Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / THẦY ƠI / Ai Là Đức Chúa Trời?

Ai Là Đức Chúa Trời?

Có Đức Chúa Trời Hay Không?

Thầy ơi, cho tôi hỏi:

Ai Là Đức Chúa Trời?

Trả lời:

Nếu bạn hỏi người Hồi giáo câu này, họ sẽ nói rằng Allah là Đức Chúa Trời. Người Do Thái tin rằng Đức Chúa Trời là Giê-hô-va (Đức Chúa Trời của Israel). Người theo đạo Mormons tin rằng Đức Chúa Trời là Ê-lô-him.

bible

Một ngày kia, tôi (Jason) đến nhà thờ Tin lành và đưa ra câu hỏi này với những Cơ đốc nhân ở đó. Tôi nhận được một số câu trả lời sau:

Đức Chúa Trời là Đấng đầy quyền năng.

Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo nên muôn vật.

Đức Chúa Trời là tình yêu.

Đức Chúa Trời là Cha thiên thượng của tôi.

…..

Có quá nhiều cách trình bày, diễn đạt về Đức Chúa Trời. Tuy nhiên những sự diễn giải đó có khi làm chúng ta không thể hiểu được rõ ràng về TRỜI.  Nhưng tin tốt lành là Ngài đã bày tỏ chính Ngài trong sự sáng tạo (khải thị tổng quát) và trong Lời của Ngài để giúp chúng ta hiểu Ngài là ai.

Ba Ngôi Hiệp Một

Ba Ngôi Hiệp Một (ba trong một) là một giáo lý quan trọng để hiểu về tính chất đặc trưng của Đức Chúa Trời. Cơ đốc nhân không phải là người thờ phượng đa thần – ba Đức Chúa Trời, nhưng chỉ một Đức Chúa Trời duy nhất. Cơ đốc giáo dạy rằng Đức Chúa Trời là duy nhất (Phục truyền. 6:4; Ê-sai 44:6-8) được bày tỏ trong ba Ngôi hiệp một: Cha, Con và Thánh Linh. Mỗi một Ngôi có vai trò khác biệt, nhưng cùng chia sẻ sự hiệp nhất và bình đẳng với nhau. Điều này có nghĩa có hình thức số nhiều (danh từ số nhiều) khi đề cập đến Đức Chúa Trời, nhưng Ngài chỉ có một.

Quyền Tối Cao Của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời là Đấng Tối Cao. Ngài kiểm soát không giới hạn và có quyền lực tối cao trên các từng trời và mọi sinh vật trên trái đất. Chỉ một mình Ngài sáng tạo muôn vật, kiểm soát vận hành mọi sự theo ý chỉ và mục đích tối thượng của Ngài. Phao-lô viết, “Ấy cũng là trong Ngài mà chúng ta đã nên kẻ dự phần kế nghiệp, như đã định trước cho chúng ta được điều đó, theo mạng của Đấng làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán.” (Ê-phê-sô 1:11). Vị hoàng đế quyền lực Nê-bu-cát-nết-sa đã nhận ra một bài học quí báu từ sự khải thị của TRỜI:

“Đến cuối cùng những ngày đó, ta đây, Nê-bu-cát-nết-sa, ngước mắt lên trời, trí khôn đã phục lại cho ta, và ta xưng tạ Đấng Rất Cao. Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời, uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ đến đời kia.  Hết thảy dân cư trên đất thảy đều cầm như là không có; Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và ở giữa cư dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy?” (Đa-ni-ên 4:34-35)

Đúng như lời ca tụng của Nê-bu-cát-nết-sa, TRỜI cai trị và kiểm soát mọi quốc gia và cư dân trên đất (Thi thiên 22:28). Không có điều chi hay phạm vi nào ra khỏi sự điều khiển của Ngài, kể cả trên trời, dưới đất, trong biển, các vực sâu, hay bất cứ chỗ nào khác (Thi. 103:19; 135:5-6).

Sự Tự Hữu Của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời tự hữu có nghĩa là Ngài hoàn toàn độc lập với bất cứ một chủ thể nào. “Tự hữu” bắt nguồn từ chữ aseity có nghĩa là “chính mình”. Đức Chúa Trời tự hữu đã công bố chính Ngài cho Môi-se từ bụi gai cháy: “Ta là Đấng Tự Hữu và Hằng Hữu” (Xuất Ê-díp tô ký 3:14). Trong lời công bố này Đức Chúa Trời đã mở ra cho Môi-se và chúng ta có thể nhìn thấy các thuộc tính sau đây của Ngài:

  1. Tuyệt đối, chỉ có một: Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất, sáng tạo nên các từng trời và trái đất (Sáng. 1:1; Phục. 6:4; Ê-sai 40:28; Thi. 148; Hêb. 11:3)
  2. Đời đời: Không có sự bắt đầu và kết thúc đối với Đức Chúa Trời (Phục. 33:27)
  3. Không thay đổi: Đấng hoàn hảo và không bao giờ thay đổi (Ma-la-chi 3:6)
  4. Vô hạn: Mọi vật tồn tại và đứng vững trong Ngài là Đấng không có giới hạn (Thi. 147:5; Ê-sai 66:1)
  5. Toàn năng: Ngài làm mọi việc bằng quyền năng thần hựu, siêu việt. Không có việc gì khó quá cho Ngài (Xuất. 6:3). Mọi vật tùy thuộc vào Ngài để tồn tại.

Sự Tự Cung Cấp Của Đức Chúa Trời.

Vì Chúa tồn tại vĩnh cửu và độc lập với mọi thứ, nên suy luận rằng Ngài cũng là Đấng tự cung tự cấp, do đó Ngài không cần gì để nâng cao các đặc tính của Ngài. Đó là, TRỜI không bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân bên ngoài trong sự sáng tạo, và Ngài không tìm cách làm cho tốt hơn để thay đổi bản thể Ngài, bởi vì chính Ngài tuyệt đối hoàn hảo trong bản thể không thay đổi. Sự tự cung cấp của TRỜI được bày tỏ trong nhiều phần Kinh Thánh. Hê-bơ-rơ 1: 2, “Ngài đã dựng nên thế gian.” Và Ê-sai cũng viết, “Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò.” (40:28). Trong một chỗ khác Ê-sai ghi lại lời phán của Đức Chúa Trời: “Ta là Đức Giê-hô-va: ấy là danh ta. Ta chẳng nhường sự vinh hiển ta cho một đấng nào khác, cũng không nhường sự tôn trọng ta cho những tượng chạm!  Nầy, những sự đầu tiên đã ứng nghiệm rồi, nay ta lại rao cho các ngươi sự mới; ta làm cho các ngươi biết trước khi nó nổ ra.” (42:8-9). Như vậy, từ buổi ban đầu đã có TRỜI, Ngài là nguyên nhân đầu tiên, để rồi từ Ngài muôn vật được tạo nên.

Kinh Thánh không chỉ bày tỏ TRỜI là Đấng sáng tạo, mà Ngài còn là Đấng nâng đỡ, Đấng vận hành bảo tồn và duy trì mọi tạo vật. “Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài.” (Cô-lô-se 1:17).   “Vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.” (Khải. 4:11). Trước giả sách Hê-bơ-rơ cũng viết, “Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật.” (1:3). Trong Cựu Ước, Đa-ni-ên công bố: “Ngợi khen danh Đức Chúa Trời đời đời vô cùng! Vì sự khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài.  Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua.”  (2:20-21). Sa-lô-môn viết, “Nhờ ta, các vua cai trị,
Và những quan trưởng định sự công bình.
 Nhờ ta, các quan trưởng, người tước vị,
Và các quan xét thế gian đều quản hạt.” (Châm. 8:15-16). Trong một chỗ khác ông cũng viết, “Lòng của vua ở trong tay Đức Giê-hô-va khác nào dòng nước chảy;
Ngài làm nghiêng lệch nó bề nào tùy ý Ngài muốn.” (Châm. 21:1)

Và Sa-mu-ên đi tới một kết luận, “Đức Giê-hô-va khiến cho chết, cho sống;
Ngài đem người xuống mồ mả,
Rồi khiến lại lên khỏi đó.
 Đức Giê-hô-va làm cho nghèo nàn, và làm cho giàu có;
Ngài hạ người xuống, lại nhắc người lên,
Đem kẻ khốn cùng ra khỏi bụi đất,
Và rút người nghèo khổ ra ngoài đống phân,
Đặng để họ ngồi bên các quan trưởng,
Cùng ban cho một ngôi vinh hiển làm cơ nghiệp;
Vì các trụ của trái đất thuộc về Đức Giê-hô-va:
Ngài đã đặt thế gian ở trên đó.” (1 Sa-mu-ên 2:6-8)

Quyền Năng Kiểm Soát Tối Thượng Của Đức Chúa Trời.

Chúng ta nhìn vào các đặc tính sau đây của Đức Chúa Trời:

Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi (Đức Chúa Trời toàn tại)

TRỜI là Đấng không có sự khởi đầu, Ngài hiện diện khắp mọi nơi trong cõi sáng tạo bất chấp mọi thời điểm. Không có nơi nào trong toàn bộ cõi sáng tạo thiếu vắng sự hiện diện của Ngài. Tuy nhiên điều quan trọng là chỉ ra sự toàn tại của Đức Chúa Trời không phải là một phần cần thiết của bản chất thiên thượng mà là một hành động tự do về ý chí của Ngài trong cõi sáng tạo. Ê-sai viết, “Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò.” (40:28). Đa-vít tự hỏi, “Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa?
Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa?” (Thi. 139:7). Giê-rê-mi cũng viết, “Đức Giê-hô-va phán: Ta có phải là Đức Chúa Trời ở gần mà không phải là Đức Chúa Trời ở xa sao?  Đức Giê-hô-va phán: Có người nào có thể giấu mình trong các nơi kín cho ta đừng thấy chăng? Đức Giê-hô-va phán: Há chẳng phải ta đầy dẫy các từng trời và đất sao? (Giê. 23:23-24). Cả ba trước giả Kinh Thánh Ê-sai, Đa-vít và Giê-rê-mi đều nhận thức về sự toàn tại của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời của chúng ta không bị giới hạn bởi thời gian và không gian trong cõi sáng tạo của Ngài.

Sự thông suốt mọi sự của Đức Chúa Trời (Đức Chúa Trời toàn trí toàn thức)

KinhThánh công bố, “Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên.” (Ê-sai 46:10). Đa-vít cũng viết, “Chúa chúng tôi thật lớn, có quyền năng cả thể; Sự thông sáng Ngài vô cùng vô tận.” (Thi. 147:5). Gióp đặt câu hỏi, “Đức Chúa Trời xét đoán những người cao vị; Vậy, người ta há sẽ dạy tri thức cho Ngài sao?” (21:22). Sự hiểu biết, thông suốt của TRỜI là không giới hạn bởi vì đây chính là một trong những thuộc tính của Ngài.

Đặc tánh của TRỜI còn là sự thông thái siêu đẳng. Điều này có nghĩa Đức Chúa Trời là tất cả mọi sự khôn ngoan thông thái. Đây là gốc rễ của quyền tối thượng của Đức Chúa Trời để Ngài có quyền bính trên tất cả mọi tạo vật. Ngài có khả năng sáng tạo và đạt được sự hoàn hảo với sự khôn ngoan tuyệt đối – làm ra các tạo vật mà không có điểm sai sót. Do đó, các hành động của Ngài được thực hiện hoàn hảo với sự khôn ngoan vô hạn, để dâng vinh hiển về cho Ngài mãi mãi. Sứ đồ Phao-lô nhận thức rõ ràng điều này khi ông viết, “Đấng Chủ tể hạnh phước và có một đến kỳ sẽ tỏ ra, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa, một mình Ngài có sự không hề chết, ở nơi sự sáng không thể đến gần được, chẳng người nào từng thấy Ngài và cũng không thấy được, danh vọng quyền năng thuộc về Ngài đời đời! A-men.” (1 Ti-mô-thê 6:15-16)

1timothy6-15-161

Quyền Vô Hạn Của Đức Chúa Trời (Đức Chúa Trời toàn năng)

Đức Chúa Trời có quyền năng vô hạn trên tất cả các vật sáng tạo. Kinh Thánh dạy, “Há có điều chi Đức Giê-hô-va làm không được chăng?” (Sáng. 18:14). Đa-vít công bố, “Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va.” (Thi. 24:1). TRỜI sáng tạo nên hoàn vũ nên Ngài là Chủ Nhân và có quyền trên tất cả mọi thọ tạo. Không có vật thọ tạo nào tồn tại mà nằm bên ngoài sự kiểm soát, cai trị, vận hành của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên chúng ta phải thấy rằng có những điều mà Đức Chúa Trời không thể làm vì chúng trái ngược với thuộc tánh và luật pháp của Ngài. Ví dụ TRỜI không thể phủ nhận chính Ngài (2 Ti-mô-thê 2:13); Ngài không thể nói dối (Tít 1:2), không bị sự ác nào cám dỗ được (Gia-cơ 1:13), không thể làm điều sai (Ha-ba-cúc 1:13).

ÁP DỤNG

Các đặc tính của Đức Chúa Trời có thể truyền cảm hứng vào tâm trí của chúng ta, nhưng không có nghĩa là nài ép hay cưỡng bức chúng ta phải thuận phục Ngài. Cũng giống như Đức Chúa Trời đã tiết lộ chính Ngài hoàn toàn hiệp nhất trong Ba Ngôi hiệp Một, vì vậy chúng ta nên duy trì sự hiệp nhất với Christ qua hành động thờ phượng và vâng lời Ngài.
KINH THÁNH THAM KHẢO

Xuất. 34:5-7; Dân số ký 23:19; E-xơ-ra 8:22; Thi. 33; 84:11-12;  Ê-sai 40:13-14; 1 Cô-rin-tô 1:9; 2  Cô-rin-tô 9:8; Cô-lô-se 1:16-17; 1 Giăng 1:5.

Tác giả: Norman L. Geisler and Jason Jimenez
Translated by Huongdi  

 

Nguồn:

The Bible’s Answers To 100 of Life’s Biggest Questions, by Norman L. Geisler & Jason Jimenez

 

Huongdionline.com cần sự ủng hộ của bạn đọc để duy trì và phát triển các mục vụ. Mọi sự dâng hiến cho Hướng Đi Ministries xin gởi về:

VIETNAMESE MISSIONARY INSTITUTE

BBVA compass BANK

3111 North Galloway Ave.

Mesquite, TX 75150, USA

Routing# 113010547

Account# 6702149116

 

 

Chân thành cảm ơn.

hue

Mục sư Nguyễn Văn Huệ.   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn