Thứ Hai , 25 Tháng Mười Một 2024
Home / Tổng hợp / Bạn Có Biết?

Bạn Có Biết?

Khi bước lên bậc tam cấp dẫn đến tòa nhà tối cao Pháp viện Mỹ, bạn sẽ thấy phía trên đỉnh tòa nhà là một hàng tượng dài của các nhà làm luật thế giới. Các bức tượng đều nhìn vào bức tượng ở giữa, đó chính là bức tượng ông Môi-se tay ôm bảng 10 điều răn, mắt nhìn thẳng về phía trước…
moses-tablet-meme

Cơ đốc nhân lãnh đạo đất nước

Và điện Capitol, nơi Tổng thống G. Washington đã trực tiếp đặt viên “đá góc nhà” vào nền móng của công trình kiến trúc mái vòm độc đáo này, tọa lạc trên đồi Capitol, bang Washington, nơi 220 năm trước Quốc hội Mỹ tổ chức kỳ họp đầu tiên, cho đến nay vẫn là địa điểm diễn ra các cuộc họp quan trọng của Quốc hội trên đất nước cờ hoa này.

Mỗi cuộc họp Quốc hội đều bắt đầu bằng lời cầu nguyện từ Mục sư riêng của Quốc hội, điều này được ấn định kể từ 1777 cho đến nay. Chưa hết, 52/55 người làm hiến pháp đều thuộc thành viên của Hội Thánh Cơ đốc chính thống ở các lục địa. Và vị Thẩm phán đầu tiên của Tối cao pháp viện Mỹ – John Jay đã nói: “Nhân dân Mỹ nên chọn lựa các Cơ đốc nhân làm người lãnh đạo cho mình”.

HO 1

“Kinh Thánh chính là niềm hy vọng của chúng ta”

Trên rất cả các tờ đô-la  Mỹ từ 1 – 100 USD đều có dòng chữ: “In God We Trust”, tức “Chúng tôi tin cậy Đức Chúa Trời”.

Người Mỹ viết tháng trước ngày, ví dụ “9-11”, tức “ngày 11 tháng 9”. Và số 911 chính là số điện thoại khẩn, “S.O.S”, dành kêu cứu khắp nước Mỹ. Bạn cũng hãy mở Thi Thiên 91:1 “Người nào ở nơi kín đáo của Đấng chí cao, sẽ được hằng ở dưới bóng của Đấng toàn năng”.

Bốn ngày sau vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ, tại buổi lễ cầu nguyện toàn quốc cử hành tại Washington D.C do Tổng thống George W. Bush kêu gọi, có sự hiện diện của hầu hết những gương mặt sáng giá của nước Mỹ: Tổng thống, nghị sĩ, tướng lĩnh… bên cạnh các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn tại Mỹ, và Mục sư kiêm Nhà truyền giáo lừng lẫy Billy Graham được mời làm diễn giả chính. Ông nói: “Chúng ta cần sự cầu nguyện, và Kinh Thánh chính là niềm hy vọng cho chúng ta”.

Scene 2/76 - Ext; Mount Sinai; Moses (WILLIAM HOUSTON) tells Joshua (SEAN KNOPP) that he will need faith like he's never had before.

Chính quyền minh bạch

White HouseTòa Bạch ốc  được xây dựng từ năm 1792. Ngoài “màu trắng”, nó được xây bằng đá sa thạch theo kiểu tân cổ điển, tọa lạc ở số 1600 Đại lộ Pennsylvania NW, Washington D.C.

Tòa nhà lúc đầu được gọi là Dinh Tổng thống, Dinh Điều hành, Nhà Tổng thống, Lâu đài Tổng thống (Presidential Palace, Presidential Mansion). Nhưng thuật ngữ “Nhà Trắng” bày tỏ ước muốn của người dân về một chính quyền minh bạch qua các đời tổng thống, vì đây là nơi ở và làm việc chính của các tổng thống Mỹ suốt chiều dài lịch sử. Năm 1797, khi John Adams trở thành Tổng thống Mỹ thứ 2, và là người đầu tiên dọn đến ở nơi này, ông viết: “Tôi cầu Chúa ban phước lành cho ngôi nhà này, và cho tất cả những ai sống ở đây. Cầu mong không ai, ngoại trừ những người sáng suốt và thành thật sẽ nắm quyền cai trị dưới mái nhà này”.

Hồ Galilê

https://news.oneway.vn

Nước Mỹ Trở Nên Hấp Dẫn Và Lôi Cuốn Nhiều Người?

Sống ở Mỹ rồi, chúng ta thường nói: “Đây là quê hương của di dân, đất nước của cơ hội.”

Nhiều thế kỷ trước di dân đã đến đây lập nghiệp, xây dựng nên đất nước này và cơ hội đã mở ra cho mọi người đến đây sinh sống, từ kinh doanh, giáo dục, phát triển tài năng cho đến những phúc lợi được hưởng.

Đó là điều khiến cho nước Mỹ trở nên hấp dẫn và lôi cuốn nhiều người, trong đó có hơn một triệu người gốc Việt.

Nói về hành trình đến Mỹ thì mỗi gia đình đều có câu chuyện riêng với những đau buồn cùng niềm vui.

Người vượt biển, gọi là thuyền nhân, khi quyết định ra đi là lao mình vào cửa tử. Hành trình đó gian nguy biết bao trước khi đến được các trại tị nạn ở Đông Nam Á.

Đời sống trong trại tị nạn là những ngày đợi mong, một vài tháng hay vài năm là thường tình. Đợi tin gia đình, tin bạn bè ở nước ngoài. Đợi được gặp phái đoàn các quốc gia nhận người tị nạn để phỏng vấn, mong được đi định cư ở một nước thứ ba.

Khi loa phát thanh trong trại truyền đi các bản tin buổi sáng, tin buổi chiều thì cả trại yên lặng nghe vì sau phần tin tức, thông tin về sinh hoạt trại là đọc danh sách kêu đi phỏng vấn, đi khám sức khoẻ, kêu bổ túc hồ sơ, kêu lên đường định cư hay báo tin có thư của người thân, của bạn bè từ nước ngoài.

Nghe tên mình hay tên gia đình, kèm theo với số tàu, vang lên trên loa là trong lòng tràn ngập niềm vui.

Sau làn sóng thuyền nhân, nhiều người Việt nữa đã đến Mỹ theo diện con lai và HO (cựu tù cải tạo). Đi theo những diện này tuy không phải đối phó với hiểm nguy trên biển, trong rừng nhưng cũng là một hành trình đầy lo âu mỗi khi bị trục trặc giấy tờ hay hồ sơ y tế có vấn đề.

Đến được Mỹ rồi làm sao sinh sống. Những thông tin liên hệ truyền đi qua các sóng phát thanh của VOA, BBC hay của người đi trước có khi bị suy diễn sai lạc.

usa

Một bác HO sau khi đã đến Mỹ kể cho tôi nghe điều mà bác nghe ngóng được khi còn ở trong nước là chính phủ Hoa Kỳ sẽ trả tiền lương phục vụ trong quân đội kể từ ngày 30/4 cho đến hết thời gian bị giam trong trại học tập cải tạo.

Lúc tôi còn làm việc trong các trại tị nạn hồi cuối thập niên 1980, một buổi chiều có một chú ghé thăm và cũng hỏi tôi hư thực về chuyện này, tôi trả lời là không có chuyện trả lương và nói với chú rằng nếu được chính phủ trợ cấp thì đó là chính sách dành cho mọi người tị nạn vào Mỹ, dù là người Việt, người Afghanistan hay người Iran, Iraq đều được hưởng quyền lợi như nhau.

Tôi đưa thí dụ là một gia đình với hai vợ chồng và ba con nhỏ dưới 18 tuổi có thể lãnh tiền trợ cấp gồm cả phiếu mua thực phẩm là khoảng 2 nghìn đô một tháng. Chuyện này không có gì lạ ở Mỹ vì đó là chính sách giúp người có thu nhập thấp của chính phủ.

Nếu con cái đến tuổi vào đại học, 18 tuổi trở lên, đi học ESL, học chính qui ở các đại học hay học nghề cũng được chính phủ trợ cấp cho ăn học mà không phải tốn một đồng nào.

Nhiều người mới đặt chân đến Mỹ, chưa hiểu nếp sống mới và thường so sánh trợ cấp nhận được với đời sống ở Việt Nam thì là một số tiền quá lớn mà tự dưng nước Mỹ lại cho không như thế.

Đều đặn nhận được tiền trợ cấp mỗi tháng nên có diễn giải đó là cách Hoa Kỳ tiếp tục trả lương cho những người đã từng phục vụ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Không hiểu ngọn nguồn những lời đồn này từ đâu mà có.

Với những chính sách giúp người mới nhập cư ổn định cuộc sống, xây dựng lại cuộc đời và có nhiều cơ hội vươn lên nên nước Mỹ luôn thu hút di dân khắp nơi trên thế giới.

Số người được nhập cư vào Mỹ tăng giảm tùy theo chính trị nội bộ. Hoa Kỳ hân hoan đón nhận di dân nên mỗi năm cơ quan đặc trách còn tổ chức xổ số để nhận người từ những quốc gia có số ít dân sinh sống tại Mỹ.

Hoa Kỳ đúng là một quốc gia đa chủng, đa văn hóa. Số người được nhập cư chính thức mỗi năm là vài trăm nghìn, qua nhiều diện khác nhau, từ có tay nghề hay kiến thức chuyên môn được các hãng xưởng tuyển dụng, đến bỏ tiền vào đầu tư, hay qua diện đoàn tụ gia đình dành cho một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Ngày nay người Việt đến Mỹ không còn bằng con đường vượt biển như thuở ban đầu – mà người mình gọi là ô-đi-ghe, nay chuyển qua ô-đi-pi (ODP), dù là dưới dạng kết hôn, hay đoàn tụ với cha mẹ, anh chị em thì cũng là ô-đi-pi.

Vì sao nước Mỹ hấp dẫn dân từ những quốc gia khác. Mỗi người chúng ta đều có câu trả lời khác nhau, từ người hầu bàn trong nhà hàng, chị giúp việc cắt rau trong chợ cho đến anh tài xế hay kỹ sư, bác sĩ, chuyên viên tài chính, ngân hàng.

Nếu bạn còn đang sống và làm việc ở đây và không còn mơ tưởng trở về sống nơi cố hương, thì nước Mỹ đã có sức thu hút bạn, bằng một cách nào đó mà chỉ có bạn cảm nhận để quyết định sống chết ở đây.

Vì có nhiều hấp dẫn nên trong thập niên 1960 giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đã chọn ở lại đây để học tập và giảng dạy. Đến thập niên 2000 giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã chọn Hoa Kỳ làm nơi sinh sống và nghiên cứu.

Ngày nay người Việt dù giầu hay nghèo, trí thức hay dân đen, thường dân hay con quan chức cũng muốn sang Mỹ, muốn có cơ hội tạo dựng cơ nghiệp ở đây, theo chân bao người Việt đi trước đã thành công.

Nếu không có gì hấp dẫn và thế giới nhiều nơi không thích Mỹ, tại sao du khách vẫn rủ nhau tham quan Hoa Kỳ vài tuần hay đôi ba tháng cho biết.

Theo số liệu của những cơ quan du lịch thì có đến 70 triệu du khách tham quan nước Mỹ năm qua, đông nhất từ láng giềng phía nam là Mexico với 19 triệu, kế đến là láng giềng Canada ở phía bắc với 12 triệu. Số du khách từ Anh quốc là 5 triệu, đứng thứ ba, Nhật 4 triệu. Brazil, Trung Quốc, Đức, Pháp và Nam Triều Tiên, mỗi nước với trên dưới 2 triệu.

Đa số du khách là công dân từ những quốc gia được miễn visa du lịch Mỹ.

Hoa Kỳ có chính sách miễn visa du lịch cho công dân từ 38 quốc gia, hầu hết các nước từ châu Âu và Nhật, Nam Hàn, Singapore, Đài Loan từ châu Á.

Du khách từ Việt Nam chỉ chừng một trăm nghìn trong tài khóa 2015, theo số liệu từ Bộ Nội an Mỹ.

Người Việt xin visa vào Mỹ đôi khi là chuyện cười ra nước mắt vì chẳng mấy ai xin mà biết chắc có được hay không.

Mới đây thày tôi mất. Hai cô em gái ở Việt Nam xin visa du lịch để qua Mỹ chịu tang và tiễn đưa ông cụ. Giấy tờ gia đình gửi về cho hai cô đầy đủ và như nhau. Lên gặp lãnh sự, người được đi lại là cô không có nghề nghiệp vững chắc, còn cô em có tài sản, cơ sở buôn bán làm ăn với sổ nọ sổ kia lại không được đi.

Theo số liệu từ bộ ngoại giao Mỹ thì số người Việt bị từ chối visa du lịch Mỹ là 24% trong năm nay, so với năm ngoái 29% và năm 2008 là 39%. Như thế mức cấp visa cho người Việt vào Mỹ du lịch cũng đã có tiến triển trong vòng một thập niên qua.

Chuyện xin visa vào Mỹ cũng có nhiều bất ngờ. Một bạn quen mời bố vợ qua thăm cháu, mấy lần lên tổng lãnh sự quán đều bị từ chối, tốn cũng bộn tiền vì mỗi lần điền đơn phỏng vấn là hơn 100 đô. Mức phí hiện thời là 160 đô. Lần sau cùng cũng không được, bực quá ông quăng hộ chiếu, nói với nhân viên lãnh sự là nước Mỹ làm khó qua, xin qua thăm cháu mà cũng không cho. Nghe vậy lãnh sự động lòng liền cho ông visa.

Lúc này dù nhãn quan thế giới đối với Hoa Kỳ không lấy gì làm thân thiện vì chính sách di dân có những giới hạn và cấm cửa người Hồi giáo, trong khi Mỹ đang can dự quân sự từ nhiều năm qua vào Afghanistan, Iraq. Nhưng nước Mỹ vẫn hấp dẫn công dân thế giới vì sức mạnh mềm của Hoa Kỳ lan toả nhanh. Văn hóa Mỹ đã một thời làm giới trẻ khắp thế giới say mê, từ nhạc Elvis, CCR, Lobos, Michael Jackson đến những phim sản xuất từ Hollywood, những chương trình giải trí trên truyền hình, những điếu thuốc lá Winston, Pall Mall, Salem, Carmel.

Nơi nào có dấu chân người Mỹ ở đó sẽ thấy cửa hàng McDonald’s, KFC, sẽ thấy bảng hiệu quảng cáo Coca-Cola, Coke, sẽ thấy xe hiệu Ford, GM hay Cadillac.

Thời đại này thì Google, Apple, Facebook là sức hút của nước Mỹ.

© 2017 Bùi Văn Phú   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn