Thứ Hai , 11 Tháng Mười Một 2024
Home / Tổng hợp / Quan Điểm Của Kinh Thánh Về Án Tử Hình?

Quan Điểm Của Kinh Thánh Về Án Tử Hình?

Thầy ơi cho tôi hỏi:

Quan Điểm Của Kinh Thánh Về Án Tử Hình?

Trả lời:

Từ khi tổ phụ con người sa ngã, tội ác đã tràn ngập thế giới và nhiều huyết vô tội đổ ra. Những kẻ thủ ác sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của chúng? Sự thật là có một số kẻ thủ ác đã trốn thoát khỏi hình phạt trong khi một số khác phải trả giá cho tội lỗi của mình.

exo

Một vài kẻ giết người đã nhận lấy án tử hình như Allen Lee Davis. Người phụ nữ này đã giết mẹ và ba đứa con của mình (trong đó có một thai nhi còn nằm trong bụng). Câu hỏi đặt ra là Allen Lee Davis có xứng đáng nhận án tử bằng châm điện cho chết ở Florida hay không?

Còn về những kẻ nổi tiếng giết người hàng loạt như Ted Bundy thì sao? Con người này đã cưỡng hiếp, tra tấn, và giết chết trên ba mươi phụ nữ. Anh ta có xứng đáng ngồi trên ghế điện? Saddam Hussen, một kẻ độc tài tàn bạo đã cai trị Iraq trên ba thập kỷ với những tội ác kinh khủng như tàn sát chính dân tộc mình có xứng đáng nhận án tử hình? Các bạn có cho rằng án tử hình là phù hợp với những con người ấy?

Đây chỉ là một vài trường hợp trong số hàng nghìn vụ liên quan đến án tử hình. Khi đề cập đến án tử hình là cần thiết cho xã hội loài người. Chúng ta cần biết mục đích của nó và biện minh phải lẽ trong những trường hợp cần phải giải thích đầy đủ.

Những người phản đối án tử hình cho rằng nếu lấy mạng sống của một người là phạm tội giết người (Xuất. 20:13), thì làm thế nào chúng ta có thể biện minh cho án tử hình? Khi đặt vấn đề như vậy, chúng ta cần một sự lý giải đầy đủ rõ ràng.

Trước hết, giết người luôn luôn là sai. Nhưng án tử hình không phải là giết người. Giết người là một hành động có chủ ý đối với một người khác. Một kẻ giết người thì không còn là một người vô tội theo luật pháp. Kẻ sát nhân xứng đáng nhận án tử hình.

Chúng ta xem khuôn mẫu của Kinh Thánh cho vấn đề này. Có một số trường hợp cần phải chấm dứt sự sống của những con người tội ác vì hành động của họ.

  1. “Nếu kẻ trộm đương cạy cửa mà bị bắt và đánh chết đi, thì người đánh chết kẻ trộm chẳng phải tội sát nhân.” (Xuất. 22:2)
  2. Tiêu diệt kẻ thù là hợp lý trong một cuộc chiến, đặc biệt là khi chiến đấu bảo vệ người vô tội (Sáng. 14).
  3. “Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại; vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình của Ngài.” (Sáng. 9:6)

Khi nào thì án tử hình được xem là công bằng? Khi một người phạm tội ác nghiêm trọng. Nguyên tắc của Kinh Thánh là “mạng sống đền mạng sống” phải được áp dụng. Những ai mà ăn cắp một trăm đô-la, phải bồi thường lại một trăm đô-la. Những ai mà cướp đi mạng sống của người khác, người đó phải bồi thường bằng chính mạng sống của mình.

Cho dù án tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm, có hai điểm cần làm sáng tỏ ở đây: (1) Án tử hình ngăn chặn tất cả các tội ác trong tương lai từ người đã chịu án, vì không có ai sau khi bị thi hành án tử hình lại phạm thêm những tội khác. (2) Mục đích chính của việc áp dụng pháp luật không chỉ là để ngăn chặn các tội phạm khác, mặc dù người ta hy vọng rằng nó sẽ làm điều này. Mục đích chính là công lý được thi hành chứ không phải kết quả đem lại. Án tử hình là hình phạt, không phải là cách khắc phục các tội ác.

Nhưng có phải là án tử hình trong Cựu Ước theo luật pháp Môi-se không còn được áp dụng dưới kỷ nguyên của Tân Ước (Rô-ma 10:4; 2 Côr. 3:7, 11, 14)? Sự thật là án tử hình đã được giới thiệu từ rất sớm trong Sáng thế ký chương 9, trước khi có luật pháp được Đức Chúa Trời ban cho Môi-se (Xuất . 21).

Xa hơn nữa, Kinh Thánh xác định nhà cầm quyền như “người cầm gươm chẳng phải là vô cớ; người là chức việc của Đức Chúa Trời để làm ra sự công bình và phạt kẻ làm dữ.” (Rô-ma 13:1-4). Chính Chúa Giê-su nhận thức rằng Phi-lát có uy quyền từ Đức Chúa Trời để lấy mạng sống của Ngài (Giăng 19:11), mặc dù Ngài vô tội. Phao-lô cũng nhận thức về án tử hình của nhà cầm quyền trong Công vụ 25:11, “Ví bằng tôi có tội hay là phạm điều gì đáng chết, thì tôi chẳng từ chối chết đâu.” Thực tế là nếu án tử hình không được áp dụng trong thời đại Tân ước, khi đó Chúa Giê-su đã không phải chịu chết vì tội lỗi của tất cả chúng ta (1 Phi-e-rơ 1:24).

Nhưng Chúa Giê-su đã không áp dụng án tử hình khi Ngài từ chối ném đá người phụ nữ bị cáo buộc phạm tội tà dâm, Ngài phán với người này, “Ta không định tội ngươi; hãy đi, đừng phạm tội nữa.” (Giăng 8:11). Tại sao? Về mặt pháp lý, không có nhân chứng nào ở lại để làm chứng chống lại người phụ nữ này, tất cả bọn họ đã rời đi (Giăng 8:9-11). Vì không có người nào được đưa ra để làm chứng cho lời cáo buộc, nên có thể đây chỉ là cái bẫy mà họ giăng ra để bắt giữ Chúa Giê-su. Hãy nhớ rằng trong “vụ án” Chúa Giê-su, án tử hình nằm trong tay nhà cầm quyền La-mã, chứ không nằm trong tay của bất kỳ người Do-thái nào.

Một số đối tượng phải lãnh án tử hình vì những sai lầm của tòa án. Nhưng không có bệnh viện nào phải đóng cửa vì những sai lầm gây tử vong cho bệnh nhân. Giải pháp ở đây không phải là lánh xa các bệnh viện, nhưng phải sửa chữa những sai lầm. Điều này cũng đúng với án tử hình.

ÁP DỤNG

Tội lỗi sẽ vẫn tiếp tục gieo rắc ảnh hưởng của nó cho đến khi trời mới, đất mới được thiết lập. Nhưng công lý có thể được quản lý ở mức độ cao để trừng phạt những người phạm tội và vi phạm pháp luật. Thi thiên 58:10 được viết, “Người công bình sẽ vui vẻ khi thấy sự báo thù; Người sẽ rửa chân mình trong huyết kẻ ác.” Vì vậy, án tử hình là một hành động công bằng được thực hiện trên những kẻ hành động bất công.

KINH THÁNH THAM KHẢO

Sáng. 9:6, 14; Xuất. 20:13; 22:2; 2 Sa-mu-ên 12:5; Giăng 19:11; Công. 25:11; Rô-ma 13:1-4; 1 Phi-e-rơ 2:13-14.

Tác giả: Norman L. Geisler and Jason Jimenez
Translated by Huongdi  

Nguồn:

The Bible’s Answers To 100 of Life’s Biggest Questions, by Norman L. Geisler & Jason Jimenez

Huongdionline.com cần sự ủng hộ của bạn đọc để duy trì và phát triển các mục vụ. Mọi sự dâng hiến cho Hướng Đi Ministries xin gởi về:

VIETNAMESE MISSIONARY INSTITUTE

BBVA compass BANK

3111 North Galloway Ave.

Mesquite, TX 75150, USA

Routing# 113010547

Account# 6702149116

 

 

Chân thành cảm ơn.

hue

Mục sư Nguyễn Văn Huệ.

 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn