Câu hỏi: Tại sao Chúa ra lệnh cho Áp-ra-ham hiến tế Y-sác?
Trả lời: Áp-ra-ham đã luôn vâng lệnh Chúa trên bước đường ông đi với Ngài, tuy nhiên không một thử thách nào nặng nề hơn thử thách trong Sáng thế ký 22. Chúa ra lệnh cho ông, ““Hãy bắt con trai ngươi, tức I-sác con một ngươi, đứa con ngươi yêu quý, đi đến xứ Mô-ri-a, rồi tại đó dâng nó làm của lễ thiêu trên một núi kia Ta sẽ chỉ cho” (Sáng thế ký 22:2). Đây là một yêu cầu rất khiến Áp-ra-ham sửng sốt vì I-sác là con ông được Chúa hứa ban. Áp-ra-ham đã đáp lại Chúa thế nào? Bằng sự phục tùng tức thời; ngay trong sáng hôm sau, Áp-ra-ham khởi hành với hai đầy tớ, một con lừa và đứa con yêu quý của ông I-sác, cùng với củi để làm tế lễ thiêu. Sự vâng phục không chút thắc mắc với mạng lệnh gây hoang mang mà Chúa đưa cho ông chính là sự dâng lên cho Chúa vinh quang mà Ngài đáng được nhận và cũng là một ví dụ cho chúng ta về cách thức tôn vinh Chúa thế nào. Khi chúng ta vâng phục như Áp-ra-ham đã làm, tin tưởng vào kế hoạch của Chúa là điều tốt nhất, thì cũng chính là chúng ta đang đặt cao lên những đặc tính của Ngài và tán dương Ngài . Sự vâng phục của Áp-ra-ham khi đối diện mệnh lệnh rụng rời này là sự ngợi khen cho tình yêu thương tể trị, sự đáng tin của Ngài, và sự nhân từ của Ngài, và đây cũng là một ví dụ để chúng ta noi theo. Đức tin trong Chúa của ông đã đặt Áp-ra-ham vào đền đài của các vị anh hùng đức tin trong Hê-bơ-rơ 11.
Chúa dùng đức tin của Áp-ra-ham làm một ví dụ cho tất cả những ai đến sau ông như cứu cánh duy nhất của sự cứu chuộc. Sáng thế ký 15:6 nói, “Áp-ram tin Đức Giê-hô-va, nên Ngài kể ông là người công chính”. Lẽ thật này là nền tảng cho đức tin của Cơ đốc nhân, như được nhắc lại trong Rô-man 4:3 và Gia-cơ 2:23. Sự công chính được tính cho Áp-ra-ham cũng chính là sự công chính được tính cho chúng ta khi chúng ta nhận lãnh qua đức tin của lễ chuộc mà Chúa dành cho tội lỗi của chúng ta-chính Chúa Giê-xu Christ. “Vì cớ chúng ta, Ðức Chúa Trời đã khiến Ðấng không biết tội lỗi thành người có tội, để nhờ ở trong Ngài, chúng ta trở nên những người công chính trước mặt Ðức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 5:21).
Câu chuyện của Cựu ước về Áp-ra-ham là nền tảng để Tân ước giảng dạy về sự chuộc tội, sự dâng chuộc của Chúa Giê-xu trên thập tự giá cho tội lỗi loài người. Chúa Giê-xu nói, nhiều thế kỷ sau này, “Tổ phụ các ngươi là Áp-ra-ham vui mừng mong thấy ngày của Ta; bây giờ ông đã thấy và vui mừng” (Giăng 8:56). Sau đây là những sự tương ứng giữa hai phần Thánh Kinh:
.“Hãy bắt con trai ngươi, tức I-sác con một ngươi” (câu 2); “Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài…” (Giăng 3:16).
.” đi đến xứ Mô-ri-a, rồi tại đó dâng nó làm tế lễ …” (câu 2); nơi này được tin là khu vực thành Giê-ru-sa-lem được xảy sau này, nơi Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên tường thành (Hê-bơ-rơ 13:12).
.” dâng nó làm của lễ thiêu” (câu 2); “Ðấng Christ đã chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3)
“Áp-ra-ham lấy củi dùng cho của lễ thiêu chất trên vai I-sác” (câu 6); Chúa Giê-xu, “vác thập tự giá mình đi ra…” (Giăng 19:17)
“… nhưng chiên con đâu để làm của lễ thiêu?” (câu 7); Giăng nói, “Kìa, Chiên Con của Ðức Chúa Trời, Ðấng cất đi tội lỗi của thế gian!” (Giăng 1:29).
I-sác, người con, phục tùng theo cha mình để trở thành vật hiến tế (câu 9); Chúa Giê-xu cầu nguyện, “Lạy Cha của con, nếu có thể được, xin cho chén nầy qua khỏi con; nhưng không theo ý con mà theo ý Cha” (Ma-thi-ơ 26:39).
Sự sống lại – I-sác theo nghĩa bóng và Chúa Giê-su thật sự: “Bởi đức tin Áp-ra-ham, khi bị thử thách, đã đem dâng I-sác, tức người đã nhận được những lời hứa đem dâng đứa con một của mình. Về đứa con đó Ðức Chúa Trời đã phán với ông, “I-sác sẽ là người sinh ra dòng dõi mang tên ngươi.” Ông đã nghĩ rằng Ðức Chúa Trời có quyền làm cho người chết sống lại; nói theo nghĩa bóng, ông đã nhận lại con mình.” (Hê-bơ-rơ 11:17-19); Giê su, “Ngài đã được chôn, đến ngày thứ ba Ngài đã sống lại theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:4).