tuột khỏi tay tôi qua tay ông ta. Bất ngờ, một ông già hôi hám và một đứa trẻ dễ thương kia tạo nên một mối quan hệ yêu thương gắn bó. Erik trong một hành động hoàn toàn tin cậy, đầy tình yêu thương và giao phó trọn vẹn đang tựa chiếc đầu mình lên đôi vai người đàn ông.
Đôi mắt người đàn ông nhắm lại. Tôi thấy những giọt nước mắt lăn trên đôi gò má già nua của ông. Bàn tay chai sần mang dấu ấn của những công việc lao động nặng nhọc, với đầy những vết thẹo lớn nhỏ, đang nâng niu đứa con trai bé bỏng của tôi, vỗ vỗ lưng nó với một tình thương tôi không thể nào diễn tả được, nhưng tôi cảm nhận được điều đó một cách rất rõ ràng.
Chẳng có ai có thể thương mến nhau sâu đậm như vậy chỉ sau một khoảnh khắc ngắn ngủi như họ. Và tôi đứng chết trân ở đó.
Người đàn ông nọ bồng Erik, ru nó trên tay thật âu yếm, và ông nhìn tôi không chớp. Cuối cùng ông cất giọng nói như ra lệnh cho tôi, “Bà hãy chăm sóc đứa bé này.” Không hiểu sao, tôi cũng đã thốt ra được từ chiếc cổ đang bị tắt nghẹn, “Vâng, tôi sẽ chăm sóc nó.”
Người đàn ông gỡ Erik khỏi ngực mình và trao cho tôi trong nỗi niềm bịn rịn luyến tiếc… Tôi nhận lại con mình, trong khi người đàn ông nọ nói bằng giọng rất cảm động, “Xin Chúa ban phước cho bà. Bà đã tặng tôi một món quà rất ý nghĩa trong mùa Giáng sinh này”. Tôi không thể thốt được gì, chỉ lí nhí trả lời “Cảm ơn ông” và vội vã ôm Erik bước nhanh ra xe. Chồng tôi ngạc nhiên khi thấy tôi vừa ôm chặt Erik trong tay vừa khóc, vừa lẩm bẩm suốt ” Chúa ôi, xin tha thứ cho con, xin hãy tha thứ cho con.”
Hôm ấy, tôi đã được chứng kiến một tình yêu thương đơn sơ, tin cậy hoàn toàn, không xét đoán ai qua chính đứa con trai bé nhỏ của mình. Một đứa trẻ nhìn thấy được một tấm lòng của một con người, trong khi mẹ nó chỉ nhìn thấy được những quần áo bên ngoài mà thôi!
Câu hỏi suy gẫm
+ Khi nhìn một người khác, bạn thường chú trọng đến điều gì nơi họ?
+ Bạn có mang trong lòng một niềm tin và tình yêu đơn sơ như con trẻ không?
Kinh Thánh
Mat 18:3-4
“… quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu. Vậy, hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ nầy, sẽ là lớn hơn hết trong nước thiên đàng.”
Không có mô tả ảnh.
Tôi viết cho ai? Độc giả của tôi?
Đêm đông nọ, soạn giả Johann Sebastian Bach theo lịch phải ra mắt một sáng tác mới của mình. Ông đến nhà thờ với mong đợi người nghe đã đến đông đủ. Thế nhưng, chẳng ai đến cả. Không chần chừ, Bach nói với các nhạc công rằng họ vẫn sẽ tiếp tục trình diễn theo kế hoạch. Mỗi người vào vị trí của mình, Bach đưa gậy chỉ huy lên, và ngôi nhà thờ vắng vẻ vang lên tiếng nhạc hùng tráng.
Câu chuyện này khiến tôi tự xét mình. Tôi có soạn bài nếu Chúa là độc giả duy nhất không? Khi đó những gì tôi viết có gì khác?
Những người viết mới bắt đầu thường được khuyên nên hình dung một độc giả mà họ hướng đến để giúp họ tập trung. Vì vậy, khi viết bài tôi luôn cố giữ trong trí đối tượng độc giả của mìnhvì tôi muốn thông điệp của tôi đáp ứng nhu cầu và giúp ích cho linh trình của họ..
Tôi không nghĩ Đa-vít, “người soạn bài tĩnh nguyện”, tác giả của những thi thiên mà chúng ta thường tìm đến để được an ủi hay khích lệ, có “độc giả” trong đầu. Độc giả duy nhất ông nghĩ đến là Đức Chúa Trời.
Dù “việc làm” của chúng ta được đề cập trong Ma-thi-ơ 6 là tác phẩm nghệ thuật hay công tác phục vụ, thì chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng việc làm đó là giữa chúng ta với Chúa. Người khác có thấy công việc đó hay không thì cũng không quan trọng. Chúa mới là độc giả của chúng ta.
Nguyện đuờng con tỏ danh Ngài
Xứng danh vinh hiển, quyền oai đời đời
Cảm dòng huyết Chúa tuôn rơi
Con mong hầu việc suốt đời cho Cha. ! —Somerville
Hãy phục vụ từng độc giả duy nhất!
Khi bắt đầu sự nghiệp, nghệ sĩ nhạc jazz Herbie Hancock được mời vào nhóm nhạc năm người của Miles Davis, một huyền thoại âm nhạc. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời vì Hancock tỏ ra rất căng thẳng khi phỏng vấn thì Davis lại hỗ trợ anh. Trong một buổi biểu diễn nọ, khi Davis sắp chơi đến đoạn cao trào thì Hancock lại đánh sai hợp âm. Anh rất xấu hổ nhưng Davis vẫn tiếp tục chơi như chưa có gì xảy ra. Anh nói: “Davis đàn vài nốt nhạc, và điều này đã làm tôi trở lại đàn đúng hợp âm”.
(He played some notes that made my chord right)
Quả là tấm gương sáng về tình lãnh đạo. Davis không hề quở trách hay coi Hancock là ngu ngốc, cũng không đỗ lỗi cho anh làm hỏng buổi diễn. Davis chỉ đơn giản điều chỉnh kế hoạch của mình và biến sai lầm có thể gây hậu quả trầm trọng thành điều gì đó tươi đẹp.
Những gì Davis làm cho Hancock thì Chúa Giê-xu cũng đã làm cho Phi-e-rơ. Khi Phi-e-rơ xông vào chém đứt tai một người trong đám đông đến bắt Chúa, Ngài liền chữa lành người đó (Lu. 22:51). Qua đó, Ngài khẳng định Nước Đức Chúa Trời mang đến sự chữa lành, chứ không phải tổn thương. Và đã nhiều lần Chúa Giê-xu dùng lỗi lầm của môn đồ để bày tỏ quyền năng Ngài.
Chúa Giê-xu đã làm cho các môn đồ thể nào thì Ngài cũng làm cho chúng ta thể ấy để chúng ta làm như vậy cho người khác. Vì vậy, thay vì chuyện bé xé ra to, ta nên biến chúng thành hành động tha thứ, chữa lành và cứu chuộc.
CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, Ngài hiểu chúng con có xu hướng phạm những lỗi ích kỷ và ngu xuẩn. Xin tha thứ cho chúng con và phục hồi chúng con. Vì cớ Danh Ngài, xin sử dụng cả những khía cạnh yếu đuối nhất của đời sống chúng con cho sự vinh hiển của Ngài.
KẾT LUẬN: Chúa Giê-xu mong muốn biến sai lầm của chúng ta thành những minh chứng đáng kinh ngạc về ân điển Ngài.
– Một người lãnh đạo tốt (good leader) là một người có thể điều chỉnh rất khéo léo những sai sót của các bạn đồng công và rồi hướng dẫn họ đến sự hòa hợp trọn vẹn trong một “dàn hợp xướng”.
Không có mô tả ảnh.
Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn