Thứ Bảy , 21 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / Các Mô Hình Hội Thánh

Các Mô Hình Hội Thánh

Tác giả: Rod Dempsey

Rod Dempsey is a church planter, pastor, author, and educator. His life goal is to be a “multiplier of multipliers.” He has written “Achieving Your Dreams”, co-authored “The Pocket Guide to Leading Small Groups”, “Disciple Making Is”, “Leading, Healthy, Growing Multiplying Groups”, follow up material for Life Way publishing (“The Beginning” books 1 and 5) contributor to “Building Dynamic Faith” and “Innovate Church” and has written numerous articles for Christianity Today’s online publication “smallgroups.com”

He is the director of the Master of Arts in Christian Ministry, teaching courses in discipleship, leadership and church systems at Liberty Baptist Theological Seminary.

In addition he directs missional community groups at Thomas Road Baptist Church in Lynchburg Virginia.

He is married to his college sweetheart Patti. They have 2 sons, Ryan and Andrew, one daughter (in-law)- Alisa and 5 grands (Payton, Kensi, Kanin, Levi, Cade).
https://disciplemakingblog.wordpress.com/about/

Phương pháp hay Mô hình  

rod

(Rod Dempsey and his wife)

Khi bạn suy nghĩ đến mô hình (kiểu mẫu), thì điều gì xuất hiện trong tâm trí của bạn? Khi tôi còn trẻ, tôi rất yêu thích công việc thiết kế các kiểu mẫu xe hơi. Các mô hình cho phép chúng ta nhìn vào chúng để so sánh và đánh giá tầm nhìn của nhà thiết kế.

Từ mô hình được từ điển giải thích theo cách này: “một vật thể nhỏ, thường được xây dựng theo tỷ lệ, thể hiện chi tiết một vật thể khác, thường là vật thể lớn hơn.”Một định nghĩa khác về mô hình là: “một mô tả sơ đồ của một hệ thống, lý thuyết hoặc hiện tượng có các thuộc tính đã biết, và có thể được sử dụng để nghiên cứu thêm về các đặc điểm của nó.”Định nghĩa 2 là điều mà tôi muốn tập chú trong chương này. Mô hình là bản mô tả về một hệ thống hay một hiện tượng. Hội thánh của Chúa Giê-su khởi phát từ ngày Lễ Ngũ tuần là một hiện tượng. Và chúng ta cần nghiên cứu sự vận hành của nó, để rồi từ đó thiết kế những mô hình mà phản ánh các thuộc tính vốn có của hệ thống. Có một DNA căn bản của cấu trúc hội thánh, và nếu chúng ta xem xét một chuỗi DNA khỏe mạnh, chúng ta có thể tạo ra những mô hình để thực hiện các bài học ứng dụng.

Tôi tin rằng Đức Chúa Trời muốn có một kiểu mẫu căn bản cho hội thánh của Ngài. Kiểu mẫu (mô hình) đó là thích hợp cho thân thể Christ. Ray Stedman đã viết: “Khi Phao-lô diễn tả hội thánh như một thân thể, vị sứ đồ đã làm sáng tỏ điểm này: không ai có thể gia nhập vào thân thể Christ cho đến khi người đó phải được sanh lại thông qua đức tin nơi Chúa Giê-su Christ. Không có con đường nào khác cho điều này. Ngay khi một người được sanh lại, anh ta trở thành một phần của thân thể Christ. Mỗi thành viên trong thân thể đều có trách nhiệm đóng góp khả năng, ân tứ của mình cho toàn thân thể. Từ đó thân thể có khả năng hoàn thành chức năng của mình.”Thân thể này là hình ảnh của Đức Chúa Trời, nó rất tuyệt vời. Vì vậy mô hình của hội thánh là một chủ đề quan trọng. Xa hơn nữa, Đức Chúa Trời mong đợi thân thể của Ngài phải khỏe mạnh và có khả năng tái sản sinh ra các hội thánh khác. Khi chúng ta càng tiến đến gần với hình ảnh mà Đức Chúa Trời đã có trong tâm trí về hội thánh, chúng ta càng kinh nghiệm ân huệ và sự chúc phước của Ngài.

Trong chương 22, tôi đã tóm lược hai mươi đặc trưng và sự thực hành cho một hội thánh khỏe mạnh. Trong chương này chúng ta sẽ nói đến bốn mô hình thịnh hành của cấu trúc hội thánh: truyền thống, có sức hấp dẫn, hữu cơ và hỗn hợp. Tôi sẽ phân tích mỗi mô hình liên quan đến công tác môn đồ hóa.

  1. Mô hình thông thường nhất: Hội thánh truyền thống

Khi các bạn đi vòng quanh Hoa Kỳ, bạn sẽ chú ý đến những tháp chuông nổi bật của các nhà thờ trên khắp các con phố. Lúc đó trong tâm trí của bạn có thể xuất hiện các câu hỏi sau:

  1. Có bao nhiêu người tham dự vào hội thánh này?
  2. Vị mục sư ở đây trông giống như thế nào?
  3. Hội thánh này đã bắt đầu như thế nào? Nhóm người nào đã quyết định xây dựng ngôi giáo đường này?
  4. Hội thánh này có đang khỏe mạnh? Phúc âm đang được rao giảng cho những người chưa tin?
  5. Tiến trình môn đồ hóa đang phát triển ở đây?

Hội thánh này rất có thể là một hội thánh truyền thống. Đó là, nếu bạn đến thăm hội thánh đặc biệt này và sau đó đi đến những con đường khác trên khắp đất nước để quan sát các hội thánh khác, sẽ có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc về mô hình của nó. Dưới đây là một số quan sát tổng quát về kiểu mẫu của các hội thánh truyền thống.

Có một mục sư quản nhiệm đảm trách các chương trình và mục vụ của hội thánh. Hầu hết các hoạt động của hội thánh xảy ra bên trong và chung quanh tòa nhà của hội thánh. Hệ thống, cấu trúc các hoạt động của hội thánh không quá phức tạp. Vị mục sư trưởng (quản nhiệm) đảm đương hầu hết các vị trí lãnh đạo của hội thánh, tuy nhiên các chấp sự thỉnh thoảng cũng chịu trách nhiệm một số mục vụ liên quan đến các thành viên. Công tác truyền giảng Phúc âm không phải là trọng tâm của hội thánh, nhưng các thuộc viên có quan tâm đến công tác “chinh phục linh hồn”. Chủ đề môn đồ hóa được dạy một cách giới hạn trong các lớp học Trường chủ nhật.

Các thành viên hội thánh ủng hộ mục sư quản nhiệm trong các mục vụ cố định nhưng thường chống lại hoặc nghi ngờ khi có sự thay đổi nào từ phía mục sư. Mục sư được xem là “người chuyên nghiệp”, và các thánh đồ là “giáo dân”.

Triết lý lãnh đạo của hội thánh là: tín hữu cần mục sư để phục vụ họ (mang tính lệ thuộc). Do đó, mục sư và / hoặc nhân viên làm hầu hết các chức vụ trong khi các thành viên hỗ trợ và tài trợ cho các chương trình của hội thánh. Do đó, những ân tứ thuộc linh không được sử đụng đúng cách trong sinh hoạt của hội thánh.

Mục sư giảng hai hoặc ba lần mỗi tuần, và trọng tâm được hướng nhiều hơn vào nhu cầu của hội chúng. Dâng hiến là ưu tiên hàng đầu. Các của dâng được sử dụng chủ yếu để trả lương cho lương nhân viên và  duy trì các cơ sở. Việc thờ phượng xảy ra hàng tuần vào lúc 11:00 sáng. Các buổi nhóm cầu nguyện được tổ chức tại nhà thờ, thường là vào giữa tuần. Với tập quán như thế, cầu nguyện có xu hướng hình thức bề ngoài hơn là  tìm kiếm sự khai phóng của Đức Chúa Trời cho công tác truyền giáo.

Mục sư hiểu và thông thường nhận lấy vai trò của mình như một người chăm sóc tinh thần cho hội chúng già nua. Huấn luyện nhân sự là rất ít, và có rất ít nhà lãnh đạo mới nổi lên từ hội chúng, bởi vì mô hình này không cần phát triển lãnh đạo. Nếu mục sư có một người phụ tá thì vai trò của người này là giống như một thư ký hành chính. Hội thánh truyền thống thường có một cái nhìn hẹp về truyền giáo. Để chắc chắn là các thành viên còn theo đuổi truyền giáo, hội thánh có thể tổ chức một chuyến đi truyền giáo ngắn hạn. Và rồi sự dâng hiến được chuyển đến cho một ủy ban truyền giáo nước ngoài. Có rất ít khải tượng cho việc gieo trồng hội thánh mới, bởi vì mô hình này chỉ dựa trên sự bổ sung mà không nhân bội các thành viên.

londonderry-presbyterian-5

2. Đến Và Xem: Hội thánh hấp dẫn

Mô hình hấp dẫn có lẽ được biết đến nhiều hơn bởi thuật ngữ “hội thánh của những người tìm kiếm”, và triết lý của nó đặc trưng cho những gì một số người có thể gọi là nhà thờ “lớn”. Dưới đây là các đặc điểm tổng quát của mô hình này:

Bởi vì hầu hết các hội thánh hấp dẫn tập trung vào truyền giáo, chúng có thể trở nên khá lớn. Alan Hirsch đã diễn tả loại hội thánh này là “hội thánh lôi cuốn.”Loại hội thánh này hấp dẫn những người chưa tin “đến và xem” những gì Đức Chúa Trời đang làm. Các thành viên của hội thánh thực hiện một phương pháp truyền giáo được gọi là “đầu tư và mời gọi.”Phương pháp này khích lệ mỗi thuộc viên của hội thánh dành thời gian cho các thân hữu của mình và rồi mời họ đến nhà thờ để nghe mục sư giảng. Tòa nhà lớn của hội thánh là nơi mà các chương trình và sự kiện truyền giảng được tổ chức.

Mô hình này tự hào về sự cải đạo của nhiều người, nó cũng lôi cuốn các thuộc viên từ những hội thánh khác trong cùng khu vực. Do sự gia tăng nhanh chóng và thường xuyên của những người mới, các hội thánh này thường tài trợ cho các lớp học hướng dẫn người mới qui đạo trở thành tư cách “thành viên”. Mỗi nhân sự được khuyến khích tham gia vào các mục vụ trong buổi nhóm chính vào ngày Chủ nhật. Bởi vì hội thánh có sức lôi cuốn tự nhiên, nên sự tham gia vào mục vụ thường thay đổi liên quan đến mức độ cam kết của một người. Cầu nguyện có chiều hướng đi sâu vào những vấn đề cụ thể (không phải là hình thức bề ngoài) và diễn ra thường xuyên trong các nhóm tế bào.

Vai trò của mục sư tổng quản nhiệm giống như một giám đốc điều hành công ty. Ông ấy thường cực kỳ lịch sự và lôi cuốn. Mọi người thường vây quanh và muốn lắng nghe ông ta. Ông ta có một nhân cách tốt và sức thu hút với mọi người. Các nhân viên khác cũng tham gia điều hành hội thánh, và trọng tâm chính là các buổi nhóm cuối tuần. Mô hình này coi trọng sự phát triển lãnh đạo, và có nhiều cơ hội đào tạo cho các nhân sự tiềm năng. Mục tiêu chính của một hội thánh hấp dẫn là truyền giáo được thực hiện thông qua những người có ân tứ giao tiếp. Các hội thánh vệ tinh mới được mở ra cũng nhờ vào các ân tứ của mục sư và niềm đam mê truyền giáo của ông.

3. Đi và Trở Thành: Hội thánh Hữu Cơ

Từ hữu cơ có nghĩa là: có quan hệ không thể tách rời nhau để tồn tại hoặc hoạt động.

Hiện tại có nhiều tác giả và các chuyên gia về hội thánh nói về sự cần thiết phải quay trở lại các đặc trưng của hội thánh đầu tiên. Một số người nổi tiếng đã viết và trải nghiệm về hội thánh là: Alan Hirsch (Những Đường Lối Bị Lãng Quên; Ngay Ở Đây; Ngay Bây Giờ); Ed Stetzer (Phá Vỡ Mã số Truyền Giáo; Hội Thánh Biến đổi; Gieo Trồng Hội Thánh; Các Hội thánh Truyền Giáo); Hugh Halter (Vương quốc Hữu Hình); Frank Viola (Tìm Thấy Hội Thánh Hữu Cơ); Dennis McCallum (Môn Đồ Hóa Cơ bản). Ngoài ra còn có Francis Chan là mục sư và nhà văn trứ danh đã viết trong tác phẩm Tình Yêu Mù Quáng là hội thánh cần chuyển đổi từ “Đến Và Xem” thành “Đi và Trở Thành.”6

Hội thánh hữu cơ là một thuật ngữ được dùng để diễn tả cách đơn giản về những gì hội thánh đang làm theo hướng không thể tách rời nhau để tồn tại. Hội thánh này thường được một nhóm các trưởng lão lãnh đạo. Đây là cơ cấu lãnh đạo được nhiều người chấp nhận. Có nhiều trưởng lão giảng dạy trong các nhóm tế bào, hoặc trong các hội thánh tư gia. Hội thánh không được phân chia thành từng nhóm theo lứa tuổi. Nó được tổ chức thành các nhóm liên kết tìm mọi cách truyền giáo trong cộng đồng. Hội thánh tập trung chủ yếu vào Sáng Chủ nhật, nhưng sự biểu lộ chính của hội thánh là trong các nhóm liên kết. Các thành viên nhóm họp và học tập trong các nhóm nhỏ. Tại đây họ được môn đồ hóa. Các thánh đồ được khích lệ sử dụng ân tứ của mình để phục vụ trong các nhóm và cộng đồng chung quanh.

Các nhóm gặp nhau trong những buổi nhóm chung, khi đó các thành viên được dạy từ một trong những trưởng lão, và giáo lý được thiết kế để trang bị cho họ trong sinh hoạt nhóm tế bào. Thờ phượng là một lối sống thể hiện sự vâng phục Chúa và mạng lệnh truyền giáo. Sự cầu thay hướng đến những người chưa biết Chúa. Vai trò của người lãnh đạo là huấn luyện, trang bị cho các thành viên để họ sử dụng ân tứ đi ra rao giảng Phúc âm. Khi hội thánh (thân thể) trưởng thành khỏe mạnh, nó sẽ hấp dẫn những người chưa biết Chúa tìm đến. Một trong các mục tiêu của hội thánh là mỗi môn đồ khỏe mạnh, phát triển thành những người lãnh đạo khỏe mạnh. Từ đó phát triển nhân lên các hội thánh khỏe mạnh để chinh phục những người mới cho Phúc âm. Sự gia tăng nhân bội hội thánh là mục tiêu của mô hình này.

4. Cả hai….Và: Hội thánh Hỗn Hợp

Mô hình hội thánh hỗn hợp nối kết các yếu tố từ cả hội thánh hấp dẫn và hội thánh hữu cơ để tạo thành một mô hình vừa hấp dẫn vừa có tính cách truyền giáo. Đây là mô hình hội thánh tổng hợp “đến và xem” cộng với “đi và trở thành”. Nó thường được mục sư quản nhiệm và một dàn nhân viên chuyên nghiệp hướng dẫn. Các mục vụ của hội thánh tập trung vào sáng Chủ nhật trong khuôn viên của hội thánh. Hội thánh thực hành môn đồ hóa trong các đường lối khác nhau. Nói tóm lại, mô hình hội thánh hỗn hợp đã đưa ra một hệ thống nhóm nhỏ và đặt nó lên trên mô hình truyền thống/ hấp dẫn hiện có.

Hội thánh hỗn hợp tìm kiếm điều tốt nhất từ các mô hình hội thánh. Thách thức ở đây là không có nỗ lực thực sự nào để giảm đi sự phức tạp của các mô hình. Mọi thứ được góp lại với nhau. Các thánh đồ được khuyến khích tham gia vào mục vụ. Nhưng có rất nhiều điều xảy ra với mô hình này, thật khó để tập trung vào chính xác những gì các thành viên phải làm. Lịch làm việc của hội thánh dày đặc các hoạt động, không còn một chỗ trống nào. Các thành viên trung bình rất dễ giấu mình đi giữa nhiều lỗ hổng vì hệ thống này có nhiều nơi để ẩn trốn.

Vị mục sư quản nhiệm có nhiều tài năng và ân tứ. Ông ta là người chăn bầy, đồng thời cũng là cố vấn, thầy giảng, giám đốc điều hành và là một người bạn. Ông tài giỏi trong mọi tình huống, nhưng không thể làm hết mọi việc từ A đến Z. Điều này làm tôi nhớ đến câu chuyện của Môi-se và Giê-trô trong Xuất Ê-díp-tô ký 18. Vị mục sư hiểu rõ về nghệ thuật lãnh đạo trong tinh thần của người phục vụ. Ông cần nhiều người phụ tá để điều hành các buổi nhóm và mục vụ của hội thánh. Hội thánh này có một đội ngũ nhân viên đông đúc làm rất nhiều việc, tuy nhiên những nỗ lực của họ đôi khi bị phân chia giữa các triết lý “đến và xem” với “đi và trở thành”. Đào tạo môn đồ được nhấn mạnh, nhưng có sự nhầm lẫn về việc sắp xếp các ưu tiên. Có các buổi thuyết trình về việc tiếp cận mùa gặt linh hồn và xây dựng các hội thánh mới, nhưng vì có vô số chương trình và mục vụ nên rất khó để tập trung ưu tiên cho một cái nào. Ngoài ra có nhu cầu lớn cho mọi người điều hành các mục vụ trong sáng Chủ nhật. Hậu quả là các nhân sự trưởng thành không phải tập trung đúng mức cho truyền giáo và Đại mạng lệnh mà là điều hành các buổi nhóm của hội thánh.

Như tôi đã phân tích có bốn mô hình phát triển của hội thánh được thực hành ngày hôm nay. Hãy nhận xét xem hội thánh mà bạn đang là thành viên thuộc mô hình nào.

Những câu hỏi

  1. Quan điểm của bạn như thế nào về hội thánh?
  2. Quan điểm của bạn như thế nào về vai trò của mục sư?
  3. Quan điểm của bạn như thế nào về trách nhiệm của các thánh đồ?
  4. Quan điểm của bạn như thế nào về truyền giảng Phúc âm?
  5. Quan điểm của bạn như thế nào về sứ mạng của hội thánh?

Nếu bạn nhìn hội thánh như một nơi chốn, điều này sẽ tác động đến cách bạn tiến hành các mục vụ. Nếu bạn xem công việc của mục sư như là một chuyên gia, quan điểm này sẽ ảnh hưởng đến cách bạn đánh giá các mục vụ. Nếu bạn xem các thánh đồ là một bầy chiên yếu ớt cần sự chăm sóc, lúc đó bạn sẽ không dám kêu gọi họ tiến lên đạt đến mức trưởng thành để cùng chia sẻ các trách nhiệm. Nếu bạn xem truyền giảng Phúc âm chỉ được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp bên trong giáo đường, khi ấy điều này trở thành phương pháp của bạn. Nếu bạn xem sứ mệnh vươn tới một thế giới đang suy thoái đạo đức với sự hoài nghi thầm lặng, thì bạn sẽ không nghiêng về sứ mệnh truyền giáo bằng đức tin dạn dĩ và hành động khẩn cấp.

Những quyết định quan trọng

Sau khi đã nghiên cứu các mô hình hội thánh, cách tiếp cận nào bạn nên thực hiện? Điều này phụ thuộc vào bạn. Bạn đang khởi đầu cho một hội thánh hoặc giả định là như thế. Bạn có thể bắt đầu từ điểm nào hay là bạn đã có một mô hình?  Nếu bạn đang đi bước đầu tiên, tôi chắc chắn sẽ khuyên bạn nên bắt đầu theo phương cách đơn giản và giữ sự đơn giản. Nếu bạn không được thuyết phục như thế, thì bạn cần phải có tri thức và kỹ năng để hướng đến một hội thánh khỏe mạnh đào tạo môn đồ. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ nhìn vào mô hình hội thánh truyền thống, để xem tiến trình môn đồ hóa được phát triển tốt ở đây hay không?

Câu Hỏi Suy Ngẫm

  1. Ray Stedman đã diễn giải định nghĩa của Phao-lô về hội thánh như thế nào?
  2. Bốn mô hình hội thánh thịnh hành mà chúng ta thấy ngày hôm nay là gì?
  3. Hội thánh mà bạn tham dự gần với mô hình nào nhất?
  4. Theo ý bạn thì mô hình hội thánh nào là tốt nhất?
  5. Bạn có thể làm gì để xây dựng một hội thánh khỏe mạnh?

Các ghi chú

  1. See http://thefreedictionary.com/model
  2. Ibid
  3. Ray Stedman, Body Life, Kindle location 1341-43
  4. See http://missionalchurchnetwork.com
  5. See http://store.northpoint.org

6. See http://www.releventmagazine.com

Trích từ: “Disciple Making Is”

Translated by Tuong Vi

 

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn