Thứ Năm , 23 Tháng Một 2025
Home / THẦY ƠI / Billy Graham – Niềm Cảm Hứng Cho Cộng Đồng Cơ Đốc

Billy Graham – Niềm Cảm Hứng Cho Cộng Đồng Cơ Đốc

3-billy

Billy Graham sẽ luôn là niềm cảm hứng cho bao thế hệ Cơ đốc.
Đối với ông sự chết không phải là điều đau buồn, nó là một món quà từ Chúa. Quí vị có sẵn sàng đón nhận món quà ấy hay không?

Sẽ chẳng bao giờ có một “Billy Graham tiếp theo” vì Đức Chúa Trời chỉ tạo ra một Billy Graham duy nhất mà thôi. Chúng ta không nên nỗ lực sao chép một cách mù quáng phương pháp của ông, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học từ những nguyên tắc đã chỉ đường cho ông cùng tấm lòng đã được định hình bằng tình yêu cho Đấng Christ và những người hư mất.

Thậm chí có lẽ chúng ta có thể học được nhiều hơn nữa từ những gì Graham sẽ nói về điều ông hối tiếc nhất.

Ngẫm lại nhiều thập kỷ phục vụ Cứu Chúa của mình, chúng ta thường không thấy nhiều tiếc nuối gắn liền với Billy Graham và chức vụ của ông. Tuy nhiên, đến gần cuối đời, ông đã chia sẻ những điều khiến mình hối tiếc nhất.

Đây là nguyên văn ba hối tiếc lớn nhất của Billy Graham về cuộc đời và chức vụ của mình.

Dù khi nhìn lại đời mình, tôi có rất nhiều điều để biết ơn nhưng cũng có nhiều hối tiếc. Tôi đã thất bại nhiều lần, và lẽ ra tôi nên làm nhiều điều khác đi. Tôi sẽ nói ít đi và học nhiều hơn, và tôi sẽ dành nhiều thời gian cho gia đình mình hơn.

Khi nhìn lại lịch làm việc từ 30 hay 40 năm trước, tôi chóng mặt với mọi điều chúng tôi đã làm và những cam kết chúng tôi đã giữ. Đôi khi chúng tôi vụt bay từ miền này sang miền kia của đất nước, thậm chí còn từ châu lục này sang châu lục khác chỉ trong vòng vài ngày. Liệu tất cả những cam kết ấy có cần thiết không? Tôi có đủ sáng suốt để xem cái nào nên làm cái nào nên từ chối? Tôi không chắc lắm. Thời gian tôi vắng nhà chẳng lấy gì bù đắp được. Dẫu phần lớn những chuyến đi đó là cần thiết nhưng một số lại không như vậy.

Tôi cũng sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc nuôi dưỡng tâm linh, nỗ lực để ngày càng gần Chúa để có thể trở nên giống Chúa hơn. Tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện, không chỉ cho tôi mà còn cho người khác. Tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn để học Kinh Thánh và suy ngẫm về lẽ thật của nó, không chỉ để chuẩn bị bài giảng mà còn để áp dụng thông điệp của nó vào chính đời sống của tôi. Một người ở vị trí như tôi rất dễ đọc Kinh Thánh chỉ nhằm cho bài giảng tương lai, và xem nhẹ thông điệp Chúa dành cho chính mình qua từng trang sách.

Tôi sẽ để tâm hơn tới việc thông công với những Cơ Đốc Nhân khác, là những người có thể dạy và khích lệ tôi (thậm chí quở trách tôi khi cần).

Tuy nhiên, điều tôi không bao giờ hối tiếc là cam kết của mình nhiều năm về trước: Tiếp nhận sự kêu gọi của Chúa để phục vụ Ngài với tư cách là người rao truyền Phúc Âm của Đấng Christ.
Dù có phục vụ ở đâu và phục vụ như thế nào, thì với mọi Cơ Đốc nhân, thách thức này lớn biết chừng nào?

Billy Graham, người được mệnh danh là mục sư của nước Mỹ, nói rằng nếu ông có thể làm lại tất cả một lần nữa, ông sẽ dành nhiều thời gian hơn cho:

• Lời Chúa
• Với những tín hữu khác trong cộng đồng
• Với gia đình của ông

Với phần lớn các Cơ Đốc Nhân, những điều này là những lĩnh vực mà chúng ta dễ dàng bỏ qua nhất, dù Đức Chúa Trời có kêu gọi chúng ta phục vụ Ngài ở nơi đâu. Đây là những cám dỗ thường gặp với tất cả chúng ta.

Chúng ta đột nhiên thay đổi đời sống tĩnh nguyện vì chúng ta dành thời gian để giải trí. Chúng ta tách mình ra khỏi cộng đồng hội thánh địa phương vì chúng ta thích ở cùng nhóm bạn khác hơn. Chúng ta bỏ lỡ thời gian dành bên cạnh gia đình vì chúng ta đang theo đuổi sự thăng tiến trong công việc.

Đây là những điều Billy Graham đã bỏ lỡ, nhưng chúng ta không nhất thiết phải như vậy. Chúng ta có thể học từ tất cả những điều đúng đắn mà ông đã làm, nhưng chúng ta cũng có thể học từ những hối tiếc ông đã thừa nhận.

Hãy coi trọng việc học Kinh Thánh. Hãy đầu tư vào cuộc đời của những Cơ Đốc Nhân khác. Hãy chăm sóc gia đình của bạn.

Tác giả bài viết: Aaron Earls

Nguồn: thewardrobedoor.com

Người dịch: Hoàng Xoa

Billy Graham
1
Quyết định tiếp nhận Chúa
Của bạn ngày hôm nay
Quyết định đúng đắn nhất
Đời bạn sẽ đổi thay
Ảnh hưởng cả đến những
Con cháu bạn ngày sau
Vậy hãy chọn đường sống
Tiếp nhận Chúa Jesus.
2
Khi bạn nên giàu có
Sẽ chẳng có gì sai
Mà sai là ở chỗ
Giàu có thành quản cai.
3
Nước mắt của yếu đuối
Chỉ rơi cho bản thân
Nước mắt của sức mạnh
Rơi xuống vì tha nhân.
4
Khi Đức Chúa Trời đã
Lấy của bạn một điều
Thì Ngài sẽ thay thế
Điều khác tốt hơn nhiều.
5
Di sản lớn bạn để
Cho con cháu của mình
Đừng nên là của cải
Mà nhân cách đức tin.

Hoa Phụng Tiên

🙂

Vào năm 2015 nhà truyền giáo lừng danh thế giới Billy Graham  đã 94 tuổi và mang bệnh Parkinson. Các nhà lãnh đạo ở Charlotte, North Carolina, mời Billy Graham tham dự một bữa ăn trưa để vinh danh ông.Ban đầu ông ngần ngại không muốn nhận lời mời vì còn đang đấu tranh với bệnh Parkinson. Nhưng các nhà lãnh đạo Charlotte nói: “Chúng tôi không mong đợi một điều gì hệ trọng, chỉ cần Mục sư đến để chúng tôi vinh danh ông.” Vì vậy, ông đã đồng ý.

Billy-Graham
Mục sư Billy Graham

Sau những điều tuyệt vời người ta nói về ông, Tiến sĩ Graham bước lên lễ đài, nhìn vào đám đông, và nói:

Hôm nay tôi được nhắc đến Albert Einstein, nhà vật lý vĩ đại trong tháng này đã được tạp chí Time vinh danh là Người đàn ông của thế kỷ. Einstein đã từng đi du lịch từ Princeton trên một chuyến xe lửa. Khi người soát vé đến trước mặt  Einstein, ông lục trong túi áo, không tìm thấy vé của mình, lục trong túi quần cũng không thấy. Ông ta nhìn vào chiếc cặp của mình nhưng vẫn không thể tìm thấy nó. Người soát vé nói:” Tiến sĩ Einstein, tôi biết ông là ai. Chúng ta đều biết ông là ai. Tôi chắc rằng ông đã mua vé rồi. Đừng lo lắng về điều đó.”

Einstein gật đầu biết ơn. Người soát vé tiếp tục xuống lối đi. Khi định chuyển sang xe sau, anh quay lại và thấy nhà vật lý vĩ đại gập người xuống, quỳ gối để tìm kiếm tấm vé xe dưới chỗ ngồi của mình. Người soát vé vội vã trở lại và nói: “Tiến sĩ Einstein, Tiến sĩ Einstein, đừng lo lắng, tôi biết ông là ai . . . Không có vấn đề gì đâu, ông không cần phải tìm vé, tôi chắc chắn rằng ông đã mua rồi.”

Einstein nhìn anh ta và nói: “Chàng trai trẻ, tôi cũng biết tôi là ai. Điều tôi không biết là tôi đang đi đến đâu.”

albert-einstein-image_364437(1)
Nhà bác học Albert Einstein

Mục sư Billy Graham tiếp tục: Quý vị có thấy bộ đồ vest tôi đang mặc không? Đây là một bộ vest mới tinh. Các con, cháu tôi cho biết tôi đã có chút “luộm thuộm” của tuổi già. Trước đây tôi từng kỹ tính hơn. Vì vậy, tôi đã đi ra ngoài và mua một bộ đồ mới cho bữa tiệc này và một dịp nữa. Quý vị biết trong dịp nào không? Đây là bộ vest tôi sẽ mặc khi được chôn cất. Nhưng khi nghe tôi chết, tôi không muốn quý vị ngay lập tức nhớ lại bộ vest tôi đang mặc mà xin hãy nhớ cho điều nầy:

Tôi không chỉ biết tôi là ai. Tôi cũng biết nơi tôi sẽ đến. Cầu chúc nan đề của quý vị ít hơn, phước lành của quý vị nhiều hơn, và cầu mong không gì ngoài hạnh phúc, sẽ đi vào cửa nhà quý vị.

Cuộc sống không có Thiên Chúa giống như một bút chì cùn (unsharpened) – nó không có điểm nhọn để viết hay vẽ bất cứ điều gì (no point).” Amen. Bình an nghe các Bạn của tôi. Cầu chúc mỗi chúng ta sống một cuộc đời mà phút kiểm soát lại vé, chúng ta không phải lo lắng mình sẽ đi về đâu.

Thậm chí ở tuổi 94 và với bệnh Parkinson, Mục sư Billy Graham vẫn có thể chia sẻ một bài giảng mạnh mẽ dường ấy!

                                                                     TY SƯU TẦM

 

—————–

Mục sư William Franklin Graham, Jr. KBE, được biết đến nhiều hơn với tên Billy Graham; (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1918), là nhà nhà truyền bá phúc âm (evangelist), và là một trong những nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng nhất của Phong trào Tin Lành thuộc cộng đồng Kháng Cách. Graham đã mang thông điệp Cơ Đốc đến cho số lượng người nghe đông đảo hơn bất kỳ ai khác từng sống trên đất. Đến năm 1993, hơn 2,5 triệu người công khai tiếp nhận Chúa Giê-xu tại các chiến dịch truyền giảng của ông. Đến năm 2002, trong suốt cuộc đời truyền bá phúc âm lâu dài, nếu tính cả số lượng thính giả của các chương trình phát thanh và truyền hình, Billy Graham đã giới thiệu phúc âm cho khoảng 2 tỉ người tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Nhiều bài giảng của ông tập chú vào chủ đề “Chúa Giê-xu Cơ Đốc là con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi“. Ông thường cố vấn cho các Tổng thống Hoa Kỳ và liên tục có tên trong danh sách “Mười nhân vật được kính trọng nhất trên thế giới”, theo các cuộc thăm dò của Gallup Polls.

Ngày 7/11/2013 vừa qua, Mục sư Billy Graham đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 95.  Nhân dịp này, Hội Truyền Giáo Billy Graham  (Billy Graham Evangelistic Association – BGEA) đã phổ biến video “The Cross ” để công bố một sứ điệp, mà một số nhà báo cho rằng có lẽ đây là sứ điệp cuối cùng của Mục sư Billy Graham cho công chúng.

Trong video Thập Tự, Mục sư Billy Graham nhắc người nghe rằng quốc gia Hoa Kỳ cần một cuộc thức tỉnh và phục hưng tâm linh.  Mục sư cho biết ông đã đến nhiều nơi; và nhiều lần ông đã khóc vì thấy con người càng ngày càng lìa xa Chúa.

Khi nhân loại bị lạc mất và phải chịu khổ đau do sự chọn lựa của mình, Mục sư Billy Graham cho biết ông đã kinh nghiệm và chứng kiến nhiều người đã kinh nghiệm rằng: có một giải pháp để giải quyết vấn đề – đó là thập tự.   Mục sư đã chia sẻ lại ý nghĩa của thập tự, không phải là cây thập tự được treo trên tường hay thập tự người ta đeo trên cổ, nhưng là cây thập tự đã thấm huyết của Đức Chúa Jesus.  Sự hy sinh của Đức Chúa Jesus trên thập tự đã thể hiện tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho nhân thế – và đó là giá mà Đức Chúa Trời đã trả để cứu chuộc con người ra khỏi ách nô lệ của tội lỗi – để đem con người đến cuộc sống tự do.

Mục sư Billy Graham nhận xét khi nghe những điều này, một số người sẽ phản ứng; nhưng đó là chân lý, và từ đáy lòng, ông muốn lưu lại chân lý này cho người nghe.  Chân lý đó là: “Đức Chúa Trời yêu thương bạn.  Đức Chúa Trời yêu thương bạn bằng tình yêu miên trường, và Ngài bằng lòng tha thứ tất cả những tội lỗi của bạn.”

Mục sư Billy Graham cho biết nhiều người không thích thập tự vì thập tự là một biểu tượng làm họ khó chịu, vì thập tự đòi con người phải ăn năn tội; tuy nhiên, thập tự là giải pháp mà Đức Chúa Trời đã dùng để giải quyết vấn đề cội rễ của mọi bất hạnh trong cuộc sống, là tội lỗi.   Mục sư lưu ý người nghe về sự nguy hại của tội lỗi như sau: “Tội lỗi là căn bệnh trong tấm lòng của con người. Tội lỗi ảnh hưởng tấm lòng, ý chí, và tình cảm. Mọi khía cạnh trong cuộc đời chúng ta bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.”

Mục sư Billy Graham cho biết nhiều người không thích thập tự vì thập tự là một biểu tượng làm họ khó chịu, vì thập tự đòi con người phải ăn năn tội; tuy nhiên, thập tự là giải pháp mà Đức Chúa Trời đã dùng để giải quyết vấn đề cội rễ của mọi bất hạnh trong cuộc sống, là tội lỗi

Mục sư nói tiếp dù con người không thể tự mình thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi nhưng Đức Chúa Trời có thể làm điều đó.  Đức Chúa Jesus đã hy sinh trên thập tự để giải phóng con người, ban cho họ sự tự do và cuộc sống mới.  Mục sư trích dẫn lời Kinh Thánh: “Ai ở trong Đấng Christ, người ấy là tạo vật mới; những điều cũ đã qua; nầy, mọi sự đều trở nên mới.”

Mục sư Billy Graham nói tiếp: Thập tự là giải pháp cứu rỗi duy nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho loài người và mỗi người có thể đón nhận giải pháp đó qua đức tin nơi Đức Chúa Jesus.

Sứ điệp của Mục sư Billy Graham trong video Thập Tự được xen lẫn với lời tường thuật của  LeCrae Moore, một cựu thành viên băng đảng và là ca sĩ nhạc Rap, và của Lacey Sturm, một nữ ca sĩ nhạc Rock đã có lần tuyệt vọng muốn tự tử. Cả hai đã kinh nghiệm được Chúa biến cải và đang sống một cuộc đời mới trong Chúa Jesus.

Video Thập Tự được giới thiệu trên hàng trăm đài truyền hình khắp Hoa Kỳ trong tuần này.  Thư Viện Tin Lành xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn