Thứ Ba , 21 Tháng Một 2025

LÃNH ĐẠO

LÃNH ĐẠO NHÓM TẾ BÀO

Hội Thánh đang tìm kiếm những phương pháp tốt hơn; còn Đức Chúa Trời thì đang tìm kiếm những con người tốt. – E. M. Bounds

smallgroup

8 THÓI QUEN CỦA NHỮNG LÃNH ĐẠO NHÓM NHỎ THÀNH CÔNG

  1. DREAM: Mơ đang lãnh đạo một nhóm nhỏ khoẻ mạnh, tăng trưởng và nhân lên gấp bội.

Có 3 giấc mơ:

(1) Mơ về sức khoẻ (lành mạnh) của nhóm: Có Chúa hiện diện. Người ta đến vì thấy có Chúa đang ở đó. Thấy nhiều điều tốt xảy ra:

– Anh em chăm sóc nhau.

– Người mới được mời đến và được hoan nghênh.

– Chúa được tôn thờ.

– Học viên ham thích nghe và làm theo lời Chúa.

– Các học viên cảm thấy được yêu và được chấp nhận.

– Các mối liên hệ được phát triển.

– Tâm linh tăng trưởng và đời sống biến đổi.

Tránh xa những trở ngại: -Kiêu ngạo; -Tội lỗi, -Các bất hòa chưa giải quyết.

(2) Cả nhóm tăng trưởng về số lượng. Nhóm viên cũ trung tín, có thêm người mới gia nhập, và người ngoại tin Chúa.

Tránh xa những trở ngại: -Thiếu chỗ ngồi; -Thiếu sức sống tâm linh; -Thiếu ý muốn đi ra; -Thiếu tiếp xúc nhóm viên; -Thiếu chia sẻ trách nhiệm với người kế thừa.

(3) Nhóm phát triển nhóm mới và lãnh đạo mới. Giống tế bào nhân đôi.

Tránh những trở ngại: Không có người học làm lãnh đạo mới. Không muốn nhân đôi.

 

  1. PRAY: Cầu nguyện cho các nhóm viên mỗi ngày. Kèm theo việc kiêng ăn.
  1. INVITE: Mời người mới đến thăm nhóm nhỏ mỗi tuần.
  1. CONTACT: Thường xuyên tiếp xúc với các nhóm viên.
  1. PREPARE: Chuẩn bị tốt cho từng buổi nhóm.
  1. MENTOR: Chỉ dẫn cho người lãnh đạo kế thừa.
  1. FELLOWSHIP: Phân định các sinh hoạt thông công.
  1. GROW: Quyết chí tăng trưởng bản thân.

@ Tôi mơ đang lãnh đạo một nhóm nhỏ tín hữu mạnh mẽ, tăng trưởng.

@ Tôi sẽ học các thói quen cần thiết để biến giấc mơ thành hiện thực.

@ Nhờ ân điển Chúa, tôi sẽ sống theo các thói quen cần thiết nầy.

 

Ký tên ____________________________________ Ngày ______________________

Mục sư Nguyễn Văn Huệ

 

 

BÀI HỌC DÀNH CHO NGƯỜI CHĂN BẦY

BA ĐIỀU NGƯỜI CHĂN BẦY CẦN LÀM

Trong chức vụ hầu việc Chúa, kể cả việc chăn bầy của Chúa trong nhiều năm, tôi đã học được nhiều điều, và làm được một số điều. Nhưng mới đây Chúa dạy tôi một bài học quan trọng cần quan tâm, và tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm nầy. Tôi muốn nói đến mấy việc chính mà một người lãnh đạo cần làm. Tôi nghĩ nếu mà tôi biết rõ đây là công việc chính yếu nhất của chức vụ người hầu việc Chúa thì tôi đã tự biết sắp xếp thì giờ để phục vụ Chúa cách hiệu quả nhiều hơn rồi. Đây là những việc chính của mỗi Mục Sư, mỗi Hội Thánh hay mỗi Cơ Quan. Đây cũng là việc làm và trách nhiệm của từng Hội Thánh địa phương. Cũng giống như công tác giáo dục Chúa giao cho mỗi người chủ trong gia đình của chúng ta.

Thời gian trôi qua và đi mất tăm, không tìm lại được. Người già đã trải qua tuổi trẻ nhưng tuổi trẻ thì chưa đến tuổi già. Người già tiếc thì giờ đã qua hơn người trẻ. Người già có kinh nghiệm vì đã học được nhiều bài học quý theo thời gian. Người già phải chia sẻ kinh nghiệm, kinh nghiệm thành công lẫn kinh nghiệm thất bại của mình. Người học được bài học nầy sớm và biết áp dụng sớm thì đỡ mất thời gian hơn biết bao. Bài học nầy liên quan đến ý niệm chúng ta cần phải phân biệt việc gì là chính và việc gì là phụ. Chúng ta thường cố làm nhiều việc nhưng hay quên những việc chính cần làm. Tôi thấy có ba điều người chăn bầy cần làm. Đây là ba việc mà những người lãnh đạo lớn đã chú ý làm. Đây là ba việc chính, không thể bỏ sót việc nào. Các việc làm khác có thể bớt đi nhưng không thể bớt ba việc nầy.

Bạn có biết ba việc chính người hầu việc Chúa cần làm là ba việc gì không?

-Xin thưa, đó là 1. Kiêng ăn cầu nguyện,

  1. Giảng dạy lời Chúa và
  2. Đào tạo người lãnh đạo mới cho Chúa.

Kinh Thánh là nền tảng của lý thuyết và gương thực hành của chúng ta. Kinh Thánh nêu gương để chúng ta làm theo.

GƯƠNG CỦA MÔI-SE

Xem Xuất Ê-díp-tô 18:19-23

  1. Cầu nguyện (câu 19)
  2. Dạy sống lời Chúa (câu 20)
  3. Trang bị và hướng dẫn người lãnh đạo kế thừa (câu 21).

GƯƠNG CỦA CHÚA GIÊ-SU

  1. Cầu nguyện
  2. Dạy lời Chúa (Mathio 4:1-11)
  3. Trang bị người kế thừa (Mác 1:16-20; 3:12-19; Mathio 28:18-20).

GƯƠNG CỦA CÁC SỨ ĐỒ

Xem Công vụ 6:2-4

  1. Cầu nguyện (câu 4
  2. Dạy lời Chúa (câu 2-4)
  3. Đào tạo thế hệ lãnh đạo mới (câu 3).

GƯƠNG CỦA SỨ ĐỒ PHAO-LÔ

  1. Cầu nguyện (Xem 1 Timothy 2:1)
  2. Dạy lời Chúa (2 Timothy 4:2)
  3. Đào tạo môn đồ mới (2 Timothy 2:2)

Trách nhiệm của người lãnh đạo Hội Thánh là cầu nguyện, giảng đạo và lãnh đạo. Chúng ta thường chú tâm vào sự cầu nguyện và duy trì buổi nhóm thờ phượng. Nhưng chúng ta làm chưa tốt, chưa đủ. Đôi khi chúng ta có thể đồng thanh với 4 người phung trong Kinh Thánh mà nói: “Chúng ta làm chẳng phải!” Chúng ta để thời gian trôi đi. Chúng ta duy trì các sinh hoạt của Hội Thánh nhưng chúng ta quên và lơ là đối với trách nhiệm đào tạo, trang bị người khác cùng hầu việc Chúa. Chúng ta quên hướng đến tương lai.

Trong thời gian qua tôi thấy chức vụ mình còn thiếu và chưa thấy kết quả như lòng mình mong muốn. Tôi đã tìm kiếm Chúa và tôi học được 3 việc chính này. Tôi chú ý đến ba lãnh vực nầy và thấy mình thiếu sót cả ba. Tôi tìm kiếm tài liệu và Chúa mách bảo cho tôi các tài liệu cần thiết. Tôi nghĩ trong thời gian còn lại, tôi sẽ chú tâm nhiều hơn đến việc đào tạo môn đồ cho Chúa. Đây là việc chính Chúa làm. Ngài đã dành phần lớn thời gian cho việc đào tạo môn đồ. Môn đồ hóa “muôn dân” là việc chính Chúa đang giao cho chúng ta. Ngài không thay đổi kế hoạch nầy mặc dù thời gian trôi qua… Môn đồ hoá là chủ đề có nhiều tài liệu. Tài liệu tiếng Anh thì nhiều nhưng tài liệu tiếng Việt thì ít. Tôi sẽ ra sức Việt Hoá các tài liệu căn bản. Lý thuyết thì có thể có nhiều người biết rồi. Nhưng từ chỗ biết đến chỗ thực hiện là một chặng đường dài. Chúng ta cần thực hiện những gì chúng ta biết. Chúng ta khởi sự làm và chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm. Chúa là giáo sư lớn và Ngài muốn chỉ dạy của chúng ta. Chúng ta cần có lòng tin cậy và vâng lời Chúa. Khi tin cậy và làm theo việc Chúa muốn thì chúng ta sẽ được Chúa dẫn dắt, mách bảo. Chúa muốn đồng hành và đồng công với chúng ta. Tôi đang kinh nghiệm sự dẫn dắt của Chúa để làm công việc của Chúa. Mời bạn hãy đồng hành và đồng công với chúng tôi.

Đến nay tôi cảm ơn Chúa đã cho tôi dự phần xây dựng được chương trình đạo tạo môn đồ theo 4 cấp như sau:

Cấp 1: Tôi muốn biết Chúa;

Cấp 2: Tôi muốn theo Chúa;

Cấp 3: Tôi muốn hầu việc Chúa và

Cấp 4. Tôi muốn thành đầy tớ Chúa.

Cảm ơn Chúa vì bài học có sẵn và dễ áp dụng. Hội Thánh nào cũng có thể áp dụng ngay. Chương trình nầy được áp dụng theo nguyên tắc: Learn To Teach and Teach To Learn. Học để dạy và dạy để học. Nhiều người nhiều nơi theo kinh nghiệm cũ và theo phương pháp cũ. Theo phương pháp cũ chúng ta chỉ được kết quả cũ. Tôi thấy Chúa đang dẫn dắt chúng tôi trong phương pháp mới và công việc Chúa qua chương trình đào tạo môn đồ mới nầy đang phát triển. Phương pháp mới nầy là trang bị cho mỗi tín hữu nghĩa là mọi người tin Chúa, theo Chúa đều được trang bị căn bản để hầu việc Chúa. Chúng ta ai nấy đều có thể dự phần truyền giáo qua việc làm môn đồ của Chúa và tiếp tay đào tạo môn đồ cho Chúa. Tôi thấy Chúa đang phát triển vương quốc của Ngài thông qua những người lãnh đạo Hội Thánh được thuyết phục làm theo ý Chúa và gương của Chúa.

Chúng ta có thể khởi đầu chương trình đào tạo môn đồ ở các nơi bằng sự cầu nguyện. Chúng ta có thể chọn điểm hẹn và giờ hẹn với Chúa. Hãy cố gắng giữ đúng giờ hẹn. Nếu được chúng ta hãy kiêng ăn cầu nguyện. Có ta giữ giờ cầu nguyện riêng với Chúa mỗi ngày. “Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi.”  Chúng ta có thể tham gia cầu nguyện tối thứ sáu tại nhà thờ hoặc tham gia giờ cầu nguyện “tele-conference” vào một buổi tối trong tuần qua điện thoại. Chúng ta có thể quyết định cầu nguyện thâu đêm mỗi tuần hay mỗi tháng một lần.

Các cá nhân và Hội Thánh có thể order bài học từ căn bản đến chuyên sâu với VMI để khởi sự học. Học tới đâu dạy tới đó. Học để dạy và dạy để học.

Kết luận:

Hãy thử chia thời giờ 25% cho cầu nguyện, 25% cho giảng dạy và 25% cho việc đào tạo người mới. Một tuần chúng ta có 60 giờ làm việc, hãy dành 15 giờ để cầu nguyện, 15 giờ để nghiên cứu rồi dạy bài học và 15 giờ để đào tạo người lãnh đạo mới, bạn sẽ thấy chức vụ mình và Hội Thánh mình sẽ phát triển thế nào.

Hãy cùng tôi suy nghĩ đến gương Phi-líp đã được Chúa sai gọi đến với hoạn quan Ê-thi-ô-pi. Ông đã từ giã một công việc thành công ở một địa phương để làm một công việc mới Chúa giao. Một việc mới nhưng đầy ý nghĩa.

Bạn muốn đi bộ trên mặt biển như Phi-e-rơ, hãy dám bước ra khỏi chiếc thuyền. Phải chăng Chúa đang gọi bạn làm công việc mới?

hue

MS Nguyễn Văn Huệ

Vietnamese Missionary Institute (VMI)   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn