Chủ Nhật , 12 Tháng Một 2025
Home / Thư chủ nhiệm / Bông Trái Của Tuổi Già

Bông Trái Của Tuổi Già

TUỔI GIÀ SANH BÔNG TRÁI
Mục Sư Nguyễn Văn Huệ
“Dầu đến buổi già bạc, họ sẽ còn sanh bông trái, Được thạnh mậu và xanh tươi” (Thi-thiên 92:14)

ps
Kính Thánh mô tả đời sống bằng nhiều hình ảnh quen thuộc, dễ hiểu nhưng sâu sắc. Chẳng hạn bốn mùa của cuộc đời. Buổi bình minh, buổi hoàng hôn. Hãy xem Kinh Thánh mô tả người già như thế nào?
“Trong ngày ấy kẻ giữ nhà run rẩy, những người mạnh sức cong khom, kẻ xay cối ngừng lại bởi vì số ít, những kẻ trông xem qua cửa sổ đã làng mắt, hai cánh cửa bên đường đóng lại, và tiếng xay mỏn lần; lúc ấy người ta nghe tiếng chim kêu bèn chờ dậy, và tiếng con gái hát đều hạ hơi; lại người ta sợ sệt mà lên cao, và hãi hùng lúc đi đường; lúc ấy cây hạnh trổ bông, cào cào trở nên nặng, và sự ước ao chẳng còn nữa; vì bấy giờ người đi đến nơi ở đời đời của mình, còn những kẻ tang chế đều đi vòng quanh các đường phố” (Truyền Đạo 12).
Tôi đang bước vào tuổi già. Người đời hay ghép chữ già với chữ yếu (già yếu, già nua, già cỗi, già dặn). Tôi thích ý niệm của Kinh Thánh về “tuổi già còn sanh bông trái.”
Tuổi già thì ai cũng hiểu, nhưng “bông trái” nghĩa là gì? Kinh Thánh mô tả bông trái theo cả nghĩa thuộc thể lẫn nghĩa thuộc linh. Kinh Thánh chú trọng đến ý nghĩa thuộc linh. Càng về già tôi càng thích ý nghĩa thuộc linh. Ý nghĩa thuộc thể nhiều người biết nhưng ý nghĩa thuộc linh thì ít người biết. Chúng ta cần biết để sống. Chúng ta cần bắt đầu tốt và kết thúc tốt. Nhiều người bắt đầu tốt nhưng kết thúc không tốt. Người Việt hay nói, “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống.” Không biết không phải là lý do để chạy tội với người, và không biết càng không phải là lý do để biện hộ với Trời.

BÔNG TRÁI THEO Ý NGHĨA THUỘC THỂ

le

“thì ta sẽ giáng mưa thuận-thì, đất sẽ sanh hoa lợi, và cây ngoài đồng sẽ kết bông trái” Lê-vi Ký 26:4.
“Họ gieo ruộng và trồng nho, Ruộng và nho sanh bông trái” Thi-thiên 107:37.
“Cho nên, vì cớ các ngươi, trời giữ móc lại, và đất giữ bông trái lại” A-ghê 1:10.
“Ta sẽ vì các ngươi ngăn cấm kẻ cắn nuốt, nó sẽ không phá hại bông trái của đất các ngươi; và những cây nho các ngươi trong đồng ruộng cũng sẽ không rụng trái trước khi đến mùa, Đức Giê-hô-va phán vậy” Ma-la-chi 3:11.

BÔNG TRÁI THEO Ý NGHĨA THUỘC LINH
“Bông trái của thân thể ngươi, hoa quả của đất ruộng ngươi, sản vật của sinh súc ngươi, luôn với lứa đẻ của bò cái và chiên cái ngươi, đều sẽ được phước” Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:4.
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ làm cho ngươi được của cải nhiều dư dật, khiến cho hoa quả của thân thể ngươi, sản vật của sinh súc, và bông trái của đất ruộng ngươi được sanh nhiều thêm trong xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề cùng các tổ phụ ngươi để ban cho ngươi” Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:11.
“hoa quả của thân thể ngươi, bông trái của đất ruộng ngươi, luôn với lứa đẻ của bò cái và chiên cái ngươi, đều sẽ bị rủa sả!” Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:18.
“làm cho mọi công việc của tay ngươi được thạnh lợi, khiến hoa quả của thân thể ngươi, sản vật của sinh súc, và bông trái của đất ruộng ngươi được thịnh-vượng; vì Đức Giê-hô-va sẽ lại vui lòng nữa mà làm ơn cho ngươi, như Ngài đã vui lòng về các tổ phụ ngươi” Phục-truyền Luật-lệ Ký 30:10.
“Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, Sanh bông trái theo thì tiết, Lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng” Thi-thiên 1:3.
“Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng” Thi-thiên 127:3.

p 127
“Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy” Hê-bơ-rơ 12:11.
“Vậy, hãy cậy Đức Chúa Jêsus mà hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miếng xưng danh Ngài ra” Hê-bơ-rơ 13:15.
“Nhưng sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa thuận, tiết độ, nhu mì, đầy dẫy lòng thương xót và bông trái lành, không có sự hai lòng và giả hình” Gia-cơ 3:17.
“Vả bông trái của điều công bình thì gieo trong sự hòa bình, cho những kẻ nào làm sự hòa bình vậy” Gia-cơ 3:18.

GƯƠNG TUỔI GIÀ SANH BÔNG TRÁI
Kinh Thánh có nêu nhiều gương về tuổi già sanh bông trái. Dường như Đức Chúa Trời muốn làm những việc lớn qua những người già. Ông Môi-se lúc 80 tuổi mới được Chúa kêu gọi. Dĩ nhiên Đức Chúa Trời muốn dùng mọi người, nam hay nữ, trẻ hay già, giàu hay nghèo. Mỗi lứa tuổi đều có gương để chúng ta noi theo hay tránh xa. Tôi thích hình ảnh những người già vẫn còn đóng góp tích cực cho Hội Thánh, cho Nước Trời, cho con cháu. Tôi thích hình ảnh người già có học trò, môn đồ kế thừa. Tôi thích Ông bà Áp-ra-ham – Sa-ra trong Cựu Ước và ông bà Xa-cha-ri – Ê-li-sa-bét trong Tân Ước. Đây là những người già còn sanh bông trái.

ÔNG ÁP-RA-HAM VÀ BÀ SA-RA
Ông bà Áp-ra-ham là gương lớn về đời sống đức tin. Đức Chúa Trời kêu gọi ông ra khỏi quê hương để xây dựng một dòng giống mới: dòng giống tin Đức Chúa Trời có một, một dòng tộc sống theo đức tin. Nhưng làm thể nào để có một gia đình, một dòng tộc, nếu ông bà không có con ruột. Đức Chúa Trời hứa ban cho ông một đứa con nối dõi. Nhưng bây giờ đến tuổi già, cả hai đều già, ông bà không có hy vọng sanh con. Đức tin của ông bà trước lời Chúa hứa đang lung lay khi tuổi tác của ông bà mỗi ngày càng tăng. Ông bà bị cám dỗ không trông đợi Chúa nữa nhưng đã tự làm theo ý người. Ông đã có con theo ý người bằng cách lấy người con đòi Ai-cập làm vợ thứ và bà đã sinh cho ông một đứa con trai đặt tên là Ích-ma-ên. Ích-ma-ên trở thành tổ phụ của khối dân Ả-rập ngày nay. Nếu biết trước hậu quả sai lầm nầy chắc ông Áp-ra-ham đã không làm. Tuy nhiên, Chúa không từ bỏ lời hứa của Chúa, cuối cùng bà Sa-ra đã sanh một đứa con trai cho Áp-ra-ham. Ông bà đặt tên con là Y-sác. Y-sác trở thành cha của Gia-cốp, tổ phụ của dân Israel như chúng ta biết ngày nay. Câu chuyện về ông Áp-ra-ham rất dài nhưng tôi chú ý Ông Áp-ra-ham là một gương về tuổi già sanh bông trái. Tôi thích gương Áp-ra-ham vì ông là người dám ra khỏi quê hương, dám tin cậy vâng lời Đấng mà ông không thấy. Cả lịch sử cuộc đời của dân Israel là bằng chứng về Đức Chúa Trời có một và thật. Dân Israel được giao trọng trách đưa Đấng Cứu Thế vào đời.
“Sau các việc đó, trong sự hiện thấy có lời Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Hỡi Áp-ram! Ngươi chớ sợ chi; ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn. Áp-ram thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa sẽ cho tôi chi? Tôi sẽ chết không con, kẻ nối nghiệp nhà tôi là Ê-li-ê-se, người Đa-mách.  Áp-ram lại nói rằng: Nầy, Chúa làm cho tôi tuyệt tự; một kẻ tôi tớ sanh đẻ tại nhà tôi sẽ làm người kế nghiệp tôi.
Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Áp-ram rằng: Kẻ đó chẳng phải là kẻ kế nghiệp ngươi đâu, nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi.  Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy.  Áp-ram tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người” (Sáng Thế Ký 15:1-6).

ÔNG XA-CHA-RI VÀ BÀ Ê-LI-SA-BÉT
Trước khi Đấng Cứu Thế chào đời, Đức Chúa Trời đã dùng một cặp vợ chồng già người Do Thái làm gương “tuổi già còn sanh bông trái.” Bác sĩ Lu-ca là tác giả sách Tin Lành Lu-ca đã bắt đầu câu chuyện về Chúa Giê-su với gia đình ông bà già Xa-cha-ri và E-li-sa-bét:
Báo tin Giăng Báp-tít sinh ra.
“Trong thời vua Hê-rốt xứ Giu-đê có một thầy tế lễ tên là Xa-cha-ri, thuộc dòng tế lễ A-bi-gia. Vợ ông là Ê-li-sa-bét, thuộc dòng dõi của A-rôn.  Cả hai vợ chồng đều là người công chính trước mặt Đức Chúa Trời. Họ vâng giữ các điều răn và mạng lịnh của Chúa không chỗ nào đáng chê trách.  Nhưng hai người lại không con, bởi vì bà Ê-li-sa-bét hiếm muộn, và hai người đã cao tuổi.
Một ngày kia, khi Xa-cha-ri, theo phiên thứ của ông, thi hành chức tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời,  thì ông được trúng thăm, theo quy lệ của các thầy tế lễ lúc bấy giờ, để vào dâng hương trong nơi thánh của Chúa.
Đúng vào giờ dâng hương, trong khi hội chúng đang cầu nguyện ở bên ngoài,  một thiên sứ của Chúa hiện ra, đứng bên phải bàn thờ xông hương.  Khi Xa-cha-ri thấy thiên sứ, ông kinh hoảng, và nỗi sợ hãi giáng trên ông.  Nhưng vị thiên sứ nói với ông, “Hỡi Xa-cha-ri, đừng sợ, vì lời cầu nguyện của ngươi đã được nhậm. Ê-li-sa-bét, vợ ngươi, sẽ sinh cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ đặt tên cho trai đó là Giăng.  Đứa con ấy lẽ là niềm vui và niềm hoan hỉ cho ngươi. Nhiều người sẽ vui mừng khi nó chào đời.  Vì con trẻ ấy sẽ trở thành một vĩ nhân trước mặt Chúa. Con trai ấy sẽ không uống rượu hay thức uống gì say. Trước khi chào đời nó đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh.  Rồi con ấy sẽ làm cho nhiều người I-sơ-ra-ên trở về cùng Chúa là Đức Chúa Trời của họ.  Con ấy sẽ đi trước mặt Chúa với tinh thần và quyền năng của Ê-li; con ấy sẽ khiến lòng cha ông quay về cùng con cháu, và những kẻ bội nghịch sẽ quay về theo sự khôn ngoan của người công chính, để chuẩn bị một dân sẵn sàng cho Chúa.”
Xa-cha-ri thưa với thiên sứ, “Làm sao tôi biết việc nầy sẽ xảy ra? Vì tôi đã già rồi, còn vợ tôi thì cao tuổi.”
Vị thiên sứ đáp, “Ta là Gáp-ri-ên. Ta hằng đứng trước mặt Đức Chúa Trời, và ta đã được sai đến nói cho ngươi và báo cho ngươi biết những điều nầy.  Nầy, ngươi sẽ bị câm và không nói được cho đến ngày những điều ấy xảy ra, bởi vì ngươi không tin lời ta, là những lời sẽ xảy ra đúng kỳ đã định cho chúng.”
Trong khi đó, dân chúng ở bên ngoài trông đợi Xa-cha-ri đi ra; họ hoang mang lo lắng vì ông ở trong nơi thánh quá lâu.  Khi thấy ông trở ra và không thể nói được với họ, họ nhận biết rằng ông đã thấy một khải tượng trong nơi thánh. Ông chỉ ra dấu với họ mà không thể nói, vì ông đã bị câm.
Khi thời kỳ phục vụ của ông đã mãn, ông trở về nhà mình.
Sau những ngày đó, bà Ê-li-sa-bét vợ ông thụ thai; bà bèn đi ở ẩn trong năm tháng. Bà nói,  “Đây là điều Chúa đã làm cho tôi khi Ngài làm ơn cho tôi. Ngài đã cất khỏi tôi nỗi xấu hổ giữa loài người.”

Ma-ri viếng thăm Ê-li-sa-bét
Trong những ngày ấy, Ma-ri đứng dậy, vội vàng đến một thành trong vùng đồi núi xứ Giu-đê.  Nàng vào nhà của Xa-cha-ri và chào Ê-li-sa-bét.  Vừa khi nghe tiếng chào của Ma-ri, thai nhi trong bụng Ê-li-sa-bét liền nhảy lên; Ê-li-sa-bét được đầy dẫy Đức Thánh Linh.  Bà cất tiếng nói lớn, “Cô thật có phước giữa vòng phụ nữ thay! Thai nhi trong lòng cô cũng có phước thay!  Do đâu mà tôi được vinh dự nầy, ấy là thân mẫu của Chúa đến thăm tôi?  Vì nầy, vừa khi tai tôi nghe tiếng cô chào, thai nhi trong bụng tôi đã nhảy lên mừng rỡ.  Phước thay cho người tin rằng Chúa sẽ thực hiện những điều Ngài đã phán với mình.”

Giăng Báp-tít sinh ra
Đến kỳ sinh nở, Ê-li-sa-bét sinh một con trai.  Những người láng giềng và bà con của bà nghe rằng Chúa đã bày tỏ lòng thương xót lớn lao của Ngài với bà, họ đều vui mừng với bà.
Vào ngày thứ tám, họ đến để cắt bì cho đứa bé. Họ đặt tên cho nó là Xa-cha-ri, theo tên của cha nó.  Nhưng mẹ nó bảo, “Không, nó sẽ được gọi là Giăng.”
Họ nói với bà, “Không người bà con nào của bà có tên nầy cả.”  Rồi họ ra dấu cho cha đứa bé để xem ông muốn đặt tên cho nó là gì.  Ông ra dấu bảo đem cho ông một bảng nhỏ, rồi ông viết trên đó, “Tên nó là Giăng.” Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên.  Thình lình, miệng ông được mở ra, lưỡi ông được thong thả; ông cất tiếng ca ngợi Đức Chúa Trời.
Cả xóm giềng đều sợ hãi, và người ta nói về chuyện nầy khắp miền đồi núi xứ Giu-đê.  Hết thảy những ai nghe chuyện đó đều nói, “Rồi đây không biết đứa trẻ ấy sẽ ra sao?” Vì, thật vậy, tay của Chúa đang ở cùng nó.
Giăng Báp-tít, người tiên tri dọn đường cho Chúa Cứu Thế.
Đứa trẻ càng lớn lên, tinh thần càng mạnh mẽ. Nó cứ sống trong đồng hoang cho đến ngày tỏ mình ra với dân I-sơ-ra-ên.
Giăng Báp-tít giới thiệu Chúa Gê-su.
“Hôm sau, khi Giăng thấy Đức Chúa Giê-su đang tiến về phía mình, thì nói, “Kìa là Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất bỏ tội lỗi thế gian đi!  Ấy là về Ngài mà tôi đã nói, ‘Có một Đấng đến sau tôi nhưng lại trước tôi, vì Ngài vốn hiện hữu trước tôi.’  Chính tôi, tôi không biết Ngài, nhưng vì để Ngài được tỏ ra cho dân I-sơ-ra-ên, nên tôi đến để làm báp-têm bằng nước.”
Giăng làm chứng tiếp, “Tôi đã thấy Đức Thánh Linh từ trời ngự xuống trên Ngài như hình chim bồ câu và cứ ở trên Ngài.  Chính tôi, tôi không biết Ngài, nhưng Đấng sai tôi làm báp-têm bằng nước đã bảo tôi rằng, ‘Hễ ngươi thấy ai mà Đức Thánh Linh ngự xuống và cứ ở với, thì đó là Đấng sẽ làm báp-têm bằng Đức Thánh Linh.’  Vì tôi đã thấy như thế, nên tôi làm chứng rằng, Ngài chính là Con Đức Chúa Trời.” Giăng 1:29-34.

BÔNG TRÁI CỦA BẠN LÀ GÌ?

bi

Trong vườn của Chúa có nhiều loại cây, mỗi cây có bông trái khác nhau. Mục đích của bông trái là làm ích lợi cho người khác, quy vinh hiển về cho Chúa. Tôi thích ý nghĩa về mỗi cây trái có tiềm năng để tạo ra những cây trái khác. Bài học thuộc linh không khác bài học thiên nhiên. Chúa dùng cả thiên nhiên hiệp sức để tạo ra bông trái cho thế giới, nuôi sống loài người. Chúa cần nhiều người dự phần phục vụ sự sống. Từ bốn mùa xuân hạ thu đông, từ sự xoay vần của vũ trụ. Từ ánh sáng, làn gió, mảnh đất, nước, mưa, nắng, sức nóng, sức người góp phần gieo gặt, vun xới, chăm sóc, trồng trọt, thu hoạch, phổ biến, tiêu thụ… Loài người sống nhờ bông trái lành được chuyên chở, đạo Trời cũng cần được phổ biến. Chúa đang cần bạn góp sức. Hãy cùng tôi gieo rắc hạt giống Tin lành. Chúa truyền hãy đi khắp thế gian truyền giảng Tin lành. Người Việt khắp nơi đang cần Tin Lành Cứu Rỗi. Mỗi gia đình đang cần một truyền đạo đơn, một tờ báo Hướng Đi, một bài viết, một quyền sách, một quyển Kinh Thánh. Người Việt đang cần Chúa. Bạn có thể làm gì để đáp ứng nhu cầu nầy? Chúa không muốn chúng ta làm một mình, Chúa đồng công với chúng ta. Chúng ta đang cùng Chúa Giê-su rao giảng Tin Lành.
Đừng nghĩ mình tuổi già không làm chi được nữa.
Đứng nghĩ mình tuổi trẻ bận rộn quá không làm chi thêm được.
Đừng nghĩ hãy để việc giảng Tin lành cho người trẻ.
Đừng nghĩ việc giảng Tin lành chỉ dành cho người già.
Đừng nghĩ việc giảng Tin lành chỉ dành cho qúy ông
Đừng nghĩ việc giảng Tin lành chỉ dành cho quý bà.
Đừng nghĩ việc giảng Tin lành chỉ dành cho người Mỹ.
Đừng nghĩ việc giảng Tin lành chỉ dành cho người Đại hàn.
Đừng nghĩ việc giảng Tin lành chỉ dành cho người có tiền, có phương tiện.
Chúa đang dùng tất cả chúng ta. Chúng cũng hứa ban phần thưởng cho chúng ta. Chúa muốn mỗi người con cái Chúa hãy tin cậy và vâng lời Ngài, ngay hôm nay. Chúng ta không có lý do để chối từ.

 

 

 

ms hue vc

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

 

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn