Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / THẦY ƠI / Ai Có Thể Giải Nghĩa Kinh Thánh?

Ai Có Thể Giải Nghĩa Kinh Thánh?

Bởi vì phúc âm là “quyền năng Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin.” (Rô-ma 1:16). Phúc âm đó phải được cả Hội Thánh học và chia sẻ nếu cả thế giới cần phải lắng nghe và tin. Việc giới hạn nghiên cứu Kinh Thánh cho những chuyên gia là cách chắc chắn nhất có thể tưởng tượng được để cô lập lẽ thật Kinh Thánh khỏi thế gian. Trong một ngày các tín hữu của tôi sẽ nói chuyện với nhiều người không tin Chúa hơn là tôi có cơ hội được gặp và nói chuyện trong cả một tháng. Nếu tôi là người duy nhất được phép phân phát lời Chúa, thì những ai cần nghe nhất lại sẽ được nghe ít nhất.

ro

Hãy tưởng tượng một bệnh viện mà tại đó người quản lý trưởng là người duy nhất được phép nói chuyện với bệnh nhân. Hãy nghĩ đến một nhà máy xe hơi, nơi chỉ người giám đốc mới được phép đụng vào các bộ phận của chiếc xe. Giả sử như chỉ có huấn luyện viên trưởng mới được đụng vào trái banh bóng rổ. Đấy, bạn đã có hình ảnh của hầu hết các Hội Thánh, với những kết quả có thể đoán trước được.

Đức Chúa Giê-su gọi những môn đệ của Ngài là “muối của đất” và “ánh sáng của thế gian” (Ma-thi-ơ 5:13-16). Muối không làm được việc tốt nào nếu cứ ở trong lọ. Ánh sáng không giúp ích nếu bị úp trong thùng. Kinh Thánh sẽ không thể thay đổi thế giới nếu không được đem vào thế giới.

Con chiên tạo ra con chiên. Người chăn không thể làm được việc đó. Đức Chúa Giê-su muốn các môn đệ tạo ra các môn đệ, Cơ Đốc Giáo được nhân lên nhờ chứng đạo cá nhân và mục vụ. Nếu hôm nay bạn là người tin Chúa duy nhất trên hành tinh này, nhưng bạn chinh phục tôi cho Đấng Christ, vậy là có hai môn đệ. Nếu mỗi người trong chúng ta ngày mai có thể giành được một ai đó cho Đấng Christ, thì sẽ có bốn Cơ Đốc Nhân trên hành tinh. Nếu mỗi người trong bốn người đó có thể đem một người đến với Đức Chúa Giê-su vào ngày tiếp theo, đã có tám người tin Chúa. Theo tiến trình này, ngày tiếp theo sẽ có mười sáu Cơ Đốc Nhân, rồi ba mươi hai, sáu mươi bốn, và cứ thế tăng lên. Với sự nhân cấp như vậy, bạn đoán sẽ mất bao lâu để chiếm toàn thế giới cho Đấng Christ?

Ba mươi bốn ngày! Khi tôi viết sách này, dân số thế giới vào khoảng 6.378.974.736 người. Bằng việc nhân cấp, mỗi Cơ Đốc Nhân chinh phục được một người cho Đấng Christ trong một ngày, tổng cộng 34 ngày con số sẽ là 8.589.934.592. Nhưng bạn nói rằng không phải ai cũng chinh phục được một người trong một ngày. Vậy chúng ta có thể chinh phục được một người trong một năm không? Trong ba mươi bốn năm, cả hành tinh này sẽ biết Chúa. Đây là cách nhân cấp môn đồ mà Đức Chúa Giê-su muốn Hội Thánh vươn ra với thế giới. Kế hoạch của Ngài vẫn hoạt động, nhưng chỉ khi chúng ta hành động theo kế hoạch đó.

Không lắng nghe khi Chúa phán với bạn

Thánh Augustine so sánh Kinh Thánh với “bức thư tình từ gia đình.” Một người giảng đạo giỏi sẽ dùng những từ ngữ để hội chúng có thể hiểu được. Cha mẹ tài giỏi sẽ viết những bức thư mà con cái có thể đọc hiểu được.

Đức Chúa Trời định cho dân sự của Ngài có thể hiểu quyển sách mà Ngài mặc khải cho con người. Không một câu trong bất cứ sách nào của Kinh Thánh đòi hỏi phải có sự cho phép của các cấp lãnh đạo Hội Thánh trước khi chúng ta học và áp dụng Kinh Thánh cho chính mình. Cũng chẳng có một lãnh đạo nào như vậy trong những thế hệ ban đầu của làn sóng Cơ Đốc Nhân lan rộng.

Ngược lại, Kinh Thánh là rõ ràng cho tất cả những ai diễn giải Kinh Thánh: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” (II Ti-mô-thê 3:16). Vì mục đích gì? “Hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (II Ti-mô-thê 3:17). “Người thuộc về Đức Chúa Trời,” người được “trọn vẹn và sắm sẵn,” không cần đòi hỏi sắc lệnh tôn giáo, bằng cấp hoặc được thụ phong. “Mọi việc lành” nói về mọi khía cạnh của cuộc sống, dù đó là “giáo phẩm” hoặc “tín hữu”. Tác Giả Vĩ Đại định cho chúng ta phải đọc và hưởng lợi ích từ  chính quyển sách của Ngài.

Vậy Kinh Thánh không giống như một quyển sách nghiên cứu y khoa cần nhiều năm huấn luyện chuyên môn để hiểu và áp dụng. Thay vào đó, quyển sách ấy giống như cẩm nang sơ cấp cứu nhằm giúp cho bất cứ ai đang bị thương đều biết phải làm gì. Khi chân bạn bị đứt, bạn cần biết làm thế nào để cầm máu, bạn không cần những bài giảng về huyết học cũng chẳng cần phải là bác sĩ chuyên khoa huyết học.

Thử một chẩn đoán khác

Sẽ ra sao nếu câu trả lời cho Thần học sai lạc không phải là do ít nghiên cứu Kinh Thánh nhưng là do nghiên cứu quá nhiều? Có thể cách để phòng tránh những sai sót trong phân tích là mời nhiều người của Đức Chúa Trời đọc và hiểu lời của Ngài.

Đó là cách giải quyết của Martin Luther. Ông thường nói rằng Kinh Thánh không cần được bênh vực nhưng cần tháo gỡ các ràng buộc. Chúng ta là người Baptist hiểu ngụ ý này. Đây là lý do tại sao.

Thẩm quyền Giáo hội vượt trên cả Kinh Thánh có những lý do lịch sử như thế. Tuy nhiên những xác quyết của chúng ta về thẩm quyền Kinh Thánh cũng có lịch sử của nó. Khi chúng ta học về niềm tin của mình, chúng ta sẽ giữ niềm tin với sự xác quyết, dũng khí và niềm vui.

Nicholas xứ Lyra (1270 – 1349 sau Công Nguyên), người đã viết một quyển giải kinh về toàn bộ Kinh Thánh, có thể giúp chúng ta xem xét tại sao chúng ta tin những gì chúng ta tin. Nicholas dựa vào những học giả Do Thái là người diễn giải Kinh Thánh dựa trên ý nghĩa lịch sử và ý định của Kinh Thánh. Ông chấp nhận sử dụng những phương pháp “tâm linh hóa,” nhưng chỉ khi những ý nghĩa đó được dựa trên nguyên nghĩa. Hệ thống diễn giải của ông tình cờ được Đại học Erfurt sử dụng, nơi một tu sĩ trẻ tên là Martin Luther (1483-1546) sau này đã được học tập.

ma

William xứ Ockham (khoảng 1285-1349) cũng đã khẳng định thẩm quyền đối với đời sống Cơ Đốc đó chính là Kinh Thánh chứ không phải là các cấp lãnh đạo Hội Thánh. Vị trí của ông đã tác động rất nhiều đến chàng trai trẻ Luther, người đã được học tập với những giáo sư chịu ảnh hưởng từ phương pháp của Ockham.

Đến lượt Luther đưa ra tuyên bố nổi tiếng: “Duy Kinh Thánh có thẩm quyền trên Giáo Hội.”9 Ông bác bỏ những tuyên bố của các lãnh đạo Giáo Hội, kể cả Giáo hoàng đối với việc quyết định ý nghĩa của lời Chúa.10 Cuộc cải chánh của Luther lập luận rằng chúng ta nên chấp nhận sola scriptura (duy nhất Kinh Thánh) là thẩm quyền cho niềm tin và cuộc sống của chúng ta.

