Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / Tổng hợp / Các Phép Lạ Không Thể Xảy Ra?

Các Phép Lạ Không Thể Xảy Ra?

Thẩm Quyền Kinh Thánh Và Các Phép Lạ

Tranh luận về Đấng siêu nhiên

Trong khoảng mười lăm thế kỷ của kỷ nguyên Cơ Đốc Giáo, thế giới Phương Tây công nhận phép mầu. Tuy nhiên trong bốn thế kỷ gần đây, những cuộc chiến trí tuệ đã diễn ra đầy dữ dội về vấn đề chủ nghĩa siêu nhiên. Chúng ta sẽ xem xét lần lượt từng cuộc chiến, lắng nghe phía chỉ trích quan điểm siêu nhiên và sau đó chúng ta sẽ bảo vệ cho quan điểm phép lạ của Đức Chúa Trời.

Các phép lạ không thể xảy ra?

Mãi cho đến thế kỷ thứ mười bảy, công kích đầu tiên nhắm vào chủ nghĩa siêu nhiên mới nổ ra. Benedict de Spinoza (1632-77) lập luận rằng tất cả hiện thực đều được ôm trọn trong một thực thể hợp lý và duy nhất. Phiếm thần luận của ông xem Đức Chúa Trời là tất cả mọi thứ. Đức Chúa Trời hẳn phải không biến đổi – không thay đổi – để là Đức Chúa Trời; chính vì vậy, mọi thực tại cũng đều không thay đổi. Một thực tại không thay đổi cần phải vận hành theo những quy luật không thay đổi. Tuy nhiên các phép mầu thay đổi quy luật của tự nhiên. Chính vì thế các phép mầu không thể xảy ra.

Quan niệm của Spinoza vẫn được bảo vệ bởi những nhà tự nhiên thần luận như Jefferson, cũng như những người theo chủ nghĩa duy vật là những người bác bỏ thế giới tâm linh và thần thánh. Jefferson sẽ nói rằng Đức Chúa Trời không vi phạm những quy luật vận hành của vũ trụ mà Ngài tạo dựng. Một người vô thần theo chủ nghĩa duy vật sẽ nói rằng điều “siêu nhiên” không thể xảy ra trong thế giới tự nhiên. Chính vì vậy Đức Chúa Trời không thể tồn tại. Kết quả là những phép mầu theo định nghĩa là không thể xảy ra.

galaxy-s8_overview_kv_type1

Một câu trả lời cho chỉ trích này đó là vạch trần những giả định trước của chỉ trích. Nếu một người hoài nghi bác bỏ khả năng hoặc ý muốn của Đấng Tạo Hóa trong việc can thiệp vào tạo vật của Ngài, dĩ nhiên phép mầu không thể xảy ra. Nếu Đức Chúa Trời không tồn tại, chắc chắn Đức Chúa Trời không thể làm điều siêu nhiên. Tuy nhiên lập luận như thế không trả lời cho vấn đề; ngược lại, nó còn né tránh vấn đề. Không có một giải pháp nào giải quyết vấn đề bằng cách bác bỏ sự tồn tại của vấn đề. Falsification principle

“Nguyên lý chứng minh là không có căn cứ” của triết gia Antony Flew (1923-?) đáng để xem xét khi bàn về vấn đề này. Flew tuyên bố rằng Cơ Đốc Giáo là phi lý, bởi vì niềm tin của của Cơ Đốc Giáo không thể chứng nghiệm là sai. Theo chỉ trích của ông, Cơ Đốc Nhân không cho phép có bằng chứng hoặc lô-gic nào chối bỏ niềm tin của họ.9 Dĩ nhiên, Phao-lô đã xác định phản biện lớn nhất của phong trào Cơ Đốc: “nếu Đấng Christ đã không sống lại thì sự rao giảng của chúng tôi là vô ích, và đức tin của anh em cũng vô ích” (I Cô-rinh-tô 15:14).

Đối với tôi luận đề của Flew làm tổn hại đến chủ nghĩa duy vật hơn là với quan điểm siêu nhiên. Với bác bỏ phổ biến (nhưng không chính thức) đối với quan điểm siêu nhiên, người hoài nghi không thể cho phép bất kỳ bằng chứng nào chống lại giả định trước của họ. Chẳng hạn như nếu Đức Chúa Giê-xu không sống lại từ cõi chết, mọi lập luận viện dẫn ngôi mộ trống và những cuộc đời được biến đổi của các sứ đồ nều không có ích gì cả. Nếu một người không thể thừa nhận những tiêu chuẩn mà tại đó lập trường của họ có thể bị bắt bẻ thì họ đang không bảo vệ cho một lập luận hợp lý nhưng đó đơn thuần chỉ là một ý kiến chủ quan.

Nghi ngờ về phép mầu

David Hume, triết gia người Scotland vào thế kỷ thứ mười tám được biết đến trong sử sách là “cha đẻ của chủ nghĩa hoài nghi,” ông đặc biệt hoài nghi về các phép mầu. Công trình nghiên cứu của ông về chủ đề này làm rõ hoài nghi đó.

Hume sẵn sàng thừa nhận phép mầu là đáng tin cậy nếu những ai tuyên bố đã chứng kiến phép mầu có thể thõa mãn một số tiêu chuẩn.10 Những người tuyên bố đã từng nhìn thấy phép mầu phải:

  • Có số lượng lớn. Càng nhiều người chứng kiến phép mầu, lời chứng càng đáng tin. Nếu một ẩn sĩ sống trong hóc núi nhìn thấy vật thể bay không xác định thì khó tin hơn là một đám đông nhìn thấy cùng một sự việc.
  • Có trí tuệ. Một người có trí thông minh hạn chế có thể sẽ khó để hiểu được “phép mầu” mà tôi đang đánh máy trên chiếc hộp là chiếc máy vi tính và in ra văn bản bằng giấy.
  • Có giáo dục. Với những ai chưa từng học biết về máy bay, một vật thể bay trên bầu trời cũng là một phép mầu quan trọng tột bật.
  • Có tính liêm chính. Một người kiếm chác từ việc tung tin rằng anh ta đã chạm trán với người ngoài hành tinh thì ít đáng tin hơn người không thu được lợi ích gì từ việc đó.
  • Sẵn sàng chịu thiệt hại nếu mắc sai lầm. Nếu người chứng kiến càng cương quyết và chịu hy sinh, thì câu chuyện của người ấy càng đáng tin.
  • Tại một địa điểm trên thế giới mà câu chuyện đó có thể được xác nhận. Thực ra việc có thể đến địa điểm xảy ra sự việc là rất quan trọng.

Hume tin rằng không một người nào tận mắt chứng kiến phép mầu có thể trụ vững trước những tiêu chuẩn trên. Dĩ nhiên, ông đã sai. Những người chứng kiến Đấng Christ phục sinh thõa mãn mọi tiêu chuẩn mà Hume đưa ra:

  • Số lượng lớn. Hơn 500 người đã nhìn thấy Chúa phục sinh (I Cô-rinh-tô 15:6).
  • Có trí tuệ. Nhiều sứ đồ sở hữu và vận hành một mô hình kinh doanh đánh bắt cá (Lu-ca 5:1-11). Ngoài ra còn có người thu thuế cần chuyên môn trí tuệ cao (Ma-thi-ơ 9:9). Phao-lô là một trong số những học giả khôn ngoan nhất trong thời của ông.
  • Có giáo dục. Phao-lô được học ở Ga-ma-li-ên (Công vụ. 22:3), một người “học thức uyên bác” (Công vụ. 26:24). Các môn đồ khác được học Kinh Thánh, có thể trích dẫn Kinh Thánh từ trí nhớ. Đánh giá của Hội đồng công luận cho rằng các sứ đồ “là những người tầm thường, ít học” (Công vụ 4:13) đó chỉ là nói họ không được học trong trường của học giả Do Thái mà thôi.
  • Có tính liêm chính. Trong tất cả các chỉ trích chống lại Cơ Đốc Nhân trong sách Công vụ, không một người hoài nghi nào đã công kích vào nhân cách của Cơ Đốc Nhân. Thậm chí những người đối địch với họ đều biết họ là những người trung thực.
  • Sẵn sàng chịu thiệt hại nặng nề. Tất cả các sứ đồ ngoại trừ Giăng đều bị tử đạo, còn Giăng thì bị đày làm tù nhân trên đảo Bát-mô.
  • Có thể kiểm chứng. Ngôi mộ trống của Giô-sép thành A-ri-ma-thê là một địa danh mở cửa cho bất kỳ ai muốn đến xem. Phao-lô có thể nói về vua Ạc-ríp-pa rằng: “Vì đức vua biết rõ những điều nầy nên tôi mạnh dạn tâu; bởi tôi tin chắc rằng chẳng có điều nào đức vua không biết, vì mọi việc đó không làm ra trong bóng tối đâu.” (Công vụ. 26:26).

empty

Các phép mầu chỉ là điều đáng nghi ngờ cho những ai giả định trước là như vậy. Ngược lại, nếu Đấng Tạo Hóa của hoàn vũ cũng là một Cha yêu thương đối với các cư dân trên đó, Ngài sẽ muốn một mối quan hệ cá nhân với các con cái của Ngài. Không một người cha nào nhìn gia đình của mình một cách bị động như một người thợ làm đồng hồ nhìn sáng chế của mình dần bị hỏng đi. Ngài sẽ can thiệp vào đời sống của họ.

Nếu có một Đức Chúa Trời khao khát mối quan hệ cá nhân với chúng ta, thì tại sao chúng ta không thử nối kết với Ngài?

Chấp nhận các phép mầu khiến chúng ta thỉnh thoảng bác bỏ khoa học

Khoa học vận hành dựa trên những quy luật thực tiễn. Phương pháp khoa học bắt đầu với một lý thuyết, sau đó các lý thuyết được kiểm chứng. Nếu dữ liệu thu được hỗ trợ cho lý thuyết, thì cuộc thử nghiệm được lặp lại. Chỉ khi các bằng chứng lặp đi lặp lại hỗ trợ cho lý thuyết thì lý thuyết đó mới được cho là đúng đắn.

Theo định nghĩa thì các phép mầu không thuộc phạm vi của phương pháp này. Một quý cô trong Hội Thánh đầu tiên mà tôi hầu việc với cương vị mục sư đã kể rằng cô bị ung thư tuyến tụy và chỉ còn sống được ba tháng. Chúng tôi hết mực cầu nguyện cho cô. Tuần tiếp theo cô quay lại gặp bác sĩ, ông đã không tìm thấy khối u ác tính nào cả. Chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã làm phép lạ. Một nhà khoa học cần lặp đi lặp lại những điều kiện dẫn đến sự kiện đã xảy ra trước khi đưa ra kết luận. Bởi vì các phép mầu không thể kiểm chứng cũng không lặp đi lặp lại, nên chúng không mang tính “khoa học.”

Kết quả là một số người tin rằng họ không thể thừa nhận phép mầu là có thật và vẫn cho rằng quan điểm khoa học là đúng đắn. Tuy nhiên kết luận như vậy cũng không được đảm bảo. Ống nghiệm không thể kiểm chứng cho một mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ với Đức Chúa Trời, Đấng dựng nên cả hoản vũ này. Một nữ bác sĩ không thể kiểm tra và chứng minh tình yêu của chồng cô dành cho các con cũng như tình yêu của Cha thiên thượng dành cho mình.

Một người phụ nữ từng nói với tôi rằng cô sẽ đi nhà thờ nếu tôi có thể chứng minh rằng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Tôi đã hỏi cô hãy chứng minh rằng chồng cô yêu cô. Cô cười và nói: “Anh ấy nói với tôi như vậy.” Tôi nói với cô rằng anh ấy có thể nói dối. Cô kể những hành động yêu thương của chồng dành cho cô ấy. Tôi đáp rằng anh ấy có thể đang giả mạo và lừa dối. Cuối cùng cô nói: “Anh phải là thành viên trong gia đình tôi thì anh mới hiểu.” Tôi nói: “Cô cũng phải là thành viên trong gia đình Cha tôi thì cô mới hiểu.”

Các phép mầu cần phải được nhìn trong bối cảnh Cơ Đốc nếu muốn hiểu một cách hợp lý. Trên lý thuyết, những người bác bỏ phép mầu đã hiển nhiên làm cho chính họ không đủ tư cách để làm người diễn giải những tuyên bố về phép mầu. Khoa học và lịch sử là nghiên cứu về trật tự trong tự nhiên. Theo định nghĩa, những việc siêu nhiên thì vượt quá lĩnh vực nghiên cứu của khoa học và lịch sử.

Phép mầu là khái niệm lỗi thời

Vẫn còn những người hoài nghi lập luận rằng phép mầu là vết tích còn lại của thời đại trước. Thực ra những người chấp nhận lập luận này kết bạn với những đồng minh lạ lùng.

Ludwig Feuerbach và Karl Marx, người đề xuất chủ nghĩa duy vật vô thần, dạy rằng các phép mầu không gì hơn là những ước muốn siêu nhiên. Bởi vì tôn giáo theo cách gọi của Marx là: “thuốc phiện của con người”. Ai tuyên bố thực thi các phép mầu là phương cách để chinh phục những người tin đạo. Những người tin vào phép mầu đều là mê tín và ngây thơ.

Các nhà diễn giải Kinh Thánh theo từng “giai đoạn” lập luận rằng các phép mầu đã lỗi thời.  Phương pháp thần học này chia lịch sử Kinh Thánh thành nhiều “giai đoạn” khác nhau, đó là những giai đoạn mà Đức Chúa Trời đối diện với con người theo những cách khác nhau để thích hợp với thời đại đó. Theo quan điểm này, các phép mầu kết thúc vào thời kỳ Hội Thánh đầu tiên. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên hậu các sứ đồ mà tại đó các phép mầu không còn là điều cần thiết nữa.

Một số tín hữu Calvin cũng đồng tình với quan điểm bác bỏ phép mầu này. Các phép mầu là cần thiết để xây dựng lẽ thật về sự mặc khải Cơ Đốc, nhưng chúng không còn cần thiết trong ngày nay. Thực ra, theo quan điểm này, các phép mầu làm giảm đi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời bởi vì Đức Chúa Trời phải can thiệp vào tạo vật bất toàn của Ngài.

Rudolf Bultmann, một trong số những học giả Kinh Thánh Tân Ước nổi tiếng nhất trong thế kỷ hai mươi lập luận rằng các phép mầu đã lỗi thời vì một lý do nữa. Theo quan điểm của ông, các phép mầu là quan điểm của thế kỷ thứ nhất, thời kỳ tiền khoa học. Như vậy, chúng như là những vật cản trở cho kỷ nguyên khoa học mà chúng ta được kêu gọi để tiến tới cùng với phúc âm. Vậy chúng ta cần phải diễn giải lại các phép mầu theo cách phù hợp. Bultmann bày tỏ rõ ràng: “Hiểu biết và quyền kiểm soát của con người đối với thế giới đã tiên tiến đến mức nhờ khoa học công nghệ mà không ai còn có thể nghiêm túc giữ quan điểm của Kinh Thánh Tân Ước.”11 Chúng ta biết rằng con người không “đi xuống địa ngục” hoặc “đi lên thiên đàng.” Quan điểm về hoàn vũ có các tầng lớp như vậy phải được thay thế bởi mô hình khoa học mà con người chấp nhận ngày nay.

Để bỏ đi những vấn đề huyền thoại, Bultmann đề nghị chúng ta “làm mất tính huyền thoại” trong văn bản Kinh Thánh. Việc Đức Chúa Giê-xu đi trên mặt nước là chiến thắng niềm tin đối với những cơn bão nghi ngờ. Sự phục sinh là niềm tin sống lại trong các môn đồ. Bằng phương pháp này, chúng ta không làm mất hiệu lực phúc âm; nhưng thay vào đó, chúng ta truyền thông nó hiệu quả hơn trong kỷ nguyên mới.

Dĩ nhiên, Feuerbach và Marx về mặt lý thuyết chối bỏ sự tồn tại của siêu nhiên. Phương pháp của họ tránh né vấn đề, và đã được đem ra thảo luận. Các nhà thần học Calvin và những người khác không thể dẫn chứng đầy đủ Kinh Thánh cho việc chối bỏ phép mầu ở thời hiện tại. Lập trường của họ là kết luận lô-gic về những giả định trước hơn là lập luận dựa trên Kinh Thánh. Đức Chúa Trời chỉ phạm phải sai lầm khi Ngài phán cùng chúng ta rằng Ngài sẽ không can thiệp vào tạo vật của Ngài nhưng Ngài lại làm điều đó. Trên thực tế Đức Chúa Trời đảm bảo cho chúng ta điều ngược lại. Nếu Đức Chúa Con làm người, Ngài là Thần đã nhập nhể trọn vẹn vào con người, thì bất kể công việc siêu nhiên nào Đức Chúa Trời cũng có thể thực hiện được.

Quan điểm của Bultmann không còn thu hút các học giả như thế hệ trước nữa. Chúng ta biết rằng nền tảng cho các tuyên bố của Kinh Thánh đó chính là những yếu tố phép mầu trong Kinh Thánh. Chúng ta không thể tâm linh hóa những yếu tố lịch sử của câu chuyện Kinh Thánh mà đánh mất đi tất cả nền tảng thực tế và trải nghiệm. Và nếu không có nền tảng lịch sử, một niềm tin thờ phượng Đấng mà “mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến” (I Giăng 1:1) không thể đứng vững.

Trên thực tế, những thay đổi trong quan điểm khoa học trong nửa thế kỷ vừa qua đã đem đến một sự thay đổi lớn trong cách mà nhiều nhà khoa học nghĩ về siêu nhiên. Những nhà vật lý theo quan điểm Newton tìm cách giải thích thế giới về mặt cơ chế nhân quả có thể tiên đoán được. Theo phương pháp này, thế giới vận hành theo những “quy luật” không thể phá vỡ; chính vì vậy phép mầu không thể xảy ra.

Nhưng với thuyết tương đối của Einstein, những “quy luật” này ít ràng buộc một cách đáng kể đối với khám phá khoa học. Thực ra, đã xảy ra việc “thay đổi quan điểm kiến thức trên diện rộng mà tại đó cấu trúc và vật chất, dạng thức và tồn tại được hàn gắn với nhau mà không thể tách rời được, chấm dứt kỷ nguyên khoa học phân tích.”12

Nghịch lý là một hiện thực trong học thuyết khoa học. Chẳng hạn như các nhà vật lý vẫn tranh luận về phương thức mà ánh sáng di chuyển – là hạt electron hay là sóng? Một sinh viên đại học chuyên ngành khoa học tham dự vào một lớp học của tôi tại Chủng viện Tây Nam đã nói với tôi rằng trong phòng thí nghiệm của anh ấy, giáo sư đã nói vui rằng: “Ánh sáng di chuyển như dạng hạt vào thứ Hai, Tư và Sáu. Ánh sáng di chuyển theo dạng sóng vào thứ Ba, Năm bà Bảy. Vào Chủ Nhật ánh sáng có thể làm những gì nó muốn.”

Chính Einstein đã kết luận rằng: “Các bạn sẽ bất ngờ khi tôi nói về sự hiểu biết thế giới… như là một phép mầu.”13 Một lần nữa ông đã nói đúng.

(Còn nữa)

James C. Denison 

Trích từ “THE BIBLE – YOU CAN BELIEVE IT”

Translated by Vinh Hien   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn