Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / DÂNG VINH HIỂN VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

DÂNG VINH HIỂN VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

Bài trước:
https://huongdionline.com/2018/09/16/hoan-thanh-dai-mang-lenh-dan-den-ket-qua-la-mo-mang-hoi-thanh/  

Đáp Ứng Của Bạn

Việc môn đồ hóa phải được hiểu trong bối cảnh Đại Mạng Lệnh. Đại Mạng Lệnh là ý muốn của Đức Chúa Giê-su cho đời sống bạn. Đó là một mệnh lệnh cần phải vâng theo. Mệnh lệnh đó được làm trọn bằng việc ra đi, giảng dạy, làm phéo Báp-têm,  huấn luyện, và kết quả là việc mở mang Hội Thánh.

purpose

Đây là quyển sách nói về môn đồ hóa. Nhưng trước khi chúng tôi có thể nói cho bạn biết làm thế nào để khiến người khác trở nên môn đồ của Chúa, chúng ta cần phải đảm bảo rằng bạn hiểu những nền tảng Kinh Thánh và nền tảng thần học nói về việc môn đồ hóa cũng như những điều cơ bản của việc làm một môn đồ có ý nghĩa gì. Nếu bạn vẫn chưa từ bỏ cuộc sống của mình để tiếp nhận lấy lối sống được dạy ở đây, thì những phương pháp được nêu ra chỉ là những từ ngữ hoa mỹ trên một trang giấy. Mục đích của việc đọc chương sách này đó là giúp bạn tạo lập một cam kết vững chắc sẽ dành phần còn lại của cuộc sống bạn để hoàn thành Đại Mạng Lệnh.

 

– Câu Hỏi Suy Ngẫm –

  1. Bạn đã tìm thấy ý muốn Chúa cho đời sống bạn chưa?
  2. Bạn sẽ đến với cuộc sống của những con người lạc mất ở tại đâu và khi nào? Bạn có thể làm gì để ra đi một cách tốt hơn?
  3. Lần cuối cùng mà bạn công bố phúc âm cho một người chưa tin là khi nào?
  4. Bạn có sẵn lòng rời bỏ nơi bình yên của mình để khiến người khác trở nên môn đồ của Chúa bất chấp cái giá phải trả là như thế nào và ở bất cứ nơi nào mà Chúa dẫn dắt?
  5. Bạn sẽ cam kết dành phần còn lại của cuộc sống bạn để hoàn thành Đại Mạng Lệnh?

 

Chú thích

  1. Bill Hull, The Disciple-Making Pastor (Old Tappan, NJ: Flemming Revell, 1988), 23, emphasis in original.
  2. David Platt, Radical: Taking Back Your Faith from the American Dream (Colorado Springs, CO: Multnomah, 2010), 159-60.
  3. Aubrey Malphurs, Planting Growing Churches for the Twenty-First Century (Grand Rapids: Baker, 1992), 42.
  4. , 43.
  5. Ed Stetzer, Planting New Churches in a Postmodern Age (Nashville, TN: Broadman & Holman, 2003), 37.
  6. , 35.
  7. “Christian Persecution” on the website, All About Following Jesus, http://www.allaboutfollowingjesus.org/christian-persecution.htm (accessed March 23, 2007).

Logo HH Media

 

Phần 1

Triết Lý Môn Đồ Hóa:

Những Nền Tảng Kinh Thánh và Thần Học

Những nền tảng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết mọi nỗ lực của con người. Chính phủ của chúng ta có một tài liệu nền tảng được gọi là Hiến Pháp. Một lãnh đạo kinh doanh thành công học sự thành công từ những nguyên tắc kinh doanh có nền tảng tốt. Trong thể thao, bạn cần có một nền tảng tốt để đạt được trình độ cao nhất.

Điều tương tự đối với việc làm môn đồ và khiến người khác trở nên môn đồ của Đức Chúa Giê-xu Christ. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, chúng ta cần hiểu một số nền tảng Kinh Thánh và thần học nhất định. Chính vì thế, phần 1 sẽ kiểm chứng một số khái niệm nền tảng và những điều ưu tiên được rút ra từ Kinh Thánh mà từ đó xây dựng một hệ thống môn đồ hóa. Những chương sách sau đây sẽ trả lời những câu hỏi mang tính nền tảng như: Môn đồ là gì? Tại sao chúng ta phải khiến người khác trở nên môn đồ? Và, vai trò của Đức Thánh Linh và vai trò của Hội Thánh là gì trong tiến trình môn đồ hóa?

Môn Đồ Hóa là…

Khám phá một nguyên tắc nền tảng

Rod Dempsey

Hãy Bắt Đầu Với Một Mục Đích

Tại sao Đức Chúa Trời tạo dựng vũ trụ? Tại sao Ngài tạo dựng trái đất? Tại sao Ngài tạo dựng muôn thú? Tại sao Ngài tạo dựng con người? Tại sao Ngài tạo dựng nên bạn? Đức Chúa Trời có mục đích gì khi tạo dựng nên bạn và tôi? Chúng ta tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng này tại Ê-sai 43:7: “…Ta đã dựng nên họ vì vinh quang ta; ta đã tạo thành và đã làm nên họ.” Đức Chúa Trời tạo dựng nên bạn để dâng sự vinh hiển cho Ngài.

John Piper đã phát biểu rằng: “Cả Kinh Thánh đều dạy rằng mọi công việc của Đức Chúa Trời đều có một mục đích cuối cùng đó là dâng vinh quang lên cho Chúa.”1 Đức Chúa Trời đã tạo dựng tất cả mọi điều để đem lại vinh quang cho Ngài. Trong Khải Huyền 4:11 chúng ta đọc thấy rằng: “Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.” Trong Ê-sai 6:3, chúng ta được biết rằng sự vinh quang của Chúa đầy dẫy đất, và trong Ha-ba-cúc 2:14 chúng ta đọc thấy rằng cả trái đất sẽ đầy dẫy sự nhận biết vinh quang của Đức Chúa Trời. Sự vinh quang của Đức Chúa Trời là mục đích cao nhất của mọi loài. John Calvin đã đề cập đến điều này khi ông nói rằng: “sự sáng tạo là sân diễn bày tỏ vinh hiển Chúa.”2 Bạn và tôi là một phần trong sự sáng tạo của Chúa và được tạo dựng để dâng vinh hiển về Chúa.

Sứ đồ Phao-lô đã nói thế này: “Cho nên, chúng tôi vì anh em cầu nguyện không thôi, hầu cho Đức Chúa Trời chúng ta khiến anh em xứng đáng với sự gọi của Ngài, và cho Ngài lấy quyền phép làm trọn trong anh em mọi ý định thương xót của lòng nhân Ngài và công việc của đức tin; đến nỗi làm sáng danh Đức Chúa Jêsus chúng ta trong anh em, và anh em trong Ngài, tùy theo ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta và của Đức Chúa Jêsus Christ.” (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:11-12). Vậy sứ đồ Phao-lô đã xác nhận quả quyết rằng… mục đích của Đức Chúa Trời cho bạn đó là dâng vinh hiển cho Ngài.

 

Làm thế nào tôi dâng vinh hiển cho Chúa?

Là môn đồ của Chúa, việc dâng vinh hiển lên cho Ngài phải được thể hiện qua từng khía cạnh trong đời sống của chúng ta. Có những giai đoạn tăng trưởng khác nhau trong hành trình làm môn đồ của Chúa. Song, trong mọi giai đoạn, chúng ta đều được tạo dựng để dâng vinh hiển lên cho Chúa: chúng ta được cứu để dâng vinh hiển cho Chúa; tâm linh của chúng ta lớn lên để dâng vinh hiển cho Chúa; chúng ta phục vụ để dâng vinh hiển cho Chúa; khi gặp đau khổ chúng ta dâng vinh hiển cho Chúa; chúng ta sử dụng những ân tứ, sanh bông trái để dâng vinh hiển cho Chúa. Mỗi một khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta đều phải được dùng để hoàn thành kế hoạch mà Chúa dành cho cuộc đời của chúng ta, đó chính là dâng vinh hiển cho Ngài. Đây là nguyên tắc nền tảng dành cho người theo Vua Giê-xu. Nguyên tắc này hướng dẫn những quyết định hằng ngày của chúng ta và ảnh hưởng đến cách chúng ta tổ chức cuộc sống của mình.

Hãy suy nghĩ về ba giai đoạn phát triển này và xem chúng dâng vinh hiển lên cho Chúa như thế nào. Đầu tiên, chúng ta được cứu để dâng vinh hiển lên cho Chúa. Trong Ê-phê-sô 1:12, chúng ta hiểu rằng mục đích của sự cứu rỗi đó là “hầu cho sự vinh hiển của Ngài nhờ chúng ta là kẻ đã trông cậy trong Đấng Christ trước nhứt mà được ngợi khen.” Kế hoạch của Đức Chúa Trời khi Ngài kêu gọi bạn đến với sự cứu rỗi đó là sự vinh hiển của Ngài sẽ được bày tỏ qua đời sống bạn. II Tê-sa-lô-ni-ca 2:14 khẳng định: “Ngài đã dùng Tin lành chúng tôi gọi anh em, đặng anh em hưởng được sự vinh hiển của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta.” Chúng ta được cứu để hưởng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và để dâng sự vinh hiển lên cho Ngài.

Thứ hai, chúng ta không chỉ được cứu để dâng sự vinh hiển lên cho Chúa, nhưng chúng ta cũng tăng trưởng để dâng sự vinh hiển lên cho Chúa, Trong II Phi-e-rơ 3:18 chúng ta thấy động cơ cho sự tăng trưởng thuộc linh: “Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ. Nguyền xin vinh hiển về nơi Ngài, từ rày đến đời đời! A-men.” Dâng vinh hiển lên cho Chúa, nguyên tắc nền tảng này ảnh hưởng đến mỗi một khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta được cứu để dâng vinh hiển lên cho Chúa, và chúng ta tăng trưởng trong Đấng Christ cũng vì mục đích đó. II Cô-rinh-tô 3:18 viết như vầy: “Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh.” Tâm linh của chúng ta tăng trưởng để phản ánh sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và do đó dâng vinh hiển lên cho Chúa.

Thứ ba, sứ đồ Phi-e-rơ nói rằng chúng ta hầu việc Chúa để dâng vinh hiển lên cho Ngài. “Ví bằng có người giảng luận, thì hãy giảng như rao lời sấm truyền của Đức Chúa Trời; nếu có kẻ làm chức gì, thì hãy làm như nhờ sức Đức Chúa Trời ban, hầu cho Đức Chúa Trời được sáng danh trong mọi sự bởi Đức Chúa Jêsus Christ; là Đấng được sự vinh hiển quyền phép đời đời vô cùng. A-men” (I Phi-e-rơ 4:11). Tác giả sách Hê-bơ-rơ cũng khẳng định rằng chúng ta hầu việc Đức Chúa Trời để dâng vinh hiển lên cho Ngài, ông nói rằng: “Đức Chúa Trời bình an, là Đấng bởi huyết giao ước đời đời mà đem Đấng chăn chiên lớn là Đức Chúa Jêsus chúng ta ra khỏi từ trong kẻ chết, nguyền xin Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ khiến anh em nên trọn vẹn trong mọi sự lành, đặng làm thành ý muốn Ngài, và làm ra sự đẹp ý Ngài trong chúng ta; sự vinh hiển đáng về Ngài đời đời vô cùng! A-men” (Hê-bơ-rơ 13:20-21).

Thứ tư, bên cạnh những điều trên, sứ đồ Phi-e-rơ cũng nói rằng thậm chí những sự đau khổ của chúng ta cũng nhằm dâng vinh hiển lên cho Chúa: “hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra” (I Phi-e-rơ 1:7). Sự đau khổ thậm chí cũng có thể phản ánh mục đích của Đức Chúa Trời cho đời sống chúng ta.

Cuối cùng, mỗi một người tin Chúa đều được ban cho những ân tứ thuộc linh mà khi những ân tứ đó được sử dụng thì sẽ sanh bông trái để dâng vinh hiển lên cho Chúa. Giăng 15:8 viết rằng: “Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào: Ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của Ta vậy. Đức Chúa Giê-xu muốn nói rằng Đức Chúa Trời được tôn vinh khi chúng ta được kết quả. Hơn thế nữa, qua việc kết quả mà chúng ta chứng tỏ mình là môn đồ của Đức Chúa Giê-xu. Vậy, ở đây có một mối liên kết quan trọng giữa việc trở nên môn đồ, sanh bông trái và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

i 43

Trong mỗi một giai đoạn mà chúng ta trải qua – sự cứu chuộc, tăng trưởng thuộc linh, phục vụ, đau khổ và sanh bông trái – Đức Chúa Trời đều đã tạo dựng chúng ta để dâng vinh hiển lên cho Ngài. Mặc dầu mục đích ấy đã bị phá vỡ khi A-đam phạm tội, tuy nhiên, mục đích ấy giờ đây đã được khôi phục. Phao-lô nói rằng: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (II Cô-rinh-tô 5:17). Một trong những “sự mới” ở đây đó là chúng ta được khôi phục để dâng vinh hiển lên cho Chúa qua việc chúng ta được thay đổi theo hình ảnh của Đức Chúa Giê-su (Rô-ma 8:28-19). Khi chúng ta sống và bước đi như Đức Chúa Giê-su, chúng ta sẽ dâng vinh hiển lên cho Chúa. Bạn được cứu để dâng vinh hiển lên cho Chúa. Bạn tăng trưởng để dâng vinh hiển lên cho Chúa. Bạn phục vụ để dâng vinh hiển lên cho Chúa. Bạn trải qua sự đau khổ để dâng vinh hiển lên cho Chúa. Bạn khám phá và sử dụng những ân tứ (và sanh bông trái) để dâng vinh hiển lên cho Chúa.

 

(Còn nữa)

Dave Earley and Rod Dempsey

Translated by Vinh Hien   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn