Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / Tổng hợp / PHỤC HỒI TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI

PHỤC HỒI TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI

 

VIETNAMESE MISSIONARY INSTITUTE

h 1 

PHỤC HỒI TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI

 

By

Nguyễn Xuân Đức

Đoàn Hưng Linh

Nguyễn Văn Huệ

Lữ Thành Kiến

Trần Lưu Chuyên 

 

 

MỤC LỤC

 

  1. Nhu Cầu Truyền Bá Đạo Trời
  2. Lý Do Phục Hồi Tín Ngưỡng Thờ Trời

III. Phương Pháp Phục Hồi Tín Ngưỡng Thờ Trời

  1. Chương Trình Dạy Đạo, Sống Đạo và Truyền Bá Đạo Trời.  

  

CHƯƠNG 1

Nhu Cầu Truyền Bá Đạo Trời Trên Quê Hương Việt Nam

 

Việt Nam là một nước nghèo đang vương lên làm giàu, một nước đang theo chủ nghĩa xã hội, Việt Nam là một trong số ít nước kiểm soát chặt chẽ mọi sinh hoạt tôn giáo trong nước theo quy chế xin cho. Không dễ để truyền giáo ở Việt Nam, nhất là đối với người Việt tha hương và các giáo sĩ ngoại quốc. Việt Nam có dân số đông, đa số là người trẻ và thiếu nhi. Dân tộc Việt có lòng mộ đạo, chuộng các sinh hoạt cộng đồng, tôn trọng các lãnh vực huyền bí linh thiêng. Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sống theo truyền thống tín ngưỡng với ngôn ngữ và văn hóa riêng. Đa số dân chúng suốt các miền nam, trung, bắc chịu ảnh hưởng văn hóa Á Đông, giữ đạo ông bà để lại, giữ các lễ hội bình dân. Chùa và nhà thờ được xây dựng nhiều. Các ngôi mộ cũng được xây cất kiên cố.

Phần lớn dân chúng sống cho đời nầy, ít nghĩ đến tương lai đời sau. Chăm về sự thấy được, không quan tâm đến sự không thấy được. Người Kinh chịu ảnh hưởng nhiều bởi truyền thống Phật Giáo và Khổng Giáo. Một số người Việt chịu ảnh hưởng của Lão Giáo với các tập tục dị đoan (xem bói, xem phong thủy, coi thầy, lên đồng). Người các dân tộc theo tín ngưỡng thờ thần linh, có chế độ mẫu hệ, không có tổ chức tôn giáo.

Người Kinh có nhiều ràng buộc về tình cảm với gia đình và thường giữ theo truyền thống tôn giáo do ông bà để lại. Đa số ngưởi Việt nghĩ đến chuyện làm lành, lành dữ là được, ít người nghĩ đến sự tha tội, sự cứu rỗi linh hồn.

Nhưng Việt Nam có một ưu điểm là từ lâu dân chúng đã có tín ngưỡng thờ Trời. Các vua chúa xưa đều có các lễ tế Trời, dân chúng từ bắc chí nam đều có phong tục lập Bàn Thờ Thiên ngay trước nhà.

Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Người Việt biết cầu Trời nhưng chưa có mối liên hệ với Chúa Trời như cha con, như vợ chồng, như thầy trò.

Dù theo các tổ chức tôn giáo thờ người và không thờ Trời, tự cứu và không nhờ ai cứu, tâm hồn người Việt vẫn biết Trời, kính Trời, thờ Trời, cầu Trời, than Trời và lo sợ cho ngày Chầu Trời. Ngay cả người theo Phật cũng không quên nhắn nhủ con cháu trước là cầu Trời, sau là khẩn Phật. Ý niệm mơ hồ là nếu nhờ Đấng nầy không được thì nhờ Đấng khác.

Từ trong bản chất, người Việt chứng tỏ lòng tin nơi Ông Trời là Đấng tạo thiên lập địa, Đấng có liên hệ mật thiết với người nông dân luôn cần mưa thuận gió hòa… Kho tàng ca dao tục ngữ, thi phú, văn chương, về ước mong sống đẹp lòng Trời vẫn được lưu trử rất phong phú trải qua các đời.

Bàn Thờ Thiên được biệt riêng để thờ Trời trước sân nhà, trong từng gia đình, theo khái niệm Thờ Trời với tế lễ đơn sơ, không cần thầy tư tế. Người Việt tin Trời, kính Trời nhưng chưa biết giải thích lý do thờ Trời, chưa có Kinh sách, chưa có hệ thống thờ Trời. Vì vậy khôi phục tín ngưỡng thờ Trời “nói có sách, mách có chứng,” cùng với kết quả Thờ Trời thấy được của thế giới, của người thờ Trời ở giữa cộng đồng các dân tộc người Việt, là nhu cầu cấp bách và khả thi.

Tôi nghĩ lý do chính yếu nhất là do người Việt thiếu thông tin khách quan, thiếu hiểu biết về Đạo Trời. Ít người phân biệt triết lý và chân lý. Do ý thức tự cứu theo chủ trương các triết lý Á Đông nên người Việt không chấp nhận phương cách thờ Trời đòi hỏi sự biến đổi, nhờ ơn Trời, chỉ Trời cứu. Người Việt càng chưa hiểu con đường duy nhất phục hòa mối liên hệ với Trời là duy nhờ Con Trời, Đấng Cứu Thế Giê-su. Tín lý được cứu nhờ ân điển của Trời bởi đức tin nơi Con Trời với tinh thần nhập thế của Đạo Trời khác hẳn chủ trương của các tôn giáo Á Đông chọn xuất gia, tu hành, cậy công đức, thờ hình tượng, thích nghi thức huyền bí cần được chú ý phổ biến.

Nhu cầu lớn nhất của người Việt hiện nay là hiểu biết Chân lý về Đạo Trời. Khôi phục truyền thống thờ Trời là nhu cầu nhứt định và cần thiết trước tiên. Trở lại thờ Trời là nền tảng của công tác truyền giáo. Giúp đồng bào tiếp cận và học Kinh Thánh là nền tảng tín lý, Con Trời là Đấng Trung Bảo duy nhất khôi phục mối liên hệ giữa người với Trời. Giúp đồng bào hiểu Kinh Thánh là Luật Trời, Ý Trời, Lệnh Trời. Người Việt cần đọc và làm theo sự chỉ dẫn của Kinh Thánh.

Mọi người phải thấy giá trị của việc đọc và học Kinh Thánh. Kinh Thánh phải là lời sống và linh nghiệm của những người thờ Trời. Hãy tập đọc Kinh Thánh cho con em ngay từ nhỏ. Chương trình dạy đạo và truyền đạo phải đi từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều, từ nền tảng đến nâng cao. Mọi người (dù khác tôn giáo) cũng đều được mời gọi tham gia cùng nhau xây dựng truyền thống thờ Trời một cách đơn giản, thống nhất cho cả dân tộc Việt. Dành tự do cho mọi người lựa chọn cách thờ Trời theo đúng ý Trời phù hợp với Kinh Thánh.

Đa số các giáo phái Cơ-đốc truyền đến Việt Nam đều bắt đầu với Chúa Giê-su Christ. Ngay từ đầu danh Chúa Jesus Christ đã tỏ ra xa lạ, và khó hiểu, có tính ngọai lai. Trong thời các vua chúa, giới lãnh đạo chọn theo Khổng hay theo Phật giáo đã chống lại việc thờ Trời theo truyền thống Tây Phương. Từ lối truyền giáo của các tổ chức tôn giáo khác nhau, các tín hữu đã cố gắng mời gọi người theo tôn giáo khác chuyển đổi theo tôn giáo hay giáo phái của mình. Đó là lý do dân chúng Việt khước từ theo Chúa với lý do, “Tôi có đạo rồi!” hay “Đạo nào cũng tốt!” Một số người cho rằng mình có nhân đạo là đủ rồi. Một số người khác sợ mang tiếng phản bội truyền thống tôn giáo ông bà và gia đình truyền lại từ nhỏ. Một số người sợ ông bà quá cố hoặc trời đất xử phạt, sợ bà con xa lánh, sợ mất quyền lợi kinh tế… Những áp lực vô hình nhưng vững chắc đã lập hàng rào không vượt qua được khiến phần đông người Việt không thờ Trời, không dám theo Chúa giống như dân chúng các nước tự do Âu Mỹ dễ dàng theo Chúa xưa nay.

Dạn dĩ tìm ra những sinh hoạt đặc thù cho người Việt thờ Trời. Chúng Tôi Thờ Trời, Chúng Tôi Cầu Trời, chúng tôi ham đọc sách Trời, chúng tôi yêu Trời, vì yêu Trời chúng tôi yêu người, chúng tôi thích làm việc từ thiện tình nguyện, chúng tôi yêu quả đất và có thói quen giữ gìn môi trường. Chúng tôi hiếu kính cha mẹ, nhớ ơn tổ tiên. Chúng tôi quý mến và bảo vệ gia đình, chúng tôi thích giúp đỡ đùm bọc thân nhân. Người thờ Trời thường lập gia đình lễ bái, gọi là lễ cầu an, giống như tái lập Bàn Thờ Thiên là nét đặc trưng của gia đình thờ Trời. Người thờ Trời có thói quen gần gũi và hay giúp đỡ bà con nội ngoại. Không ngại tham gia các tụ họp của bà con dòng họ, trước hết là cầu Trời, sau là tưởng nhớ tổ tiên, thông công ăn uống vui vẻ thật thà với bà con dòng họ. Nên tận dụng tổ chức lễ mừng sinh nhựt cho mỗi người liên hệ mỗi khi có dịp.

Tôi nghĩ đến những lớp học tình thương, những mái ấm tình thương, những miếng bánh tình thương. Người Việt hải ngoại nên giúp mở thêm nhiều các lớp học Anh Văn cho học sinh nghèo. Người học Anh Văn dễ học Kinh Thánh.

GƯƠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI DO THÁI

Hãy cùng tôi suy nghĩ đến dân tộc Do Thái. Dù trải qua nhiều năm tháng khó khăn, tản lạc, người Do Thái vẫn giữ được niềm tin nơi Đức Chúa Trời của Kinh Thánh Cựu Ước, Đức Chúa Trời của tổ phụ, của truyền thống dân tộc và gia đình. Ngay từ nhỏ, từ từng gia đình, trẻ em Do Thái được truyền thụ ảnh hưởng đức tin Trời một cách nghiêm túc, gần gũi của truyền thống Shema.

Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi.

Mạng lịnh nầy còn được chỉ dẫn thi hành để duy trì và phát triển.

Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chỗi dậy. Khá buộc nó trên tay mình như một dấu, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ; cũng phải viết các lời đó trên cột nhà, và trên cửa ngươi.

Đây là mạng lịnh được mỗi gia đình, mỗi người cha, người mẹ hiểu rõ và vâng giữ như là một nét đặc thù của cả dòng giống dân Do Thái.

CÁCH DẠY THỜ TRỜI CỦA CHÚA GIÊ-SU

Chính Chúa Cứu thế nói với người đàn bà Samari.

Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi người đàn bà, hãy tin ta, giờ đến, khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giê-ru-sa-lem. Các ngươi thờ lạy sự các ngươi không biết, chúng ta thờ lạy sự chúng ta biết, vì sự cứu rỗi bởi người Giu-đa mà đến. Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy. Giăng 4:21-24.

Khi đến thế gian, Chúa Giê-su, Con Trời đã sử dụng tôn giáo của dân tộc Do Thái như cái đà để xây dựng nước Trời. Ngài bắt đầu dạy dân chúng ăn năn trở lại phục hồi mối quan hệ với Đức Chúa Trời là Cha và sau đó Ngài chỉ dẫn dân chúng về Con Trời là Đấng trung bảo duy nhất đã hy sinh mạng báu để trả giá nối liền mối phân cách giữa Trời và người. Dân chúng được tự do lựa chọn: Thờ Trời hay không thờ Trời. Nhận Con Trời hay khước từ Con Trời. Chúa Cứu Thế nhấn mạnh đến tấm lòng hơn là hình thức hay địa điểm thờ Trời.

SỨ MẠNG GIẢI PHÓNG TÂM LINH

Trong thời Cựu Ước, Đức Cha đã làm cho dân Do Thái một việc quan trọng nhất: Ngài giải thoát dân Do Thái thoát ách nô lệ ở Ai-cập.

Trong thời Tân Ước, Chúa Con đã được xức dầu từ Thánh Linh để giải phóng mọi người khỏi ách nô lệ của tội lỗi, ban tự do, mở ra cho các dân tộc trên thế giới cơ hội được tha thứ và được phục hòa với Đức Chúa Trời. Mục đích chính của Đạo Trời là giải phóng tâm linh.

Để thay đổi hay phục hồi một truyền thống tín ngưỡng đòi hỏi sự cố gắng và thời gian.

Để trồng cây chúng ta mất 10 năm, để trồng người chúng ta mất 100 năm.

Chúa Giê-su dành thời gian để dạy dỗ, làm phước, làm gương cho dân chúng và Ngài dành thời giờ để đào tạo môn đồ. Ngài muốn kêu gọi và xây dựng một đội ngũ những tay đánh lưới người, những con gặt, những chiến sĩ. Chúa Giê-su muốn nhiều người theo Ngài tham gia làm phép lạ. Phép lạ cứu người. Biến đổi tâm linh là một phép lạ lớn. Khiến người chết sống lại và sống đời đời là một phép lạ lớn. Chỉ có Đạo Trời mới có khả năng làm phép lạ. Phép lạ giải phóng tâm linh. Khi tâm linh được giải phóng, mọi phép lạ biến đổi khác trong đời người sẽ xảy ra theo. Đạo Trời có thể làm việc đó vì Đạo Trời là thật. 

 

CHƯƠNG 2

Lý Do Phục Hồi Tín Ngưỡng Thờ Trời

Trên Quê Hương Việt Nam

Sau 100 năm Tin Lành đến Việt Nam, sau 300 năm Công Giáo đến Việt Nam, kết quả là khoảng 10% người Việt trở lại thờ Trời. Điều nầy có nghĩa là 90% người Việt chưa trở lại thờ Trời. Đối với con mắt của những nhà truyền giáo Tây Phương, dân Việt là một nhóm người “unreach people group.” –nhóm người khó chạm đến. Dân Việt là một cánh đồng lớn cần công tác gieo và gặt của Đạo Trời và sự nghiệp mở rộng nước Trời.

Thông thường các giáo sĩ, các tổ chức giáo phái, tôn giáo đều cố gắng mời gọi nhiều người khác trở thành hội viên của tổ chức mình. Tưởng rằng giáo nghi, danh tiếng, tiền bạc, các mối ràng buộc của tổ chức tôn giáo sẽ thu hút nhiều hội viên.

Nếu chúng ta vẫn làm như trước, không thay đổi mục tiêu và phương pháp, kết quả sẽ giống như cũ, không có nhiều thay đổi. Người Việt đang có 90% dân số chưa trở lại thờ Trời. Một trăm năm nữa, số người Việt không thờ Trời sẽ hoàn toàn xa cách Đức Chúa Trời, không có hy vọng được cứu rỗi để bước đến thiên đàng. Không lên thiên đàng thì sẽ đi địa ngục. Hậu quả thấy được trong đời nầy là có những người buồn bã, cô đơn, lo sợ, nản lòng, không có hy vọng, dẫn theo một xã hội thiếu tương lai.

Sứ đồ Phao-lô vui mừng khi thấy ở thành phố Tesalonica, có những người mà ông gọi là anh chị em thân thiết:

Anh em cũng đã bắt chước tôi và bắt chước Chúa, lấy sự vui vẻ của Đức Thánh Linh mà tiếp nhận đạo giữa lúc nhiều sự khốn khó, đến nỗi anh em trở nên gương tốt cho hết thảy tín đồ ở xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai. Vì đạo Chúa không những từ nơi anh em vang ra trong xứ Ma-xê-đoan và A-chai thôi đâu, nhưng đức tin mà anh em có trong Đức Chúa Trời đã đồn khắp mọi nơi, đến nỗi chúng tôi không cần phải nói đến nữa. Vả, mọi người đều thuật lại thế nào anh em đã tiếp đãi chúng tôi, và thế nào đã trở lại cùng Đức Chúa Trời, bỏ hình tượng đặng thờ Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật, đặng chờ đợi Con Ngài từ trên trời, là Đức Chúa Jêsus mà Ngài đã khiến từ kẻ chết sống lại, tức là Đấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thạnh nộ ngày sau. (1 Tesalonica 1: 6-10).

Bạn có thích khi thấy xã hội Việt Nam sẽ có sự chuyển biến lạ lùng như thế không?

Đó là lý do chúng tôi những tôi tớ Chúa có mối ưu tư đối với số phận của dân tộc Việt đang suy nghĩ và giới thiệu một phương pháp truyền giáo mới.

Chúng ta có ít nguyên tắc nhưng có nhiều phương pháp. Nguyên tắc không thay đổi nhưng phương pháp phải thay đổi. Hãy sử dụng mọi phương tiện truyền thông hiện đại để rao báo Phúc Âm. Hãy tham gia truyền giáo qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, Internet, CD, DVD, báo chí, sách vở. Hãy dâng hiến tài năng và thời giờ để truyền bá Đạo Trời. Hãy bắt đầu dạy đạo, sống đạo và truyền đạo bằng cách thiết lập mối liên hệ phục hòa với Đức Chúa Trời. Hãy đào tạo môn đồ, sai phái giáo sĩ và kết nối những lãnh đạo tại gia. Hãy phát động phong trào tín ngưỡng thờ Trời toàn quốc.

Khôi phục giá trị của tinh thần ham học, ham đọc của người Việt.

Khôi phục truyền thống thờ Trời ngay trong gia đình dòng họ.

Khôi phục truyền thống thờ Trời theo gương dân tộc Do Thái.

Chúng ta cần vận động mỗi người tín hữu, mỗi môn đồ Chúa ai nấy đều cố gắng dành tâm huyết và thời giờ để kết thân và giới thiệu Đạo Trời với một gia đình người Việt. Người Việt tha hương nên dành quà gởi về cho thân nhân ở quê hương với thông điệp THÂN NHÂN HÃY TRỞ LẠI THỜ TRỜI. Nên tập làm quen và dạn dĩ nói lên dòng chữ IN GOD WE TRUST có sẵn trên từng tờ dollar của Mỹ từ 1dollar đến 100 dollar. Viện Đào Tạo Môn Đồ Việt Nam có in tờ Flyer “NGƯỜI VIỆT TRỞ LẠI THỜ TRỜI” để thân tặng đồng bào nhằm góp phần và hiệp tác với tín hữu nào có ước mong cứu rỗi cả gia đình và bà con của mình. NGỒI, ĐỨNG, ĐI với tinh thần kính Trời, yêu người là động lực thúc đẩy chúng ta.

Những cái mũ, áo T-shirt màu xanh lá cây với dòng chữ trắng CHÚNG TÔI THỜ TRỜI có thể làm ra nhiều để tặng hoặc bán rẻ cho người thích dùng.

Người Việt cần biết việc tái lập mối liên hệ với Trời là nhu cầu quan trọng nhất. Mọi sự sẽ biến đổi theo. Văn minh, giàu có, thịnh vượng không còn là điều thiếu thốn, khó khăn.

h 2

CHƯƠNG 3

Phương Pháp Phục Hồi Tín Ngưỡng Thờ Trời

Trên Quê Hương Việt Nam

 

Chúng ta tập trung giới thiệu Đạo Trời theo Kinh Thánh. Áp dụng tín ngưỡng thờ Trời có sẵn trong lòng của người Việt. Hoàn toàn khách quan và dạn dĩ. Mục tiêu chính của mỗi chứng nhân là giúp đồng bào Việt Nam hiểu rõ tâm tình của tổ phụ người Việt là kính Trời, thờ Trời, luôn cố nối lại mối liên hệ vốn đứt đoạn giữ Trời và người. Bước đầu nên tránh dùng ngôn ngữ của Giáo Phái hay áp đặt hình thức tôn giáo. Hãy xây dựng phương pháp học để dạy và dạy để học. Mọi người già, trẻ, lớn bé đều chú tâm xây dựng hình ảnh thầy giáo, bạn bè và học trò quanh mình. Hãy kiên nhẩn và chờ đợi việc Chúa Trời làm để cứu người Việt. Hãy cầu Trời cảm động lòng người Việt tỉnh ngộ trở lại thờ Trời như đứa con đi hoang quay lại trở về nhà Cha (theo Lu-ca 15). Hãy giới thiệu nhu cầu phục hồi tín ngưỡng thờ Trời và chỉ cần đặt một câu hỏi: “Có điều chi đang ngăn cản ông bà, anh chị trở lại thờ Trời?”

Hãy suy nghĩ đến tình thầy trò và lời khuyên của của Phao-lô với Ti-mô-thê:

“Về phần con, hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà học và nhận lấy, vì biết con đã học những điều đó với ai, và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ. 16 Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn,Nguyên bổn rằng: Cả Kinh-thánh đều chịu Đức Chúa Trời hà hơi vào  có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, 17 hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.

Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhân sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng: 2 hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi. 3 Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình, 4 bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn. 5 Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ” (1 Ti-mô-thê 3:14-17; 4:1-5).

Hãy đưa chủ trương mời mọi người đến thờ Trời tại thánh đường trở thành ý niệm hãy bắt đầu thờ Trời tại nhà riêng. Với lời hứa của Chúa: “Nơi nào có hai ba người nhóm lại nhân danh Ta, Ta sẽ ở giữa họ.”

Hãy thường xuyên liên hệ, thông công và hiệp tác với gia đình và dòng họ trong các ngày tưởng niệm của dòng họ bà con và ngày kỷ niệm của gia đình. Hãy tập thói quen giữ Lễ Cầu An. Hãy tập Cầu Trời. Hãy tập hát thuộc lòng những bài hát tôn vinh Trời. Hãy yêu thích hình ảnh quê hương tốt hơn ở trên trời. Xem Hê-bơ-rơ 11:16. Hãy học thuộc những câu Kinh Thánh căn bản thờ Trời. Hãy tìm dịp làm ơn cho thân nhân. Hãy yêu Trời và yêu người. Hãy tìm hiểu về tình Trời, ơn Trời, luật Trời. Hãy xây dựng mối liên hệ thân mật hữu cơ với Trời. Hãy cố sống đẹp lòng Trời. Hãy học đạo, sống đạo trước khi truyền bá Đạo Trời.

 

KHÁI NIỆM TRỜI VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN QUA CA DAO

Trong ca dao, chúng ta gặp rất nhiều câu có chữ trời. Thường nhất là những câu mà trời dùng để chỉ toàn bộ cảnh vật thiên nhiên tồn tại quanh con người, trước hết là không gian và cảnh vật trên không:

Ai vô xứ Huế mà coi

Sông Hương núi Ngự cảnh trời đẹp thay

Nhưng bên cạnh trời như một hình ảnh thiên nhiên còn có Trời như một lực lượng siêu tự nhiên, một đấng quyền uy quyết định tất cả:

Trời làm bão lụt mênh mông

Sông khô hồ cạn, cá trên đồng còn chi

Trời không chỉ làm ra núi sông, mưa gió, bão bùng, mà còn làm ra vạn vật, thậm chí cả cái sướng, cái khổ của con người:

Trời sinh cái cực mần chi

Bán thì nỏ được, cho thì không ai xin.

Tóm lại, Trời là một đấng toàn năng, tạo ra tất cả:

Trời làm một lặng gió Đông

Chồng tôi đi lưới rổ không trở về

Trời làm ghê gớm, gớm ghê

Bạn thời chết đói, nhà nghề thời không

Trời làm cho vợ chửi chồng

Đi vay đi tạm luống công đêm ngày

Gần trăm năm trước, nhà bác học Nguyễn Văn Huyên đã nhận xét: “Ông giời đối với người dân quê Việt Nam là nguồn gốc mọi sự sống và mọi lẽ công bằng. Đấy không phải là một vị thần trừu tượng và không thể hiểu. Người ta xem ông như một con người, vua của các vua. Ông có một triều đình, ông điều khiển tất cả cuộc sống trên trời và dưới đất. Ông trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt”.

Ông Trời, ông Giời với người nông dân là hiện thân của sức mạnh siêu nhiên và do đó cũng trở thành một vị thần linh như bao nhiêu thần khác (sấm, sét, gió, mưa…), chỉ có điều Ông Trời là vua của các vua, là vị thần cao nhất, là Ngọc Hoàng Thượng Đế, ông có một triều đình ở tận trên cao, ở một cõi khác:

Thang đâu dám bắc tận trời

Lưới đâu dám bủa những nơi cá thần

Người nông dân Việt xưa tin có một đấng thiêng liêng, một cõi thiêng liêng như vậy. Niềm tin ấy chính là một tín ngưỡng dân gian tồn tại trong tâm linh, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa của người Việt.

Một trong những biểu hiện của tín ngưỡng ấy là tục thờ tứ pháp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Trong tâm tưởng của con người thời đại đó, ai ai cũng phải tuân theo đạo trời đất, phải tôn vinh, thờ phụng trời đất, khi có hạn hán hay bão lụt phải cầu xin trời đất làm mưa hay cho tạnh. Từ đó hình thành nên các nghi lễ cầu mưa, trong đó tập trung nhất là tín ngưỡng tứ pháp”.

Tứ pháp là bốn hiện tượng trời tạo nên mưa, do vậy cũng có thể xem tín ngưỡng tứ pháp là tín ngưỡng thờ Trời, hay có thể gọi là đạo Trời.

Trong ca dao Việt có nhiều câu nhắc đến đạo Trời:

Theo nhau cho trọn đạo Trời

Dẫu mà không chiếu, trải tơi mà nằm

Vì là đạo nên đạo Trời cũng có vị trí, giá trị trong tâm linh người Việt như những đạo khác. Điều này giải thích vì sao trong ca dao, Trời và Phật thường được đặt gần nhau, được xem như những đấng thiêng liêng như nhau, những đạo giống nhau:

Chắp tay vái lạy bụt giời

Gió đông phẳng lặng, đạo Trời theo nhau

Tín ngưỡng đạo Trời cũng như những tín ngưỡng khác, một mặt gắn với nghi lễ thờ cúng, mặt khác nằm sâu trong tâm linh, thể hiện ở lòng tôn kính, biết ơn, cầu xin, van vái mỗi khi hoạn nạn hay ăn năn hối lỗi khi phạm điều gì sai, mắc tội.

Tín ngưỡng và tôn giáo là một trong những môi trường nảy sinh và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa. Nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, thờ cúng…), nhiều sáng tác dân gian như văn chầu, thần tích, thần phả, thần thoại, truyền thuyết, thơ giáng bút… gắn liền với việc thờ cúng đạo Mẫu hay các vị thần khác. Ca dao không thuộc loại các giá trị này. Cho đến nay hình như vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ của ca dao với các nghi lễ tín ngưỡng, chưa dẫn ra những câu ca dao nào trực tiếp bắt nguồn từ các hoạt động tín ngưỡng. Ca dao trước hết vẫn là những câu hát dân gian được hình thành trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, nói lên kinh nghiệm sản xuất, cảm nghĩ và tình cảm của người nông dân, nhất là tình yêu nam nữ. Nhưng trong ca dao, chúng ta cũng có thể tìm thấy dấu vết của các sự tích lịch sử, đời sống vật chất và tinh thần của xã hội trong những hoàn cảnh khác nhau, dấu vết của các phong tục, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa dân gian.

Xét theo phương diện này, nếu tín ngưỡng là “niềm tin vào cái thiêng” thì có thể thấy ca dao phản ánh khá rõ tín ngưỡng dân gian về Trời, đạo Trời.

Ông Trời trong ca dao là một đấng thiêng liêng. Người nông dân Việt coi Trời như thánh thần, tất cả đều phụ thuộc vào Trời, vào ý Trời:

Được thua là sự bởi Trời

Chớ thấy sóng cả mà rời tay ra

Người nông dân nhắc đến Trời với niềm tin thiêng liêng rằng cái gì Trời cũng biết:

Ai mà ở bạc có Trời

Lòng em khăng khẳng một lời như xưa

Trời là thánh, thần, mọi thứ có được đều nhờ ơn Trời, do Trời phù hộ, ban cho:

Nhờ Trời hạ kế sang đông

Lúa khoai no đủ, thong dong con người

Trời thương ai người ấy được, Trời ghét ai thì người ấy phải chịu, đó là số Trời, tất cả đều do Trời định:

Lương duyên Trời định đất kề

Lòng em khăng khắng một bề thương anh

Với sức mạnh và quyền uy ấy, không ai có thể chống lại được ý Trời, một khi Trời đã quyết thì không gì cứu vãn được:

Của Trời, Trời lại lấy đi

Giương hai con mắt làm chi được Trời

Người nông dân xưa đã tin vào một sức mạnh huyền bí, vô hình, tồn tại ở đâu đó, thường là ở tận trên cao (trời xanh có phụ ai đâu) và con người không giải thích được, không can dự được, hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Nhưng tin chưa phải đã là tín ngưỡng. Tín ngưỡng vừa là niềm tin vào cái thiêng vừa là thái độ, cách ứng xử với cái thiêng. Thái độ tiêu biểu của mọi tín ngưỡng là sự tôn kính và cầu xin.

Trong ca dao, bên cạnh niềm tin có Trời như một đấng toàn năng thiêng liêng, chúng ta dễ dàng bắt gặp thái độ tôn kính và cầu xin của người nông dân đối với Trời, thể hiện ứng xử có tính chất tín ngưỡng của họ.

Hình ảnh trời luôn luôn hiện ra trong tâm thức của người nông dân như đấng thiêng liêng, thành kính:

Nửa ngày mưa bụi gió bay

Anh bưng thau nước chắp tay vái Trời

Họ luôn luôn mong được Trời phù hộ trong mọi công việc hàng ngày, từ chuyện đồng áng cho đến những chuyện tình duyên riêng tư:

Trông Trời một trận mưa sa

Để cho ngoài ruộng trong nhà được vui

Và cũng như trong mọi tín ngưỡng khác, đứng trước Trời, thái độ tiêu biểu nhất của con người là van vái, cầu xin.

Xin cho con trẻ ăn ngoan, khỏe mạnh:

Lạy Trời phù hộ ấu nhi

Ăn no chóng lớn, biết đi biết đùa

Xin cho tình duyên không bị trắc trở, người mình yêu thương chung thủy, trước sau vẹn toàn:

Vái Trời cho đặng vuông tròn

Trăm năm giữ vẹn lòng son cùng chàng

Xin cho tuổi già bình an, trường thọ:

Lạy Trời cho miễn sống lâu

Ai kêu bằng chó bằng trâu cũng ừ

Nhưng xin nhiều nhất vẫn là cho chuyện làm ăn. Trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu là trồng lúa và đánh cá, toàn bộ hoạt động sản xuất đều phụ thuộc vào thời tiết, vào điều kiện tự nhiên, người nông dân chỉ biết cầu Trời, mong sao công việc làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt, người đi làm xa trở về bình an:

Lạy Trời trăm lạy Trời ơi

Trông cho trong ruộng ngoài khơi được mùa

Thành kính, cầu xin là những dấu hiệu của tín ngưỡng nhưng cảm giác tội lỗi cũng rất điển hình cho cách ứng xử mang tính chất tôn giáo. Trong ca dao chúng ta bắt gặp khá nhiều câu diễn tả cảm giác của người nông dân thấy mình có tội với Trời khi làm điều gì đó không phải:

Đã thành gia thất thì thôi

Đèo bòng chi lắm, tội Trời ai mang

Cảm giác mắc tội ấy rõ ràng là một cảm giác tín ngưỡng, chỉ có điều tín ngưỡng ở đây không đi kèm với những lễ nghi như trong các tín ngưỡng khác. Người ta nói mình mắc tội với Trời nhưng không đi đến nơi có thờ Trời để dâng lễ và cầu xin tha tội. Có lẽ đây cũng là một đặc điểm của tín ngưỡng Trời, một tín ngưỡng dân gian nặng về tâm linh hơn là nghi thức.

Một điểm khác biệt nữa của tín ngưỡng dân gian này là khi lạy Trời, người nông dân không chỉ van vái cầu xin Trời rủ lòng thương, ban ơn cứu vớt, ban phước lành như khi đến cửa Phật hay vào nhà thờ mà còn kêu cầu sự công minh, trừng phạt cái ác, cái xấu:

Những người nói láo nói không

Xin Trời quăng xuống giữa sông Bồ Đề

Trời ở đây không chỉ là vị thần từ bi, bác ái, cứu độ chúng sinh mà còn là hiện thân của “mọi lẽ công bằng… thường phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt”. Người dân quê tin hoặc chí ít cũng muốn tin là có điều đó:

Em mà ăn ở hai lòng

Trời tru đất diệt không mong thấy chàng

Yêu cầu về công lý, niềm tin vào mọi lẽ công bằng làm cho tín ngưỡng Trời không còn thuần túy là tín ngưỡng tâm linh, tinh thần nữa. Ông Trời đã mang dáng dấp của Bao Công mang tính chất thế tục, tính chất xã hội, như một con người…

Điều này giải thích vì sao hình ảnh Trời trong ca dao hiện ra không phải lúc nào cũng thiêng liêng, thần thánh mà nhiều khi rất người, rất quen thuộc:

Mẹ cha là biển là Trời

Phận con đâu dám cãi lời mẹ cha

Vì Trời không chỉ là thánh, thần mà còn là Đấng giống người nên quan hệ của con người với Trời cũng có khác. Trời với người gần gũi, thân thiện:

Trời mưa thì mặc trời mưa

Tôi không tơi nón, Trời đưa tôi về

Trời tham gia vào những chuyện rất đời thường:

Ông tra mà đội nón cời

Muốn đi ve gái mà Trời không cho

Bản thân Trời cũng như người, có kẻ ghét người thương:

Trời còn có kẻ không ưa

Huống chi phận thiếp, ở cho vừa lòng ai

Với quan niệm về Trời như vậy nên thái độ của người nông dân với Trời cũng trở nên bình đẳng, không còn sợ sệt. Người ta không chỉ lạy Trời, xin Trời, vái Trời mà còn mạnh dạn hỏi Trời, muốn tận mặt gặp Trời:

Phải chi lên đặng ông Trời

Hỏi xem duyên nợ đổi dời về đâu

Thậm chí đùa giỡn, sàm sỡ với Trời:

Trông trời, trời mưa cho to

Không mai thì mốt, tôi gả chị cho trời

Từ chỗ kéo Trời từ trên cao xuống mặt đất, nhìn Trời không phải như thần thánh mà như người, một quan hệ bình đẳng, người ta tự cho phép mình có thể có thái độ bất kính với Trời:

Một lòng chỉ quyết lấy anh

Ong bay bướm lượn xung quanh mặc Trời

Đến đây xuất hiện vấn đề: liệu một thái độ như vậy có phản ánh đúng tín ngưỡng Trời của người nông dân xưa, có thực là một phần trong cách ứng xử với Trời như một tín ngưỡng hay chỉ là hình tượng nghệ thuật về Trời trong ca dao… Câu trả lời quả không đơn giản.

Một mặt, bản thân tín ngưỡng dân gian là hiện tượng phức tạp, chứa đựng, pha trộn nhiều yếu tố gắn liền với tư duy cổ sơ, với lối nhân hóa tự nhiên, tất cả những gì siêu nhiên đều được quy về con người, đời sống con người. Ở đây cái trừu tượng, không hiểu thì biến thành cụ thể, dễ hiểu (trời thành ông Trời), còn cái cụ thể, dễ hiểu thì biến thành huyền bí, xa vời (mưa thành thần mưa, bếp thành ông đầu hỏa, ông đầu rau…). Thêm nữa cũng cần thấy rằng đối với người nông dân xưa, tín ngưỡng không thuần túy là chiêm nghiệm tinh thần, nó còn là một phương tiện để sống, để tồn tại; cái thiêng và cái thực dụng xen kẽ với nhau. Điều đó phần nào giải thích vì sao mặc dù sùng bái Trời, người ta vẫn có thể coi Trời như bạn, có khi còn chế diễu, chống lại.

Mặt khác, ca dao không phải là giá trị văn hóa trực tiếp nảy sinh từ những nghi thức tín ngưỡng mà là khúc hát tình, gắn liền với đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt của người nông dân. Trong những hình tượng, biểu tượng ca dao có thể pha trộn nhiều thứ: kinh nghiệm sản xuất, nhận thức tự nhiên, tín ngưỡng, triết lý xã hội, con người, tình cảm… Hình tượng ca dao – cụ thể ở đây là hình tượng Trời – bởi vậy có thể không thuần khiết, đơn nghĩa. Thái độ của người nông dân với Trời có chỗ phản ánh tín ngưỡng của họ nhưng có chỗ thuộc về cái nhìn xã hội, đạo đức của sáng tạo của dân gian.

Học giả Đào Duy Anh viết: “Trước khi có Cơ-đốc giáo du nhập, người nước ta đồng thời sùng bái cả Trời, Phật, các thần linh ở trong vũ trụ, các quỷ thần hay là linh hồn người chết”. Sùng bái Trời chính là tín ngưỡng Trời, đạo Trời, đã để lại dấu vết trong nhiều sáng tác dân gian, trong đó có ca dao. Khảo sát nhỏ 598 câu có chữ Trời trong ca dao miền Trung trên đây phần nào minh chứng điều đó. Rất tiếc là hiện tượng này đến nay còn chưa được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu tín ngưỡng dân gian cũng như văn hóa dân gian ở nước ta.

Nguồn: Tạp chí VHNT số 360, tháng 6-2014

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngân

Trích Website TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Chúng ta kiên trì và yêu thương giới thiệu Đạo Trời dựa trên lời dạy của Con Đức Chúa Trời và các Sứ đồ của Ngài trong Kinh Thánh. Chúng tôi chọn dùng Bản Dịch Kinh Thánh 1925 để dễ dùng theo ngôn ngữ người bình dân. Dễ nhớ và dễ học thuộc.

 

Giăng 17:3, Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.

1 Ti-mô-thê 2:4-6, Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật. Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người; Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người.

 

Đức Chúa Trời có một và thật là ai?

Đấng Trung Bảo giữa Trời và người là ai?

Cả thế giới Tây Phương, Âu Mỹ với kết quả văn minh tiến bộ, giàu có như ngày nay là nhờ ảnh hưởng của văn hóa Judeo-Christians. Một văn hóa thờ Trời, yêu Trời, phụng sự Trời, làm vinh hiển Danh Trời.

Hãy biến ý niệm thờ Trời, nhờ Trời và cầu Trời trở thành thứ ngôn ngữ và thói quen dễ nói, dễ dùng hằng ngày qua Lễ Cầu An, Lễ Mừng Sinh Nhật, Lễ Cưới, Lễ Tang, Lễ Kỷ Niệm, Lễ Giáng Sinh, Lễ Tưởng Niệm, Lễ Tết.

IN GOD WE TRUST (Chúng Tôi Thờ Trời)

SO HELP ME GOD! (Lạy Trời, xin giúp đỡ con!)

MAY GOD BLESS YOU (Cầu Trời ban phước cho bạn).

GOD BLESS AMERICA, GOD BLESS VIETNAM…

Bằng mọi cách hãy sử dụng và phổ biến những dòng logo nầy cho người Việt qua chiếc mũ, cái áo T-shirt, qua sách báo, trên cây bút, tấm cạt visit, bảng hiệu treo trong nhà, trong văn phòng…

Hãy bắt chước người Do Thái để dùng khẩu hiệu Thờ Trời, yêu Trời giống như mệnh lệnh Shema mỗi ngày.

Hãy nhờ người chuyên môn, các thi sĩ, nhạc sĩ sáng tác những bài đoản ca, những bản tân nhạc, những khúc cổ nhạc, những bài thánh ca khen ngợi và nhận biết Ơn Trời, tôn vinh chúc tụng Danh Trời. Người thờ Trời phải tập hát, hát hay. Mục đích làm vinh hiển Danh Trời.

Mỗi tín hữu người Việt tha hương hứa nguyện yêu quê hương và chú ý liên hệ để các ân nhân, các nhà từ thiện, các trường học, các bệnh viện hiệp tác giúp người Việt quê hương trở lại Thờ Trời và góp phần quảng bá, phát triển Đạo Trời.

 

NIỀM TIN CỦA NGƯỜI VIỆT VỀ ÔNG TRỜI TRONG VĂN CHƯƠNG

Trần Đắc Điệp

  1. Dẫn NhậpKhi đề cập đến ý thức của con người về một đấng tối cao thì hầu như trên thế giới này nơi nào cũng có. Mặc dầu ý niệm về đấng tối cao đó có những điểm tương đồng hoặc dị biệt nhau, nhưng nhìn chung mỗi quốc gia, dân tộc đều có nếp suy tư nhận thức về quyền chủ tể của một đấng thần linh vô hạn đang ngự trị trong vũ trụ này. Tùy theo giá trị văn hóa nhận thức mà suốt chiều dài lịch sử đã ảnh hưởng đến niềm tin của nhân loại nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng. Nhận thức ở đây bao gồm cả nhận thức về vũ trụ lẫn nhận thức về con người. Có những nhận thức có nguồn gốc từ cổ xưa thuộc văn hóa bản địa, cũng có những nhận thức mới được tài bồi qua quá trình phát triển của nền văn hóa hay kinh nghiệm sống của dân gian theo từng giai đoạn về sau. Tuy nhiên, cả nhận thức vũ trụ lẫn nhận thức về một đấng thần linh tối cao của người Việt cũng chỉ là hai mặt của một vấn đề, đó chính là ý thức có một “ông Trời”. Hai tiếng “Trời ơi!” luôn là câu cửa miệng của người dân Việt Nam từ ngàn đời nay, nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trong nếp suy tư và cũng bộc lộ ra bên ngoài qua lời ăn tiếng nói, kinh nghiệm sống của dân cư Việt đã phản ánh khá rõ nét trong nền văn chương. Để thấy được ý nghĩa phổ quát trong nếp suy tư của Người dân Việt về ông Trời và thấy được tầm quan trọng của vấn đề. Qua bài khảo luận này người viết sẽ lần lượt tìm hiểu ít nhất ba điều căn bản sau đây trong ý thức của người Việt về ông trời mà văn chương Việt Nam đã phản ánh. Vấn đề thứ nhất, ý thức rằng ông Trời là nguồn của tạo hóa. Vấn đề thứ hai, ý thức rằng ông Trời có sự thưởng phạt công minh. Vấn đề thứ ba, ý thức rằng ông Trời luôn cầm giữ số mệnh của mỗi người.

    II. Ý thức ông Trời là nguồn của tạo hóa

    Ngay từ những ngày đầu của quá trình hình thành nền văn hóa sơ khai, cư dân Việt đã có ý niệm về một đấng thần linh tối cao luôn cai quản toàn cõi vũ trụ này. Họ ý thức rằng có một ông trời đã tạo dựng nên muôn loài vạn vật và trong đó có con người, đúng như lời giáo sư Võ Tịnh Thu nhận định: “Dân tộc Việt Nam đã chia xẻ với nhiều dân tộc khác niềm tin về trời cao vô tận, về muôn vàn tinh tú, mưa gió, bão táp, sấm sét, huyền bí đáng sợ và họ tôn thờ một ông trời thiêng liêng như một đấng tối cao sinh dưỡng con người”. Do đó có câu: “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”, khi ý thức được điều này họ đã từng biểu lộ dưới hình thức những câu ca dao, câu hát đối đáp. Hãy nghe lời tự tình của người thiếu nữ lẽ loi đơn độc khi đứng trước cảnh đất trời, nước non:

Thiên sinh nhân, hà nhân vô lộc?
Địa sinh thảo, hà thảo vô căn?
Một mình em bên mạn thuyền, dưới nước trên trăng
Biết cùng ai trao duyên gởi phận cho bằng thế gian!

Một khi chưa rõ ngọn nguồn của mọi sự vật, nhiều người đã đi tìm, từ cái triết lý của văn hóa nhận thức đến hiểu biết tận tường về căn nguyên của tạo vật, ý thức đó cũng đi vào ngay cả trong câu hát giao duyên. Để ý đến lời đánh đố của cô gái với chàng trai trong câu hát mới thấy cái ý thức về ông trời của người Việt mới thâm thúy làm sao, bằng sự biểu đạt của văn chương:

“Thấy anh hay chữ em hỏi thử câu này!
Từ thuở khai Thiên lập Địa, ông Trời ai xây?”

Khi đứng trước cảnh núi non hùng vĩ, thiên nhiên rộng lớn, bao la vô cùng tận thì nhiều người tự hỏi:

“Núi này ai đắp mà cao
Sông kia ai bới ai đào mà sâu
Nước non là nước non trời
Ai phân được nước ai dời được non”

Câu hỏi “Ông Trời ai xây?” hay “Trời đất từ đâu mà có?” luôn nằm trong nếp suy tư của mỗi người dân Việt và hàm chứa trong văn chương Việt Nam. Đặc biệt sống trong một cộng đồng văn hóa trồng lúa nước lâu đời, nên cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch mùa màng. Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Đó là lý do vì sao người dân Việt Nam cứ mở miệng ra là nói “lạy Trời!”, “nhờ Trời”, “ơn Trời”. Cùng một lẽ ấy, ngày xưa khi nền nông nghiệp còn ở trong giai đoạn phôi thai, đời sống của người nông dân phụ thuộc vào những biến đổi của thời tiết, có nhiều khi con người là nạn nhân khốn khổ của nạn hạn hán, lụt lội, bão tố, gió mùa của thú dữ và bệnh tật. Đứng trước cuộc sống bấp bênh hãi hùng như thế, người dân Việt chỉ biết trông cậy vào ông Trời, cho nên hai tiếng “lạy Trời” luôn ở đầu môi của mọi người dân Việt. Người xưa tin mọi hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong ý định của Trời. khi gặp lúc thời tiết hạn hán, không có nước để gieo trồng thì người nông dân Việt cầu Trời. bài đồng dao sau đây là một bằng cớ:

“Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy ông nắng lên
Cho trẻ con chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày”

Khi trông mong thời tiết mưa thuận gió hòa nhưng không có mưa thì nổi lo lắng của người nông dân càng thêm chồng chất:

“Trông trời chẳng thấy trời mưa
Lan khô huệ héo thảm chưa hỡi trời!”

Thật vậy, như điều đã nói trên người dân Việt đa số sống bằng nông nghiệp, đã biết rõ có được cơm no, áo ấm là nhờ ơn trời, biết có ông Trời nhưng không biết cách nào để cho đẹp lòng Trời, chỉ thầm biết ơn:

“Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu”

Hoặc:

“Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy, vun trồng tốt tươi
Nhờ trời mưa thuận gió hòa
Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau”

Khi thời tiết thất thường thì cầu mong trời cho thuận lợi để yên tâm sản xuất, tỉa trồng, bài ca dao sau đây thể hiện lòng mong mõi đó:

“Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng, đá mềm
Trời êm bể lặng, mới yên tấm lòng”
Cũng có lúc người nông dân cầu rằng:
“Lạy trời cho cả gió suông
Cho hoa gạo rụng xuống, cỏ may xỏ vào
Lạy trời cho cả mưa rào
Cho sấm cho chớp, cho bão to gió lớn
Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên”

Bên cạnh đó, người dân Việt Nam có ý thức ông Trời là đấng linh thiêng, nên phải cần đến Trời để an ninh làm ăn sinh sống, phải biết sống sao cho phải lẽ Trời mới được hanh thông, nên tục ngữ có câu: “Biết sự Trời muôn đời chẳng khó”. Ngoài ý thức ông Trời là căn nguyên của tạo hóa, thì văn chương Việt Nam còn phản ánh khá rõ nét ý thức ông Trời có sự thưởng phạt công minh mà phần tiếp theo sau người viết sẽ đề cập đến.

III. Ý thức ông Trời có sự thưởng phạt công minh

Căn cứ trên những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện truyền miệng của dân gian mà người xưa đã để lại. Chúng ta thấy đằng sau những câu thơ, câu chuyện ấy luôn tiềm ẩn lẽ đạo về Trời, về một đấng tể trị tối cao luôn kiểm soát, sắp đặt mọi việc và thưởng phạt cách công minh đối với những kẻ sống dưới trần gian này. Người dân Việt tin có luật gieo gặt, luật báo trả. Nếu ai đó ở đời làm điều ác, thì chẳng những ngày sau bị báo trả, mà quả báo nhãn tiền ngay chính đời này:

“Đạo Trời báo phục chẳng lâu
Hễ mà thiện ác đáo đầu chẳng sai”

Cho nên người xưa tin rằng không ai có thể thoát khỏi luật pháp công minh của Trời “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”, ông Trời trong ý thức của người Việt nam giống như hình ảnh của vị quan tòa công bình phán xét đúng người, đúng tội theo từng công việc của mỗi người. Nên có câu: “Trời nào có dong kẻ gian, có oan người ngay” hoặc “Chạy trời không khỏi nắng”. Có đôi lúc vì không chịu được những khó khăn túng quẩn, nhiều người buột miệng kêu than, trách móc:

“Ông Trời sao ở bất công
Kẻ ăn không hết người lần không ra”

Tuy nhiên, cho dù hoàn cảnh có gặp khó khăn trắc trở, sự gian nan khổ cực trăm bề đi chăng nữa người dân Việt vẫn ẩn chứa lòng kính sợ Ông Trời:

“Trách thân chẳng dám giận trời
Trách than lắm lắm giận trời bao nhiêu”

Thậm chí ngay cả khi cuộc đời đưa đẩy con người đến chốn đường cùng, bán thân nuôi miệng, bị đọa đày thân xác, hoa tàn liễu giập thì họ cũng chỉ biết than thân, trách phận, kêu trời mà thôi:

“Giường cao rút ngược dây oan
Dẫu là đá cũng nát gan lọ người
Mặt trông đau đớn rụng rời
Oan này còn một kêu Trời nhưng xa”

Hãy nghe lời tự tình của cô gái sông Hương:

“Trời ơi em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh”

Ngay cả trong lĩnh vực tình yêu hôn nhân, thì văn chương Việt Nam cũng biểu lộ mức độ thưởng phạt mà ông trời sẽ giáng trên những kẻ bất chính trong đời sống vợ chồng:

“Con cò lấp ló bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Đã thành gia thất thì thôi
Đèo bong chi lắm tội Trời ai mang”

Cuộc sống của người dân Việt khi xưa đối diện với những thăng trầm, khó khăn, cơ cực hoặc đối diện với những bất công trong xã hội thì họ thường phó thác cho sự báo ứng của Trời nên có câu: “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” nghĩa là “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt”. cho nên “biết sự Trời muôn đời chẳng khó” và “làm người phải giữ đạo Trời chớ sai”. Sâu thẳm trong tâm hồn người Việt vẫn biết ông Trời cầm cán cân công lý, do đó mà họ quan niệm:

“Ở hiền thì lại gặp lành
Người ngay thì được người tiên độ trì”

Mức độ cao thấp, giàu nghèo khó có thể lường trước được. Dưới sự định đoạt của Trời cao, sự thay đổi biến thiên của thời cuộc thì tất cả mọi thứ đều bị đảo lộn bởi sự can thiệp của ông Trời:

“Trời làm một trận lăng nhăng
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông”

Ngoài những câu ca dao, tục ngữ mà qua kinh nghiệm sống con người đã đúc kết thì trong văn chương Việt Nam còn có những câu chuyện truyền miệng hàm chứa về sự thưởng phạt với hành vi đối xử của mỗi người khi sống trên đời này. Quan niệm của người xưa cho rằng có nghiệp báo trả: “Đời Cha ăn mặn, đời con khát nước”, còn nếu cha mẹ ăn ở hiền lành thì để đức lại cho con cháu về sau:

“Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con”

Câu chuyện “Cái Cân Thủy Ngân” phản ảnh khá rõ nét về luật báo trả của Ông Trời. Chuyện kể rằng: Có đôi vợ chồng thương gia giàu có sinh được hai đứa con trai mặt mũi khôi ngô tuấn tú. Chúng lớn lên trong sự giàu có của gia đình, thế nhưng một hôm tự dưng hai đưa con lăn đùng ra chết. Cha mẹ chúng khóc than tiếc nuối, và trong đêm đó nằm mơ thấy có người bảo rằng: hai đứa con chỉ là hai giọt thủy ngân mà vợ chồng ngươi đã bỏ vào cán cân để gian lận trong việc mua bán, nên ông Trời đã trừng phạt cất lấy hai đứa con này”.  Đây quả là câu chuyện nhằm răn đe con người phải sống ngay thẳng thành thật đồng thời cũng cho thấy đằng sau công việc của từng người đều có luật báo ứng của ông Trời. Chúng ta không thể kể hết những điều thú vị khi người Việt ý thức về ông Trời diễn đạt trong văn chương Việt Nam, cả văn miệng lẫn văn viết đều chứa đựng ý nghĩa, đạo lý về đấng đoán phạt công bình. Từ ý thức ông Trời là đấng tạo hóa, đấng xét xử công bình nên đã khiến cho nhiều người ý thức ông Trời còn là đấng cầm giữ số mệnh của mỗi người trong tay. Để hiểu rõ vấn đề cách thấu đáo người viết sẽ trình bày trong phần tiếp theo sau đây.

 IV. Ý thức Ông Trời cầm giữ số mệnh của mỗi con người

Như điều đã nói trên, khi con người có ý thức rằng ông Trời là đấng tối cao có quyền phán quyết, báo trả những việc làm của mọi người ở trên thế giới này thì cũng có quyền cầm giữ số mệnh của từng cá nhân thì người dân Việt càng ý thức hơn quyền sống chết đều nằm trong tay của ông Trời “vắn dài có số, tươi héo bởi Trời”. Dựa trên truyện kể dân gian, ca dao tục ngữ, chúng ta có thể cho rằng tín ngưỡng nguyên thủy của dân Việt Nam là thờ Trời, tin vào một ông Trời sinh dưỡng sắp đặt, kiểm soát, thưởng phạt mọi việc và giữ an ninh trật tự cho loài người. Trời phú cho mỗi người một số mệnh khác nhau, nên nhiều người quan niệm:

“Đời người ai cũng có phần
Vinh hoa có lúc, phong trần có khi
Rồi ra có lúc có thì
Hết cơn bỉ cực đến kỳ thái lai”

Vì thế muốn thành công trong cuộc sống, con người phải thông hiểu lẽ trời. dân gian đã quan sát và ghi nhận sự hiện hữu của hiện tượng biến chuyển, đổi thay trông vũ trụ, trong xã hội loài người, mọi điều xảy ra không thể chống lại được nên đã tự an ủi rằng Ông Trời còn có lúc này lúc khác huống chi là cuộc đời, thời vận của mỗi con người trên thế gian này. Cũng đã có nhiều người nổ lực suốt đời nhằm tạo cho mình công danh sự nghiệp nhưng rủi ro thì nhiều mà may mắn thì ít, thành ra dân gian thường rút lại một điều: “Mưu sự tại nhơn, thành sự tại thiên” hay có người suy nghĩ: “Trời cho hơn lo làm”. Xét trên lĩnh vực hôn nhân, đời sống vợ chồng thì ý thức định mệnh an bài của ông Trời lại càng biểu lộ cách rõ nét hơn. Quả thật không ai biết được người nào là vợ là chồng của mình trong tương lai nên người dân Việt tin rằng: “Lương duyên do Túc Đế, giai ngẫu tự Thiên thành”. Họ cho rằng cuộc đời có ra sao cũng tùy thuộc ý định đoạt của ông Trời, Mọi sự trên đời giàu sang, sướng khổ, đói no, hạnh phúc đều nằm dưới Thiên mệnh, con người không thể cải lại với ông Trời được. Đó là lý do vì sao trong phần kết của tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh”. Nguyễn Du đã thay lời nhân vật thốt lên:

“Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai…”

Quả thật, với quan niệm ông Trời luôn cầm giữ số mệnh trong tay nên người dân Việt luôn lạc quan trong cuộc sống, dù cho hoàn cảnh có đổi thay thế nào đi chăng nữa thì họ vẫn biết tự an bài. Vì họ tin số phận con người trong tay ông Trời, nên có đôi lúc cuộc đời xảy ra thế nào thì họ cũng đành cam chịu.

V. Kết Luận

Nói tóm lại, hình ảnh ông Trời trong ý thức của người Việt được diễn đạt qua văn chương Việt nam là hình ảnh của một đấng tạo hóa, đấng làm nên mọi thứ trên thế giới này,  điều đặc biệt xảy ra trong nếp suy tư của nhiều người dân Việt Nam cũng giống như bao nhieu dân tộc khác là mỗi khi đứng trước cảnh trí thiên nhiên và toàn cõi vũ trụ rộng lớn này nhiều người đã đi từ nhận thức rằng đằng sau mọi thứ hiện hữu này phải có một đấng tối cao đang cai quản và đấng ấy chính là ông Trời mà người Việt Nam từ bao đời nay tin là có thật. Ông Trời trong ý niệm của người việt cũng giống như một vị quan tòa công chính, xử phạt từng cá nhân con người cách không thiên vị, đồng thời quan niệm của người Việt tin rằng số mệnh của con người còn nằm trong quyền định đoạt của Trời cao như một vị hung thần, cho nên con người không thể chống lại ý định của ông Trời. Suy xét trên nền tảng của Thánh Kinh Chúng ta có thể nhận thấy được rằng ý thức của người Việt về ông Trời và niềm tin của Cơ đốc nhân có một số điểm khá tương tương đồng. Tuy nhiên, với ý thức về ông Trời của người Việt Nam như thế thì chưa đủ, vì họ vẫn biết có ông Trời nhưng không biết làm thế nào để đẹp lòng Trời, biết ông Trời nhưng chỉ trong ý niệm thì không thể nhận được sự cứu rỗi từ nơi ông Trời. Do đó người Việt cần đến Phúc âm hơn bao giờ hết. Với mong muốn chuyển tải phúc âm cho người Việt cách tỏ tường và hiệu quả, thiết tưởng chúng ta cần hiểu rõ hơn nếp suy tư của họ, hãy tìm ra điểm tương đồng trong ý thức về ông Trời của người dân Việt với niềm tin về Đức Chúa Trời mà Cơ đốc giáo đang tin, hầu đem họ đến niềm tin đích thực để được cứu rỗi trong Tình yêu của Thiên Chúa.

Thư mục tham khảo:

Giảng Văn Lớp 9, (NXB Giáo Dục, 1980)
Nguyễn Du, Truyện Kiều (Thanh Hóa: NXB Thanh Hóa, 2004)
Phương Thu, Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam. (NXB Thanh Niên 2004)
Trần Ngọc Thêm, Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam. (NXB Giáo Dục 1999)
Võ Tịnh Thu, Văn Chương Việt Nam (California, Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam 2004)

 

CHƯƠNG 4

Chương Trình Dạy Đạo, Sống Đạo và

Truyền Bá Đạo Trời

Trên Quê Hương Việt Nam

 

Sau một thời gian thực hành truyền giáo trên quê hương, VMI đã chọn cách giới thiệu Đạo Trời bằng chủ trương HỌC ĐỂ DẠY VÀ DẠY ĐỂ HỌC. Bắt đầu từ gia đình, từ nhà. Noi gương cách đào tạo môn đồ của Chúa Giê-su và noi gương cách truyền đạo của sứ đồ Phao-lô.

Tôi đã viết và phát hành quyển sách THỜ TRỜI theo gương người Mỹ khi ai nấy đều thừa nhận truyền thống CHÚNG TÔI THỜ TRỜI. Rất mong nhiều người Việt tha hương sẽ góp phần và hiệp tác mạnh mẽ và chặt chẽ để phổ biến Đạo Trời trên quê hương.

Hãy bắt đầu giảng dạy về mối liên hệ với Đức Chúa Trời mà người Việt quen xưng là Ông Trời. Giúp mọi người thấu hiểu ý niệm “Not religion but relationship.” Không phải có một tôn giáo là đủ, bạn phải biết chắc mối liên hệ phục hòa với Đức Chúa Trời.

 

NGƯỜI VIỆT

TRỞ LẠI THỜ TRỜI

 

Từ lâu người Việt đã biết có Ông Trời, tin Ông Trời và cầu khẩn Ông Trời. Niềm tin nầy vốn có trong tiềm thức của người dân Việt ngay cả trước khi có các tôn giáo khác du nhập vào nước ta. Niềm tin nầy thể hiện qua ngôn ngữ và qua nếp sống của chúng ta. Điều dễ hiểu nhất và không ai phủ nhận được là hễ gặp bất cứ việc gì bất chợt xảy đến, dù vui hay buồn, dù tốt hay xấu, câu nói buột miệng của người Việt Nam trước hết là kêu: “Trời ơi!” Kinh nghiệm nầy rất giống như người Mỹ kêu: “Oh my God!” Bạn biết không, người Mỹ hầu hết đang thờ Trời và tuyên bố tin cậy Đức Chúa Trời (In God We Trust) ngay trên từng tờ dollar của Mỹ.

Tuy không biết rõ Ông Trời là Đấng như thế nào, nhưng người Việt Nam ai cũng kính Trời vì hiểu rằng có ta đây là vì có Ông Trời. Người ta gọi Ông Trời với lòng tôn kính. Người Tin Lành tôn thờ Ngài nên gọi Ngài là Đức Chúa Trời.

Người Việt Tin Ông Trời Có Thật

Người Việt phần lớn sống bằng nông nghiệp, biết rằng mùa màng được hay mất cũng do Trời.

“Nhờ Trời năm nay được mùa!”

Người nông dân lúc nào cũng tâm nguyện cầu Trời cho cơm no áo ấm:

Lạy Trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm…

Hoặc họ truyền tụng về ơn Trời bằng những câu ca dao, bài hát bình dân:

Nhờ Trời mưa thuận gió hòa

Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau.

Lạy Trời mưa thuận gió đều

Cho đồng lúa tốt, cho chiều lòng em.

Người Việt thường tôn trọng chữ hiếu và mong cho cha mẹ sống lâu, gia đình được phước. Vì thế họ lập bàn thờ Thiên để thờ Trời ngay trước cửa nhà. Người con có hiếu từng đêm đến trước bàn thờ cầu khẩn:

Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Trải bao đời, người Việt tin Ông Trời là Đấng Tạo Hóa, tạo thiên lập địa, Đấng cầm quyền sống chết, làm chủ vận mệnh muôn loài, quyền phép vô cùng. Người Việt Nam quen thuộc với những khái niệm:

Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối linh.

Đại phú do Thiên, tiểu phú do cần.

Trời sinh voi sinh cỏ.

Trời cho ai nấy hưởng.

Trời kêu ai nấy dạ.

Cũng có câu nói lên kinh nghiệm:

“Trời cho không ai thấy,

Trời lấy không ai hay.”

Người Việt công nhận và tin tưởng Ông Trời cầm quyền thành bại trong cuộc sống của loài người:

Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.

Người Việt tin Trời là Đấng công bình, cầm quyền họa phúc, vì vậy đã thường nhắn nhủ với nhau:

Ở hiền thì lại gặp lành

Những người nhân đức Trời dành phúc cho.

Người Việt cũng tin tưởng “Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân,” nghĩa là Trời không phụ bạc người có lòng tốt bao giờ.

Trong hôn nhân lứa đôi, người Việt tin tưởng hạnh phúc vợ chồng do Ông Trời sắp đặt:

Duyên ba sinh Trời đã sẵn dành.

Trong cuộc sống với những nghịch lý, những bất công xã hội, những mơ ước không thành, người Việt cũng nhiều khi đã đưa ra thắc mắc với ông Trời:

Trời ơi, Trời ở chẳng cân

Người ăn không hết, người mần không ra

Người thì mớ bảy mớ ba

Người thì áo rách như là áo tơi?

Kết luận Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết:

Ngẫm hay muôn sự tại Trời

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Trải qua nhiều thế kỷ, ngay cả sau khi có các triết lý tôn giáo của Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo truyền đến, người dân Việt vẫn lấy tín ngưỡng thờ Trời làm nền tảng để giữ gìn truyền thống dân tộc, gia đình. Ngay cả Phật Giáo với khái niệm mờ nhạt về Ông Trời khi đến Việt Nam cũng phải chấp nhận ý niệm “Cầu Trời Khẩn Phật.”

 

Người Việt tin tưởng và yêu chuộng những vẻ đẹp tôn kính Đức Chúa Trời như:

Ở hiền gặp lành,

Ông Trời có con mắt,

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,

Lưới Trời lồng lộng, thưa mà không lọt,

Thiên bất dung gian.

Người Việt quí trọng và ao ước những giá trị Trời ban như thiên ân, thiên tài, thiên bẩm, thiên chức, thiên hương, thiên tướng, thiên tư. Chính nhờ đó mà dân Việt Nam muôn đời vẫn còn tồn tại.

Hợp lẽ Trời, thuận lòng người là đạo lý của người Việt Nam. Dù thực hành tín ngưỡng nào, người Việt ai nấy cũng công nhận: “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong” nghĩa là thuận với Trời thì còn, nghịch với Trời thì mất. Chính vì đó mà người dân Việt thờ Trời.

 

Người Việt Cần Biết Thêm Về Ông Trời

Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, sự nhận biết về Đức Chúa Trời có thể nói là một thứ nguyên tri tự nhiên mà Ông Trời ban cho nhân loại. Dân tộc nào cũng có chữ Ông Trời hay Đấng Tạo Hóa trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Người Việt biết có Ông Trời nhưng chưa biết Đức Chúa Trời là Chân Thần, là Đấng Tạo Hóa duy nhất tối cao.

Người Việt biết Ông Trời có bản tính công bình nhưng chưa biết Đức Chúa Trời là Đấng đầy ân điển và yêu thương.

Người Việt tin mệnh Trời không ai thay đổi được, kể cả số phận của mỗi người cũng được an bài, nhưng người Việt chưa biết Đức Chúa Trời là Đấng tôn trọng ý chí tự do của con người và là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.

Người Việt biết mình cần ăn hiền ở lành, nhưng không biết rằng tất cả những việc lành mình làm dù cao quí vẫn còn thiếu hụt, không thể sánh với tiêu chuẩn trọn lành Đức Chúa Trời đòi hỏi, chẳng khác nào ngọn đèn cầy đem so với ánh mặt trời.

Nhiều niềm tin của người Việt về Ông Trời rất gần với Kinh Thánh, nhưng chưa đầy đủ. Bạn có biết Ông Trời theo sự bày tỏ của Kinh Thánh không? Ngài là Đấng vĩnh cữu (vô thủy vô chung). Ngài là Đấng thần linh (không ai thấy được Ngài). Ngài là Đấng có một và thật (không có Ông Trời nào khác). Ngài là Đấng toàn năng. Ngài là ĐấngTạo Hóa. Ngài biết mọi sự. Ngài ở khắp mọi nơi. Ngài không bao giờ thay đổi. Ngài hoàn toàn thanh khiết và vô tội. Tiêu chuẩn của Ngài là tuyệt đối. Ngài công bình, Ngài thánh khiết. Ngài yêu thương. Ít người Việt biết Ông Trời như đáng phải biết. Người Việt chỉ có thể biết Ông Trời cách đúng đắn và chính xác nhờ đọc Kinh Thánh và nhờ học Chúa Giê-su.

 

Người Việt Cần Trở Lại Thờ Trời Qua Chúa Cứu Thế Giê-su

Ông Trời là Đấng đáng cho nhân loại tôn thờ. Nhưng Kinh Thánh khẳng định bạn chỉ có thể Thờ Trời qua Chúa Cứu Thế Giê-su là Con Một của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su đã hóa thân thành người. Chúa đã giáng thế, đã sống đời vô tội, đã ra đi rao giảng Tin lành, Chúa đã hy sinh mạng sống vì bạn, Ngài đã chịu chết, chịu chôn và đã sống lại sau ba ngày nằm trong phần mộ. Hiện nay Chúa Giê-su đang sống, đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Ngài đang cầu thay và chuẩn bị thiên đàng cho người tin thờ Ngài.

Không thờ Trời là có tội. Người Việt cần được Chúa tha tội.  Người Việt cần đón nhận ân ban của Đức Chúa Trời. Ân ban của Chúa là sự cứu rỗi. Sự cứu rỗi là món quà miễn phí. Đây là món quà quí giá Chúa cho không chúng ta, chúng ta không cần trả giá vì Chúa đã trả giá bằng mạng sống của Ngài trên thập tự giá rồi.

Hôm nay bạn muốn xây dựng mối liên hệ với Đức Chúa Trời không?

Chúa Giê-su tuyên bố: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai đến được cùng Cha” (Giăng 14:6). Bạn chỉ có thể liên hệ được với Trời qua con đường thập tự giá của Chúa Giê-su.

Ông Phao-lô, một người Do Thái đã gặp Chúa Giê-su hiện ra với ông trên con đường tiến về thành phố Đa-mách (Syria) nhằm bắt bớ Hội Thánh. Ông hỏi Chúa hai câu: (1) Lạy Chúa, Chúa là ai? (2) Bây giờ tôi phải làm gì? Hai câu hỏi nầy cùng với câu trả lời chỉ dẫn của Chúa đã thay đổi hẳn cuộc đời ông Phao-lô. Ông đã trở lại thờ Chúa, ông học đạo, sống đạo và truyền bá Đạo Trời. Qua ông Phao-lô có rất nhiều trên khắp thế giới đã trở lại Thờ Trời.

Hôm nay bạn cũng có thể xây dựng mối liên hệ với Đức Chúa Trời bắt đầu bằng cách đặt lại hai câu hỏi nầy. (1) Lạy Chúa, Chúa là ai? (2) Bây giờ tôi phải làm gì? Kinh Thánh là câu trả lời cho mọi khát vọng của linh hồn của bạn. Khi hết lòng tìm kiếm Chúa, bạn sẽ khám phá lời Chúa hứa: “hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa Chúa sẽ mở cho.” Khi lắng nghe và làm theo lời Chúa dạy thì đời sống của bạn sẽ hoàn toàn biến đổi tốt đẹp hơn. Chắc chắn bạn sẽ được giải thoát khỏi tâm trạng sợ hãi, lo âu, mặc cảm tội lỗi, và những gánh nặng trong lòng. Bạn sẽ thấy rõ hướng đi. Bạn sẽ đi lên, không đi xuống nữa. Bạn sẽ sống có mục đích. Ánh sáng chân lý bình an sẽ đến tràn ngập tâm hồn và đời sống của bạn. Học giả C. S. Lewis, người Anh đã nói một câu rất hay, “Tôi tin Đạo Chúa giống như tôi tin mặt trời, không chỉ vì tôi thấy mặt trời nhưng là nhờ mặt trời mà tôi thấy mọi sự.”

Hãy ăn năn và tin nhận Chúa. Đây là mạng lịnh Chúa đã truyền cho nhân loại. Hãy bỏ con đường cũ dẫn đến hư mất và quay lại con đường mới dẫn đến sự sống đời đời. Đó là tin mừng chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Mong bạn suy nghĩ và làm theo lời Chúa dạy. Bạn hãy đổi hướng đi ngay hôm nay. Chỉ có hai hướng đi: đi lên và đi xuống. Nếu bạn không biết chắc mình đi lên là bạn đang đi xuống. Hãy quay trở lại.

Bạn có thể mở đầu mối liên hệ với Đức Chúa Trời và biết chắc hướng đi lên với lời cầu nguyện chân thành như sau: “Lạy Đức Chúa Trời: Con tin Chúa có thật. Con tin Chúa đã tạo dựng nên con và ban cho con sự sống từ nhỏ cho đến ngày hôm nay. Con tin Chúa đã sai Con Một Ngài đến thế gian tìm con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có thể cứu rỗi con. Con muốn trở lại thờ Chúa. Con muốn hướng đi lên. Con muốn sống làm vinh hiển Chúa và vui hưởng chính mình Chúa. Xin Chúa tha tội cho con. Xin Chúa nhận con làm con trong gia đình của Chúa. Xin Chúa dẫn dắt cuộc đời con theo Chúa. Hôm nay và mãi mãi. A-men.”

Cảm ơn Chúa về lời cầu nguyện quan trọng của bạn. Hãy trao phó cuộc đời còn lại của bạn cho Chúa. Đây là khởi điểm tốt. Bạn sẽ còn học đạo, sống đạo và truyền đạo nữa. Và Chúa sẽ dùng bạn. Chúa cần bạn tiếp tay cứu rỗi nhiều người khác. Hãy liên lạc với chúng tôi. Hội Thánh Chúa đang chờ đón bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau tiến bước trong cuộc hành trình TRỞ LẠI THỜ TRỜI. Muốn thật hết lòng.

Cách hiệu quả nhất để giúp thân nhân trở lại thờ Trời là cầu nguyện, quan tâm, thăm viếng, chăm sóc, giúp đỡ, thông công, chia sẻ, hỏi han, tham gia, gần gũi, và làm việc tốt đến mức hy sinh cho đến khi thân nhân quyết định trở lại thờ Trời. Cách tốt nhất là học đạo và sống đạo với thân nhân qua các bài học Kinh Thánh. Hãy thăm dò tấm lòng của thân nhân với 3 bài học đầu tiên về Đức Chúa Trời. Sau khi học xong 3 bài trong 3 tuần cách chậm rãi, kỹ càng, bạn sẽ thấy phản ứng và quyết định của thân nhân bạn.

CHÚNG TÔI TIN

TÍN LÝ CỦA NHỮNG NGƯỜI THỜ TRỜI

 

 

Tác giả: RANDY FRAZEE, General Editor,

BELIEVE Student Edition, Zondervan, 2015

Chuyển Ngữ: Mục Sư Nguyễn Văn Huệ, Dallas.

 

 

Mục Lục 

Lời Giới Thiệu

SUY NGHĨ GIỐNG NGÀI

TÔI TIN GÌ?

(Tôi tin ai?)

Chương 1. ÔNG TRỜI CÓ THẬT

Chương 2. ÔNG TRỜI RẤT GẦN

Chương 3. CHỈ NHỜ TRỜI CỨU

Chương 4. LỜI SỰ SỐNG

Chương 5. ĐỊA VỊ MỚI

Chương 6. HỘI THÁNH

Chương 7. LOÀI NGƯỜI

Chương 8. LÒNG THƯƠNG XÓT

Chương 9. CHỨC VỤ QUẢN LÝ

Chương 10. CÕI ĐỜI ĐỜI

 

HÀNH ĐỘNG GIỐNG NGÀI

TÔI PHẢI LÀM GÌ?

(Tôi Góp Phần Làm Gì?)

Chương 11. THỜ PHƯỢNG

Chương 12. CẦU NGUYỆN

Chương 13. HỌC KINH THÁNH

Chương 14. MỘT LÒNG MỘT DẠ

Chương 15. ĐẦU PHỤC HOÀN TOÀN

Chương 16. XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG

Chương 17 KHÁT KHAO ÂN TỨ THUỘC LINH

Chương 18 DÂNG THỜI GIỜ

Chương 19. DÂNG TÀI LỰC

Chương 20. CHIA SẺ ĐỨC TIN

 

TRỞ NÊN GIỐNG NGÀI

TÔI THÀNH NGƯỜI THẾ NÀO?

(Tôi Muốn Trở Thành Người TRỜI Muốn)

Chương 21. YÊU THƯƠNG

Chương 22. VUI MỪNG

Chương 23. BÌNH AN

Chương 24. TỰ CHẾ

Chương 25. HY VỌNG

Chương 26. KIÊN NHẨN

Chương 27. TỬ TẾ

Chương 28. TRUNG TÍN

Chương 29. MỀM MẠI

Chương 30. KHIÊM NHƯỜNG

Hãy kiên trì cầu nguyện và tha thiết nài xin Đức Chúa Trời cứu thân nhân của cả gia đình mình. Không có kết quả nào quý hơn là những thân nhân được cứu rỗi khỏi chết mất trầm luân và được vượt khỏi sự chết đến sự sống, từ tối tăm được dời qua nước sáng láng của Con Đức Chúa Trời, từ địa ngục đến thiên đàng… Hãy học áp dụng và phố biến ý niệm đầu tư cho vĩnh cữu bằng cách CHỨA CỦA TRÊN TRỜI hoặc CỦA Ở ĐÂU LÒNG Ở ĐÓ. Ma-thi-ơ 6: 19-21.

 

CÓ ĐIỀU CHI NGĂN TRỞ BẠN THỜ TRỜI?

Nếu bạn chưa trở lại thờ Trời, tôi xin hỏi bạn, “Có điều chi đang ngăn trở bạn trở lại thờ Trời hôm nay không?”
Có thể bạn vẫn còn một số câu hỏi, một vài ngăn trở. Có thể có những lý do xuất phát từ bản thân, gia đình, hay xã hội? Nhưng điều đó có quan trọng không? Có quan trọng bằng số phận sống hay chết đời đời của bạn không? Tôi nghĩ không lý do nào có thể biện minh cho bạn trước mặt Đức Chúa Trời. Có thể bạn sẽ nêu lên lý do nầy hay lý do khác rất hợp tình để biện minh cho việc bạn không thể trở lại thờ Trời, nhưng bạn có thể tự biện hộ như vậy khi ứng hầu trước mặt Đức Chúa Trời hay không? Trong ngày phán xét bạn sẽ chỉ nghe Chúa phán, “Hãy vào thiên đàng với ta!” hoặc bạn sẽ nghe Ngài phán, “Hãy đi khỏi ta vì ta không biết ngươi!” Hãy suy nghĩ đến câu trả lời của chính bạn với chính Đức Chúa Trời chứ không phải với chúng tôi hay với bất cứ ai.
Tôi tin ngày hôm nay là cơ hội Trời ban để bạn ăn năn trở lại thờ Trời. Hãy lựa chọn và quyết định thờ Trời, đừng bỏ qua cơ hội.
Tôi có một ý nghĩ để thưa chuyện với bạn trước khi bạn quyết định. Sứ đồ Phi-e-rơ là người đưa ra câu hỏi nầy trước. “Nầy, chúng tôi đã bỏ hết mà đi theo thầy.” Ông hỏi Chúa Giê-su với ngụ ý nếu theo Chúa, ông sẽ được chi?
Có lẽ đây cũng là câu hỏi của bạn hôm nay?
Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chẳng một người nào vì ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và sự sống đời đời trong đời sau” (Mác 10:28-30).

Đừng bỏ qua cơ hội hôm nay
Hãy cùng tôi suy nghĩ và quyết định. Nhận định đúng, chúng ta sẽ có quyết định đúng, ngay hôm nay. Tôi thích lời khuyên sau đây:
Điều quý nhất của thế gian là sự sống, Điều quý nhất của sự sống là tình yêu thương, Điều quý nhất của tình yêu thương là thời giờ Điều quý nhất của thời giờ là bây giờ.
Kinh Thánh dạy: “Hôm nay là thì thuận tiện, hôm nay là ngày cứu rỗi.”

MỘT TẤM GƯƠNG THẬT GIÚP BẠN QUYẾT ĐỊNH

Sách Phúc Âm Lu-ca 24:32-46, ghi lại câu chuyện sau đây trong ngày Chúa Cứu Thế Giê-su chịu chết trên thập tự giá. Một ngày quan trọng chia đôi dòng lịch sử cứu rỗi của nhân loại. Có hai người đại diện cho nhân loại, cả hai người có cùng một cơ hội nhưng lại có hai số phận khác nhau. Mời bạn cùng đọc và suy nghĩ.

Chúng cũng đem hai người đi nữa, là kẻ trộm cướp, để giết cùng với Ngài. Khi đến một chỗ gọi là chỗ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả. Song Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì. Đoạn, họ bắt thăm chia nhau áo xống của Ngài. Dân chúng đứng đó mà ngó. Các người coi việc nhạo cười Ngài, rằng: Nó đã cứu kẻ khác; nếu nó là Đấng Christ, Đấng Đức Chúa Trời đã lựa, thì hãy cứu mình đi! Quân lính cũng giỡn cợt Ngài, lại gần đưa giấm cho Ngài uống, mà rằng:
Nếu ngươi là Vua dân Giu-đa, hãy tự cứu lấy mình đi! Phía trên đầu Ngài, có đề rằng: Người nầy là Vua dân Giu-đa. Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là Đấng Christ sao?Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa! Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác. Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.

Tôi thích đoạn Kinh Thánh nầy. Đây là đoạn Kinh Thánh vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Bạn biết không, có rất nhiều điều xảy ra trên đồi Gô-gô-tha khi Chúa chịu chết vì bạn và tôi, nhưng tôi thấy ít nhất có 4 điều xảy ra trong lòng người tướng cướp đã được Chúa cứu ngày hôm đó.

  1. Mầy chẳng sợ Đức Chúa Trời sao?
    2. Vì hình ta chịu xứng với việc ta làm
    3. Nhưng người nầy (Giê-su) không hề làm một điều gì ác.
    4. Hỡi Giê-su, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!

Tôi thấy ở đây có 4 điều kiện của sự cứu rỗi có thể áp dụng cho chúng ta:
1. Tin và kính sợ Đức Chúa Trời.
2. Nhận mình có tội đáng chết mất.
3. Biết Chúa Giê-su vô tội chết thế vì mình.
4. Cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ và cứu rỗi.

a 5

Tôi thấy hai tên cướp sắp chết là hình ảnh của bạn và tôi, những tội nhân đang bị kết án chết. Trời cho chúng ta ai nấy đều có ít nhất một cơ hội để lựa chọn về Ngài. Sau 100 năm nữa, hết thảy chúng ta đều chết hết. Sau sự chết có gì? -Có Đức Chúa Trời phán xét. Không một ai tránh khỏi. Đứng trước sự chết vẫn có người cứng lòng, không chịu ăn năn. Nhưng vẫn có người ăn năn tội, cầu xin Trời cứu.
Bạn chọn đứng bên nào? Người ăn năn hay người không ăn năn? Kết quả không ngờ là anh tướng cướp sắp chết biết ăn năn tội kêu cầu Chúa cứu đã nhận được lời hứa lớn: Hôm nay ngươi sẽ ở với ta trên thiên đàng. Anh tử tội ăn năn cầu Trời hôm đó đã về với Chúa trong bình an và hy vọng. Còn anh tử tội không ăn năn đã chết mất trong tối tăm, bất hạnh. Chỉ trong gang tấc, chỉ một quyết định đã thay đổi số phận của hai con người. Người tin và người không tin. Thiên đàng và địa ngục. Bên trong và bên ngoài. Đi lên và đi xuống. Sáng và tối. Hy vọng và thất vọng. Sống và chết. Tự do và nô lệ. Còn và mất. Sung sướng và hối tiếc.
Tôi khám phá một điều: “Chỉ người tin mới vâng lời, chỉ người vâng lời mới tin.”

Bạn có tin không?

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ
Trích từ Sách “Thờ Trời”

Hãy tìm kiếm và chia sẻ những lời chứng thật lòng về sự nhậm lời cứu rỗi của Chúa với những người có đời sống biến đổi nhờ Ơn Trời. Đây là mục đích của Báo Hướng Đi phát hành mỗi năm 4 lần, mỗi lần gần 10,000 quyển và website www.huongdionline.com mới xây dựng trong 2 năm qua thu hút hơn 200,000 hits của bạn đọc khắp thế giới.

 

TÌNH TRỜI

Người Việt là một dân tộc nặng về tình hơn về lý. Tình ông bà, tình cha mẹ, tình chồng vợ, tình gia đình, tình thầy trò, tình anh em, tình bà con, tình bạn hữu, tình hàng xóm, tình quê hương. Người Việt thường dạy nhau ai nấy hãy giữ chữ tình, “Phàm sự lưu nhân tình, hậu lai hão tương kiến.” Tình cảm của loài người là vốn quý Trời ban. Người Việt sống vì tình, có người lụy vì tình. Nhờ tình cảm mà con người sống còn và hòa bình cho đến ngày nay.

Nhưng tình người dù nặng vẫn không nặng bằng tình Trời.

Chúa Cứu Thế dạy rằng: Vậy, hãy trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 22:21). Câu nầy có nghĩa là khi bạn làm trọn bổn phận đối với người, bạn nhớ đừng quên làm trọn bổn phận đối với Trời. Trời trọng hơn người. Bạn và tôi ai nấy cũng có ngày sẽ chầu Trời. Mỗi người sẽ hầu tòa và Trời sẽ phán xét mỗi người chúng ta.

Người Việt kinh nghiệm và vui hưởng tình Trời cần biết ơn Trời và tính Trời. Kinh Thánh là sách duy nhất bày tỏ cho mọi người biết rõ ơn Trời và tính Trời. Mỗi một người (dù nam hay nữ, dù nghèo hay giàu) đều có giá trị bình đẳng và cao trọng trước mặt Chúa Trời. Con người có giá trị vì con người có linh hồn. Linh hồn giống như hình ảnh Trời được Ngài ban phú trong mỗi người. Trời muốn con người trở nên giống Ngài. Mục đích của đời người là làm vinh hiển Chúa Trời và vui hưởng chính mình Ngài mãi mãi. Chúa Trời muốn bạn và tôi biết ơn Trời, tin cậy Trời, vâng lời Trời, sống thờ phượng Trời, làm mọi việc vì vinh hiển danh Trời, góp phần mở mang nước Trời trong lòng mọi người trên đất nước thân yêu.

Mục đích của đời người là làm vinh hiển Chúa Trời và vui hưởng chính mình Ngài mãi mãi.

Trời muốn cứu bạn thoát tội, thoát khổ, thoát chết. Chỉ có Trời cứu. Có nhiều lý do để bạn thờ Trời, cầu Trời và nhờ Trời cứu.

TRỜI THẬT

Đức Chúa Trời có một và thật. Thật ngược với giả. Trời luôn thật, Ma quỷ luôn giả. Lời của Trời và ý Trời luôn thật, không giả dối. Thật cũng có nghĩa thành thật, thành tín. Thật là tinh tuyền, không pha trộn.

Vả, mọi người đều thuật lại thế nào anh em đã tiếp đãi chúng tôi, và thế nào đã trở lại cùng Đức Chúa Trời, bỏ hình tượng đặng thờ Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật. 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9

Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến. Giăng 17:3

 Ai đã nhận lấy lời chứng của Ngài thì làm chứng chắc rằng Đức Chúa Trời là thật. Giăng 3:33-34 

TRỜI THÁNH

Đức Chúa Trời là Đấng thánh. Thánh là biệt riêng, thánh là siêu việt, là duy nhất. Trời là thánh vì không ai giống Ngài. Trời là thánh nghĩa là không có một Trời nào khác, chỉ mình Ngài mà thôi. Đền thờ biệt riêng để thờ Trời gọi là đền thánh. Kinh sách do Ngài cảm thúc cho con người viết ra gọi là Kinh Thánh. Người ăn năn trở lại thờ Trời được thánh hóa, được Kinh Thánh gọi xưng là thánh đồ, là người thánh và rất yêu dấu. Thánh giống như ánh sáng, hoàn toàn trong sáng. Thánh là thanh sạch tuyệt đối. Không ai được phép coi thường đức thánh khiết của Trời.

Các sê-ra-phim cùng nhau kêu lên rằng: Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân! Khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài! Ê-sai 6:3-5

Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu. 1 Giăng 1:5

TRỜI TOÀN

Đức Chúa Trời là Đấng Toàn hảo, toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ. Trời là Đấng đầy đủ hoàn toàn, không thiếu chút nào. Trời không cần ai nhưng ai cũng cần Trời. Trời là Đấng tự hữu, hằng hữu. Trời là Đấng toàn tại, toàn tri. Trời không bao giờ thay đổi.

Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi. Hê-bơ-rơ 13:8.

Nguyền xin vinh hiển về nơi Đức Chúa Trời khôn ngoan có một, đời đời vô cùng! A-men. Rô-ma 16:27.

TRỜI TẠO

Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Tạo là sáng tạo mọi vật từ chỗ không không. Chúa Trời tạo hóa, sáng tạo muôn loài vạn vật từ chỗ không có gì trước đó. Chúa Trời tạo dựng vũ trụ, thiên nhiên. Chúa Trời tạo dựng loài người. Chúa Trời tái tạo lòng người, đời người. Chúa Trời tạo ra thiên đàng, trời mới, đất mới.

Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Sáng Thế Ký 1:1

Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài. Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Giăng 1:3-4

Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Vì muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài, và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời vô cùng! A-men. Rô-ma 11:33-36.

TRỜI TIẾC

Tiếc thay, loài người đã phạm tội trái mạng của Chúa Trời. Loài người không tin cậy vâng lời Chúa Trời, trái lại trở nên thù nghịch, thách thức Chúa Trời. Loài người vi phạm đến chính bản tính thánh và thật của Trời khiến Trời buồn, Trời tiếc.

Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó. Sáng thế 6:5-7.

TRỜI THƯƠNG

Chúa Trời là Đấng thánh khiết, công chính, nhưng đồng thời Ngài là Đấng yêu thương. Chúa Trời tạo ra chương trình cứu rỗi. Chúa Giê-su, đã thể hiện tình yêu của Trời bằng sự sống khiêm nhường, hy sinh, chết thế tội lỗi, gánh hết hình phạt cho loài người. “Vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.” Đức Chúa Trời đã phán về Chúa Giê-su từ trên trời, “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.”  Ai thấy Chúa Giê-su là thấy Đức Chúa Trời. Ai yêu Chúa Giê-su là yêu Đức Chúa Trời. Ai tin Chúa Giê-su là tin Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh nói nhiều về sự yêu thương của Chúa Trời. Chúng ta yêu vì Chúa yêu chúng ta trước. Hãy tưởng tượng đời nầy sẽ ra sao nếu mọi người thiếu mất đức yêu thương.

Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống. Nầy, sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta. Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau. 1 Giăng 4:9-11

Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời. Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Giăng 3:14-16.

TRỜI THA

Tha thứ là ý niệm đẹp nhất, đem lại hy vọng lớn nhất cho mọi người. Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Khi Trời tha thì mọi nan đề đều được giải quyết. Giải pháp cao quý nhất của Trời là Ngài đã quyết định tha hết tội cho mọi người trở lại thờ Trời, cả tội quá khứ, hiện tại hay tội tương lai.

Chúa ôi! Chúa là thiện, sẵn tha thứ cho, Ban sự nhân từ dư dật cho những người kêu cầu cùng Chúa. Thi-thiên 86:5

Ấy là Ngài tha thứ các tội ác ngươi, Chữa lành mọi bịnh tật ngươi. Thi-thiên 103:3

Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào. Ê-sai 55:7

Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy. Cô-lô-se 3:13 

 

TRỜI THỬ

Người thờ Trời không sợ bị thử thách. Trời dùng sự thử thách để đào luyện con cái của Ngài. Người bị thử thách là người được Trời thương. Trời luôn rèn luyện để con cái Ngài mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn, trưởng thành hơn.

Khi mọi việc kia đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham; Ngài phán rằng: Hỡi Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Sáng-thế Ký 22:1

Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Gia-cơ 1:2

Phước cho người bị cám dỗ (thử thách); vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài. Gia-cơ 1:12

Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. 1 Phi-e-rơ 4:12

TRỜI TÌM

Khi bạn lỗi hẹn, Chúa đi tìm. Khi bạn đi lạc, Chúa đi tìm. Chúa đang tìm người có lòng thờ phượng thật. Có thể Chúa đang tìm bạn hôm nay.

Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu? Sáng thế 3:9

Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hôm nay sự cứu đã vào nhà nầy, vì người nầy cũng là con cháu Áp-ra-ham. Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.  Lu-ca 19: 9-10.

TRỜI THƯỞNG

Trời phạt bạn tức là Ngài áp dụng kỷ luật trên con cái thật của Ngài, Ngài muốn con cái Ngài trở nên người tốt hơn. Nhưng Ngài cũng là Đấng hay ban thưởng cho người yêu mến Ngài và sống đẹp lòng Ngài. Bạn muốn Trời thưởng hay muốn Trời phạt?

Hãy vui vẻ, và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm; bởi vì người ta cũng từng bắt bớ các đấng tiên tri trước các ngươi như vậy. Ma-thi-ơ 5:12

Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi. Ma-thi-ơ 6:6

Ai sẽ cho một người trong bọn nhỏ nầy chỉ uống một chén nước lạnh, vì người nhỏ đó là môn đồ ta, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ ấy sẽ chẳng mất phần thưởng của mình đâu. Ma-thi-ơ 10:42

Song các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng. Vậy, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn, và các ngươi sẽ làm con của Đấng Rất Cao, vì Ngài lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ. Lu-ca 6:35

Người trồng, kẻ tưới, đều bằng nhau; ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm. Cô-rinh-tô 3:8

Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài. Hê-bơ-rơ 11:6

Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm. Khải-huyền 22:12

Bạn có muốn sống trong tình Trời, khôi phục và phát triển mối liên hệ thân mật với Trời như con với cha, như vợ với chồng, như trò với thầy, ngay hôm nay không?

Tôi xin chia sẻ với bạn một lời hứa quý báu của Đức Chúa Trời đã làm khích lệ và phấn khởi lòng tôi. Chúng ta sống nhờ lời hứa của Chúa, chứ không phải nhờ những lời giải thích. Bạn muốn vui hưởng lời hứa nầy không?

Chúng ta sống nhờ lời hứa của Chúa, chứ không phải nhờ những lời giải thích. Bạn muốn vui hưởng lời hứa nầy không?

Ấy là vì cớ đó mà tôi quì gối trước mặt Cha, bởi Cha mà cả nhà trên trời và dưới đất đều được đặt tên, tôi cầu xin Ngài tùy sự giàu có vinh hiển Ngài khiến anh em được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng; đến nỗi Đấng Christ nhân đức tin mà ngự trong lòng anh em; để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong tình yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó là thể nào,  và được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời.
A-men.

TRỜI CỨU

Bạn thân mến,

Tôi chưa biết mức độ liên hệ của bạn với Đức Chúa Trời hiện nay như thế nào. Bạn đã biết ít nhiều về tình Trời, nhưng điều quan trọng nhất bạn cần biết là chỉ có Trời cứu. Ngài đã chỉ dẫn con đường cứu rỗi cách rõ ràng, chúng ta chỉ có việc vâng lời đi theo. Mời bạn đọc và làm theo những chỉ dẫn sau đây từ Trời:

Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giê-su ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. Vả, Kinh thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn.

Trong người Giu-đa (Do Thái) và người Gờ-réc (Hy Lạp) không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. Rô-ma 10:8-13.

Bạn đã cầu Trời và đã được Trời cứu chưa?

ƠN TRỜI VÔ BIÊN

MỘT NGƯỜI BIẾT ƠN TRỜI

Tôi tin có một Đức Chúa Trời–một Ông Trời lành, một Đấng yêu tôi và chấp nhận con người của tôi.

Tôi cảm tạ ơn Trời vì sự ban cho của Ngài không xiết kể. Trời cho tôi sống, tôi suy nghĩ, tôi làm việc, tôi học hành, tôi lựa chọn, tôi phục vụ. Tôi hãnh diện làm người Việt Nam, tôi nói tiếng Việt, ăn thức ăn Việt, lớn lên giữa văn hóa Việt, giữa tình đồng hương Việt. Tôi có quốc tịch Việt Nam. Tôi đang có quốc tịch Hoa Kỳ. Tôi cũng đang có quốc tịch Thiên Quốc.

Trời cho người Việt nhiều ơn lắm. Nhiều người Việt hôm nay sống tha hương luôn mong tìm cơ hội về thăm quê hương. Biết ơn trên là tính của con người, tiếc thay vẫn có ít người Việt biết ơn Trời. Tại vì tỉ lệ số người Việt biết thờ Trời không nhiều. Trong khi có 90% ngưởi Mỹ thờ Trời thì cũng có 90% người Việt không thờ Trời. Tôi sống ở Mỹ được hơn 20 năm và tôi biết rõ người Việt đang được vui hưởng tất cả những ơn lành Trời ban cho nước Mỹ. Người Việt được tôn trọng ở xứ người. Văn hóa ẩm thực của người Việt đang được thế giới yêu thích. Người Việt có đóng góp một phần con người, chất xám, kinh tế cho nước Mỹ. Ở Mỹ người Việt dùng Việt Ngữ để viết, làm thơ, làm báo, làm văn. Người Việt có trí thông minh không thua gì các dân tộc khác. Người Việt cũng có nhiều người trở thành người giàu có, được chọn vào các ngành công quyền để phục vụ. Có nhiều người Việt đi dạy học, làm chủ công ty, tham gia chính quyền, quân đội, chẳng khác nào người dân Mỹ với các địa vị và quyền lợi cao.

Rất may người Việt không có truyền thống tôn giáo cả nước như Campuchia, như Lào, như Miến Điện, như Thái Lan, như Indonesia. Người Việt cũng không bị áp đặt truyền thống tôn giáo như người Hồi Giáo. Người Việt được tự do lựa chọn niềm tin của mình. Nhưng người Việt thường chỉ lo đời nầy, ít lo đời sau. Chỉ thấy gần, ít thấy xa. Chỉ chăm sự thấy được, ít chăm sự không thấy được. Người Việt chưa biết mình đang cần nhất là sự tự do tâm linh để biết yên tâm số phận của linh hồn.

Cùng chịu ảnh hưởng của các tôn giáo Á-Đông, người Việt đồng ý về thực trạng khổ của con người. Khổ vì tham muốn. Muốn thoát khổ phải thoát tham muốn. Nhưng mang tính người làm sao thoát khỏi tham muốn. Theo truyền thống người Việt chỉ thấy một con đường thoát là tự mình tu thân tích đức. Và người Việt đang ra sức thoát khổ bằng nổ lực riêng, theo giải pháp của người xung quanh, xưa trước. Người Việt chưa biết hết Ơn Trời bao la, chưa giải pháp của Trời.

Người Việt chưa biết nan để chính của con người với Trời là hàng rào tội lỗi. ‘Vì mọi người đều phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” Người Việt cần biết phương cách giải thoát của Trời. Người Việt cần học thần học về Trời. Về Ân Điển, Huyết, Thập Giá, Tái sanh, Thánh Hóa, Xưng Nghĩa, Phán Xét…Người Việt cần được đổi mới hoàn toàn, giống như đổi hướng đi xuống thành hướng đi lên.

Người Việt tha hương đang góp phần rất ít cho việc truyền giáo cứu người ở quê hương. Người Việt cũng chưa có ai chuyên chăm lo cho linh hồn các dân tộc khác. Các sinh viên Việt du học đến Mỹ để học làm giàu dưới đất càng ngày càng nhiều nhưng ít có người theo học Thần Học với mục đích làm giàu trên thiên đàng.

Gần đây ở Việt Nam có nổi lên một giáo phái bị lên án rầm rộ từ phía chính quyền và gây ra dư luận xôn xao. Đây là một giáo phái tự xưng là Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Tôi chưa biết chủ trương của giáo phái nầy nhưng nghe nói họ có những chủ trương cực đoan, chịu ảnh hưởng của người Hàn Quốc. Tôi nghĩ Chúa cho phép việc nầy xảy ra để người Việt quan tâm hơn đến vấn đề tâm linh và rút kinh nghiệm để biết phân biệt phải trái. Rất dễ để qui cho một tín hữu là người theo tà giáo khi thấy họ sống khác mình. Ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy, ở đâu có tiền thật thì ở đó cũng có tiền giả. Thấy có tiền giả không có nghĩa là ta phải bỏ tiền thật. Có người lấy Danh Trời làm chơi, không có nghĩa là ta sẽ không kính thờ Trời. Ta không ghét họ nhưng phải tìm cách cứu vớt họ. Phải thuyết phục, không phải lên án và bỏ cuộc. Ai cũng biết tầm thầy học đạo. Thầy mủ chỉ dẫn người mủ sa xuống hố. Làm sao để đoán xét một niềm tin? Đối với vấn đề tâm linh, chúng ta nên nghiên cứu tìm hiểu, đừng vội về hùa chạy theo ý kiến người khác. Chỉ có Kinh Thánh mới là tiêu chuẩn chính yếu để đánh giá một niềm tin.

ƠN LÀNH TỪ TRỜI BAN

Sự thật vẫn luôn là sự thật. Chúng ta phải đi tìm cho ra chân lý. Khi biết chân lý ta sẽ giữ vững lập trường. Đây là vấn đề rất lớn và là đề tài quan trọng nhất mà mỗi người Việt cần quan tâm suy nghĩ và chọn lựa. Hãy quyết định quan điểm đức tin và thái độ sống của mình. Đây là chỗ khác nhau của thế giới quan hay nhân sinh quan của bạn. Quan niệm sống của bạn sẽ quyết định cách sống của bạn. Bạn sống trong hy vọng hay bạn sống trong tuyệt vọng? Không ai thành công nếu cứ sống thờ ơ và để cho người khác chọn lựa hướng đi cho mình. Đây không còn là vấn đề tôn giáo, tổ chức, đoàn thể, xã hội, dân tộc nhưng là vấn đề chính tà, khôn dại, sống chết, thưởng phạt, còn mất. Đây sẽ là kết quả tốt hay hậu quả xấu trong cả hiện tại và trong cả tương lai.

Bạn biết không, tương lai của bạn sẽ chịu ảnh hưởng bởi việc làm hiện tại của bạn. Tích cực hay tiêu cực? Bạn đang gieo và bạn sẽ gặt. Tin hay không tin? Đi xuống hay đi lên? Thỏa lòng hay bất mãn? Tạ ơn hay vô ơn? Bạn đang ở phía thờ Trời hay đang ở phía không thờ Trời?

Cho đến nay, với tư cách một con người, dù tin hay không tin, bạn và tôi vẫn đang vui hưởng các ơn lành từ trên. Lòng Trời bao dung tha thứ. Đã có rất nhiều người hy sinh, tranh đấu để bạn vui hưởng những quyền lợi nầy. Quyền tự do sống, tự do mưu cầu hạnh phúc. Phao-lô đặt câu hỏi, “Có ơn nào mà anh em không nhận lãnh?” Gia-cơ thì nói, “Hỡi anh em yêu dấu, chớ tự dối mình:  mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cãi nào.”
Tôi biết tất cả các quà tặng của sự sống hiện hữu đều là do Trời ban. Ơn Trời vô biên, dư dật. Cả loài người đang sống nhờ ơn Trời. Nhiều không kể xiết. Loài người chỉ là một phần của quả đất và quả đất chỉ là một phần nhỏ của vũ trụ mênh mông. Làm sao mà một người dám sống kiêu ngạo, phủ nhận Ơn Trời cho được?

Tôi nhớ câu chuyện một võ sĩ quyền Anh nổi tiếng ở Mỹ đang đi máy bay. Có lần máy bay rơi vào chỗ không khí lỏng, chòng chềnh trên không, phi công trưởng loan báo mọi người hãy dùng seatbelt, gài nịt. Khi nữ tiếp viên đến chỗ nhà quyền Anh ngồi, thấy anh không có seatbelt thì nhắc hãy cài seatbelt. Nhưng khi nghe chàng võ sĩ nói, “Superman không cần seatbelt! Cô tiếp viên đã lên tiếng ngay, “Superman cũng không cần đi máy bay!”

Bạn có dám nói, “Tôi không cần ơn Trời?”

Mỗi người Việt chúng ta đều đang sống nhờ Trời trong từng hơi thở, ánh sáng, thức ăn, nước uống, tiền bạc, trường học, bệnh viện, gia đình, Hội Thánh, quê hương. Có bao giờ bạn ngữa mặt lên trời và nói cảm ơn Trời không? Không có Trời, chúng ta và thế giới sẽ không sống, không động, không có, không còn. Không tin thờ Trời bạn trở thành kẻ mồ côi. Kiêu ngạo. Liều lĩnh. Không thờ Trời bạn đang cố tình chọc cho Trời giận và Ngài sẽ phó mặc bạn theo tư dục của mình. Một nhà Thần Học người Anh đã nhận xét, “Tôi tin Trời giống như tôi tin mặt trời, không chỉ vì tôi thấy mặt trời mọc nhưng vì nhờ mặt trời mà tôi thấy mọi sự.” Không tin Trời, bạn sẽ không thấy gì hết, tất cả đều là cảnh mờ mịt tối tăm.

Nhưng dù tin thờ Trời hay không tin thờ Trời, có ngày rồi bạn cũng sẽ chầu Trời. Chạy trời không khỏi nắng, bạn sẽ ứng hầu trước tòa án của Trời. Bạn sẽ bị Trời phán xét.

Tôi đã tin Trời, nhờ Trời, cầu Trời, yêu Trời, phục vụ việc Trời và sẵn sàng để chầu Trời. Tôi và gia đình CHÚNG TÔI THỜ TRỜI. Chúng tôi sống vui thỏa, bình an. Bạn cần suy nghĩ ngay đến việc thờ Trời. Đừng bao giờ lầm tưởng những nhà truyền giáo Đạo Trời đang dụ dỗ bạn. Hãy quyết định trở lại thờ Trời ngay hôm nay. Một mình bạn đối diện với Đức Chúa Trời. Đừng chần chờ đầu phục Trời trước khi quá muộn. Tôi nghĩ đến gia đình tôi đang được phước nhờ được Trời cứu. Tôi nghĩ đến Hội Thánh là môi trường sinh hoạt đức tin và phục vụ tha nhân. Tôi luôn tạ ơn Trời. Không ai mà không có lý do để tạ ơn Trời.

CÓ NHIỀU ƠN TRỜI BẠN CHƯA BIẾT

Ơn Trời thật vô biên. Đạo Trời thật mầu nhiệm. Tin Trời thì dễ nhưng thờ Trời thì khó. Dễ với người có đức tin và sống bởi đức tin, nhưng khó đối với người đang muốn tự cứu, cậy nhờ công đức và việc làm riêng của mình. Bạn phải học tin cậy Trời và vâng lời Trời. Hoàn toàn bởi đức tin. Người công bình sống bởi đức tin.

Mục sư Warren W. Wiersbe đã đưa ra 20 bài học để giúp bạn lớn lên đến mức trưởng thành trong gia đình của Trời. Hy vọng chúng ta có lúc sẽ đề cập đến những vấn đề lớn nầy cách rõ ràng hơn. Xin liệt kê sau đây:

  1. Sự tái sanh. Bắt đầu một đời sống mới.
  2. Sự bảo đảm: Làm thể nào để bạn biết mình là con của Trời.
  3. Sự nhận làm con nuôi: Được nhận vào gia đình của Trời.
  4. Sự vận động: Tăng trưởng thuộc linh.
  5. Tập trung: Lớn lên từ bên trong.
  6. Quân bình: Duy trì cái nhìn đúng.
  7. Bồi dưỡng: Ăn nuốt lời sống của Trời.
  8. Tập thể dục: Huấn luyện qua sự thờ phượng Trời.
  9. Tẩy sạch: Giải quyết vấn đề tội lỗi.
  10. Yêu thương: Hiệp một trong gia đình của Trời.
  11. Giống Trời: Càng trở nên giống Con Trời hơn.
  12. Vinh hiển: Tôn vinh danh Trời.
  13. Trưởng thành: Đạt đến đích của đời sống thờ Trời.
  14. Khôn lớn: Thay sữa bằng thịt.
  15. Đầu phục: Chọn để Ngài lãnh đạo.
  16. Đức tin: Đặt lòng tin cậy nơi Ngài.
  17. Vâng lời: Làm theo ý Trời.
  18. Hy vọng: Sống trong ánh sáng vĩnh cữu.
  19. Rộng lòng: Chia ơn sẻ phước với người khác.
  20. Vui thích: Thỏa lòng trong ơn Trời.

Người thờ Trời có quá nhiều đặc ân. Đặc ơn lớn là những lời hứa lớn. Tôi thích lời hứa sau đây:

“Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe,
Và lòng người chưa nghĩ đến,
Nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài.”

Biết ơn Trời, bạn có muốn trở thành một người thờ Trời và hầu việc Đức Chúa Trời ngay hôm nay không?

TRỜI ĐÁNG TÔN THỜ

Ý niệm đầu tiên của một người khi nghĩ về Đức Chúa Trời là điều quan trọng nhất đối với người đó. Hãy nghĩ trước nhất đến Ơn Trời bạn đang vui hưởng. Đừng than vãn, hãy reo mừng.  Sự hiểu biết đầu tiên của một người là biết Ơn Trời. Ơn Trời dẫn đến Thờ Trời. Điều răn đầu tiên trong mười điều răn mà Trời dạy cho nhân loại là, “Trước mặt Ta ngươi chớ có các thần khác.” Trời là Đấng kỵ tà, Đấng tự nhận là hay ghen tương. Trong điều răn thứ hai ngay sau đó, Trời dạy, “Ngươi chớ lấy Danh Ta làm chơi.” Vì thế trước hết chúng ta hãy cẩn thận khi nói đến danh Đức Chúa Trời. Giống như tục ngữ Việt đã nói, “Chạy trời không khỏi nắng.” Bạn không thể nào tránh né được Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng đã dựng nên bạn. Ngài ban cho bạn sự sống, sự sáng, sự khôn ngoan, sự tự do… Bạn không thể nói, “Tôi không trời, không đất!” Giống như bạn không thể nào nói, “Tôi không cha, không mẹ!” Người khôn là người tin và kính sợ Đức Chúa Trời. Tin ở đây không phải chỉ là tin có rồi thôi, không liên hệ nữa. Người ta vẫn phải sống nhờ Trời. Người vẫn là người, Trời vẫn là Trời.

Kinh Thánh để ý, “Ma quỷ cũng tin có Đức Chúa Trời và run sợ.”

Người Việt vẫn hay nói cách thực tế, “Trời cho không ai thấy, Trời lấy không ai hay.” Tiếc thay tôi chưa thấy một tổ chức thờ Trời nào mang danh của người Việt. Ngày xưa trong thời các vua chúa, người Việt có tổ chức hằng năm lễ tế Trời. Truyền thống nầy ngày nay không còn nữa. Làm sao khôi phục được truyền thống tế Trời? Người Việt biết cần cầu Trời nhưng chưa biết Đấng Chân Thần để kêu cầu. Người Việt cần học kinh nghiệm về sự cầu nguyện, cầu thay. Người Việt cần tìm hiểu và hiểu cho thật đúng về cách xây dựng mối thông công liên hệ với Ông Trời. Người Việt không nên hài lòng với với việc thờ người. Người Việt cần kinh nghiệm thờ Trời.

TRỜI ĐÃ TỰ BÀY TỎ CHÍNH MÌNH TRONG KINH THÁNH

“Trời ở đó và Trời không nín lặng.” Đó là nhận xét của một nhà Thần Học nổi danh người Đức. “This is God who is there.” “This God is not silent.” Trời đã tự bày tỏ chính mình ra để chúng ta biết về Ngài. Ngài đã làm cách nào?

Ngài đã tự bày tỏ chính mình Ngài qua sự mặc khải tổng quát trong thiên nhiên và qua sự mặc khải đặc biệt trong Lời của Ngài. Các nhà Cải Chánh thích nói rằng, Trời đã ban cho chúng ta hai quyển sách. Một sách là sự sáng tạo, chúng ta biết Trời bởi những gì Ngài đã làm:

“Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời,
Bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm.
Ngày nầy giảng cho ngày kia,
Đêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ.” (Thi Thiên 19:1-2)

Tuy nhiên, sự sáng tạo không phải là cách duy nhất Ngài tự bày tỏ chính mình. Trời còn ban cho chúng ta một quyển sách khác bằng lời của Ngài.

Tác giả Thi Thiên 19 viết tiếp:

“Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại;
Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan.” (câu 7).

Trời đã tự bày tỏ chính mình ra trong quyển Kinh Thánh. Kinh Thánh là sách lịch sử ghi chép lại rõ và đầy đủ về việc Trời đã từng làm cho nhân loại. Tuy nhiên Ơn Trời vô biên quá. Kinh Thánh không phải là lời duy nhất của Trời. Chúng ta còn thấy lời của Đức Chúa Trời hóa thân thành người. Lời đó là Chúa Giê-su Christ, Con Một của Đức Chúa Trời.

TRỜI CŨNG ĐÃ TỰ BÀY TỎ CHÍNH MÌNH TRONG CON MỘT CỦA NGÀI

Đây là thế giới quan duy chỉ có trong Cơ-đốc Giáo. Trời đã trở thành người. Trời mang thân xác loài người.

Hê-bơ-rơ 1:2 “Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian.”

Giăng 12:45 “Còn ai thấy ta, là thấy Đấng đã sai ta đến.”

Nhờ vậy, trong Chúa Giê-su, chúng ta biết Trời. Biết Chúa Giê-su, chúng ta cũng biết được ý Trời. Tin Chúa Giê-su là Con Một của Chúa Trời, chúng ta cũng phải tin và nghe theo lời Chúa. Lời Chúa nói rõ với chúng ta về Đức Chúa Trời và về thực trạng của mỗi người chúng ta. Là những tội nhân, chúng ta cần được cứu rỗi. Và để cứu rỗi nhân loại Chúa Giê-su đã hy sinh mạng báu, đổ huyết đền tội cho chúng ta.

 

BẠN CHỈ CÓ THỂ THỜ TRỜI NHỜ TRUNG GIAN CỦA CON MỘT CHÚA TRỜI

Bạn muốn thờ Trời, hãy lắng nghe Chúa Giê-su là Con Một Chúa Trời. Chúa Giê-su gọi Trời bằng Cha. Ngài là người thật và Trời thật. Ngài dạy chúng ta cầu nguyện, “Lạy Cha chúng con ở trên trời.” Chính Đức Chúa Trời đã mấy lần làm chứng về Chúa Giê-su, “Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng ta mọi đường. hãy nghe lời Con ấy!” Bạn còn đi tìm gì nữa khi bạn đã thấy con đường? Và đây lại là con đường duy nhất? Chúa Giê-su tự xưng là đường đi, chân lý và sự sống. “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.”

CÁC TÔN GIÁO CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI ĐỀU CHỦ TRƯƠNG THỜ TRỜI

Hãy suy nghĩ đến Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Cơ-đốc Giáo, tất cả đều thờ Trời.

Hãy nhận xét về Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Cơ-đốc Giáo đã làm gì cho nhân loại?

Cũng hãy nghĩ đến Ấn Giáo, Phật Giáo và các tôn giáo khác đã làm gì cho thế giới?

Bạn hãy tìm hiểu nhân loại có bao nhiêu phần trăm người thờ Trời trên khắp thế giới. Hãy suy nghĩ đến kết quả của những đời sống thờ Trời. Hãy nghĩ đến những nước văn minh tiên tiến cũng như các nước chậm tiến. Hãy nghĩ đến nước Mỹ khi chính Tổng Thống Donald Trump tuyên bố, “Cốt lõi hiện hữu của nước Mỹ là đức tin, và gia đình chứ không phải là chính phủ.” Cũng như tất cả các vị Tổng Thống tiền nhiệm, Tổng thống Trump đã đặt tay trên quyển Kinh Thánh khi tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống thứ 45th của nước Mỹ. Tất cả các Tổng Thống Mỹ đều công khai đức tin thờ Trời của mình dựa trên Kinh Thánh. Tổng Thống và chính phủ Mỹ đang giữ ngày Cầu Nguyện hằng năm. Dân Mỹ đã đồng thanh tuyên bố đức tin thờ Trời của mình trên mỗi tờ dollar với dòng chữ IN GOD WE TRUST. Tạm dịch CHÚNG TÔI THỜ TRỜI.

Càng hiểu biết Đức Chúa Trời, chúng ta càng kính sợ Trời, cảm tạ Trời, yêu mến Trời, vâng lời Trời, cố sống đẹp lòng Trời. Chúng ta không dám coi thường Trời, không dám đưa mình lên bằng Trời. Không ai chống Trời mà tồn tại. Những ai tự xưng là ngang hàng với Đức Chúa Trời với ý tự kiêu đều mắc tội phạm thượng. Người rao giảng Đạo Trời không cần sự ủng hộ hay chê bai của bất cứ thế lực nào từ đất, từ người. Người Việt hay nói, “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong.” Kinh Thánh sách Rô-ma nói tất cả những người không tin Trời và không thờ Trời sẽ bị Trời giận và phó mặc. Muốn thờ Trời cho đúng và sống đẹp lòng Trời, chúng ta phải biết tánh Trời, vâng theo sự chỉ dạy của Trời. Theo đúng như sách Trời.

Càng gần Trời chúng ta càng biết tính Trời và tình Trời hơn. Trời là Đấng yêu thương nhưng cũng là Đấng thánh khiết. Trời là Đấng công bình. Trời đã tự bày bỏ chương trình của Ngài đối với nhân loại qua lịch sử của dân tộc Do Thái. Con Một của Đức Chúa Trời đã chọn trở thành người qua dòng tộc Do Thái. Trời muốn mọi người đều được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật. Trời muốn được mọi người tôn vinh, ngợi khen, cảm tạ.

Do Thái Giáo thờ Trời, nhưng tôi không theo Do Thái Giáo được. Người Do Thái không cho phép bạn theo đạo của họ đâu. Có nhiều lý do tôi không thể theo Do Thái Giáo.

Hồi Giáo thờ Trời, nhưng tôi không theo Hồi Giáo được. Khi theo Hồi Giáo bạn sẽ mất tự do ngay. Tôi muốn được tự do. Có nhiều lý do tôi không muốn theo Hồi Giáo.

Chỉ còn lại Cơ-đốc Giáo thờ Trời để tôi lựa chọn theo hay không theo. Tôi chọn thờ Trời theo sự chỉ dẫn của Trời. Tôi muốn có mối liên hệ đẹp đẽ, bền vững với Trời. Tôi muốn sống có mục đích. Tôi muốn thờ Trời theo sự chỉ dẫn đúng với mục đích của Kinh Thánh.

Mục đích của đời người là làm vinh hiển Đức Chúa Trời và vui hưởng chính mình Ngài mãi mãi. Trời là Đấng đầy ân điển và thương xót. Trời tôn trọng quyền tự do của mỗi người. Trời muốn mọi người tin cậy và vâng lời Ngài. Trời cho mỗi người có đủ thời gian để định đoạt số phận linh hồn của mình. Đây là chỗ khác nhau của sự tin Trời hay sự không tin Trời. Khác nhau như trời với vực, như thiên đàng với hỏa ngục.

Vì tin hay không tin Đức Chúa Trời nên chúng ta thấy trên thế gian có nhiều tôn giáo và nhiều giáo phái khác nhau. Có ít người tự hỏi tôn giáo của mình đang theo có mục đích gì và đã làm gì để giúp mình? Có tôn giáo chủ trương chỉ nhờ Trời cứu và cũng có tôn giáo truyền dạy hãy tự cứu lấy mình. Có giáo phái chủ trương được cứu bởi việc làm. Có giáo phái tin rằng Trời dựng nên thế giới rồi để cho nó tự hành.

Hãy đi tìm chân lý, đừng chỉ dựa vào truyền thống. Dù đó là truyền thống giáo hội. Hãy đọc Kinh Thánh để biết rõ ý Trời. Hãy theo ý Trời, đừng theo ý người. Hãy xem trái để biết cây. Hãy tìm kiếm và phân biệt đâu là chân, thiện, mỹ. Hãy tự hỏi, Con đường của tôi đang đi sẽ dẫn tôi tới đâu?

Vì có nhiều quan niệm khác nhau về Trời nên chúng ta phải biết Trời nào là thật. Làm sao để theo Ấn Giáo khi đa số người ở nước nầy đều cho rằng Trời là vạn vật, vạn vật là Trời. Làm sao để chấp nhận một số triết lý Á Đông khi cho rằng con người không cần Trời, hãy tự cứu mình, không nhờ ai cứu mình cả. Theo tôi, Trời qua sự mặc khải của Ngài trong Kinh Thánh mới là Trời thật, đáng thờ. Kinh Thánh chủ trương thờ Trời bởi đức tin. Bạn đã đọc Kinh Thánh chưa? Nếu bạn chưa đọc Kinh Thánh thì bạn chưa biết Trời là Đấng Chân Thần.

Trời là Đấng toàn tri, toàn tại, toàn năng. Trời tự mình có đầy đủ tất cả. “God is God and I am not.” “God is not in a hurry.” Trời thật phải là Đấng vô hạn, đời đời, không hề thay đổi. Ngài bất biến trong sự khôn ngoan, quyền phép, thánh khiết, tốt lành, công chính, chân thật, và yêu thương. Kinh Thánh mô tả Ngài, “Giê-hô-va! Giê-hô-va! Là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời.” (Xuất 34:6-7) Đức Chúa Trời là Đấng tể trị tối cao kiểm soát mọi sự, mọi lúc, mọi nơi. Đức Chúa Trời thánh khiết, khen thưởng người lành, xử phạt người tội với sự công bình.

Trời là Đấng đáng cho nhân loại tôn thờ. Nhưng xưa nay sự vô tín và tà giáo vẫn có đất sống vì sự dại dột, tham lam và vội tin của một số người. Có quá nhiều triết lý do con người sáng tác làm lung lay lòng người. Triết lý khác với chân lý. Đây là lý do chúng ta phải học. Chúng ta phải tìm kiếm cho được. Chúng ta phải biết phân biệt. Người Mỹ hay nói, “It’s not a religion but a relationship.” Câu nầy có ý nhắc nhở chúng ta đừng cho có tôn giáo là đủ, bạn và tôi phải xem xét đến mối liên hệ của mỗi người chúng ta với chính Đức Chúa Trời. Giống như con với Cha, trò với Thầy, tớ với Chủ.

Mối liên hệ của bạn với Trời đang diễn ra thế nào? Nóng hay lạnh? Sống hay chết? Chúng ta có nhiều cách để kiểm tra sức khỏe về mối quan hệ nầy nếu chúng ta muốn. Mối liên hệ của bạn với Trời có đem lại bình an, gần gủi, hy vọng, thay đổi, vui tươi, yêu thương, giải thoát, giải hòa với Đức Chúa Trời hay không? Đời sống của bạn có được Trời thay đổi hay không? Bạn có thích thờ phượng Trời không? Bạn có thích ca hát ngợi khen Trời? Bạn có còn muốn gần Trời, nghe Trời và cầu Trời mỗi ngày hay không? Đừng bao giờ bỏ cuộc khi liên hệ với Trời.

COI CHỪNG THỜ TRỜI KHÔNG ĐÚNG Ý TRỜI…

Chúa Giê-su đã từng cảnh cáo: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!”

Câu nầy nhắc cho tôi mấy chữ, “Hữu danh vô thực.” Sự thật là quan trọng. Đạo Trời là đạo thật. Không một ai hay một giáo phái nào có thể tự lừa mình và lừa dối người vì sự giả hình của mình. Không có việc gì dấu mà không lộ. Lửa sẽ chỉ ra…

ĐỪNG VỘI THEO TIN LÀNH KHÁC

Sau đây là dấu hiệu thấy rõ của các tà giáo hay “tin lành khác” trong Cơ-đốc Giáo.

  1. Thường suy tôn một nhân vật khác thay chỗ Chúa Giê-su hay đặt người đó lên ngang hàng với Ngài.
  2. Đặt nền tảng đức tin trên một sách thánh khác ngoài Kinh Thánh, xem sách đó có giá trị ngang hàng Kinh Thánh.
  3. Cố tình không tin hay giải thích sai về giáo lý Ba Ngôi theo ý riêng, không theo Thánh Kinh.
  4. Coi Chúa Giê-su chỉ là một thần linh hay một thánh nhân, không phải Ngôi Hai Đức Chúa Trời.
  5. Không tin Chúa Giê-su sống lại trong thân xác; hoặc chỉ tin Chúa sống lại phần tâm linh mà thôi.
  6. Chủ trương rằng Chúa yêu và cứu tất cả mọi người, không bỏ ai vào hỏa ngục cả.
  7. Không công nhận con người tội lỗi và như vậy chối bỏ nhu cầu được cứu rỗi.
  8. Xem thường hoặc suy tôn Đức Thánh Linh hơn cả Đức Cha và Đức Con.

 

NGƯỜI THỜ TRỜI SỐNG BỞI ĐỨC TIN

Người thờ Trời phải ham thích Kinh Thánh tức là “sữa thiêng liêng của đạo” giống như trẻ con mới đẻ ham thích sữa mẹ. Kinh Thánh là thức ăn lỏng lẫn thức ăn đặc dành cho mọi người từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già.

Kinh Thánh dạy rất nhiều điều về ý Trời để bạn biết và sống đức tin. Hãy học Kinh Thánh để làm theo Kinh Thánh. Hãy bắt đầu sống đức tin dưới thẩm quyền của Kinh Thánh. Dù là chuyện thuộc thể hay là chuyện thuộc linh. Mối liên hệ sống động khắng khít giữa bạn với Trời qua Lời sống của Ngài mỗi ngày là quan trọng nhất. Hãy yên tâm vì tình yêu của Trời. Trời luôn yêu bạn. Bạn cần tin cậy và vâng lời Trời. Hãy cố gắng sống đẹp lòng Trời như đứa con cưng vâng lời cha mẹ. Hãy xây dựng các kỹ luật thuộc linh. Nếu bạn chưa mời Đức Chúa Trời vào đời sống mình và gia đình mình, hãy nói chuyện cùng Chúa ngay hôm nay.

Nếu bạn đã mời Chúa vào nhà mình nhưng không để cho Ngài làm chủ, bạn đang còn thiếu sót. Hãy nhường quyền lãnh đạo gia đình của bạn cho Trời. Người ta sống không chỉ nhờ bánh nhưng còn nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời. Nói chuyện trực tiếp với Trời là một đặc ân. Đời sống chóng qua và có thể bạn không còn cơ hội công khai nói thật lòng mình. Bạn hãy xưng ra đức tin của mình. Trời dạy, “Ta sẽ cứ lời người nói mà phán xét ngươi.” Sớm hay muộn hết thảy chúng ta đều sẽ chầu Trời. Sự phán xét của Trời là chắc chắn. Bạn muốn sống vui thỏa, bình an, kết quả và biết chắc hướng đi của mình, hãy liên hệ và cùng học Kinh Thánh với chúng tôi. Hãy xem đây như là cơ hội Trời ban. Đừng để mất cơ hội Trời ban.

Hãy bắt chước những tín hữu thành Bê-rê, “Những người nầy có ý hẳn hoi hơn người Tê-sa-lô-ni-ca, đều sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng.” (Công Vụ 17:10) Bạn có muốn tra xem Kinh Thánh cùng với chúng tôi không?

Chúng tôi đang có chương trình học đạo, sống đạo và truyền đạo. Bạn muốn tham gia không?

Chúng tôi đang có lớp học Kinh Thánh hàm thụ thuộc Vietnamese Missionary Institute.

Xin liên lạc với chúng tôi qua email: [email protected]

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

 

NHẬN ƠN CỨU RỖI

MUỐN BIẾT TẠI SAO CẦN ĐƯỢC CỨU RỖI, HÃY ĐỌC SÁCH LA-MÃ (hay còn gọi là sách Rô-ma)

ĂN NĂN TỘI LỖI

La-mã 3:10

…như có chép rằng:

Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.

La-mã 3:23

vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời,

La-mã 5:12

Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội

La-mã 6:23

Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.

La-mã 5:8

Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.

La-mã 10:9-10

Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.

La-mã 10:13

Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. 

MUỐN BIẾT LÀM THỂ NÀO ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI, HÃY ĐỌC SÁCH GIĂNG

TIN CẬY CON MỘT CHÚA TRỜI

Giăng 3:16

Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.

Giăng 3:18

Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời.

Giăng 3:36

Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.

Giăng 5:24

Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống.

Giăng 1:12

Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài,

Giăng 6:40

Đây là ý muốn của Cha ta, phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được sự sống đời đời; còn ta, ta sẽ làm cho kẻ ấy sống lại nơi ngày sau rốt.

Giăng 6:47

Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời.

Giăng 8:23-24

Ngài phán rằng: Các ngươi bởi dưới mà có; còn ta bởi trên mà có. Các ngươi thuộc về thế gian nầy; còn ta không thuộc về thế gian nầy. Nên ta đã bảo rằng các ngươi sẽ chết trong tội lỗi mình; vì nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi.

Giăng 11:25-27

Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng? Người thưa rằng: Lạy Chúa, phải, tôi tin Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, là Đấng phải đến thế gian.

Giăng 11:40

Đức Chúa Jêsus lại phán: Ta há chẳng từng nói với ngươi rằng nếu ngươi tin thì sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời sao?

Giăng 14:12

Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha.

Giăng 17: 3

Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.

Giăng 20:31

Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống. 

MUỐN BIẾT CHẮC ĐƯỢC CỨU RỖI, HÃY ĐỌC SÁCH 1 GIĂNG

VÂNG THEO LỜI CHÚA HỨA

1 Giăng 1: 7

Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.

1 Giăng 3:2

Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy.

1 Giăng 3:23

Vả, nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, và chúng ta phải yêu mến lẫn nhau như Ngài đã truyền dạy ta.

1 Giăng 5:11-13

Chứng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài. Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Đức Chúa Trời thì không có sự sống. Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời.

1 Giăng 5:14-15

Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài.

VIETNAMESE MISSIONARY INSTITUTE

Người Việt tha hương nên làm gì để giúp người ở quê hương thờ Trời?

Hãy cầu nguyện cho quê hương và hãy tìm dịp trở về thăm quê hương. Hãy đem ơn phước Trời về cho quê hương. Ơn phước vật chất lẫn tinh thần. Hãy suy nghĩ đến ý niệm về một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời. Người Việt ai nấy phải biết chắc một chỗ ở quê hương trên trời.

Ở Miền Bắc, Hội Thánh Quê Hương đã thành lập ở Hà Nội và ở Hải Phòng cùng 6 điểm nhóm khác đang sinh hoạt thờ Trời rất đều đặn. Khu vực nầy hiện có 6 Mục Sư và Giáo Sĩ đang hướng dẫn các điểm nhóm. Cùng với các điểm nhóm khác, anh chị em đã thực hiện Trại Hè Quê Hương lần đầu mùa Hè 2017 ở Biển Sầm Sơn vui vẻ và ý nghĩa.

Năm 2018 đã có kết quả là 2 nhà nguyện đang được xây dựng bởi các Hội Thánh Quê Hương ở Thái Nguyên và ở Hưng Yên. D8a6y là mô hình của sự góp phần và hiệp tác lo việc Cha giao.

Ở Đà Nẵng, đã có điểm nhóm Quê Hương ở Sơn Trà đang nhóm lại hằng tuần. Với sự khuyến khích của VMI, các anh chị em thờ Trời tại đây đã khởi sự truyền bá Đạo Trời qua chương trình phân phát chén cháo tình thương cho một bệnh viện phụ sản. Nhưng nay nhóm Quê Hương mới mở ở Đà Nẵng đang gặp khó khăn, không duy trì được…

Một nhóm tín hữu khác ở Nha Trang và Sài Gòn đang bắt đầu mở lớp dạy Anh Văn cho các học sinh nghèo.

Truyền bá Đạo Trời đi theo với việc làm từ thiện là cố gắng truyền giáo hữu hiệu của người thờ Trời.

Các gia đình mới có nhà tình thương do Từ Thiện Hướng Đi vận động tặng, đang nhóm thờ Trời hằng tuần trong gia đình và dòng họ. Trong hai năm qua có 3 nhà tình thương làm nhà nguyện được xây ở Thanh Hóa (2 nhà), và ở Thái Nguyên (một nhà). Nhu cầu có thêm các nhà tình thương trở thành nhà nguyện giúp những người nghèo thờ Trời tại gia ở miền Bắc có đơn xin rất nhiều.

Hãy giúp chúng tôi xây dựng thêm nhiều nhà nguyện tình thương trên quê hương.

Học để dạy và dạy để học vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay… dành cho những người muốn củng nhau phát triển Đạo Trời Cho Người Việt hôm nay.

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

 

 

KẾT QUẢ TRUYỀN BÁ ĐẠO TRỜI:

 

 

NHỮNG ĐÓA HOA BỒ CÔNG ANH

Cùng cầu nguyện cho gia đình mới
Xác quyết niềm tin với Giê-su
Con Trời danh sáng muôn thu
Ơn Trời Kính Chúa tôn thờ danh Cha

Từ ngày cũ lạy thờ thọ tạo
Cuộc sống buồn cơm áo bất an
Giấu đi giọt lệ thầm tràn
Tìm đâu lẽ thật bình an tháng ngày

Rồi Chúa đến trải đầy nắng rỡ
Bồ Công Anh hoa nở rợp trời
Đem Tin Lành đến muôn nơi
Cho làn môi gọi Chúa ơi ngọt ngào

Linh hồn thoả ước ao khao khát
Ngày mỗi ngày ca hát dâng Cha
Lúc về cho đến khi ra
Trời cao tể trị ngôi nhà đơn sơ

Mắt Chúa dõi mỗi giờ mỗi phút
Ban về cho trái ngọt hoa thơm
Gia đình hạnh phúc càng hơn
Vợ hiền con khỏe yêu thương đủ đầy

Nguyện Chúa ở cùng bầy con đỏ
Bồ Công Anh theo gió bay đi
Thân này của Chúa xá chi
Thêm linh hồn nữa vào kỳ Quang Lâm

Chẳng chậm trễ bận lòng yếu đuối
Hãy lắng nghe tiếng gọi cao vời
Cùng nhau ta hãy thờ Trời
Đất này khắp cõi hoan vui hát mừng.

 

Lương Thiên Ý

 

LÀM THƠ DÂNG TRỜI

Ông Trời hiện hữu ngàn xưa

Dân gian đất Việt làm thơ dâng Trời

Trời cao có mắt có tai

Trời đánh thánh vật những ai lọc lừa

Xin Trời đừng nắng đừng mưa

Hiu hiu gió mát cho vừa lòng em

Trời kêu ai nấy dạ lên

Cho ai nấy được không thiên bên nào

Trời sanh Trời dưỡng sướng sao

Sinh voi sinh cỏ cớ nào quên ơn

Ngắm trông từ thuở thiếu niên

Cha sanh mẹ dưỡng tánh nên do Trời

Lạy Trời mưa xuống ai ơi

Cho nước tôi uống ruộng thời tôi chăm

Trời sanh Trời dưỡng thế nhân

Tốt dưa Trời nắng mưa dầm xanh cây

Tránh Trời sao khỏi nắng đây?

Trời cho như trở bàn tay khó gì

Của Trời, Trời lại lấy đi

Giương hai con mắt làm chi được Trời

Soi gương mà thẹn với người

Trông trăng mà thẹn với Trời trên cao

Chiền chiện làm tổ cây dâu

Ai bắt được nó, nó tâu tận Trời

Bần gie đóm đậu sáng ngời

Lỡ duyên tại bậu trách Trời sao nên

Trời đâu có phụ người hiền

Hãy làm mới vượng chí nên cơ đồ

Ơn Trời mưa nắng phải thì

Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu

Vái Trời đừng đổ mưa ngâu

Để tôi che nón theo sau bậu về

Ở ăn cho đúng quãng kỳ

Khi nên Trời sẽ thuận thì giúp cho

Sống đời tích đức thảo nhu

Làm trai năm liệu bẩy lo mới hào

Ngồi buồn chớ trách Trời cao

Biết thân biết phận Trời nào phụ ai

Đêm đêm thắp ngọn đèn Trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con

Ơn Trời kẻ ví người von

Mong cho nhân thế biết ơn Chúa Trời.

Annie Luong Thuy Hoang

 

 

TRỜI GHEN, TRỜI GIẬN

Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời là Đấng hay ghen. Xuất 20:5

Trong Giê-rê-mi 7:17-18, Ngài phán, “Ngươi há chẳng thấy điều họ làm trong các thành của Giu-đa và trong các đường phố Giê-ru-sa-lem sao? Con lượm củi, cha nhen lửa, đàn bà nhồi bột, đặng làm bánh dâng cho nữ vương trên trời, và làm lễ quán cho các thần khác, để chọc giận ta.  Đức Giê-hô-va phán: Có phải chúng nó chọc giận ta chăng?”

Tôi có thể nói cách khẳng định: Nếu bạn không thờ Trời mà cứ thờ hình tượng, lạy thần tượng hay thờ phượng con người là bạn đang chọc Trời giận, chọc Trời ghen. Giống như một người đang lấy chân đá vào mũi nhọn.

Sứ đồ Phao-lô đã xác chứng điều nầy khi ông nói với người Rô-ma là Đức Chúa Trời đang giận họ.

“Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật. Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được, vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại; họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn trùng” (Rô-ma 1:18-22).

Chẳng những Đức Chúa Trời giận nhưng Ngài còn phó mặc họ cho sự đui mù, dại dột của mình. Lý do là thay vì thờ Trời, và cảm tạ ơn Trời, họ đã thờ điểu thú côn trùng và ca ngợi tà thần.

b 1

Ngoài ra tôi còn thấy điều nầy.

Bấy giờ, có một thầy thông giáo nghe Chúa và người Sa-đu-sê biện luận với nhau, biết Đức Chúa Jêsus đã khéo đáp, bèn đến gần hỏi Ngài rằng: Trong các điều răn, điều nào là đầu hết? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nầy là điều đầu nhứt: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe, Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta, là Chúa có một. Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Có nhiều bản cũ thêm rằng: Đó là điều răn thứ nhứt; còn điều thứ hai đây cũng vậy Nầy là điều thứ hai: Ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình. (Mác 12:29-31).

Không đọc Kinh Thánh để biết ý Trời và luật Trời, bạn sẽ giống người mù. Nếu bạn không nghe theo Trời mà cứ nghe theo người, bạn sẽ giống như trường hợp, “kẻ mù dẫn kẻ mù và cả hai đều rơi xuống hố.”

Chúa là Đấng hay ghen là phải vì Ngài muốn những người thờ Chúa phải hết lòng, hết sức, hết linh hồn để yêu Ngài. Chúa buồn và giận khi thay vì yêu Ngài, chúng ta lại yêu kẻ thù nghịch với Ngài.

Loài người ai nấy, dù dân tộc nào cũng đều sống nhờ Trời. Từ nhỏ đến lớn chúng ta sống nhờ ơn Trời. Trời nuôi, Trời dưỡng. Trời cho không ai thấy, Trời lấy không ai hay. Chúng ta thường cầu nguyện, Trời ơi! Chúng ta thường nhờ Trời cứu. Chúng ta nói chỉ có Trời cứu. Nhưng chúng ta thường quên Trời, quên mất ơn Trời.

Ở trong tình trạng bị Trời giận là đáng khủng khiếp. Bất an, buồn khổ, than thở.

Ăn năn phục hòa với Trời là đáng mừng. Vui vẻ và bình an.

Bạn có muốn Trời hết giận với bạn và gia đình bạn không?

Hãy cùng tôi suy nghĩ đến bản tính của Trời. Điều nầy đã được bày tỏ rõ ràng trong Kinh Thánh.

Xuất Ai-cập 20:5, Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta. Vì ngươi đừng sấp mình xuống trước mặt chúa nào khác, bởi Đức Giê-hô-va tự xưng là Đức Chúa Trời kỵ tà; Ngài thật là một Đức Chúa Trời kỵ tà vậy. Xuất 34:14.

Chữ kỵ tà ở trong Kinh Thánh có nghĩa là hay ghen. Chứ ghen ở đây không có tính phàm tục nhưng là thánh khiết. Chúa Trời muốn mọi người được cứu và được phước. Lý do là ai nấy làm người đều là nhân vật mang ảnh tượng của Trời. Trước mặt Trời thì nam nữ ngang nhau.

Lãnh tụ Giô-suê tuyên bố, “Các ngươi không đủ sức phục sự Đức Giê-hô-va, vì là Đức Chúa Trời thánh, Đức Chúa Trời kỵ tà, Ngài chẳng tha sự trái mạng và tội lỗi của các ngươi” (Giô-suê 24:19.

Kinh Thánh cho thấy:

Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Ngài yêu ai thì yêu cho đến cuối cùng. Ngài truyền lịnh cho loài người hãy hết lòng, hết sức, hết trí khôn, hết linh hồn mà yêu mến Chúa. Chúa còn truyền hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất.

Sứ đồ Giăng cảnh cáo,

“Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. 16 Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. 17 Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1 Giăng 2:15-17).

Sứ đồ Gia-cơ nhắc nhở,

“Hỡi bọn tà dâm kia, anh em há chẳng biết làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy” (Gia-cơ 4:4).

Chúa nói trước,

“Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, 20 thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, 21 ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi: Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời” (Ga-la-ti 5:19-21).

Như vậy bạn nghĩ số phận của người không chịu thờ Trời sẽ như thế nào?

Bạn có thể hưởng nước Trời chỉ vì bạn chọn theo một tôn giáo hay một cố gắng riêng của bạn được không?

Chúa Cứu Thế còn nhắc nhở bạn và tôi, “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó” (Ma-thi-ơ 6:19-21). Thực tế rõ ràng là của cải của bạn đang ở đâu thì lòng của bạn đang ở đó.

Nếu ngày nay trên đất bạn không thờ Trời, không làm gì theo ý Trời thì làm sao bạn hưởng được cơ nghiệp Trời ban? Chúa Cứu Thế có nói đến cuộc đầu tư một mất, một còn.

Những người hôm nay thờ Trời đều có thể nói là: “Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn.  Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên, bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy” (2 Cô-rinh-tô 4: 16-18).

Nhận định đúng thì quyết định đúng. Hướng đi đúng thì kết quả đúng.

Như vậy, có điều chi đang ngăn trở bạn trở lại thờ Trời?

Không có gì xứng đáng để ngăn trở bạn mau mau trở lại thờ Trời!

Hãy theo gương tốt, tránh xa gương xấu. Tôi thích gương của nhà lãnh đạo Môi-se trong Kinh Thánh. “Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi: người coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn của châu báu xứ Ê-díp-tô, vì người ngửa trông sự ban thưởng” (Hê-bơ-rơ 11: 24-26).

Bỏ hết quyền lợi đời nầy để theo Chúa thì được gì?

Phi-e-rơ liền thưa cùng Ngài rằng: Nầy, chúng tôi đã bỏ hết mà đi theo thầy. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chẳng một người nào vì ta và Tin lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và sự sống đời đời trong đời sau” (Mác 10: 28-30).

Mong bạn suy nghĩ về tương lai và quyết định số phận của mình ngay hôm nay.

Không có lý do gì hợp lý để bạn không chịu thờ Trời. Bạn có quyền quyết định, nhưng mong bạn hãy trả lời ngay với chính Đức Chúa Trời trước khi quá muộn.

Bạn biết không, ai trong chúng ta cũng có ngày chầu Trời!

    LỜI CHỨNG THẬT LÒNG:

CHỈ NHỜ TRỜI CỨU

Cướp! …Cướp! Ối Trời ơi! … Cướp! Cứ….ướp…!

Thành phố Thái Nguyên với tiếng la thất thanh buốt vào tận đáy lòng người của một phụ nữ đang giữa trời trưa. Chị ngã sõng xoài theo đà kéo của kẻ giật túi. Gánh hàng rong đổ xuống mặt đường văng tung tóe. Chị lồm cồm bò dậy, tay chân xước rớm máu. Nước mắt đổ ra như mưa.

Ối Trời ơi! Con mất hết rồi Trời là Trời!

Đường chang chang nắng và xung quanh chị vắng lặng như tờ.

Hắn nằm vật xuống nền chợ tạm đã mãn phiên, thở dốc. Cơn đê mê của quỷ dữ đã làm cho xương tủy, não bộ, tứ chi và da thịt hắn như vụn vỡ, tan chảy. Hắn tưởng toàn thân hòa vào làn khói trắng bay tung tăng khắp chân trời góc biển. Hai mắt hắn đờ đẫn đỏ ngầu. Và cứ thế, bỏ mặc dòng đời ngoài kia cuồn cuộn chảy. Bỏ mặc cái mùi xú uế nồng nặc của rác rưởi. Bỏ mặc lũ ruồi xúm xít bu đen xung quanh. Hắn ngủ luôn trong cái dáng co quắp của kẻ phê pha.

Hắn tỉnh dậy khi trời sắp tối. Cơn đói cào cấu ruột gan làm hắn sực nhớ bà mẹ già và căn nhà nát bươm nằm hoang vắng trong một góc ven thành phố.

Hắn ngồi dậy. Lục lọi trong cái xắc đeo chéo bằng vải bố đã ngả vàng. Đấy, món chiến lợi phẩm mà trưa nay hắn đã dùng hết sức bình sinh để đoạt nó từ tay một chị hàng rong.

Hắn nhẩm đếm. Tất cả còn 80 nghìn đồng, toàn tiền lẻ được bó lại cẩn thận. Một cái lược gỗ, một con dao cau, một quyển sổ nhỏ gáy được đóng bằng chỉ đen với những mũi khâu tỉ mẩn. Một cái gương cầm tay hình quả quýt, một phong thư đã bóc, và một giấy chứng minh thư nhân dân.

Hắn mở phong thư. Hắn kinh ngạc với nét chữ thơ ngây non nớt được viết bằng bút mực, có chỗ nhòe đi. Cuối cùng là tấm ảnh dán vào cuối thư.

 

“Mẹ vô cùng yêu nhớ của con!

Đã ba tháng rồi con xa mẹ. Mẹ có biết con nhớ mẹ nhiều không? Trời ơi, con nhớ lắm có lúc chừng như nghẹt thở.

Bao giờ mẹ về hả mẹ?

Con hỏi thì bà chỉ bảo: Mẹ đi kiếm tiền. Bao giờ đủ ăn thì mẹ về.

Nhận được thư này mẹ đừng khóc nhè mẹ nhớ!  Con ở nhà sẽ luôn chăm ngoan.

Con yêu mẹ nhiều.

Con trai của mẹ!”

………..

Hắn lặng người đi vài giây. Toàn thân đau đớn như Trời giáng. Bất giác, hai dòng nước mắt trong đôi mắt vốn vô hồn ứa ra. Sống mũi hắn cay xè. Hắn đã làm gì thế này? Hắn thật đê tiện, hèn hạ. Hắn đã cướp cả chút vốn liếng của người mẹ nghèo để thỏa mãn cơn nghiện ngập bệnh hoạn thấp hèn. Hắn đã giật mất bát cơm của một đứa trẻ lên mười. Ba mươi ba tuổi đầu hắn giờ này là con thiêu thân trong trũng chết. Trời ơi! Ông Trời ơi! Xin cứu tôi! Trời ơi…

Hắn loạng choạng, thất thểu đi về nhà, tay cứ ôm chặt cái túi vải bố. Mẹ hắn đứng chờ trước ngõ. Tay bà cầm cái rổ đựng đầy rau tập tàng lẫn với hoa bí.

-Con ơi!

Chiều nay mẹ nấu canh với tép khô.

Con ăn cơm rồi ngủ. Đừng đi đâu nữa. Mẹ lo, mẹ khổ lắm! Trời ơi! Con ơi là con! Chỉ có Trời mới cứu được con tôi. Huhu…

Hắn ngây người nhìn mẹ. Bà lúc nào cũng vậy, luôn nhân từ và yêu hắn. Dù xóm giềng vẫn gọi hắn là con nghiện. Dù mọi người vẫn dò xét hắn với con mắt cảnh giác. Dù xã hội vốn đã ghạch hắn vào sổ đen ba năm qua.

Hắn không tắm vì sợ nước, thay bộ đồ nhầu nhĩ bẩn thỉu rồi ngồi xuống mâm cơm chiều. Hắn vừa len lén nhìn đôi tay gầy guộc của mẹ thoăn thoắt xới cơm, vừa cảm thấy ngập tràn nỗi đau khổ, cô đơn và mặc cảm.

Mẹ hắn đó. Tóc bà đã bạc nửa đầu. Khuôn mặt bà nhăn nhúm cũng như chính cuộc đời bà hiện tại. Bố hắn chết sớm. Chị gái đi lấy chồng. Anh trai chết năm kia vì sốc thuốc. Hắn ở cùng mẹ trong căn nhà xiêu vẹo. Hắn đã bán sạch chó cái gà con để làm nô lệ cho tử thần hê-rô-in. Mẹ hắn đã khóc bao lần hắn không nhớ nữa. Mẹ đi tìm hắn bao lần hắn cũng không nhớ nữa. Nỗi niềm đau đớn đã hiện diện trong mái nhà lụp xụp này lâu lắm rồi.

Mẹ hắn là người Công Giáo. Từ trong tiềm thức hắn- Chúa là một cái tượng vô hồn giang hai tay và chân bị trói trên thanh gỗ hình Thập Tự mẹ hắn vẫn thờ.

Ngày nào hắn cũng thấy bà lẩm bẩm: Xin Chúa, Mẹ thương xót và cầu bầu cho con.

Hỡi ơi! Chúa im lặng có bao giờ đáp lời bà đâu. Hắn nghĩ thế!

 

– Mẹ ơi, con muốn vào trại cai nghiện.

Vừa nghe hắn nói chưa dứt câu. Mẹ hắn sửng sốt đến nỗi buông cả bát cơm rơi “xoảng” xuống nền nhà. Cơm văng tung tóe.

– Thật chứ con? Ôi Trời ơi! Thật chứ con?

Hắn thấy mẹ òa lên khóc. Có lẽ bà mừng quá vì bao lâu nay đã mong có ngày con bà tỉnh lại quay đầu sửa đổi cuộc đời.

Hắn gói ghém hành trang và đi. Hắn mang theo cả cái túi vải bố cùng đi.

Tám tháng sau.

Hắn trở lại Thái Nguyên và ngạc nhiên hết sức vì cạnh bên có một căn nhà mới sơn màu xanh da Trời.Nhà ấy lạ lắm. Cứ Chủ nhật lại có một nhóm người tụ lại cầu khẩn ông Trời và ca hát với nhau.

Lúc đầu hắn thấy hơi khó chịu.

Nhà cửa gì chẳng thấy bàn thờ. Chỉ thấy hai tấm bảng Chúng Tôi Thờ Trời màu xanh chữ trắng, giống với màu áo họ mặc mỗi ngày Chủ nhật ca hát cùng nhau.

Lần nào cũng vậy, cứ ca hát xong là họ lại sang chơi với mẹ hắn. Họ tự nhiên như thân quen lâu lắm. Hắn thấy họ trò chuyện, cầu nguyện gì đó cho mẹ hắn bình an và vui vẻ ra về.

Lần nào hắn cũng chui vào buồng trốn.

Hắn sợ mọi thứ ở cuộc đời này.

Hắn vẫn chưa quên được ma quỷ đang cào xé trong huyết quản.

 

Hắn để ý thấy mẹ hắn như trẻ lại. Bà bỏ bức tượng Chúa và cái bàn thờ đi rồi.

Ngày ngày, hắn thấy bà đọc một quyển sách bìa mầu nâu to đùng. Đọc xong bà lại hát về Chúa.

“Chỉ có con đường đưa ta về Thiên Quốc, Giê su là chính con đường”…

Xới vườn, bà hát.

Lặt rau, bà hát.

Quét sân, bà hát.

Hắn không còn nhìn thấy trong đôi mắt bà những nỗi u uất nữa. Hắn không còn thấy đôi vai gầy ấy còng thêm xuống nữa.

Rồi một hôm bà bảo:

– Tiềm ơi! Hôm nay sang nhà chú Xuân với mẹ nhé con.

– Để làm gì? Con không đâu!

– Để đến thờ Trời, để cầu Trời, để được phước. Đây, mẹ có dành mua cho con cái quần mới. Con mặc nhé!

Hắn thấy thương mẹ và miễn cưỡng đi theo. Trong nhà chú Xuân nhóm người đang quỳ gối cầu Trời. Hắn cũng bắt chước làm theo mẹ. Lần đầu thật là ngại ngùng và kỳ dị. Nhưng ai nấy đều vui tươi, hòa mình với hắn. Họ ôm lấy hắn để chúc phước. Họ nắm tay hắn để cầu Trời.

Hơn chục người già trẻ cùng ca hát thật là rạng rỡ.

Ôi! Trời ơi!

Trong thâm tâm hắn khẽ kêu.

Hắn đấy ư? Kẻ mà bao người xa lánh gọi là Tiềm HIV. Kẻ mà bao cô gái đã lẩn tránh khi hắn đến gần. Kẻ mà nhà nhà thấy hắn đã chạy ra chốt cửa, đóng cổng.

Ba năm qua hắn đã bán mình cho ma túy. Hắn đã coi như mình chết rồi…

Ấy vậy mà giờ đây, những người thờ Trời đang cầu Trời cho hắn.

Ấy vậy mà giờ đây những người tin Trời lại cùng tin hắn. Trời ơi!

Hắn thấy tim ấm lại.

Hắn cũng nhắm mắt. Hắn cũng cầu Trời.

Và trong ngày hôm ấy hắn đã xưng ông Trời là Cha!

Từ hôm ấy hắn quay đầu và trở về cậy nhờ Cha.

 

Bốn tháng trôi đi như thế!

Giờ này không ai còn nhận ra hắn nữa.

Làng xóm ngạc nhiên vô hạn trước hắn.

Phường xã ngạc nhiên vô hạn trước hắn.

Ai cũng tò mò muốn biết vì sao.

Chỉ mẹ hắn và những người trong nhà chú Xuân hiểu. Hắn bây giờ là Ngô Thế Tiềm, tín hữu trung tín và sốt sắng thờ Trời, cầu khẩn danh Trời, tìm kiếm Trời, vâng phục Trời và muốn đi làm việc nhà Trời.

Chiều nay, hắn bắt chuyến xe đường dài chạy về Vụ Bản, Nam Định.

Hắn cần tìm lại một người theo địa chỉ trong chứng minh thư.

Hắn muốn trả lại những gì của chị ấy.

Hắn muốn ăn năn và xin lỗi chị ấy.

Sau cùng, hắn sẽ trở về Hà Nội theo học trường Kinh Thánh.

Hắn đã được Trời cứu và đổi thay.

Xe cứ chạy và miệng hắn cứ hát:

“Chẳng đường nào khác, chẳng đường nào khác, chẳng đường nào khác cứ Đi! Đi! Đi. Chỉ có con đường đưa ta về Thiên Quốc, Giê su là chính con đường!”…

Tạ ơn Trời. Amen!

(Lời chứng thật lòng của anh Ngô Thế Tiềm, chấp sự điểm nhóm Quê Hương Quang Vinh)

Tháng 6/2017

Thúy Hoàng Nguyễn

CHO TẤT CẢ

Dẫu rằng Trời vẫn mưa tuôn
Dẫu rằng xa lắc con đường sớm mai
Chúa luôn theo suốt dặm dài
Mang tình yêu Chúa tỏ bày ban ra
Này đây thơm ngát cháo hoa
Này đây bánh ngọt đậm đà yêu thương
Cho người đau ốm cô đơn
Cho người đói bụng lỡ đường sểnh chân
Thắp lên ngọn lửa tình thân
Níu người ngoại đạo đến gần Phúc Âm
Kẻ trồng người tưới siêng chăm
Hạt gieo đất tốt sớm thành mầm cây
Đạo Trời bày tỏ ra nay
Danh Cha thơm mãi ngất ngây Thiên Đàng.

Đà Nẵng sớm mai – 10/2017
Lương Thiên Ý.

TÔI CÓ MỘT ƯỚC MƠ

 

Tôi có một ước mơ

Gia đình tôi được phước

Đêm ngày hưởng bình an

Trên thiên trình vững bước

 

Tôi có một ước mơ

Người gần xa mở mắt

Thấy ánh sáng cứu ân

Chúa toàn năng dẫn dắt

 

Tôi có một ước mơ

Tự do và hạnh phúc

Ý Chúa sẽ được nên

Nước Trời lan trên đất

 

Tôi có một ước mơ

Buồn rầu trở nên vui

Mõi mòn trở nên sống

Người khóc mở miệng cười…

 

Người Việt thân yêu ơi

Hãy cùng tôi mơ ước

Trở lại thờ phượng Cha

Suốt đời vui hưởng phước

Huệ Văn

 

CÙNG TÔI TUNG CÁNH BAY

Tôi muốn hát to lên

Cho nhiều người hay biết

Về tình Trời vô biên

Về tình Trời thắm thiết

 

Tình Chúa không phai tàn

Không bao giờ biến đổi

Suốt không gian thời gian

Như trời cao gió thổi

 

Dù ngục tù phân cách

Dù thử thách gian nan

Tôi vẫn nghe tiếng Chúa

Kêu tôi cách dịu dàng

 

Dù đường đời tăm tối

Chúa soi ánh vinh quang

Tôi tương lai tươi sáng

Vui hưởng nước thiên đàng

 

Trời ban cánh thiên thần

Tôi bay giữa trời rộng

Tâm hồn tôi thênh thang

Tràn niềm tin hy vọng

 

Tôi muốn hát vang lên

Cho người người hay biết

Tình Trời đẹp vô biên

Tình Trời cao diễm tuyệt

 

Tình Trời yêu thương bạn

Tình Trời trong tầm tay

Bạn ơi, hãy tiếp nhận

Cùng tôi tung cánh bay

 

Cùng nhau ta gieo rắc

Tin mừng vang hôm nay

Cùng nhau vang tiếng hát

Tình Trời tung cánh bay

Huệ Văn

hue

Bản thảo nầy cần được đóng góp ý kiến và hoàn chỉnh thành văn bản để phổ biến rộng.

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn