Thứ Năm , 23 Tháng Một 2025
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Vợ Vui, Đời Vui ?

Vợ Vui, Đời Vui ?

happy-wife-happy-life-yjef3niu-5ccbcc93d78031f97234a131b46eaff2

Trong bài viết “Làm sao để chồng tôi bớt bị động hơn?” một nhà văn, đồng thời là một người vợ và bác sỹ tâm lý đề cập đến lời phàn nàn muôn thuở của phụ nữ ở mọi độ tuổi, rằng những ông chồng của họ không có đam mê nào khác ngoài cái đi-văng và màn hình vô tuyến. Các bà vợ mong mỏi được biết bí quyết khiến người đàn ông của họ làm gì đó thay vì chỉ dán mắt vào tivi, laptop hoặc smartphone; và khiến họ khởi đầu một thứ gì đó ngoài việc chung chạm thân mật.

Họ muốn người đàn ông lên kế hoạch hẹn hò, mở đầu những cuộc trò chuyện tâm tình, chơi với con cái, bảo vệ chính mình (trong công việc) và vợ mình (ở nhà chồng), hoặc thể hiện sự quan tâm đối với những quyết định hàng ngày. Ý chí nam nhi từng đeo đuổi người phụ nữ trong thời gian hẹn hò đã sụt giảm đáng kể khi họ bước vào hôn nhân.

Vấn đề muôn thuở

Lời phàn này này không có gì là mới mẻ. Vườn địa đàng biến mất khi người nam đầu tiên chọn sự thỏa hiệp trong hôn nhân của mình. Con rắn thì thào vào tai người nữ những lời dối trá, còn người nam thì lặng thinh lắng nghe. Thay vì chịu một khoảnh khắc bất hòa với vợ và giày đạp kẻ lừa dối vợ mình, ông chỉ đứng nhìn vợ mình ăn trái…. Sau đó, chính người nam này đã thỏa hiệp và cùng vợ mình phạm tội. (Sáng thế kí 3:6)

Và rồi chúng ta nhận ra sự bị động của A-đam vẫn hiện hữu trên vô số đời sống hôn nhân hiện nay. Thứ cám dỗ khiến người ở đó, nhưng tâm linh và cảm xúc thì không thấy đâu, qua thời gian, chỉ thay đổi kiểu cách mà thôi. Người đàn ông nhu nhược vẫn yên vị ở ghế hành khách trong mọi sự. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn hỏi những người làm chồng ngày nay một câu hỏi mà Ngài đã từng hỏi A-đam trong vườn địa đàng: “A-đam, con ở đâu?”

Vậy chúng ta đang ở đâu? Thường xuyên đưa vào đời sống những kế hoạch thiếu trách nhiệm và tạo nhiều cơ hội để xem chương trình thể thao. Lối hành xử nam tính mang sự hy sinh đầy yêu thương được coi là hiếm có khó tìm. Không chỉ vậy, bản thân tôi khi mới cưới còn nhận được những lời khuyên có ảnh hưởng tiêu cực đến cam kết trở thành một người chồng trách nhiệm theo hình tượng Đấng Christ của tôi.

Vậy hãy xem lại những lời khuyên dạy ngây ngô, dễ gây hiểu lầm dành cho những người chồng mới cưới, thậm chí từ những người anh em có ý tốt trong Chúa nữa.

“Vợ vui, đời vui”

Khuyên như vậy thì còn chữa được. Người chồng nên yêu thương bà hoàng của mình một cách hào phóng và xem niềm vui của bà hoàng là niềm vui của bản thân. Người ta dễ dàng đưa ra một khẳng định vĩnh cửu trường tồn, ấy là “Vợ vui (trong Chúa), đời sẽ vui”. Nhưng thực ra thì nó có nghĩa là: “Cuộc đời người đàn ông sẽ không còn khốn khổ nếu người phụ nữ của anh ta được tự do làm những gì nàng muốn.”

Đơn giản và cuốn hút thay: chỉ cần giữ nhịp điệu “không xung đột”, “không có phụ nữ buồn phiền”, “không bị trách cứ”. Chỉ cần mặc cho người phụ nữ tự quyết tất cả sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc chúng ta can dự vào các câu chuyện và các quyết định mà ta nghĩ (và cầu nguyện) rằng chúng sẽ là điều tốt nhất về mặt thuộc linh cho vợ và gia đình mình: con cái sẽ học trường nào; cả nhà sẽ đi hội thánh nào; sẽ sống ở đâu, khi nào sinh con, và vô số những quyết sách khó khăn đòi hỏi năng lượng thuộc linh, đức tin và sự can đảm dấn mình.

Nhưng Đấng Christ tạo ra người nam để khởi xướng và mang vác trách nhiệm trên đôi vai mình. Vinh quang của anh ta là sự hy sinh. Nhiệm vụ của anh ta là phải đi trước để dẫn dắt vợ và gia đình mình từ đầu chiến tuyến – trên đầu gối của anh ta. Tuy anh ta có trách nhiệm làm vợ mình hạnh phúc, nhưng sự lãnh đạo của anh ta không chỉ phụ thuộc vào niềm vui mỗi ngày một khác của bà vợ, nhưng là sự vâng lời bền bỉ với Ông Chủ. Bạn có thể có một bà vợ hạnh phúc nắm toàn quyền quyết định để đổi lấy một cuộc đời nông cạn và không hề kháng cự, và kết cục là Chúa chẳng vui chút nào.

Suy cho cùng, ý niệm “Vợ vui, đời sẽ vui” giống như việc chúng ta chất hết đồ đạc vào một cái tủ, để mặc đó rồi ra ngoài hưởng thụ. Vợ vui, đời dễ thở không đưa chúng ta đến hạnh phúc thực sự song lại mang hình hài một cái tủ chất đầy sự cay đắng và ích kỉ, cuối cùng thì chúng ta vẫn phải mở nó ra. Nó đổ ngược lại trên chúng ta, hậu quả là con số phụ nữ người ngoại trăn trở về việc “làm thế nào để khiến chồng tôi bớt bị động” ngày càng gia tăng. Niềm vui lâu bền trong hôn nhân của chúng ta không nằm ở A-đam với vợ ông, mà nằm ở Đấng Christ và nàng dâu của Ngài.

“Vợ là người bạn thân nhất”

Cô ấy không chỉ là “bạn thân nhất”, bởi vì hôn nhân không đơn giản chỉ là tình bạn. Hôn nhân không phải mối quan hệ tương hỗ đồng đều, dễ thay đổi. Hôn nhân giống như khiêu vũ, sự tinh tế của nó nằm ở việc người nam dẫn dắt một cách quả quyết, yêu thương và chu đáo, trong khi người nữ an tâm thả mình theo điệu vũ một cách vui vẻ, chẳng màng lo lắng sợ sệt. Như vậy hôn nhân chẳng thể chỉ là tình bạn, bởi điệu vũ mà người đàn ông, người chồng không dẫn dắt thì chẳng còn là điệu vũ nữa.

nice

Nếu chúng ta cho rằng người phụ nữ của chúng ta là người chúng ta tin tưởng nhất, trân quý nhất trên đất này, là người mà nếu ta dành trọn một ngày cùng làm những việc vặt vãnh thì quả là phí thời gian, thì ôi, quả là vinh quang! Nhưng, hôn nhân không chỉ là quan hệ cộng tác.

Vinh dự của người bạn đời lớn hơn vinh dự của một người bạn nhiều. Sự kiện Chúa phối hiệp người chồng và người vợ trong một mối tương giao không thể phá bỏ là một đóa hồng kỳ diệu, không phải để giấu đi, kể cả trong khu vườn Tuy-líp tình bạn tươi đẹp. Câu chuyện hôn nhân thể hiện Mối Tình Cao Cả giữa Chúa và loài người. Đóa hoa này, dù là đóa hồng hay gọi bằng bất cứ tên gì khác, phải có mùi hương thật ngọt ngào và khác biệt.

Vũ ballet không phải điệu Valse. Mặt trăng không phải mặt trời. Cũng như vậy, bạn bè không thể ví sánh như bạn đời.

“Lãnh đạo bằng sự phục vụ”

Tất nhiên là lời khuyên này có một khía cạnh rất đúng: Chúa Giê-xu đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ, và hiến dâng mạng sống mình cho nhiều người. (Mác 10:45). Rằng người chồng phải hy sinh giống như Chúa Giê-su mà không thắc mắc hay lăn tăn. Lãnh đạo bằng sự phục vụ là một lời khuyên tuyệt vời – khi cả hai từ lãnh đạo và phục vụ đi liền với nhau. Tuy nhiên thì chúng lại thường không như vậy. Một số người lại biến lãnh đạo bằng sự phục vụ thành sự phục vụ không thôi: Bạn hy sinh sự quyết đoán của bản thân cho mọi khao khát của người vợ. Bạn nhận lấy sự kêu gọi của vợ, không phải vì bất khả kháng mà vì muốn đặt khao khát của vợ lên trên. Bạn nuông chiều vợ, chẳng bao giờ bảo vợ làm điều mà cô ấy không muốn – dù điều đó giúp vợ có được niềm vui thật sự trong Chúa. Một người phục vụ nhưng không lãnh đạo, khi cố gắng yêu thương và phục vụ vợ mình, lại bỏ mất sự kêu gọi làm một người chồng để chịu trách nhiệm, giữ thế chủ động và gánh lấy gánh nặng của những quyết định khó khăn nhất.

Tôi yêu thích khái niệm lãnh đạo bằng sự xả thân: “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, xả thân vì Hội Thánh” (Ê-phê-sô 5:25). Đây là sự lãnh đạo không thoái thác trách nhiệm hay từ bỏ thẩm quyền, song coi lãnh đạo như một sự kêu gọi chịu khổ vì lợi ích của gia đình và người lân cận.

dam

“Hôn nhân là 50/50”

Hôn nhân, đặc biệt là đối với người nam, không phải mối quan hệ 50/50. Người đàn ông thực thụ không yêu cầu người phụ nữ của mình phải thỏa mãn anh ta trước khi anh ta làm điều tương tự cho nàng. Dẫn đầu không phải ưu thế nên ta đừng đi xa quá, đợi vợ theo kịp đã. Đừng chỉ nhịn nhục, nhân từ, hiền lành và tốt bụng, đợi vợ tốt với ta đã. Tình yêu của người chồng không “dung thứ mọi sự, tin mọi sự, hi vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự” cách nửa vời. Người chồng đích thực sẽ không đợi nhận rồi mới bắt đầu cho.

Chúa Giê-su không đợi cô dâu mình chạy tới và đuổi kịp mình ở giữa chặng. Cô dâu Ngài không chịu một nửa đòn roi hay một nửa thập giá với Ngài. Nhưng chính Chúa đã hi sinh toàn bộ vì cô dâu Ngài, ngay khi nàng còn là một tội nhân. Ngài đã xả thân vì nàng. Với Chúa, không có sự 50/50. Lãnh đạo bằng sự xả thân chính là vui mừng trong tình yêu trong Đấng Christ đến mức xả thân mình giống Ngài – dù cô ấy chẳng “giữ lời hẹn ước.”

Những người làm chồng, hãy yêu vợ mình như Đấng Christ đã yêu hội thánh. Chúng ta không đem những tấm séc về nhà và mong vợ mình làm 50% nghĩa vụ còn lại với lũ trẻ. Những cuộc hôn nhân bắt đầu 50/50 sẽ kết thúc 50/50 – chia một nửa tài sản khi tiến hành ly dị.

Hãy sống đúng với bản chất đàn ông

“Sao lại muốn ta nhu nhược? Đừng khiến ta phải sống sai bản chất của ta. Hãy nói rằng hỡi ta, hãy sống thật với chính ta” – trích lời Coriolanus (Shakespeare’s, Coriolanus)

Xã hội bị ảnh hưởng bởi nữ giới, kém trọng Kinh Thánh, khích bác lãnh đạo của chúng ta muốn người đàn ông đích thực trở nên nhu nhược đi. Chúng muốn bạn bị động, chúng muốn bạn lặng thinh.

Nhưng Đức Chúa Trời giao cho bạn nhiệm vụ lên tiếng, xả thân và để chà đạp con rắn. Ngài kêu gọi anh em sống đúng với bản chất thật – bản chất Ngài đã tạo ra anh em. Ấy là bản chất không nhu nhược, không thiếu quyết đoán và kém vững đức tin: “Anh em hãy tỉnh thức, hãy vững vàng trong đức tin, hãy dốc chí trượng phu và mạnh mẽ” (I Cô-rinh-tô 16:13).

Đừng để người vợ phải hỏi rằng: “Làm sao để chồng tôi bớt bị động hơn?” Người nam đó, như C.S. Lewis mô tả, phải tham gia chiến trận trước nhất và nghỉ ngơi sau cùng. Người nam ấy phải vì cớ lẽ thật và danh dự mà đứng vững và kiên trung chịu đựng. Đức Chúa Trời kêu gọi bạn dần trở thành người nam như vậy và cũng tiếp sức cho bạn khi yếu đuối. Hãy đứng thẳng và mạnh mẽ, theo đuổi sức mạnh và tấm gương của Chúa Giê-su Christ – cho Vua của bạn, vợ bạn và cho thế hệ sau.

– Tác giả bài viết: Greg Morse –

– Nguồn: desiringgod.com –

– Thu Uyên dịch –

http://loisusong.net   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn