Thứ Sáu , 15 Tháng Mười Một 2024
Home / Tổng hợp / Bên Kia Sự Chết Có Gì?

Bên Kia Sự Chết Có Gì?

Bên Kia Sự Chết Có Gì?
Ai có đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi này? Câu trả lời của bạn sẽ tùy thuộc vào thế giới quan của bạn.

Nếu bạn tin vào giá trị của Kinh Thánh, thì bài viết này dành cho bạn.

Nhưng trước hết, chúng ta thử đọc bài này:

Thư gửi bạn bè tôi.
Bạn hỏi tôi sao lâu rồi không thấy lên Facebook, tôi nói vì tôi buồn. Bạn hỏi vì sao buồn. Tôi thật chẳng biết bắt đầu kể từ đâu. Nhưng hẳn nhiên là từ những chuyện chính trị nhiễu nhương tôi nghe những người quen biết mắng nhau vì quan niệm khác biệt, từ những “cố gắng” thuyết phục người khác nghe theo mình. Tôi đã rất mệt và vì biết nếu đọc nữa, nếu nghe nữa, tôi sẽ thấy khó chịu, đến lúc nào đó ngứa tay, ngứa miệng, tôi sẽ bày tỏ những điều mình suy nghĩ, rồi thế nào cũng đụng chạm, cũng mích lòng. Điều đáng sợ hơn là tôi đã không còn coi trọng những người tôi vốn kính trọng từ trước bởi những suy nghĩ của họ. Nên tôi thà im lặng, tôi thà rút lui vào một chỗ nào đó, để sau này còn có thể chào hỏi nhau một câu tử tế.
Bạn lại bảo, thì kệ những người nhiễu nhương ấy, và đừng để tâm, chỉ nên vui với bè bạn thôi. Thật sự tôi cũng muốn như thế lắm. Nhưng đến đây thì tôi phải nói là tôi không thể vui nổi trong hoàn cảnh hiện tại. Con số người nhiễm bịnh và qua đời vì Covid tại đất nước tôi đang sống nhiều quá, riêng tiểu bang tôi sống (South Dakota. USA) thì số người nhiễm bịnh đã lên đến hàng thứ nhì thế giới (tôi xin nhắc lại là thế giới chứ không phải chỉ riêng Hoa Kỳ) và chưa một ca nào được chữa lành ở nơi đây, vậy mà tôi chưa hề thấy một lãnh đạo tinh thần nào tôi quen biết lên tiếng cầu nguyện cách công khai cho việc này. Tại nhà thờ nơi tôi đang là thành viên, từ lãnh đạo đến những thành viên khác đều chống khẩu trang, chống giãn cách xã hội và coi thường tất cả những hướng dẫn của bộ y tế. Tất cả những người này đều không tin rằng Covid nguy hiểm. Nhiều người nói với tôi, sẽ lành nếu nhiễm bịnh, và khi nhiễm, không phải ai cũng chết.
Phải, không phải ai nhiễm bịnh cũng đều chết. Nhưng tháng trước đây, cô giáo lớp tôi làm việc trước đây bị nhiễm Covid lây từ cô con gái cô nội trú tại đại học mang về nhà. Lớp chúng tôi bị đóng cửa 14 ngày, các cháu phải nghỉ học, và hai cô phụ tá phải nghỉ làm không lương. Tôi không còn làm ở trường nên không biết suốt thời gian ấy, gia đình của cô giáo và gia đình của hai phụ tá, lẫn phụ huynh của hơn hai mươi em trong lớp đã như thế nào, nhưng tôi chắc chắn họ phải bị cách ly và phụ huynh thì phải nghỉ làm để ở nhà trông các cháu. Như vậy, bạn nghĩ thế nào khi chỉ một trường hợp “lây rồi cũng lành” mà ảnh hưởng ít nhất là khoảng 50 người trong vòng hai tuần lễ như vậy thì một tiểu bang, hay liên bang sẽ như thế nào?
Tôi lại không muốn nhắc đến những chuyện buồn, nhưng trước lễ Thanksgiving, người chị của bạn thân tôi qua đời vì Covid. Khi nghĩ đến việc chị không thể đi tiễn người thân của mình lần cuối cùng là tôi vô cùng xót xa. Thú thật là tôi đã không dám cả gửi lời chúc chị an lành trong mùa lễ Tạ Ơn, bởi tôi nghĩ làm sao chị có thể “an lành”?
Có một số người tôi biết, từng nói với tôi rằng “nếu có Covid, thì chỉ người lớn tuổi mới bị ảnh hưởng.” Nói như thế, phải chăng với họ, thì người lớn tuổi là người thừa thãi trong cuộc sống và nếu có chết là cũng “đúng” rồi? Một kiểu nói, một kiểu suy nghĩ thật lạnh người, thật tàn nhẫn mà lại được nói ra từ miệng người tôi từng gần gũi làm tôi nổi gai xương sống.
Bạn có thể nói tôi suy nghĩ gì nhiều cho buồn. Cũng có thể bạn cười tôi “ăn cơm nước tương nói chuyện trung ương”. Nhưng thật sự đó là những gì đã khiến tôi không muốn mở máy, để trò chuyện, cũng không thể cười đùa với bạn như trước nữa. Chuyện những người tôi quen biết và từng yêu mến có cái nhìn về cuộc sống hiện tại khiến tôi thất vọng. Tôi sợ đọc họ, sợ trông thấy những điều họ viết trên mạng xã hội. Tôi không muốn nghĩ, nhưng trong thâm tâm tôi, tôi xem những điều nghịch lời khuyên nhủ về việc chống dịch dù trực tiếp hay gián tiếp, cũng là một hành động tiếp tay cho việc giết người.
Không ai muốn chết cho dù người ấy già đến đâu đi nữa. Người thân của họ cũng không muốn họ chết vì căn bịnh quái ác này. Chúa tôi nói, cho dù đã có 99 con chiên, Ngài vẫn đi tìm cho thứ một trăm đang đi lạc, trong khi hơn hai trăm sáu mươi ngàn người chết, mà hình như tôi không thấy mấy người thương xót hay tỏ ý thương xót.
Tôi đau lòng, nên tôi chấm dứt cuộc chơi lúc này là như vậy.
HOÀNG NGA
Lời cầu nguyện của Si-mê-ôn sau đây:
Lu-ca 2:29-30,  “Lạy Chúa, bây giờ xin Chúa cho tôi tớ Chúa được qua đời bình an, theo như Lời Ngài;  con mắt tôi đã thấy sự cứu vớt của Ngài.” (câu 29-30).
Lời chứng của Phao-lô:
Phi-líp 1:22-24, “Ví thử tôi cứ sống trong xác thịt,là ích lợi cho công khó tôi, thì tôi chẳng biết nên lựa điều chi.  Tôi bị ép giữa hai bề muốn đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn;  nhưng tôi cứ ở trong xác thịt, ấy là sự cần hơn cho anh em.”Kinh Thánh nói về sự chết:“Sự chết của các người thánh, là quí báu trước mặt Đức Giê-hô-va.” (Thi thiên 116:15)

1 Cô-rinh-tô 15:50-58
Hỡi sự chết, sự đắc thắng của mầy ở đâu? – 1 Cô-rinh-tô 15:55

Cách đây vài hôm, tôi nhìn thấy Bob, một người bạn cũ, đang ra sức đạp xe đạp trong một phòng tập ở khu chúng tôi ở và nhìn vào chiếc máy đo huyết áp đeo trên tay.

Tôi hỏi: “Anh đang làm gì vậy?”

Anh nhỏ nhẹ đáp: “Nhìn xem tôi còn sống không.”

Tôi hỏi vặn lại:“Anh sẽ làm gì nếu thấy mình đã chết?”

Anh cười rạng rỡ trả lời: “Kêu vang Ha-lê-lu-gia!”

Trải qua nhiều năm tháng, tôi đã thấy năng lực mạnh mẽ bên trong của Bob: kiên nhẫn đối diện với sự xuống dốc và mệt mỏi về thể chất với đức tin và hy vọng khi anh tiến gần hơn đến đoạn kết của cuộc đời. Quả thực, anh ấy không chỉ tìm được hy vọng, mà sự chết cũng mất quyền cai trị trên anh.

Ai có thể tìm được sự bình an và hy vọng, thậm chí là vui mừng khi cận kề cái chết?

Chỉ  những người bởi đức tin được kết nối với Đức Chúa Trời đời đời và những ai biết rằng họ có sự sống đời đời mà thôi (1 Côr. 15:52,54). Với những người có sự bảo đảm ấy, giống như Bob bạn tôi, thì sự chết không còn khiến họ sợ hãi. Họ có thể nói về niềm vui lớn lao khi gặp Đấng Christ mặt đối mặt!

Sao phải sợ chết? Sao không vui mừng? Như lời nhà thơ John Donne (1572-1631) đã nói, “Sau một giấc ngủ ngắn, chúng ta sẽ thức mãi mãi.” – David Roper

 

Yêu bằng lời nói việc lành

Với người hư mất, chân thành ủi an

Con mong nặng gánh cưu mang

Với lòng thương xót tuôn tràn từ tâm. —Fitzhugh 

Đối với người tin Chúa, sự chết là bóng đêm cuối cùng của trần gian trước bình minh của thiên đàng. 

https://odb.org

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn