Sự lo lắng đang gây thiệt hại nặng nề cho thế giới ngày nay.
Cuối tháng trước, một cuộc thăm dò ý kiến của Hiệp Hội Tâm Lý Mỹ cho thấy rằng gần một nửa dân số Mỹ lo sợ bị mắc COVID-19. Gần 2/3 lo người thân của mình mắc bệnh. 2/3 dân số còn lo ngại về những tác động lâu dài trên nền kinh tế.
Thưa quý Mục Sư, tôi chắc bạn không ngạc nhiên về điều này. Bạn đã thấy sự lo lắng trong vòng các tín đồ của hội thánh mình.
Nhưng bạn có để ý đến sự lo lắng của chính mình không?
Chắc bạn quan tâm đến tất cả những điều trên – cộng thêm đủ thứ nhu cầu của tín đồ trong hội thánh. Điều đó có thể khiến bạn bị choáng ngợp.
Trước khi có thể giúp đỡ người khác, bạn cần để Chúa giải quyết sự lo lắng của chính bạn. Bạn đã biết điều này, nhưng tôi xin phép được nhắc lại: Lo lắng không giúp gì được cho bạn.
Chúa Giê-xu dạy chúng ta trong Ma-thi-ơ 6:27, “Hơn nữa, có ai trong các con nhờ lo lắng mà làm cho cuộc đời mình dài thêm một khoảnh khắc không?”
Dĩ nhiên, câu trả lời là “không.” Bạn không thể bảo vệ bản thân trước COVID-19 nhờ lo lắng. Điều đó sẽ không giúp gia đình bạn không mắc bệnh. Nó cũng chẳng giúp cho hội thánh bạn lại được mở cửa.
Lo lắng chỉ khiến các nan đề thêm trầm trọng vì bạn không thể tiến lại gần hơn với giải pháp. Sự lo lắng không làm thay đổi quá khứ, không thể thay đổi tương lai của bạn. Tất cả những gì nó làm được là xáo trộn hiện tại.
Châm Ngôn 12:25 chép, “Sự lo âu trong lòng làm cho con người suy sụp.” Bạn được tạo dựng không phải để chịu đựng sự lo lắng. Thật vậy, sự lo lắng khiến bạn kiệt quệ hơn bất kỳ thứ gì khác. Để hầu việc Chúa hiệu quả trong thời gian này, bạn cần cố gắng hết sức. Lo lắng sẽ không giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Vậy, làm thế nào để vượt qua nỗi lo lắng trong giai đoạn căng thẳng này?
Hãy để Chúa Giê-xu là Đấng Chăn Dắt bạn.
Quý mục sư ơi, bạn dành quá nhiều thời gian chăn dắt người khác mà quên mất rằng chính bạn cũng có một Đấng chăn dắt. Một người chăn chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, dẫn dắt và đáp ứng nhu cầu cho bầy chiên của mình. Xin lưu ý rằng những điều đó không thuộc trách nhiệm của bạn mà là trách nhiệm của Chúa.
Đó là lý do mỗi ngày tôi đều bắt đầu bằng cách thưa với Chúa, “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ con. Ngài là Đức Chúa Trời tốt lành.” Rồi tôi lặp đi lặp lại điều đó suốt cả ngày. Nếu bạn thường xuyên bắt đầu ngày mới bằng lời cầu nguyện ấy, nỗi lo lắng sẽ giảm hẳn. Tự nhắc chính mình rằng bạn có một Đấng chăn hiền lành quan tâm đến bạn sẽ giúp bạn bớt lo lắng đi rất nhiều.
Trao quyền kiểm soát mọi lĩnh vực trong cuộc đời mình cho Chúa Giê-xu.
Lo lắng là tín hiệu cảnh báo rằng có một lĩnh vực nào đó bạn chưa hoàn toàn trao quyền kiểm soát cho Chúa. Khi Đức Chúa Trời không đứng ở vị trí số một trong một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ lo lắng về lãnh vực đó.
Khi bạn yêu mến điều gì khác hơn Chúa, nó sẽ trở thành nguồn gốc của căng thẳng và lo lắng trong đời sống bạn. Kể cả những điều tốt – như hôn nhân, con cái, chức vụ của bạn – cũng có thể trở thành nguồn cơn của sự lo lắng nếu bạn đặt chúng lên vị trí số một trong cuộc đời mình. Khi một điều gì đó bất kỳ trở thành thần tượng trong đời sống bạn, nó sẽ gây ra bất an và lo lắng.
Hãy thư giãn và trình dâng sự lo lắng lên cho Chúa trong lời cầu nguyện.
Tôi luôn nhắc nhở tín đồ trong hội thánh mình đếm các ơn phước Chúa ban cho họ. Trong những lúc như thế này, bạn phải thường xuyên nhắc nhở chính mình về mọi việc lành Đức Chúa Trời đã làm trên đời sống bạn.
Nhưng theo tôi, bạn cũng cần phải đếm những nỗi niềm lo lắng của mình. Thường thì chúng ta chỉ có cảm giác lo lắng chung chung, nhưng không biết nguyên nhân khiến mình lo lắng. Trước khi có thể trình dâng cho Chúa những nỗi lo lắng của mình, bạn cần biết rõ mình lo lắng về điều gì. Khi bạn đã ghi ra được những điều khiến mình lo lắng, bạn sẽ có thể dâng chúng lên cho Chúa trong lời cầu nguyện.
Phi-e-rơ nói, “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài hay chăm sóc anh em” (1Phi-e-rơ 5:7). Bạn được dựng nên không phải để lo lắng. Đó là điều phi tự nhiên. Đức Chúa Trời đủ lớn và đủ mạnh để giải quyết mọi nỗi lo âu của bạn.
Tin cậy Đức Chúa Trời từng ngày một.
Xin đừng đánh cắp toàn bộ tương lai bằng cách mang những nỗi lo âu của nó về trong hiện tại. Chúa Giê-xu đã phán về điều đó như sau, “Vậy, chớ lo lắng về ngày mai; vì ngày mai sẽ tự lo cho ngày mai. Sự nhọc nhằn ngày nào đủ cho ngày ấy.” (Ma-thi-ơ 6:34). Bạn đã có đủ sự lo lắng trong hôm nay rồi, xin đừng thêm bất cứ điều gì khác nữa.
Lập kế hoạch cho ngày mai là việc nên làm. Ngay lúc này chúng ta đang trải qua một trong những kinh nghiệm có một không hai trong lịch sử hội thánh. Bạn cần lên kế hoạch hành động cho những ngày, những tuần, những tháng sắp tới.
Bạn có thể lên kế hoạch cho ngày mai mà không cần sống cho ngày mai. Bạn chỉ có thể sống cho ngày hôm nay.
Đức Chúa Trời thường xuyên thử thách lòng tin của chúng ta nơi Ngài. Ngài muốn chúng ta quyết định có đặt Ngài lên trên hết mọi sự trong đời sống mình hay không. Trước khi có thể giúp cho hội chúng của mình hiểu được điều này, chính chúng ta phải hiểu rõ điều đó.
Giai đoạn đặc biệt này trong lịch sử là một trong những bài kiểm tra lớn nhất chúng ta từng đối mặt trong việc tin cậy Chúa. Quý vị mục sư ơi, Đức Chúa Trời đã hứa chăm lo cho chúng ta. Ngài sẽ đáp ứng nhu cầu cho chúng ta.
Chúng ta sẽ tin cậy Ngài chứ?
Four Ways to Deal With Your COVID-19 Worries
By Rick Warren
Worry is taking its toll on the world today.
Late last month, a poll by the American Psychiatric Association noted that nearly half of Americans were anxious about getting COVID-19. Close to two-thirds were concerned about a family member catching it. Two-thirds of people also feared the long-lasting implications for the economy.
Pastor, I’m sure this doesn’t surprise you. You’ve noticed the worry in the people of your community.
But have you taken stock of your own worry?
You’re likely concerned about all the above—plus the staggering needs of your congregation. It can get overwhelming.
Before you can help others, you need to let God deal with your worry. You know this, but I want to remind you: Worry won’t help you.
Jesus told us this in Matthew 6:27, “Can any one of you by worrying add a single hour to your life?” (NIV).
Of course, the answer to Jesus’ question is no. You can’t keep yourself from catching COVID-19 through worry. It won’t keep your family from getting sick. It won’t help you keep your church open either.
Worry just makes your problems worse because you can’t move a step closer to solving them. Worry can’t change your past. It can’t change your future. All it can do is mess up your present.
Proverbs 12:25 says, “Worry weighs a person down” (NLT). You weren’t made to endure it. In fact, it wears you out more than just about anything else. To effectively minister during this time, you need to be at your best. Worry won’t get you there.
So how can you overcome worry during this stressful season?
Let Jesus be your Shepherd.
Pastor, you spend so much time shepherding others, you can easily forget that you, too, have a shepherd. A shepherd takes the responsibility to feed, lead, and meet the needs of his sheep. Note that those aren’t your responsibility. They are God’s responsibility.
That’s why I start every day by saying, “The Lord is my shepherd. You’re a good God.” Then I repeat that throughout the day. If you start saying that phrase on a regular basis, your worry will decrease. Reminding yourself that you have a good shepherd who cares for you cuts down on worry.
Give Jesus control over every area of your life.
Worry is a warning light that you have an area you haven’t fully given over to God. When God isn’t number one, you’ll worry in that area.
When you love something more than God, it becomes a source of stress and anxiety in your life. Even good things—like our marriages, our children, and our ministries—can become sources of worry if we give them first place in our lives. When anything becomes an idol in our lives, it creates insecurity and worry.
Relax and give God your worries in prayer.
I’ve always told the people in my congregation to count their blessings. In times like these, you must continually remind yourself of all God has done in your life.
But I also think it’s important to count your worries. Often, we just have a general sense of anxiety, but we don’t know what’s causing it. Before you can give God your worries, you need to have a clear idea of what they are. Once you’ve written them down, you can hand them over to God in prayer.
Peter says, “Give all your worries and cares to God, for he cares about you” (1 Peter 5:7 NLT). You weren’t designed to carry your worries. It’s unnatural. God is big enough and strong enough to handle all your worries.
Trust God for one day at a time.
Don’t steal your whole future by bringing its worries into today. Jesus said it this way, “Don’t worry about tomorrow, for tomorrow will bring its own worries. Today’s trouble is enough for today” (Matthew 6:34 NLT). You have enough on your plate today. Don’t add anything else.
It’s okay to plan for tomorrow. Right now, we’re going through one of the most unique experiences in church history. You need to make plans for what you’ll do in the days, weeks, and months to come.
You can plan for tomorrow without living in tomorrow. You can only live in today.
God is constantly testing how much we trust him. God wants us to decide whether he really holds first place in our lives. Before we can help our congregations understand this, we must be clear about it ourselves.
This unique period of history is one of the biggest tests we’ll ever face when it comes to trusting God. Pastor, God has promised to care for us. He will meet our needs.
Will we trust him?