Thứ Năm , 14 Tháng Mười Một 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Ý Nghĩa Của Giáng Sinh?

Ý Nghĩa Của Giáng Sinh?

Hỏi: Ngày Lễ Giáng sinh là ngày gì? 

Logo HH Media

Loisusong.net: Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, lễ Noel, hay Christmas là lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời. Chúa Giê-su vốn là Con Thượng Đế, là Con Trời theo cách gọi của người Việt, Ngài trở thành người để cứu rỗi nhân loại khỏi gông xiềng tội lỗi và ban cho những ai tin Ngài một đời sống mới, có sự công bình, thánh khiết của Ngài, để nhờ đó mọi kẻ tin Ngài đều được quyền hưởng sự sống đời đời nơi thiên đàng phước hạnh thay vì phải chịu khổ hình nơi địa ngục. Để mừng ngày Thiên Chúa đến trần gian, người ta kỷ niệm ngày Lễ Giáng sinh cho đến ngày nay.

Hỏi: Lễ Giáng sinh và lễ Nô-el có khác nhau không?

Lễ Giáng sinh hay Christmas hoặc lễ Nô-el là một. Chữ Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩalà “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” (Ma-thi-ơ 1:23). Chữ Christmas, tiếng Anh gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (nghĩa tiếng Việt là Đấng được xức dầu) chính là tước vị của Chúa Giê-su. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas, có nghĩa là “Ngày lễ của Đấng Christ”, tức là ngày lễ Giáng sinh của Chúa Giê-su.

Hỏi: Tôi tưởng ngày lễ Giáng sinh là ngày lễ của Ông già Nô-el?

Ông già Nô-el vốn là một truyền thống chỉ về một Giám mục tên thật là Ni-cô-lai (Nicolas), một tín hữu, được mọi người tôn thánh qua đời sống rất yêu mến Chúa và đặc biệt là tấm lòng yêu quý trẻ nhỏ. Ông sinh ra vào khoảng năm 280 tại thành Myra, tức thành Demre, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Sinh thời, ông ảnh hưởng tích cực trên nhiều người, trong đó có cả việc cải đạo Hoàng Đế thứ 57 của Đế chế La-mã Công-xtăng-tin (Constantine).

Mặc dầu vậy, 16 thế kỷ sau những ngày thánh Nicolas sống trên đất thì hình ảnh ông già Nô-el mới xuất hiện. Thực ra hình ảnh ông già Nô-el như hiện có ngày nay là hình ảnh tưởng tượng không có thật, xuất hiện lần đầu tiên trong bài thơ “Chuyến thăm của ông già Nô-el” (A visit from St Nicholas, La visit de St Nicolas) của nhà văn, nhà thơ Clement Clarke Moore (15/07/1779 – 10/07/1863). Bài viết đăng trên nhật báo Sentinal tại New York ngày 23/12/1823 miêu tả những con người tí hon đem quà phát cho trẻ con bằng xe được kéo bởi 8 chú tuần lộc (hươu). Trước đó 2 năm, cũng Clarke Moore đã sáng tác tiểu thuyết “Đêm trước Nô-el” mô tả về ông già trên xe trượt tuyết được kéo bởi những con hươu.

Bốn mươi năm sau, năm 1863, Họa sĩ Thomas Nast đăng một bức tranh trên tờ báo Harper’s Illustrated, trong đó kí họa một ông già mặc áo lông thú màu trắng thắt dây lưng màu đen. Đó là bức tranh minh họa hình ảnh Santa Clause, hay ông già Tuyết, bụng to, râu bạc dài và cưỡi trên xe có những con hươu kéo.

Từ đó đến nay đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua, hình ảnh Ông già Nô-el được gán với ngày lễ Giáng sinh như hình ảnh một người nhân hậu hay đi phát quà, và đặc biệt thân thiện với trẻ nhỏ.

Như vậy có thể nói Ông già Nô-el là nhân vật tưởng tượng của nhà văn Clarke Moore hơn là một nhân vật có thật, mặc dù ông được gán cho thánh Ni-cô-lai. Dù thế nào đi nữa, sự quá khác biệt về hai nhân vật này khiến chúng ta không thể đánh đồng hai là một.

2015-12-13 Giang sinh (1)

2015-12-13 Giang sinh (2)

Thánh Nicolas sống vào thế kỷ thứ 3, Ông già Nô-el mãi thế kỷ 19 mới xuất hiện. Thánh Nicolas được biết đến không quá mập tròn và nhiều râu. Thánh Nicolas sống tại thành Myra trong khi ông già Nô-el sống tại Bắc cực cùng những chú tuần lộc. Dường như ông già Nô-el có thể bay trên bầu trời cùng những chú tuần lộc còn thánh Nicolas chắc chắn không. Thánh Nicolas qua đời ngày 6/12/343 SCN còn không ai biết ông già Nô-el thật qua đời ngày nào…

Chung quy lại, chính Chúa Giê-su Christ thành Naxarét mới là nhân vật chính của ngày lễ Nô-el mọi thời đại, chứ không phải ông già Nô-el hay bất cứ một nhân vật nào. Chúng ta quý trọng thánh Ni-cô-lai và mến mộ tấm lòng yêu trẻ của nhân vật Santa Clause trong tác phẩm của Clarke Moore, song mọi sự phải đặt vào đúng vị trí của nó.

Chúa Giê-su mới mãi mãi là nhân vật trung tâm của mọi kỳ lễ Giáng sinh.

Hỏi: Có phải Chúa Giê-su ra đời vào đúng ngày 25 tháng 12 năm 01 SCN không?

Loisusong.net: Câu trả lời là không đúng, dù có vẻ bất ngờ đối với nhiều người. Chúng ta tưởng rằng Chúa Giê-su sinh vào đúng ngày 25 tháng 12 nhưng kỳ thực Kinh Thánh không cho biết ngày sinh của Cứu Chúa, mặc dầu có khá nhiều sự kiện được ký thuật lại về ngày lễ Giáng sinh đầu tiên. Đó là một đêm tối, trong chuồng gia súc của một quán trọ, một số người chăn chiên được thiên sứ báo tin đã tìm đến thờ phượng Ngài. Sau “sự kiện Giáng sinh” đầu tiên này, hơn ba trăm năm sau, loài người mới kỷ niệm ngày lễ này một cách đều đặn, khi Cơ đốc giáo trở nên phổ biến vào thế kỷ thứ 4.

Trước đó, các Cơ đốc nhân muốn ăn mừng sự kiện Thiên Chúa giáng thế làm người nhưng luôn phải tránh né sự bắt bớ của chính quyền La Mã. Họ đã khôn khéo chọn ngày 25/12 hàng năm là ngày người La Mã ăn mừng “Thần Mặt trời” (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian để kỷ niệm ngày lễ mừng Thiên Chúa giáng sinh. Trong một thời gian, chính quyền La Mã đã không thể phát hiện các Cơ đốc nhân hân hoan mừng vui chào đón sự kiện Chúa Giê-su đến trần gian vì họ đã tổ chức trùng ngày đại lễ của quốc gia La Mã lúc bấy giờ.

Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I đã bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật Chúa Jêsus. Đến năm 354, Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễGiáng sinh của Chúa Giê-su.

Như vậy ngày 25/12 chỉ là một ngày quy ước của toàn thế giới, để kỷ niệm một sự kiện có thật của lịch sử, sự kiện Con Đức Chúa Trời giáng thế làm người, để hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại.

2015-12-13 Giang sinh (3)

Hỏi: Vậy thì tín hữu ngày nay có nên tổ chức Lễ Giáng sinh không?

Loisusong.net: Dù không ai biết chính xác ngày sinh nhật Chúa nhưng chúng ta cũng nên tổ chức lễ Giáng sinh hàng năm vì những lý do sau:

Do lịch của nhân loại đã sửa đổi nhiều lần và thậm chí ngày nay người ta vẫn song song sử dụng nhiều loại lịch. Ví dụ Việt Nam sử dụng cả âm lịch và dương lịch, theo đó ngày 25/12/2012 được tính là ngày 13/11 năm Nhâm Thìn.

Như vậy ngày 25/12 chỉ là một ngày quy ước của toàn thế giới, để kỷ niệm một sự kiện có thật của lịch sử, sự kiện Con Đức Chúa Trời giáng thế làm người, để hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại.

Năm 1582 giáo hoàng Grêgôriô XIII đã đưa lịch Gregory vào áp dụng phổ biến và trở thành cách tính lịch thông dụng như ngày nay. Sự chuyển đổi giữa lịch Gregory và lịch Julius trước đó không phải không dẫn đến những trục trặc về ngày tháng. Ví dụ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington sinh ngày 11 tháng 2 năm 1731, nhưng Hoa Kỳ lại tổ chức ăn mừng sinh nhật của ông vào ngày 22 tháng 2. Hoặc Cách mạng tháng Mười Nga nổi tiếng như chúng ta thường gọi trên thực tế lại diễn ra vào tháng 11 dương lịch. Như thế ngày và tháng chỉ là quy chuẩn tương đối để tính thời gian trong những thời đại nhất định.

Chưa kể đến ngày sinh Chúa Giê-su cần tính theo lịch Do-thái và hệ quy đổi sau hàng ngàn năm khó mà chính xác. Do vậy, điều quan trọng là sự kiện lịch sự đã được ghi nhận và đánh dấu, chúng ta cũng nên giữ một ngày để kỷ niệm tưng bừng. Và ngày 25/12 hàng năm là ngày tưng bừng ấy. Là Cơ đốc nhân, chúng ta không nên ngoài cuộc.

Đặc biệt, sau hàng ngàn năm, Lễ Giáng sinh đã thật sự trở thành ngày lễ lớn không chỉ với những nước phương Tây nhưng với cả toàn nhân loại. Tổ chức Lễ Giáng sinh để ghi nhớ sự kiện hệ trọng này và biết ơn Chúa đồng thời là dịp tiện để gia đình quây quần sum họp. Ý nghĩa hơn nữa là khi chúng ta tận dụng cơ hội này hàng năm để làm chứng và rao truyền tình yêu Giáng sinh của Cứu Chúa.

2015-12-13 Giang sinh (4)

Các nhà thông thái từ Đông phương xa xôi và những mục đồng cũng tìm thờ Chúa Giê-su, còn bạn, tại sao không?

NGUỒN: Loisusong.net

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn