Chủ Nhật , 24 Tháng Mười Một 2024
Home / THẦY ƠI / Phúc Âm Là Gì?

Phúc Âm Là Gì?

Thầy ơi, cho tôi hỏi:

Phúc Âm Là Gì?

Trả lời:

Mọi người đều yêu thích những câu chuyện hay – đặc biệt là câu chuyện về sự cứu chuộc. Câu chuyện vĩ đại nhất trong tất cả các thời đại được tìm thấy trong Phúc âm của Chúa Giê-su Christ.

Từ The Gospel trong Tiếng Anh được Oxford Dictionary giải thích như sau: the life and teaching of Jesus as explained in the Bible (đời sống và lời dạy của Chúa Giê-su được giải thích trong Kinh Thánh)

1Corinthians.15.3-4_lg

Từ Phúc âm bắt nguồn từ một danh từ Tiếng Hy-lạp euangelion (tin mừng/tin lành) và động từ euaggelizo (loan báo tin mừng/tin lành). Phao-lô giải thích điều này trong 1 Cô-rin-tô 15:1-8.

 Hỡi anh em, tôi nhắc lại cho anh em Tin lành mà tôi đã rao giảng và anh em đã nhận lấy, cùng đứng vững vàng trong đạo ấy, và nhờ đạo ấy, anh em được cứu rỗi, miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, thì anh em dầu có tin cũng vô ích.  Vả, trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh thánh;  và Ngài đã hiện ra cho Sê-pha, sau lại hiện ra cho mười hai sứ đồ.  Rồi đó, cùng trong một lần, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy, phần nhiều người trong số ấy hiện bây giờ còn sống, nhưng có mấy người đã ngủ rồi.  Đoạn, Ngài hiện ra cho Gia-cơ, rồi cho các sứ đồ.  Rốt lại, sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem, như cho một thai sanh non vậy.”

Trong phân đoạn Kinh Thánh trên, vị sứ đồ liệt kê các tiến trình cứu chuộc của Đấng Christ: chết, chôn, phục sinh, hiện ra. Nếu không có những yếu tố này thì không có Phúc âm. Vì vậy thông điệp của Phúc âm rất rõ ràng: Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài đến thế gian sống một đời sống vô tội. Đức Chúa Con đã chết trên thập tự giá vì tội lỗi của tất cả chúng ta. Ngài đánh bại tội lỗi và sự chết thông qua sự phục sinh của Ngài, từ đó chúng ta có thể nhận lãnh sự sống đời đời trong quyền năng của Đức Thánh Linh.

Không người nào có thể tiếp nhận Phúc âm mà không có đức tin (Giăng 1:12; Rô-ma 10:17; Ê-phê-sô 2:8-9). Nhưng Phúc âm không chỉ là một thông điệp, nó là một cách sống (Ê-phê-sô 4-6). Chúng ta nhận lãnh mạng lệnh của Chúa Giê-su: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ,  và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” (Ma-thi-ơ 28:19-20). Hãy nhớ là khi đi ra công bố sứ điệp Phúc âm, chúng ta không bao giờ hổ thẹn vì đây là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin (Rô-ma 1:16-17), và “Tin lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa. Vì anh em biết rõ cách chúng tôi ở giữa anh em và lòng yêu thương đối với anh em là thế nào.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:5)

Các danh từ theo sau Phúc âm:

-Phúc âm của vương quốc Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Ga-li-lê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời.” (Ma-thi-ơ 4:23)

-Phúc âm của Đức Chúa Trời: “Phao-lô, tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm sứ đồ, để riêng ra đặng giảng Tin lành Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 1:1; xem Rô-ma 15:16)

-Phúc âm của Chúa Giê-su Christ: “Đầu Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ, là Con Đức Chúa Trời.” (Mác 1:1)

-Phúc âm về sự cứu rỗi của chúng ta. “Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin lành về sự cứu rỗi anh em.” (Ê-phê-sô 1:13)

– Phúc âm của ân điển Đức Chúa Trời. “Nhưng tôi chẳng kể sự sống mình làm quí, miễn chạy cho xong việc đua tôi và chức vụ tôi đã lãnh nơi Đức Chúa Jêsus, để mà làm chứng về Tin lành của ơn Đức Chúa Trời.” (Công vụ 20:24)

ÁP DỤNG

Phao-lô nhấn mạnh trọng tâm của Phúc âm trong 2 Cô-rin-tô 5:21, “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” Nhận biết Chúa Giê-su bằng cách tiếp nhận Ngài cách cá nhân, khi đó chúng ta kinh nghiệm được sự tha tội, sự bảo đảm cho sự cứu rỗi đời đời và được đóng ấn bằng Đức Thánh Linh xác nhận chúng ta thuộc về Chúa (Giăng 10:28; Rô-ma 8:28-29; Ê-phê-sô 1:13).

KINH THÁNH THAM KHẢO

Ma-thi-ơ 4:23; Mác 1:1; Giăng 1:12; Công. 20:24; Rô-ma 1:1; 10:17; 15:16; 1 Cor. 15:1-8; Ê-phê-sô 2:8-9

Hướng Đi biên soạn

Sách tham khảo:

The Bible’s Answers To 100 of Life’s Biggest Questions, by Norman L. Geisler & Jason Jimenez

 

Huongdionline.com cần sự ủng hộ của bạn đọc để duy trì và phát triển các mục vụ. Mọi sự dâng hiến cho Hướng Đi Ministries xin gởi về:

VIETNAMESE MISSIONARY INSTITUTE

BBVA compass BANK

3111 North Galloway Ave.

Mesquite, TX 75150, USA

Routing# 113010547

Account# 6702149116

 

 

Chân thành cảm ơn.

hue

Mục sư Nguyễn Văn Huệ.

Bài trước:
https://huongdionline.com/2018/04/27/xay-dung-hanh-phuc-trong-mot-gia-dinh-pha-tron/

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn