CHỨC VỤ QUẢN GIA
Không có đầy tớ nào làm tôi hai chủ được; vì sẽ ghét chủ nầy mà yêu chủ kia, hay là hiệp với chủ nầy mà khinh dể chủ kia. Các ngươi không có thể đã làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi Ma-môn nữa.
Lu-ca 16:13
Điều gì làm chủ chúng ta?
Một nghiên cứu chỉ ra rằng tâm trí của chúng ta được đổ đầy những nội dung của các website mà chúng ta thường đăng nhập vào. Nhìn lướt qua lịch làm việc cho thấy những gì chi phối thời gian của chúng ta. Và nhìn vào các hóa đơn sẽ tiết lộ cho thấy những lĩnh vực nào chúng ta đầu tư vào. Chúa Giê-su cảnh báo rằng tiền bạc có thể soán ngôi cai trị của Chúa trong đời sống chúng ta. Và sứ đồ Phao-lô đã viết, “sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” (1 Ti-mô- thê 6:10).
Nếu những gì chúng ta dự trữ, đầu tư tiền bạc không thể hiện sự tin kính, thì một trong hai điều sau là đúng: chúng ta không thực sự tin rằng mọi tài nguyên, nguồn lực, vật chất chúng ta có là đến từ Đức Chúa Trời, hoặc chúng ta biết điều đó nhưng chưa bao giờ thực sự chấp nhận nó để theo đuổi.
Hãy đọc Lu-ca 16:1-15, để thấy rằng chúng ta được khích lệ phải sáng trí, thông minh như người quản gia sử dụng tài vật của chủ cách khéo léo trong câu chuyện. Tuy nhiên, không giống như người quản gia, mục tiêu của ông là bảo toàn công việc của mình, chúng ta không nên sử dụng nguồn tài nguyên mình quản lý một cách ích kỷ; chúng ta phải sử dụng nguồn tài nguyên của Đức Chúa Trời để giúp đỡ kẻ khác.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta sáng tạo nhiều phương cách để chia sẻ ơn phước, tài vật mà chúng ta nhận lãnh từ Chúa cho nhiều người khác, để Ngài có thể là người Chủ duy nhất của chúng ta.
“TÔI TIN RẰNG BẢN THÂN VÀ MỌI ĐIỀU TÔI ĐANG QUẢN LÝ ĐỀU THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI.”
Randy & Rozanee Frazee
Translated by Huong Di
Bạn Không Luôn Luôn Nhận Điều Mình Đáng Được
Mục Sư Rick Warren
“Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời” (1 Cô-rinh-tô 15:10a BTT)
Nếu bạn lớn lên ở Mỹ, có lẽ bạn đã nghe tất cả những câu nói này trước đây:
- Nếu nghe quá tốt đến nỗi không có thật được thì không có thật.
- Chúng tôi kiếm tiền bằng cách cũ xưa nay – làm lụng để được nó.
- Không có chuyện ăn trưa không tốn tiền.
- Muốn ăn thì lăn vô bếp.
- Trời giúp người nào tự giúp mình.
Mọi việc về lối sống của Mỹ dạy rằng trong cuộc sống bạn làm cái gì thì được cái đó. Chúng ta coi trọng lao động, đổ mồ hôi, nỗ lực, và thành quả. Cái đó gọi là đạo đức lao động của Mỹ.
Nói chung, tôi thích một đạo đức lao động mạnh mẽ. Chúa muốn chúng ta làm công việc tại nơi mình làm việc như chúng ta làm cho Ngài. Chúa không khi nào đối xử với chúng ta căn cứ trên thành quả của chúng ta. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng tất cả những gì Chúa làm trong đời sống chúng ta – mọi ơn phước chúng ta có được, mọi món quà chúng ta nhận được – đều đến từ ân điển của Ngài.
Nói cách khác, Ngài cho chúng ta những gì mà chúng ta không đáng được.
Bạn nói, “Khoan đã! Mọi thứ tôi có là do sức tôi làm! Tôi đã đổ mồ hôi để được.” Nhưng sự thật là, nếu Chúa không cho bạn năng lực và đầu óc để làm việc, bạn sẽ không có được mảy may nào. Mỗi một hơi thở bạn có là do Chúa ban cho. Chúa không mắc nợ phải cho bạn hơi thở kế tiếp mà bạn thở. Hoàn toàn là điều Ngài ban cho.
Chúng ta được cứu bởi ân điển. Chúa ban phước cho chúng ta bằng ân điển. Chúa sử dụng chúng ta bằng ân điển. Chúa đem chúng ta lên Thiên đàng bằng ân điển.
Kinh Thánh nói rất rõ rằng tất cả mọi gì chúng ta có được đều bởi ân điển của Chúa:
“Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời.” (1 Cô-rinh-tô 15:10a BTT)
Bạn cần quyền năng của Chúa trong đời sống bạn. Bạn cần những nguyên tắc của Ngài để sống. Bạn cần kế hoạch của Ngài vận hành. Bạn cần mục đích của Ngài cho đời sống.
Nhưng bạn không thể đổi lấy bất cứ điều nào vừa nói bằng công sức của mình. Mặc dù bạn và tôi lẽ ra đáng được những gì tệ hơn nhiều, chúng ta nhận được những điều này nhờ ân điển. Đó là sự ban cho của Chúa.
Thảo Luận
Cái nhìn của bạn về Chúa bị méo mó thế nào bởi sự giả định sai cho rằng bạn phải bỏ công sức để được ơn của Chúa?
Chúa ban cho chúng ta tất cả mọi ơn phước dựa vào ân điển của chính Ngài chứ không phải sự xứng đáng của chúng ta. Như thế, động cơ nào khiến chúng ta làm những điều Chúa muốn chúng ta làm?
Nhận thức rằng tất cả mọi điều tốt lành trong đời bạn đều đến bởi ân điển của Chúa sẽ thay đổi cách bạn tương giao với Chúa như thế nào? Còn tương giao với người khác thì sao?