Sáu nguyên tắc của Luther đối với việc nghiên cứu Kinh Thánh là điển hình cho phương pháp tạo nên lịch sử đối với thẩm quyền Kinh Thánh:

  •  Chúng ta phải có cam kết cá nhân với Đấng Christ.
  •  Kinh Thánh đứng trên mọi thẩm quyền của Giáo hội và đánh giá những tín điều cùng quan điểm của chúng ta.
  •  Nghiên cứu Kinh Thánh phải nhấn mạnh đến ý nghĩa lịch sử và văn phạm của bản văn, chối bỏ mọi phép biểu tượng và thuộc linh hóa.
  •  Kinh Thánh có thể được mọi Cơ Đốc Nhân diễn giải mà không cần thẩm quyền của Giáo hội hoặc giáo điều.
  •  Mục đích của mọi nghiên cứu Kinh Thánh đó là tìm kiếm và tin cậy Đức Chúa Giê-su.
  •  Luật pháp Cựu Ước được ban ra để đoán xét tội lỗi; ân điển Tân Ước được ban cho để đền tội. Chúng ta không bao giờ được hạ thấp tội lỗi hoặc biến ân điển thành công việc.

Mỗi một nguyên tắc trên đều vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu Kinh Thánh của người Baptist ngày hôm nay. Mỗi một nguyên tắc đều đứng vững trên niềm tin kiên quyết của Luther rằng thẩm quyền duy nhất của chúng ta đó chính là Lời Chúa.

John Calvin (1509-64) hoàn toàn đồng ý cùng Luther: “Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự hiểu biết về chính Ngài chỉ duy qua Kinh Thánh,”11 bởi vì “Kinh Thánh có thẩm quyền đến từ Đức Chúa Trời, không phải từ Giáo Hội.”12 Ông tin chắc rằng Kinh Thánh sở hữu ý nghĩa khách quan và là thẩm quyền cuối cùng và tuyệt đối cho đời sống Cơ Đốc.

Từ những nhà cải chánh đầu tiên cho đến ngày hôm nay, những người nam và nữ đã thi hành các mục vụ và thậm chí là hy sinh mạng sống mình để bảo vệ cho sự ưu tiên của thẩm quyền Kinh Thánh. Khi xưa những lãnh đạo Giáo Hội được cho là có thể ngăn một linh hồn đến với thiên đàng, việc dứt phép thông công như vậy là vấn đề trầm trọng nhất. Những người Kháng Cách đầu tiên đã đối diện với sự chối bỏ từ Giáo Hội một cách đầy can đảm và xác quyết. Giờ đây, khoảng bốn thế kỷ sau, là những người khẳng định thẩm quyền Kinh Thánh, chúng ta mang trong mình một món nợ không bao giờ trả hết với những nhà tiên phong của phong trào cải chánh Giáo hội.

Kết luận

Trong những thế kỷ sau khi cuộc Cải Chánh Tin Lành xảy ra, hai mô hình thẩm quyền mà chúng ta đã bàn tới trong chương này chiếm lĩnh niềm tin Cơ Đốc. Đáp lại với cuộc Cải Chánh Tin Lành, giáo hội Công Giáo La Mã đã triệu tập Công Đồng Trent (1545-1563). Công đồng này tái khẳng định rằng những lời dạy và giáo điều của Giáo hội là căn bản cho mọi nghiên cứu Kinh Thánh mang tính đúng đắn. Tuy nhiên những người Tin Lành đã tiếp tục cam kết cứng rắn của mình với Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất đối với niềm tin và thực hành của chúng ta.

Kết cuộc, vấn đề trở nên vô cùng thiết thực. Bạn có thể nói rằng bạn tin Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất và bạn không phụ thuộc vào lời dạy của Giáo Hội  và các lãnh đạo để diễn giải và áp dụng lẽ thật Kinh Thánh cho chính mình. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ mở Kinh Thánh khi các chuyên gia bàn luận về những dạy dỗ của Kinh Thánh, hoặc tìm ý kiến của các chuyên gia trước khi bạn nỗ lực tìm hiểu lẽ thật Kinh Thánh cho chính mình, vậy thì bạn đã làm trái với nguyên tắc.

Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho Lời Chúa? Câu trả lời của bạn nói lên điều gì về điều bạn thật sự tin về thẩm quyền Kinh Thánh?

(Còn nữa)

James C. Denison 

Trích từ “THE BIBLE – YOU CAN BELIEVE IT”

Translated by Vinh Hien

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn